Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái

8 506 3
Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái Đặng Thị Loan Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Năm bảo vệ: 2013 129 tr . Abstract. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đăng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Yên Bái, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Keywords.Quản lý giáo dục; Giảng viên; Giáo dục cao đẳng; Yên Bái Content. 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam sau 26 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn, quan trọng chung của đất nước, giáo dục cũng đã góp phần đáng kể trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Diện mạo quản lý nhà nước về giáo dục có nhiều thay đổi. Thế và lực của giáo dục của nước ta trong khu vực và trên thế giới cũng đã được nâng lên, hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở tạo những tiền đề quan trọng trong đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đạt được những thành tựu trên, một phần là quản lý giáo dục đã biết dựa vào dân, bước đầu khai thác được sức mạnh của xã hội; sự nổ lực, năng động, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng dân tộc trong tận dụng đa dạng nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Thành tựu này cũng đã được đại hội XI khẳng định: "Đổi mới giáo dục đạt một số kết quả bước đầu quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2013, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2013 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc". Mặt khác Đảng cũng chỉ rõ: "tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo”. Những khẳng định này là tiền đề và là cơ hội vàng, tạo thời khắc có một không hai cho giáo dục nói chúng và quản lý nhà nước về giáo dục nói riêng có chỗ đứng mới, vị thế mới để đổi mới căn bản và toàn diện; để hướng đến xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao với phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước, hội nhận quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh giáo dục của nước ta với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Trong đó, yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển đó là đội ngũ các nhà giáo, các nhà quản lí giáo dục. Giáo dục Cao đẳng chuyên nghiệp có một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đội ngũ giảng viên giữ vài trò quyết định chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng chuyên nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nếu không có người thầy thì không có giáo dục”. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái nằm trong mạng lưới các trường Cao đẳng và dạy nghề của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái có đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện để đào tạo các chuyên ngành Quản lí văn hóa, Hướng dẫn viên du lịch, các loại hình nghệ thuật Múa, Sân khấu, các nhóm sư phạm Âm Nhạc – Mỹ Thuật ở các bậc Trung cấp, Cao đẳng và liên kết đào tạo Đại học (hệ vừa học vừa làm) cho tỉnh Yên Bái và các tỉnh giáp danh. Trong những năm qua, nhà trường đã có những chiến lược và giải pháp năng cao chất lượng đào tạo, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, đội ngũ giảng viên của trường cũng còn nhiều bất cập: - Đội ngũ giảng viên còn thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là giảng viên chuyên ngành Âm Nhạc, Thanh Nhạc, Mỹ Thuật, Du lịch cơ cấu đội ngũ chưa đồng bộ nên khó khăn trong công tác đào tạo, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ. - Chất lượng đội ngũ còn hạn chế, trình độ chưa đồng đều giữa các bộ môn, còn một bộ phận giảng viên hạn chế về năng lực chuyên môn. - Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên chưa được tổ chức một cách có hệ thống. Xuất phát từ những bất cập nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đăng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch. - Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. - Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Yên Bái, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra biện pháp khoa học và thích hợp trong việc phát triển đội ngũ giảng viên văn hóa, nghệ thuật và du lịch thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Khảo sát và sử dụng số liệu từ năm 2008 trở lại đây. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận: - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên văn hóa, nghệ thuật và du lịch. Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho việc phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường và các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật khác có thể tham khảo để áp dụng trong việc quản lí và phát triển đội ngũ giảng viên văn hóa nghệ thuật và du lịch. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập các tài liệu, những vấn đề có liên quan đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV). Nghiên cứu (phân tích, tổng hợp) những tài liệu liên quan đến vấn đề phát triển ĐNGV như các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Luật Giáo dục, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở, các tài liệu về phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, phát triển ĐNGV để hình thành cơ sở lý luận của đề tài. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát - Điều tra bằng phiếu hỏi, sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin cần thiết về thực trang ĐNGV hiện nay. - Phương pháp quan sát và tổng kết thực tiễn các hoạt động quản lý, giảng dạy học tập trong nhà trường. Từ đó rút ra một số kết luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu về phát triển ĐNGV. - Nghiên cứu tài liệu, các báo cáo của các trường cùng hệ đào tạo về vấn đề phát triển ĐNGV để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về biện pháp phát triển ĐNGV. Trao đổi phỏng vấn với các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, đội ngũ giảng viên lâu năm có uy tín. - Phương pháp toán thống kê, thu thập và phân tích xử lý số liệu bảng mẫu, biểu mẫu, biểu đồ: phương pháp này dùng để thống kê, kiểm định độ tin cậy của các biện pháp kiểm định thống kê, kiểm định độ tin cậy của biện pháp phát triển ĐNGV, từ đó đề xuất nhằm đưa ra kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng, đại học. Chương 2: Thực trang phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn Kiện văn bản 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004, về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dực,2004. 2. Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII. Nghị quyết hội nghị lần 2. 1996 3. Bộ Chính trị. Chỉ thị 34-CT/TƯ ngày 30 tháng 5 năm 1998 của Bộ Chình trị khóa IX, 2004. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010, 2002. 5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Nxb Giáo dục, 2001. 6. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006 – 2020 ,2006 7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nhà xuất bản Chình trị quốc gia, Hà Nội, 1996 8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chình trị quốc gia, Hà Nội, 2001 9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản Chình trị quốc gia, Hà Nội, 2006 10. Đại học Quốc gia Hà Nội. Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, từng bước tiếp cận chuẩn quốc tế. Đề án xây dựng và phát triển 16 ngành, 23 chuyên ngành khoa hoc cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn ở ĐH Quốc gia hà Nội đạt trình độ quốc tế. 11. Phòng Khoa học – Truờng Đại học Văn hóa N ghệ thuật Quân đội. Suy nghĩ về giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội , 2010 12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Luật Giáo dục, 2005 13. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2005, về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giao đoạn 2005 – 2010, 2005. 14. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01/năm 2005 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, 2005 B. Sách, tài liệu khoa học 15. Đặng Quốc Bảo. Tư tưởng Hồ Chì Minh về văn hóa giáo dục, Trường Cán bộ Quản lì Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội, 2001. 16. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, trường Quản lý cán bộ giáo dục Hà Nội, 1997 17. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. 18. Vũ Cao Đàm. Giáo trính phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb giáo dục, 2009. 19. Nguyễn Trọng Điều. Quản trị nguồn nhân lực. Nxb Chình trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 20. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 21. Đặng Bá Lãm. Quản lý Nhà nước về giáo dục – Lý luận và thực tiễn. Nxb Chình trị Quốc gia, 2005. 22. ng Bỏ Lóm Trnh Th Anh Hoa. o to giỏo viờn trong bi cnh mi, 23. Dung Bớch Liờn Suy ngh v gii phỏp phỏt trin i ng ging viờn Trng i hc Vn húa Ngh thut Quõn i, 2010. 24. Nguyn Th M Lc. Tõm lý hc qun lý. Ti liu ging dy lp cao hc QLGD. Khoa s phm i hc Quc gia H Ni, 2008. 25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cơng về quản lý giáo dục học đại cơng. NXB Giáo dục. Hà Nội, 2003. 26. Trn Th Bch Mai, Phỏt trin ngun nhõn lc. Ti liu ging dy cao hc QLGD, hc vin giỏo dc, H Ni, 2009. 27. Nguyn Hong Phng, Cm nang qun lý, nh xut bn thụng tin, 2011 28. Nguyn Ngc Quang, Nhng khỏi nim c bn v qun lý giỏo dc, trng cỏn b QLGD TWI, H ni, 1989 29. Mc Vn Trang, Qun lý ngun nhõn lc, vin nghiờn cu phỏt trin giỏo dc, 2003. C. Ti liu nc ngoi 30. Bernard Muszynski & Nguyễn Thị Phơng Hoa, con đờng nâng cao chất lợng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên, Nxb Đại học s phạm, 2004. 31. M.I. Kônđakôp Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Trờng CBQLGDTƯ xuất bản, Hà Nội, 1984. 32. The Ruler of Management. Những quy tắc trong quản lý. Nhà xuất bản Tri thức. Hà Nội, 2007. . trang phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch. Đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Yên Bái. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. quan đến phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đăng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch. Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan