luận văn Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết

84 424 0
luận văn Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và quý báu. Đó là những giá trị tư tưởng, đạo đức, các công trình kiến trúc, các tác phẩm văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, lễ hội đã được hình thành trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Trong đó, các phong tục cổ truyền mang đậm nét bản sắc của từng vùng, miền cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Mét trong những phong tục thiêng liêng nhất, gần gũi nhất đối với mỗi người Việt Nam vẫn tồn tại đến ngày nay, là Tết Nguyên đán cổ truyền. Việt Nam là nước phương Đông có nền văn minh lúa nước lâu đời. Công việc đồng áng vất vả suốt năm, chỉ khi mùa xuân về, cũng là lúc công việc đã xong xuôi. Tết Nguyên đán là dịp để nghỉ ngơi, gia đình sum họp, con cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên. Người ta quên đi những lo lắng thường ngày để hưởng trọn niềm vui trong những ngày Tết và mong một năm mới tốt đẹp. Tết Nguyên đán là cái Tết mở đầu cho năm mới, có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt Nam. Là mét Ên phẩm xuất bản định kỳ, nhằm chuyển tải tất cả các thông tin từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội đến người đọc, báo chí đã và đang phát huy vai trò của mình trong đời sống tinh thần của xã hội. Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết hằng năm, các báo, tạp chí đều cho ra những số chuyên san, đặc san về Tết Nguyên đán. Số báo này được chuẩn bị rất công phu, lựa chọn bài vở kỹ càng từ hàng tháng trước nên chất lượng cao. Báo Tết, về nội dung và hình thức đều có những nét khác biệt đáng kể so với những số báo thường ngày. Báo Tết còn được trưng bày, triển lãm tại Hội Báo Xuân, một sinh hoạt văn hoá đã trở thành thường niên mỗi dịp Tết đến. Báo Tết dần dần đã trở thành món quà Tết, quà xuân đầy ý nghĩa cho mọi nhà. Báo Tết có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần, song từ trước đến nay hầu như chưa có một công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, về nã. Một số bài viết về báo Tết đăng trên tạp chí Người làm báo, báo Nhà báo và công luận chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa đi sâu tìm hiểu cả về nội dung lẫn hình thức của báo Tết, rót ra đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết so với các số báo thường ngày. Trong Khoa Báo chí có duy nhất một khoá luận tốt nghiệp tìm hiểu về báo Tết, song mới chỉ dừng lại ở mảng đề tài “Phong tục cổ truyền trên báo Tết”. Sở dĩ người viết chọn đề tài: “Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết” vì báo Tết là số báo khá độc đáo của báo chí Việt Nam mà báo chí các nước trên thế giới hầu như không có. Mặt khác, chọn đề tài này, tác giả có điều kiện đi sâu khảo sát, tìm ra những đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết mà các số báo thường không có được, thấy được ưu điểm và hạn chế của báo Tết. Hơn nữa đây là dịp để người viết vận dụng những kiến thức lý luận báo chí đã học để khảo sát nội dung và hình thức của báo Tết, nhằm có những so sánh, đánh giá, từ đó rót ra kết luận. Tất cả những điều Êy là bài học thực tiễn quý giá, giúp Ých cho việc rèn nghề, chuẩn bị cho tương lai. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố nội dung và hình thức thể hiện trên báo Tết là một công việc lý thú nhưng rất khó khăn. Do trình độ còn hạn chế, lại tiến hành trong thời gian ngắn, trong khuôn khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp, người viết xin đi vào nghiên cứu một số yếu tố nội dung và hình thức tiêu biểu trên các tờ báo Tết: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh các năm 1999, 2000, 2001. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm các số báo Tết của vài năm trước đó, và một số tờ báo khác để giúp cho việc so sánh, đối chiếu và đánh giá. Giới hạn đề tài như vậy, may ra người viết cũng mới chỉ bước đầu tiếp cận những đặc điểm sơ lược về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu về các nội dung thông tin: chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - thể thao cùng với một số thể loại chủ yếu 2 và các yếu tố ma-két tiêu biểu để chuyển tải nội dung thông tin trong các số báo Tết nói trên. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 3.1 Mục đích: Đi sâu nghiên cứu đặc điểm về nội dung và hình thức của báo Tết, cố gắng đưa ra một cái nhìn tổng quát về báo Tết, qua đó rót ra được những nét đặc trưng, kể cả những ưu nhược điểm và bản sắc riêng của từng tờ báo. Mặt khác, qua đề tài nghiên cứu tác giả cố gắng rót ra một số kinh nghiệm nhằm áp dụng vào thực tiễn làm và trình bày báo Tết. 3.2 Nhiệm vô: - Sưu tầm, phân loại, khảo sát, phân tích nội dung của các bài viết trên 8 tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001. - Tìm hiểu những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo khảo sát. - Tìm hiểu hình thức chuyển tải thông tin của các bài báo đó, chỉ ra phong cách, bản sắc riêng của từng tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin. - Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các tờ báo Tết khảo sát, dựa trên những kiến thức báo chí đã học, đề xuất một số ý kiến trong việc thể hiện nội dung và hình thức các bài viết trên số báo Tết. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp chọn lọc, thống kê; phương pháp quy nạp, diễn dịch và ngược lại; phương pháp so sánh, đối chiếu. 5. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của khoá luận chia làm 3 chương: 3 Chương 1: Vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần. Chương này chủ yếu là phần dẫn luận về Tết Nguyên đán, và các phong tục, lễ hội trong ngày Tết, về vai trò của báo chí nói chung, ý nghĩa của báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ta. Chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết. Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại bài viết trên các báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới và Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001, người viết cố gắng đưa ra bức tranh tổng quát về những nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết, đồng thời thấy được những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo Tết được khảo sát. Chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết. Chương này đi sâu phân tích các thể loại chủ yếu được sử dụng trong các bài viết, các yếu tố ma-két tiêu biểu của 8 tờ báo Tết. Từ đó, cố gắng đưa ra phong cách, bản sắc riêng của mỗi tờ báo trong hình thức chuyển tải thông tin. 4 CHƯƠNG 1 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO TẾT NÓI RIÊNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN 1.1 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ. Báo chí là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài, phức tạp cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài người. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác nhưng báo chí đã trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Tuy giống như các hình thái ý thức xã hội khác, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh nhưng báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội, với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều này đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi nhất, năng động nhất mà hiếm một hình thái ý thức xã hội nào có được. Hiện thực được tái hiện trên báo chí phải là một hiện thực sôi động, tiêu biểu và luôn luôn đổi mới, những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên không vì thế mà hiện thực được phản ánh trên báo chí chỉ có ý nghĩa và giá trị thông tin tức thời. “Khi cuộc đời không lặp lại, sự kiện không tự nảy sinh hai lần thì tác phẩm nào miêu tả được chân thực nhất, sinh động nhất cái thời điểm thiên tải nhất thì và hiện tượng có một không hai sẽ trở thành bất tử” [14; 80]. Nhiều bài báo do đề cập tới những vấn đề thực sự tiêu biểu, điển hình của đời sống, lại được thể hiện dưới ngòi bút của các nhà báo tài năng, nên có sức sống lâu bền. Tác phẩm của các nhà báo nổi tiếng trong lịch sử báo chí Việt Nam như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trường Chinh, Hồng Hà, Thép Mới và những nhà báo nước ngoài có 5 tên tuổi như Giôn-rit, Bớc-sét, B. Pô-lê-vôi, I. Ê-ren-bua vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Có thể nói báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống xã hội “nó từng ngày, từng giờ đi vào mỗi gia đình, thôn xóm, phố phường như là một người bạn, người đồng chí, người cố vấn, người đưa đường chỉ lối cho mỗi người bất kể già trẻ, lớn bé trong cuộc sống thường nhật cũng như giữa những biến cố lớn lao của đất nước và thế giới” [19; 7]. Báo chí là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị, xã hội. Báo chí bao giờ cũng là công cụ, phương tiện, vũ khí sắc bén của một giai cấp, để truyền bá tư tưởng, bảo vệ lợi Ých và duy trì địa vị thống trị của chế độ trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các lãnh tụ cách mạng, các nhà kinh điển như Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh đồng thời là những nhà báo lỗi lạc. Họ đã sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Báo chí là phương tiện thông tin phản ánh, bình luận, giải thích một cách nhanh chóng, rộng rãi, hiệu quả nhất cho công chúng về tất cả các sự kiện, hiện tượng, quá trình, con người xảy ra hàng ngày trong nước và trên thế giới. Báo chí cũng là công cụ tạo dựng và định hướng dư luận xã hội một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của báo chí suốt hơn bốn thế kỷ qua đã khẳng định báo chí có một vai trò, vị trí hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Báo chí Việt Nam mặc dù ra đời muộn hơn so với thế giới nhưng có những bước phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh cùng với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta có gần 500 cơ quan báo chí, xuất bản với khoảng 600 triệu Ên phẩm, bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin Mặt khác, việc phát hành báo chí đã không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô. Các tờ báo có tính chất toàn quốc như Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam ngày càng có mặt đều khắp các địa phương trong cả nước một cách nhanh chóng hơn nhờ sự phát triển của kỹ 6 thuật truyền báo, điều kiện giao thông vận tải. Cùng với những thành tựu bước đầu rất quan trọng của nước ta trong sự nghiệp đổi mới, báo chí cũng tự đổi mới và phát triển cả về số lượng và chất lượng, nội dung và hình thức, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển toàn diện. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò to lớn của báo chí. Trong bài phát biểu tại Hội nghị báo chí - xuất bản toàn quốc tại Hà Nội (22 - 24/8/1997), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Báo chí - xuất bản đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc , thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của toàn xã hội” [5; 1-3]. Trước hết, báo chí có vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo định hướng tư tưởng, góp phần giữ gìn ổn định chính trị xã hội. Có thể nói đây là trách nhiệm quan trọng, sống còn của nền báo chí chúng ta. Ngày nay, để xây dựng, phát triển đất nước, thì ngoài vốn, công nghệ và lao động ra, sự ổn định chính trị - xã hội là một điều kiện tất yếu. Báo chí là một nhân tố, một phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực. Dư luận xã hội tích cực là tiền đề quan trọng cho trạng thái chính trị - xã hội ổn định. Khi báo chí tự đánh mất niềm tin, đánh mất định hướng chính trị, trở thành lực lượng tiêu cực, nó sẽ là lực cản phá hoại ghê gớm đối với sự ổn định của chế độ. Hàng ngày, hàng giờ, từng tờ báo, tạp chí tác động vào tâm thức con người. Những thông tin lặp đi lặp lại liên tục sẽ ngấm ngầm điều chỉnh hoặc hình thành những hành vi của các thành viên xã hội. Đẩy những hành vi Êy đi theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực là tuỳ thuộc vào liều lượng, quy mô, tính chất của dòng thông tin mà báo chí cung cấp cho xã hội. 7 Ngày nay, tuy xu hướng của thế giới đã chuyển từ thời kỳ đối đầu sang thời kỳ hợp tác phát triển, nhưng sẽ rất sai lầm nếu quên rằng một khi còn có sự đối nghịch về lợi Ých giai cấp, quốc gia, dân tộc thì kẻ thù còn tìm mọi cách để phá hại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta, để áp đặt những quan điểm có lợi cho chúng. Mặt khác, sự quốc tế hoá thông tin báo chí làm cho nguồn tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí mọi quốc gia. Trong điều kiện Êy, vấn đề bảo đảm định hướng tư tưởng, phát hiện và đấu tranh làm thất bại những âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị - xã hội càng trở thành một vấn đề phức tạp, một trách nhiệm nặng nề của báo chí. Thứ hai, báo chí có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội, quản lý đất nước. Nói cách khác, nó thực hiện “vai trò báo chí như cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân; như phương tiện bảo đảm dòng thông tin hai chiều để tạo ra sự hài hoà giữa ý Đảng với lòng dân; như cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc sửa chữa những chính sách không phù hợp, hình thành những chính sách mới đúng đắn, kịp thời” [22; 11]. Khả năng của báo chí trong lĩnh vực quản lý xã hội được triển khai theo các hướng: “cung cấp kịp thời thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội; tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; kiểm tra, dánh giá tính chất hợp lý của các chính sách đang thực hiện. Trên thực tế báo chí đã và đang tham gia vào quá trình hoạch định và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội” [28; 12]. Đây là yêu cầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ đổi mới, đòi hỏi báo chí phải đi sâu vào thực tiễn đất nước, góp phần tổng kết và phổ biến kịp thời những bài học kinh nghiệm, tham gia năng động vào quá trình hoạch định, hoàn thiện các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại, góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn minh, hoà nhập với cộng đồng thế giới mà vẫn giàu “chất Việt Nam” là một 8 vai trò quan trọng của báo chí. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay diễn ra trong hoàn cảnh sức Ðp của cuộc sống vật chất dễ xô đẩy con người về phía những quan điểm, thái độ thực dụng. Quá trình quốc tế hoá đang biến cả địa cầu thành một môi trường văn hoá duy nhất, giúp các dân tộc xích lại gần nhau, tự hoàn thiện, làm giàu mình lên nhờ tiếp thu, học hỏi các dân tộc khác. Nhưng các thói hư tật xấu cũng dễ xâm nhập, tác động xấu đến nền văn hoá của từng quốc gia, phá vỡ những giá trị truyền thống chưa kịp định hình. Hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch quốc tế chống lại dân tộc ta, chế độ ta đã và đang diễn ra trong lĩnh vực văn hoá. Chúng tìm mọi cách đưa vào nước ta những sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, nhằm đầu độc thanh niên, lôi cuốn họ vào lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên dần trách nhiệm, mờ dần niềm tin đối với với đất nước, với nhân dân. Thực trạng Êy đặt ra cho báo chí một vai trò, trách nhiệm hết sức nặng nề - vừa là người bảo vệ đồng thời là người xây dựng văn hoá. Thứ tư, báo chí có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí. Nó có thể chuyển tải tới người đọc không chỉ những tri thức cụ thể, trực tiếp mà còn thông qua nhiều hình thức tác động để nâng cao trình độ nhận thức, giúp con người hoàn thiện về văn hoá, lối sống. Là nước nông nghiệp lạc hậu với đa số cư dân nông thôn, việc nâng cao dân trí không chỉ đơn thuần là trang bị những tri thức phổ thông, mà làm sao nhanh chóng nâng cao tri thức của nhân dân, bắt kịp trình độ các nước phát triển. Có thể nói báo chí đã và đang đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí cho mọi người, là “trường đại học của nhân dân”. Cuối cùng, mét vai trò quan trọng khác của báo chí không thể không nhắc tới là giải trí. Trước đây, vai trò này Ýt được chú ý trong báo chí cũng như trong văn học, nghệ thuật. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, xuất hiện nhu cầu giải trí, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần mang tính giải trí cao do chất lượng thông tin cao, được chuyển tải sinh động, hấp dẫn. Không chỉ thực hiện vai trò giải trí đơn thuần mà trên 9 thực tế, vai trò giải trí gắn liền với vai trò thông tin, nâng cao dân trí, phát triển văn hoá của báo chí. Báo chí còn thông qua giải trí để giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng. Ngày nay, báo chí được coi là loại hình giải trí mang tính “tri thức”, là “món ăn” không thể thiếu trong đời sống tinh thần. 1.2 Ý NGHĨA CỦA BÁO TẾT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN. 1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt. Tết Nguyên đán cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Bản sắc văn hoá Việt Nam biểu hiện rõ nhất qua những ngày Tết. Tết là mốc khởi đầu sinh hoạt văn hoá dân tộc trong một năm, phản ánh sâu đậm những triết lý nhân văn, đời sống tinh thần phong phú của người Việt. Ngày Tết, người ta quên đi những lo toan thường nhật để sống vui vẻ hơn. “Bao nhiêu những điều không tốt đẹp đã lui trở lại với năm cũ để cho năm mới được tinh hảo, đem lại cho con người toàn những điều hy vọng” [1; 48]. Với tinh thần “chín bỏ làm mười”, ngày Tết xoá đi mọi điều xích mích, mọi người khoan dung, hiểu biết , gắn bó với nhau hơn. Ngày Tết trở thành dịp để tình cảm tốt đẹp của con người được củng cố và nâng cao. Người dân Việt Nam rất thiết tha với Tết, nhất là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, bận rộn, Tết mới là dịp để con người nghỉ ngơi, vì vậy nhu cầu giải trí cũng tăng lên. Bao nhiêu lo nghĩ được gác sang một bên để hưởng thú xuân trọn vẹn. “Người ta đón Tết một cách nồng nàn, người ta đợi Tết một cách trịnh trọng, người ta vui Tết một cách náo nhiệt hân hoan” [1; 21]. Những sinh hoạt văn hoá ngày Tết rất đa dạng và độc đáo (phong tục, lễ hội, trò chơi ) từ lâu đã đi vào tâm khảm mỗi người, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Vượt qua thời gian, cái tinh tuý của mỹ tục cổ truyền ngày Tết vẫn luôn dồi dào sức sống, vẫn làm cho Tết thêm ý nghĩa. “Trên thế giới này, chẳng mấy nước lại có cái Tết linh đình, trọng thể, vui tươi, đậm đà tính truyền thống văn hoá như Tết ở Việt Nam ta” [25; 60]. 10 [...]... NỘI DUNG THÔNG TIN CHỦ YẾU TRÊN BÁO TẾT Báo Tết mặc dù được coi là Ên phẩm văn hoá, một số báo đặc biệt nhưng vẫn là báo theo đúng nghĩa của nó Vì vậy, nội dung thông tin trên báo Tết vẫn bao gồm đầy đủ các chủ đề khác nhau như số báo thường ngày: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao Cái khác của báo Tết so với các số báo thường là tỷ lệ phần trăm các bài viết theo từng chủ đề Ngày Tết là... nội dung và hình thức Để phù hợp với tâm lý công chúng trong dịp Tết, báo Tết về nội dung và hình thức đều có những khác biệt đáng kể so với các số báo thường ngày Cách gọi tên báo Tết có chỗ chưa thống nhất, nên nhiều người dễ đồng nhất giữa báo Tết với báo Xuân hay số báo tân niên Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy cách gọi chính xác nhất là: dùng từ báo Tết để chỉ số báo chào mừng Tết Nguyên đán...1.2.2 Ý nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần Báo Tết là số báo đặc biệt của một cơ quan báo chí, phát hành để chào mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Báo Tết có thể là một số báo độc lập so với hệ thống các số báo thường ngày (không đánh số báo) , hoặc là số báo gộp nhiều số lại với nhau tuỳ theo từng cơ quan báo chí Đây là số báo được chuẩn bị kỹ càng, công phu,... Nguyên đán cổ truyền, báo Xuân” để chỉ số báo ra sau số Tết (nếu cơ quan báo chí có khả năng ra được) chào xuân mới Còn số báo ra vào dịp Tết dương lịch gọi là số báo “tân niên” để chào mừng năm mới Các nước khác trên thế giới thường không có số báo Tết Nếu có thì chỉ là số báo “tân niên” (Tết dương lịch) và nhìn chung không khác so với số báo thường, không thể có hẳn một Ên phẩm báo Tết riêng, mang tính... Xuân” không phải chỉ có báo Xuân” mà còn bao hàm cả báo Tết , thậm chí còn có nghĩa là “hội báo Tết Hội Báo Xuân cần hiểu là hội báo tổ chức vào ngày xuân, mùa xuân Hội Báo Xuân, ngày hội trưng bày các tờ báo Tết được xem là món quà quý giá nhất của giới báo chí Việt Nam mừng Đảng, mừng đất nước vào xuân Những gì báo Tết thể hiện chính là thực tế phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội như lời... nói, Hội Báo Xuân đã thực sự trở thành một lễ hội đẹp mà giới báo chí đã tạo dựng và cống hiến cho đời sống xã hội Như vậy, chỉ nhìn vào các Hội Báo Xuân được tổ chức và sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong cả nước đối với báo Tết, với Hội Báo Xuân cũng thấy được vai trò, ý nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần 14 của nhân dân ta Báo Tết là món quà Tết đầy... về phong tục Báo Tết những năm gần đây thường ra rất sớm Khoảng hơn một tháng trước Tết, hầu hết các báo đều ra “lò” rực rỡ như những bông hoa trên các sạp 12 báo chào xuân Lẫn trong hành trang của những người đi xa về nhà đón Tết, thể nào cũng có một vài tờ báo xuân mua ở quầy báo lúc đợi tàu, xe Trên bàn làm việc của mọi người chắc chắn sẽ có những tờ báo Tết còn thơm mùi giấy mới Báo Tết đến với... phong tục và gắn với văn hoá truyền thống như Việt Nam Điều này không phải là họ xem nhẹ văn hoá truyền thống, mà xuất phát từ quan niệm: báo thuần tuý là báo, là thông tin chứ không “lấn” sang sân của các Ên phẩm văn hoá khác Hơn nữa báo Tết Việt Nam gắn liền với Tết Nguyên đán cổ truyền, tục lệ chỉ có ở vài nước châu Á, trong đó có Việt Nam Báo Tết có lẽ là một đặc trưng duy nhất của báo chí Việt Nam,... một tờ báo Tết, coi đó là món ăn tinh thần độc đáo trong dịp đón năm mới” [21; 15] Việc xuất bản và thưởng thức báo Tết đã thành một yếu tố của phong tục ngày Tết, được “phong tục hoá” Có thể nói giờ đây báo Tết đã biến thành một “tục lệ” mà nếu không có không được Mức sống của nhân dân ngày càng cao Đời sống vật chất đầy đủ tạo điều kiện cho đời sống tinh thần phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hoá... Việc tổ chức Hội Báo Xuân toàn quốc ở Trung tâm hội chợ triển lãm; hình thành một khu liên hoàn giữa Hội chợ xuân và Hội Báo Xuân, gắn thành tựu kinh tế - kỹ thuật với thành tựu phát triển báo chí, tạo thuận lợi cho nhân dân chuẩn bị những sản phẩm vật chất và tinh thần cho gia đình đón Tết Nhiều cuộc thi được tổ chức trong Hội Báo Xuân như thi bìa, thi ảnh, câu đối Tết trên báo Tết, báo xuân, thi trình . người viết chọn đề tài: “Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết vì báo Tết là số báo khá độc đáo của báo chí Việt Nam mà báo chí các nước trên thế giới hầu như không có. Mặt. sát. Chương 3: Hình thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết. Chương này đi sâu phân tích các thể loại chủ yếu được sử dụng trong các bài viết, các yếu tố ma-két tiêu biểu của 8 tờ báo Tết. Từ. 2 NỘI DUNG THÔNG TIN CHỦ YẾU TRÊN BÁO TẾT Báo Tết mặc dù được coi là Ên phẩm văn hoá, một số báo đặc biệt nhưng vẫn là báo theo đúng nghĩa của nó. Vì vậy, nội dung thông tin trên báo Tết vẫn bao

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Gi¸o viªn h­íng dÉn: Ph¹m Thµnh H­ng

  • Hµ néi-2001

    • Lao động

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan