tiểu luân Nguyên lý công tác biên tập ảnh

66 587 2
tiểu luân Nguyên lý công tác biên tập ảnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Chương I NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH 1 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP II. VỊ TRÍ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH III. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH IV. XÂY DỰNGHỆ THỐNG BIÊN TẬP ẢNH V. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP ẢNH Chương II QUY TRÌNH CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH 30 I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THÔNG TIN HÌNH ẢNH II. TỔ CHỨC VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CỦA TOÀ SOẠN III. XỬ LÝ, HOÀN CHỈNH TÁC PHẨM ẢNH THEO YÊU CẦU SỬ DỤNG Chương III CÔNG TÁC LƯU TRỮ TƯ LIỆU ẢNH 57 I. KHÁI NIỆM TÀI LIỆU VÀ GIÁ TRỊ TÀI LIỆU II. NỘI DUNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ TƯ LIỆU III. CÁC HÌNH THỨC LƯU TRỮ TƯ LIỆU TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương I NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH Trong lĩnh vực nhiếp ảnh báo chí, về cơ bản có sáu khâu công tác nghiệp vụ cụ thể: Công tác phóng viên ảnh hay còn gọi là hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh; Công tác sản xuất in phóng ảnh còn gọi là kỹ thuật làm ảnh; Công tác thông tin viên, cộng tác viên ảnh; Công tác lưu trữ tư liệu ảnh; Công tác lý luận phê bình ảnh và Công tác biên tập ảnh. Trong tổng thể các khâu công việc đó, mỗi hoạt động đều giữ một vị trí nhất định, chúng luôn hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau, nhưng công tác biên tập ảnh - hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bao trùm, bao giờ cũng giữ vị trí trung tâm, làm nhiệm vụ định 1 hướng về mọi mặt cho tất thảy các khâu công tác khác. Như vậy có thể khẳng định Công tác biên tập ảnh hoàn toàn đồng nghĩa với việc nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch tuyên truyền bằng ảnh theo những giai đoạn cách mạng, những khoảng thời gian cụ thể, sau đó là việc phân công, điều hành, tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo yêu cầu của toà soạn đối với các bộ phận phóng viên, cộng tác viên Còn hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa trực tiếp thì hoạt động biên tập ảnh chính là sự tập hợp, lựa chọn, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức các sản phẩm ảnh, sau đó là việc sửa chữa, cắt ghép, hoàn chỉnh các tác phẩm theo yêu cầu sử dụng. Công việc này, xét dưới một góc độ nhất định, còn được gọi là kỹ thuật biên tập, được đặt dưới sự kiểm tra, điều phối trực tiếp của Ban Thư ký toà soạn hoặc Ban Biên tập ảnh. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP 1. Biên tập là một nghề Biên tập là một “nghề bí ẩn”, đặc biệt là biên tập viên báo chí. Họ luôn làm những công việc thầm lặng, với mục đích mang đến cho độc giả những tin, bài, ảnh hay hơn, tốt hơn. Ở Việt Nam, nghiêm túc mà nói, chưa có địa chỉ nào dạy nghề làm biên tập một cách thật bài bản, chính quy. Đây cũng là một khiếm khuyết, một lỗ hổng trong công tác đào tạo của ta. Phải khẳng định lại một lần nữa, biên tập báo chí là một nghề. Nhưng thực tế ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo các tờ báo thường chọn ra một số phóng viên có kinh nghiệm lâu năm, giao cho họ đảm nhiệm việc biên tập. Thư ký toà soạn hướng dẫn thêm cho họ một số quy định chung về biên tập. Thế là xong, “sống lâu lên lão làng”. Bởi có tay nghề cao, nên họ là một trong những nhân tố quan trọng tạo lên sức mạnh của tờ báo. Tuy nhiên, trong thực tế, công chúng lại rất ít biết họ, bởi họ không được ký tên vào các tác phẩm báo chí của phóng viên. Đây vẫn còn là những ý kiến đang tranh luận, bàn cãi trong làng báo. 2 Có thể nói, nghề biên tập không phải ai cũng làm được. Cán bộ biên tập thường phải dấn thân, toàn tâm toàn ý với công việc. Họ là những người yêu chữ nghĩa, luôn muốn làm cho các sản phẩm báo chí trở nên hoàn thiện hơn, chính xác hơn và chất lượng hơn. Toà soạn nào cũng vậy, đã có người sáng tạo tác phẩm thì ắt phải có người biên tập. Chính những người này đã nâng tầm tác phẩm cho phóng viên và đưa các tác phẩm của họ đến với công chúng. Công sức của những nhà biên tập quả rất lớn. Các cụ ta có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, ý muốn nói giỏi một nghề hơn biết nhiều nghề, chứ cái gì cũng biết một tý cũng có nghĩa là không biết. Nhưng theo ông Peter Kinh, giám đốc trung tâm CBS News Radio: “Phóng viên giỏi thì cái gì cũng phải biết một chút” còn biên tập viên thì sao? Tôi nghĩ cái gì cũng phải biết hai chút”. Biết chẳng phải để khoe mẽ mà chính là để tránh tối đa những sự cố về nghề nghiệp. 2. Cán bộ biên tập - bà đỡ tinh thần của tác phẩm Là một sản phẩm tinh thần của con người; xã hội, dù là văn bản lớn hay nhỏ, độ ngắn dài khác nhau, thì trước tiên văn bản đó phải là một thể hoàn chỉnh; mỗi sự thay đổi, thêm bớt hoặc cắt xén đều phải xem xét kỹ, bằng không sẽ làm biến đổi diện mạo của văn bản và ý tưởng sáng tạo của tác giả. Xét dưới bất cứ góc độ nào thì điều mong muốn chung nhất của những người làm công tác biên tập là không phải can thiệp vào bản thảo của tác giả. Nhưng trên thực tế lại không được như vậy. Có những bài viết, văn bản khi gửi đến toà soạn, buộc phải tiến hành sửa chữa để đảm bảo tính lôgíc và chính xác cả về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Người ta gọi cán bộ biên tập là “bà đỡ tinh thần” cho “đứa con tinh thần” của tác giả là vì thế. Về mặt nhận thức, người làm công tác biên tập phải rất khách quan trước một văn bản, một bài báo hay một bức ảnh cụ thể, tránh sự thiên kiến, áp đặt những suy nghĩ mang tính cá nhân trong việc phân tích, đánh giá, nhận xét một sản phẩm nào đó của tác giả. Điều này thật dễ hiểu bởi chúng ta 3 không là người trong cuộc - theo một ý nghĩa nhất định. Và nghề nào cũng vậy, phẩm chất cao quý nhất của con người là biết tôn trọng những giá trị của người khác, tránh sự dố kỵ về tài năng hoặc những bất đồng về chính kiến. Công việc biên tập càng đòi hỏi tư chất này nhiều hơn. Đôi khi không phải là sự cố ý, mà chỉ là yếu tố tâm lý mà người cán bộ biên tập đã chủ động sửa chữa văn bản của tác giả theo ý mình. Bỏ được những thiên kiến cá nhân, tính chủ quan trong lúc làm việc, người làm công tác biên tập cũng cần phải khắc phục những e ngại khi phải can thiệp sửa chữa vào những tin bài, những sản phẩm tinh thần của các nhà báo có tên tuổi, hoặc những người được coi là nổi tiếng. Dưới góc độ tâm lý, rất có thể vì sự e nể trước những thành đạt của họ, mà một số biên tập viên cho rằng sản phẩm của những người đó lúc nàocũng ở một đẳng cấp khác, đã có thương hiệu nên đôi khi chính cán bộ biên tập lại dễ bỏ qua những sai sót trong văn bản dự thảo của tác giả. Mặc dù xem xét về lý, chúng ta có thể thừa nhận ở những cương vị mà lâu nay độc giả luôn tôn trọng và kính nể, các tác giả, nhà báo đã thành danh hoặc có tên tuổi trong làng báo, lẽ thường họ rất chú ý tới việc biểu hiện tư tưởng; thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ, cú pháp, thậm chí họ rất lưu ý đến những tri thức mới , nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã tuyệt dối hoàn hảo, đến mức chúng ta hoàn toàn phải tin cậy và “không được phép hoặc không dám nhận xét, sửa chữa”, nếu chúng ta phát hiện ra những khiếm khuyết, những chỗ thể hiện chưa đạt. 3. Biên tập ảnh - một hoạt động thường trực trong cơ quan thông tấn báo chí Cũng giống như tất cả các hoạt động biên tập sách báo và các bài viết khác; ảnh sau khi chụp cũng cần phải xem xét, biên tập lại - nếu thấy đó là cần thiết. Việc làm này thật bình thường, vì người chụp trong quá trình sáng tạo tác phẩm, rất có thể vì nhiều lý do, họ không bao quát hết xung quanh đối tượng, sự kiện đang vận động; cũng có thể đơn giản chỉ vì chưa biết chọn một 4 góc cắt phù hợp, tiêu biểu, một động thái có ý nghĩa nhất định để phản ánh. Bởi vậy, hoạt động biên tập - theo nghĩa hẹp - sẽ giúp chúng ta hoàn thiện công việc này. Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn vào công việc bếp núc của một toà soạn, thì vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều. Nó đòi hỏi người làm công tác biên tập luôn phải chủ động kế hoạch, lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng, chủ dộng nguồn tư liệu về ảnh, nếu không sẽ chẳng có gì để thay thế khi cần thiết. Có rất nhiều ý kiến đánh giá về hoạt động biên tập: Nào là biên tập là “người thợ làm vườn khéo tay”, “là thợ cơ khí lành nghề”, “là những kiến trúc sư tài năng” Có thể kể ra hàng trăm cách gọi khác nhau, nhưng bản chất của công việc mà họ phải làm là dựa trên cơ sở của những sản phẩm, tư liệu đã có, người làm công tác biên tập có nhiệm vụ tập hợp, phân loại, xử lý hoàn chỉnh các sản phẩm đó sao cho hù hợp tôn chỉ, mục đích của toà soạn, đáp ứng được yêu cầu cũng như sự trông đợi của độc giả. Như vậy, hoạt động biên tập là một công việc thầm lặng, rất ít ai để ý đến những chính họ lại rất biết giá trị công việc mình làm. Chính họ đã làm tôn lên, hay hơn và rạng danh cho những người khác. Biên tập đúng là một nghề cao quý. 5 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm các chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau - nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam (1975 - 2005) II. VỊ TRÍ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH Nhiều người cho rằng, phóng viên mới là người tạo ra sản phẩm đích thực. Có người quan niệm, cán bộ biên tập mới chính là người quyết định, người tạo ra sản phẩm báo chí thực thụ. Những ý kiến trên cần phải hiểu như thế nào? Thực ra thì chẳng ai quan trọng hơn ai cả, mà công việc nào cũng phải trả giá và có ý nghĩa của nó; bởi nếu thiếu bất kỳ hoạt động nào (sáng tạo hay biên tập) đều không thể có được sản phẩm cuối cùng, sản phẩm báo chí hoàn chỉnh, cái mà độc giả đang cần và đón đợi. Trên thực tế, việc sử dụng ảnh của chúng ta hiện nay còn rất yếu và tuỳ tiện. Chúng ta không muốn nói là kém cả về nội dung, chất lượng thông tin cũng như hình thức thể hiện ảnh. Lỗi tại đâu? Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin bàn đến hai bình diện: Người sáng tạo và cán bộ biên tập ảnh. William Gconnolly, biên tập viên cao cấp của tờ Times đã từng nói: “Không thể có một tờ báo tuyệt với nều không có những phóng viên tuyệt vời. Nhưng cũng không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những biên tập viên chuyên nghiệp, giỏi nghề và dày dạn kinh nghiệp”. Câu nói trên cho thấy, công việc biên tập là một trong những khâu rất quan trọng trong nghề làm báo nói chung và làm báo ảnh nói riêng. Phải qua khâu xử lý, biên tập mới đảm bảo cho một tờ báo có được những bức ảnh đẹp; những tác phẩm ảnh đạt chất lượng thu hút được độc giả. 1. Biên tập là trung tâm điều tiết và xử lý thông tin hình ảnh Theo từ điển tiếng Việt thì điều tiết là làm cho công việc, kế hoạch được hợp lý, không có tình trạng chênh lệch, mất cân đối. Trung tâm điều tiết là bộ phận cao nhất, quan trọng nhất, giữ vai trò điều hành chung các hoạt động trong quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo. Còn xử lý thông tin là việc biến các nguồn tin, dữ liệu được tiếp nhận thành những tin, bài, ảnh có nội dung cụ thể, rõ ràng. 6 Không nên chụp và sử dụng ảnh dạng này. Trong các mối quan hệ xã hội, điều tiết được xem như một cơ chế vận hành, sự vận động và phát triển của đối tượng hiện thực. Đối với các cơ quan báo chí nói chung, công tác biên tập ảnh nói riêng, điều tiết chính là việc hoạch định kế hoạch tuyên truyền cụ thể. Tuyên truyền dài hạn, trunghạn, ngắn hạn; tuyên truyền theo định kỳ; tuyên truyền các vấn đề thời sự trên mặt báo. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, những người làm chương trình cần tránh sự lặp lại, máy móc. Người làm công tác biên tập không những phải vạch ra được chương trình kế hoạch, tuyên truyền hợp lý sát với thực tiễn mà còn phải biết tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền của toà soạn; tạo điều kiện cho hoạt động thông tin được thông suốt, tránh sự chồng chéo, cứng nhắc. * Biên tập là trung tâm phát tin. 7 Theo cơ chế hoạt động của một cơ quan báo chí, dù là loại hình báo chí nào thì phóng viên vẫn được cọi là những người sáng tạo ra các sản phẩm thô - những bản thảo cho một ấn phẩm báo chí. Tất cả những bản thảo đó trước khi được công bố đến công chúng đều phải trải qua “sự kiểm soát, gạn lọc và tinh chế” đầy trí tuệ và trách nhiệm của hội dồng biên tập, trực tiếp là bộ phận thư ký toà soạn, những người “gác cổng thông tin” cho cơ quan báo chí. Đúng như qui định, khi tiếp nhận các bản thảo của phóng viên, cộng tác viên, bộ phận biên tập chịu trách nhiệm trước xã hội về những nguồn tin mà cơ quan báo chí đưa ra. Việc tiêu chuẩn hoá để các dạng thông tin đã thu nhận, có được phép đăng tải hay không, lúc này phụ thuộc vào “tài chế biến” của các cán bộ biên tập. Họ có quyền cắt bỏ hoặc tạm dừng bất kỳ một bài viết, bức ảnh nào nếu thấy không ổn, không thích hợp với trang báo, số báo Vì vậy, hiểu theo một nghĩa nhất định công tác biên tập là trung tâm phát tin của toà soạn. Cũng theo sự phân cấp về nghiệp vụ, bên cạnh các bài viết, tất cả những bức ảnh mà phóng viên ghi nhận được từ cơ sở, dù thế nào cũng chỉ là bản gốc, để được hoàn chỉnh và sử dụng đúng vị trí, đúng mục đích nhất định phải qua khâu biên tập và trình bày. Vì thế, cán bộ biên tập mới là người quyết định trực tiếp hình thức sử dụng ảnh của phóng viên. * Hoạt động biên tập là trung tâm xử lý, điều phối sản phẩm ảnh. 8 Bà con Việt kiều nồng nhiệt chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cộng hoà Czech. Ảnh chụp tại phi trường Old Ruzyne ngày 12/9/2007. Bởi đặc trưng vốn có, thông tin bằng ảnh là thông tin trực giác, cô đọng và dễ hiểu, nó có khả năng níu giữ độc giả trong suốt quá trình đọc báo. Nếu làm tốt công tác thông tin bằng ảnh, tờ báo sẽ rất có hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc đưa tin bằng ảnh của ta còn rất cứng nhắc, luôn theo một khuôn mẫu, mô tuýp quen thuộc. Cách làm này rất dễ tạo sự nhàm chán đối với độc giả. Vì vậy, người làm công tác biên tập ảnh vừa phải là một nhà báo, vừa có con mắt thẩm mỹ. Xét về mặt nghiệp vụ, họ cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành, nắm vững tất cả các vấn đề về nội dung - hình thức - cấu trúc, thể loại ảnh, để đa dạng hoá cách thức đưa tin, tránh bê tất cả những “nguyên vật liệu” mà phóng viên có được, đưa lên mặt báo. Thường thì, sau mỗi chuyến công tác, hoặc trong kho tàng tư liệu của toà soạn, các phóng viên, cộng tác viên gửi về một mớ sản phẩm hỗn độn (ảnh đơn, ảnh nhóm, ảnh về tất cả các đề tài, lĩnh vực; ảnh biểu dương, ảnh phê phán ) tất cả đều rất cảm tính, bất ổn. Họ cho rằng, công việc của họ đến đó là xong, còn việc sử dụng chúng như thế nào là tuỳ thuộc vào Ban biên tập - trực tiếp là bộ phận thư ký toà soạn Bởi thế, nếu không xử lý thông tin tốt, chắc chắn “đống” sản phẩm hỗn độn kia sẽ trở thành vô dụng. 9 Dàn dựng quá lộ liễu, không nên sử dụng. Dàn dựng quá lộ liễu, không nên sử dụng Làm thế nào để những bức ảnh đó sống dậy và có ý nghĩa, chắc chắn phụ thuộc vào trình độ và năng lực xử lý, điều hành của cán bộ biên tập. Việc điều tiết và xử lý thông tin của người làm công tác biên tập báo còn được thể hiện ở cái tâm, cái tầm trong điều hành công việc; phải có khả năng phân tích thực tiễn, biết phát hiện những chủ đề, đề tài mà phóng viên phản ánh chưa tốt hoặc cách thức thể hiện không đạt yêu cầu, để từ đó kịp thời thay đổi, bổ sung, thậm trí phải làm lại toàn bộ, đáp ứng đúng chủ đề tuyên truyền. Ở những cơ quan báo chí lớn như Báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Báo Lao động, Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam v.v nguồn tư liệu bằng ảnh từ các đối tượng nhà báo, phóng viên, cộng tác viên hay bạn đọc khắp nơi gửi đến là vô cùng phong phú và đa dạng. Trong “kho lưu trữ” của Toà soạn rất có thể có những “ảnh độc” - ảnh đắt giá - nhưng cũng không tránh khỏi sẽ có rất nhiều bức ảnh vô thưởng vô phạt, tự nhiên chủ nghĩa hoặc phản ánh đơn điệu, tẻ nhạt về cuộc sống hiện thực. Người làm công tác biên tập lúc này rất cần phải có “bộ óc tổ chức”; trước hết phải biết phân loại ảnh theo từng bình diện, từng lĩnh vực hoạt động và có kế hoạch phân cấp sử dụng chúng một 10 [...]... công tác biên tập Còn, xét theo nghĩa cụ thể, trực tiếp thì biên tậptốt góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm ảnh, công tác tuyên truyền của toà soạn đạt hiệu quả Và ngược lại nếu không có sự thống nhất “ông nói gà, bà nói vịt” thì cả hai bộ phận (phóng viên, biên tập viên) đều mất uy tín trước công chúng 3 Cần xoá bỏ những khúc mắc, những quan niệm không đúng Bàn về mối quan hệ Phóng viên - Biên tập. .. Chương II QUY TRÌNH CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH I XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THÔNG TIN HÌNH ẢNH Ở một cơ quan thông tấn báo chí, thông thường công việc tổ chức nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền cụ thể thường do Ban biên tập hoặc trực tiếp là thư ký toà soạn chịu trách nhiệm Thư ký toà soạn hoặc trưởng Ban biên tập (nếu có) được sự giao quyền của Tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập phụ trách nội... làm công tác biên tập nên có sự nghiên cứu kỹ sự tác động và hiệu quả của các phương tiện thông tin, hình thức thông tin, sau đó mới có kế hoạch tuyên truyền thích ứng, phù hợp đối tượng 23 IV XÂY DỰNGHỆ THỐNG BIÊN TẬP ẢNH 1 Hệ thống tổ chức, biên tập trung tâm Hệ thống tổ chức, biên tập trung tâm là bộ phận cao nhất và có quyền quyết định cuối cùng tất cả các sản phẩm ảnh trong quá trình sáng tạo tác. .. hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch rất có thể tác phẩm mà anh ta thực hiện sẽ gây hậu quả không tốt đối với xã hội 2 Tổ chức mô hình biên tập hoàn hảo Lâu nay, các toà soạn báo thường tổ chức công tác biên tập theo chế độ một cấp, tức là các tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên đều gửi về Ban thư ký toà soạn Mọi công việc từ A đến Z đều do các cán bộ biên tập xử lý trước khi lên trang... nhiều ảnh không đạt, kém chất lượng Do vậy, nếu không hình thành hệ thống biên tập ở từng bộ phận, phóng viên, biên tập lần một tại “cơ sở”, sẽ rất không ổn, hoặc không đúng mục đích nhiều khi làm phương hại tới công tác tuyên truyền của toà soạn Hiện nay đã có một số cơ quan báo chí thực hiện tốt cách thức tổ chức này Ban biên tập ảnh Thông tấn xã Việt Nam là một điển hình 3 Hệ thống biên tập ảnh thông... dụng ảnh có hợp lý và đúng qui chuẩn hay không đều phụ thuộc vào bộ phận biên tập Sau mỗi lần phóng viên đi tác nghiệp tại cơ sở, ảnh được gửi về toà soạn, bộ phận biên tập trực tiếp xem xét, đánh giá, thẩm định nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm, nếu tốt mới được quyết định lên trang, nếu chưa hoàn thiện buộc phải qua khâu xử lý, hoàn thiện của cán bộ biên tập Xét theo ý nghĩa đó thì hoạt động biên. .. Vì vậy, việc biên tập, cắt cúp, viết chú thích, trình bày lại để đảm bảo tính hợp lý, sẽ góp phần làm tăng giá trị nội dung thông tin cho mỗi tácphẩm ảnh Một bức ảnh được cắt cúp chuẩn xác, chú thích đầy đủ, ngắn gọn, súc tích , sẽ làm cho nội dung thông tin trong tác phẩm được nâng lên, giá trị hơn * Thứ hai: Biên tập làm tăng giá trị hình thức của bức ảnh Việc biên tập hình thức của bức ảnh, không... tiễn, công tác tuyên truyền kém hiệu quả, thậm trí phản tác dụng 11 Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa thường trực Ban Chỉ đạo Diễn đàn và UBND Tp Hồ Chí Minh Mục đích của công tác biên tập ảnh suy cho cùng là tập trung cao độ nhất mọi trí tuệ, nhằm biểu lộ rõ ràng nhất, đầy đủ nhất và đúng đắn nhất những quan điểm và lập trường về chính trị, tư tưởng của Đảng và giai cấp trên công luận Người làm công tác. .. được sử dụng trên báo để đến với công chúng Không phải ngẫu nhiên mà các nhà lý luận phê bình ảnh và những nhiếp ảnh gia trên thế giới đã nhận xét: “Một tác phẩm ảnh có chất lượng tốt, có giá trị tuyên truyền hơn cả một trang báo” công đó trước hết thuộc về tác giả, nhưng không thể không tính đến vai trò to lớn của người biên tập Vì thế, 15 trong toàn bộ qui trình biên tập, ấn hành của một cơ quan báo... viên nội dung tức là các biên tập viên phụ trách thông tin theo khu vực địa lí Ví dụ biên tập viên phụ trách các vấn đề trong thành phố, biên tập viên vùng nông thôn hoặc một số chuyên ngành nhất dịnh Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các biên tập viên này có thể giao cho phóng viên đi viết bài, chụp ảnh hoặc chọn tin bài của các hãng thông tấn Khi xử lý thông tin, các biên tập viên này chỉ quan tâm . LỤC Chương I NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH 1 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP II. VỊ TRÍ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH III. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH IV. XÂY DỰNGHỆ THỐNG BIÊN TẬP ẢNH V Công tác sản xuất in phóng ảnh còn gọi là kỹ thuật làm ảnh; Công tác thông tin viên, cộng tác viên ảnh; Công tác lưu trữ tư liệu ảnh; Công tác lý luận phê bình ảnh và Công tác biên tập ảnh. Trong. I NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH Trong lĩnh vực nhiếp ảnh báo chí, về cơ bản có sáu khâu công tác nghiệp vụ cụ thể: Công tác phóng viên ảnh hay còn gọi là hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh; Công

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH

    • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP

      • 1. Biên tập là một nghề

      • 2. Cán bộ biên tập - bà đỡ tinh thần của tác phẩm

      • 3. Biên tập ảnh - một hoạt động thường trực trong cơ quan thông tấn báo chí

      • II. VỊ TRÍ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH

        • 1. Biên tập là trung tâm điều tiết và xử lý thông tin hình ảnh

        • 2. Hoạt động biên tập là sự định hướng công tác tuyên truyền bằng ảnh trong cơ quan thông tấn, báo chí

        • 3. Hoạt động biên tập - khâu quyết định việc sử dụng và phát hành sản phẩm ảnh

        • III. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH

          • 1. Nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

          • 2. Nắm chắc các chỉ tiêu, kế hoạch của trung ương, ngành, địa phương, cơ sở

          • 3. Phân tích tình hình thực tiễn qua từng thời kỳ.

          • 4. Xác định đúng và trúng các vấn đề cần tuyên truyền bằng ảnh

          • 5. Nghiên cứu sự tác động, hiệu quả của các phương tiện thông tin, hình thức thông tin, loại hình thông tin đối với xã hội

          • IV. XÂY DỰNGHỆ THỐNG BIÊN TẬP ẢNH

            • 1. Hệ thống tổ chức, biên tập trung tâm

            • 2. Hệ thống tổ chức, biên tập ở từng bộ phận phóng viên

            • 3. Hệ thống biên tập ảnh thông tin viên, bạn đọc

            • V. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP ẢNH

              • 1. Thống nhất ở mục đích

              • 2. Sự tác động qua lại giữa hoạt động biên tập và hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh

              • 3. Cần xoá bỏ những khúc mắc, những quan niệm không đúng

              • Chương II QUY TRÌNH CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH

                • I. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THÔNG TIN HÌNH ẢNH

                  • 1. Kế hoạch tuyên truyền dài hạn

                  • 2. Chương trình, kế hoạch tuyên truyền trung hạn

                  • 3. Chương trình, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch đột xuất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan