ĐỀ án phát triển du lịch văn hóa khu du lịch nhị tam thanh thành phố lạng sơn tỉnh lạng sơn giai đoạn 2011 2015

11 502 2
ĐỀ án phát triển du lịch văn hóa khu du lịch nhị tam thanh thành phố lạng sơn tỉnh lạng sơn giai đoạn 2011 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH LẠNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số: /ĐA-UBND Lạng Sơn, ngày tháng năm 2011 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH - VĂN HÓA KHU DANH THẮNG NHỊ - TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN - TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 I. SỰ CẦN THIẾT Lạng Sơn - một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, là nơi hội tụ của những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Với tiềm năng sẵn có của tỉnh, những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành, du lịch Lạng Sơn đã ngày càng phát triển, số lượng khách đến Lạng Sơn ngày càng tăng, doanh thu từ du lịch đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, những tiềm năng du lịch của tỉnh chưa được chú trọng khai thác để phục vụ phát triển; mặt khác việc khơi dậy, bảo tồn và phát huy những tài nguyên du lịch của tỉnh, đặc biệt là tài nguyên phát triển du lịch - văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Đề án Phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh nhằm khai tháctiềm năng thế mạnh của khu vực này và cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể Khu danh thắng Nhị, Tam Thanh - Thành Nhà Mạc, đề án đưa ra mục đích, mục tiêu và giải pháp phát triển Khu danh thắng trên, qua đó tiếp tục khai thác và bảo tồn những tiềm năng du lịch của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống của người dân, tạo ra những sản phẩm mới về du lịch Lạng Sơn góp phần đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN Luật du lịch số 44/2005/QH 11; Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19/04/2007 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về Bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa của tỉnh; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn 2011 - 2020 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quyết định 1427/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Quyết định Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh - Núi Tô Thị và Thành Nhà Mạc III THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH - VĂN HÓA CỦA KHU DANH THẮNG NHỊ - TAM THANH TRONG NHỮNG NĂM QUA 1. Những kết quả đạt được Trong những năm vừa qua, tỉnh đã chó träng vµ bíc ®Çu cã mét sè dù ¸n đầu tư vàoKhu danh thắng, góp phần tôn tạo và nâng cấp các cơ sở vật chất tại đây. Kết quả đạt được là đã tôn tạo hệ thống hang ®éng, làm mới cửa động, tường rào, biển báo di tích, bãi đỗ xe Tam Thanh; cải tạo đường đi trong động: đẽo đá, mở rộng, làm phẳng mặt đường đi; cải tạo trục giao thông chính: gồm tuyến đường từ Ngã sáu vào đến động Nhị Thanh và Tam Thanh, cải tạo trục giao thông trong khu danh thắng: gồm các đường từ động Nhị Thanh sang Tam Thanh khu vực núi Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc; thùc hiÖn dù ¸n ®a ®iÖn vµo khu danh thắng, cải tạo hồ Âm Ty, x©y dùng lan can quanh hồ; tôn to li mt s b th v mt s tiu cnh: chnh sa bn th tiờn ụng, tng A di , cỏc nh ỏ, phục chế cõy ngụ ng; xõy lu vng Tụ th; xõy dng mt s ca hng bỏn th cụng m ngh v mt s sn phm ca a phng tại hai cửa hang Nhị Thanh vàTam Thanh. Năm 2008, đã hoàn thành và công bố quy hoạch tổng thể Khu danh thng Nhị Tam Thanh, núi nàng Tô Thị và thành Nhà Mạc và tiến hành khoanh vùng phân giới cm mốc di tích theo quy định của luật Di sản. Phát hành hàng vạn tờ gấp, tranh ảnh quảng bá về Khu danh thng, góp phần tuyên truyền trong cả n- ớc và bạn bè quốc tế. Do c u t tụn to, lng khỏch du lch n tham quan tơng đối ụng, c bit l vo cỏc ngy lễ hội u nm. Nm 2010 t 165.241 lt, trong ú khỏch quc t t 416 lt; doanh thu 866.855.000 đồng. 2. Nhng hn ch Tuy nhiờn trong nhng nm va qua phỏt trin du lch Khu danh thng Nh, Tam Thanh cha thc s bn vng v tng xng vi tim nng, cũn nhiu mt hn ch: - Cỏc hang ng, cỏc di tớch ó xung cp. Vic u t kt cu h tng, hang ng v cỏc yu t vn húa khỏc nh bia ký, chựa chin cha c u t tha ỏng do kinh phớ cũn hn ch. - Vic qun lý quy hoch cũn nhiu bt cp. Mt s khu dõn c ó xõm ln nghiờm trng n phm vi ca di tớch, còn tỡnh trng xây dựng cha theo quy hoạch gây nh hng n b mt kin trỳc, cnh quan. Cụng tỏc phi hp trong vic kim tra x lý v vi phm di tớch cha kp thi, kiờn quyt. - Cha cú h thng cõy xanh, vn hoa to ra mụi trng khụng khớ trong lnh, khụng gian thoỏng óng v cnh p. - H thng ng giao thụng cha t yờu cu, an ng i vo Nh Thanh hp, nhiu on l ng c, ng t, cú on mt ct ngang nh, cụng trỡnh xõy dng sỏt ng, khụng cú va hố; ng ni t hang Nh Thanh sang Tam Thanh nh dn ti hay b tc; bc lờn xung ti Thnh Nh Mc ó xung cp. - Vấn đề môi trường: do các điểm dân cư, mật độ xây dựng không hợp lý, đường xá và hạ tầng kỹ thuật yếu kém nên khối lượng rác thải, cũng như vấn đề thoát nước mặt khi có mưa gặp nhiều khó khăn, tình trạng ngập úng, lụt lội thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến cảnh quan của cả Khu danh thắng. Đặc biệt suối Ngọc Tuyền ô nhiễm nghiêm trọng; ý thức của người dân quanh khu vực vẫn còn hạn chế, chưa nhận thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường. - Sản phẩm du lịch còn kÐm, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí. Bởi vậy hiện nay rất ít các công ty du lịch đưa điểm Nhị - Tam Thanh là điểm đến trong các tour, tuyến du lịch mà chủ yếu là các khách lẻ đi du lịch tâm linh đầu năm. Quầy bán hàng lưu niệm sản phẩm còn nghèo nàn và chưa được đầu tư đúng mức, chưa có các sản phẩm đặc sắc của địa phương. IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN 1. Quan điểm Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ “Loại hình du lịch tham quan hang động, cảnh quan tự nhiên là thế mạnh được quan tâm khai thác và phát triển”. Phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng. Việc đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương; dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế; phát triển du lịch phải gắn với việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phát triển theo hướng bền vững. 2. Mục tiêu Phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị sinh thái hang động và danh lam thắng cảnh của tỉnh để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Lạng Sơn, thu hút khách du lịch góp phần phát triển thành phố Lạng Sơn thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Phấn đấu lượng khách đến tham quan tăng 10 - 20%/năm. Đến năm 2015 hoàn thành cơ bản việc đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch, gồm: cải tạo trục giao thông trong khu danh thắng; hệ thống cấp thoát nước, tôn tạo các di tích trong hang động; xây dựng công viên vui chơi giải trí ngoài trời; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ di tích và kỹ năng làm du lịch cho dân cư địa phương; mạng lưới điện, trồng cây xanh lưu niệm, vườn hoa cảnh quan, thảm cỏ và đặc biệt xử lý tốt vấn đề môi trường; quảng bá, xây dựng hình ảnh và hệ thống thương hiệu của du lịch Lạng Sơn, thể hiện được sự đặc trưng và tính hấp dẫn cao. 3. Nhiệm vụ 3.1. Dự án bảo vệ môi trường Lập dự án khắc phục ô nhiễm môi trường suối Ngọc Tuyền bằng cách ngăn nước bẩn từ cống, rãnh ch¶y vào hang động; tạo dòng chẩy liên tục bằng những đập nhỏ và có bơm nước bổ xung. 3.2. Tôn tạo và phục chế trong động Lập dự án tôn tạo một số di tích trong động đã bị xuống cấp như: đường đi, bệ thờ, các nhũ đá, sắp xếp lại hệ thống văn bia nhằm tạo ra dáng đẹp. 3.3. Dự án trồng cây xanh Trồng cây xanh lưu niệm, hoa, thảm cỏ tại các khoảng đất trống của công trình vui chơi ngoài trời, đường lên núi Tô Thị, thành Nhà Mạc. 3.4. Dự án xây dựng công viên vui chơi giải trí ngoài trời - Khu này bao gồm: khu sân khấu ngoài trời nằm tại quảng trường lễ hội trung tâm - đây là không gian mở dành cho các dịp lễ hội, tập trung đông người; Khu nhà trưng bầy sản phẩm văn hóa các dân tộc, câu lạc bộ giải trí với một số môn thể thao thông dụng, ki ốt mua sắm được bố trí bao quanh quảng trường chính. - Tại khu vực núi Nàng Tô Thị và Thành Nhà mạc phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, tổ chức cắm trại, leo núi, thể thao khám phá. 3.5. Dự án kết cấu hạ tầng chung - Lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhân tạo trong toàn bộ khu vực hang động, có thể đặc tả một số tiểu cảnh bằng một số loại đèn đặc biệt. - Lắp đặt, bố trí hệ thống âm thanh nhằm thông báo, phiên dịch bằng các thứ tiếng như: Việt, Trung, Anh. - Phía ngoài cửa động xây dựng thêm nhà đón tiếp khách du lịch, sắp xếp đồ lễ. - Cải tạo trục giao thông trong khu di tích: gồm các đường từ động Nhị Thanh sang Tam Thanh và sang các khu vực núi Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc. Đây sẽ là tuyến giao thông liên kết chặt chẽ khu vực hang động và khu vực vui chơi ngoài trời. 4. Một số giải pháp 4.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá Kết hợp với các công ty du lịch - là những đầu mối tiếp xúc với du khách nhằm giới thiệu các sản phẩm du lịch tại Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh được tiếp cận hơn nữa với du khách. 4.2. Cơ chế chính sách - Có chính sách sử dụng đất đai trong khu vực, điểm, vị trí khu di tích, thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai. Hoàn thành việc cắm mốc giới tại Khu danh thắng, khoanh vùng bảo vệ di tích. - Có chính sách quy định về hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên một số lĩnh vực: thuế, đất…khi đầu tư vào Khu danh thắng; khuyến khích khai thác, sử dụng các nguồn vốn địa phương, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển du lịch tại Khu danh thắng dưới sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật. 4.3. Về quy hoạch Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng h- ướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện đư- ợc điều đó cần phải xác định rõ những định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. Khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4.4. Bảo vệ tài nguyên, môi trường - Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, về quy hoạch, về tuyên truyền và giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch. - Đặt các điểm thu gom rác thải dọc các tuyến đường, và tổ chức thu gom hàng ngày bằng các phương tiện chuyên dụng. 4.5. Huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư - Đối với nguồn vốn ngân sách: Sử dụng nguồn vốn ngân sách để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch thiết yếu, trong đó có các công trình về giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tôn tạo và phục chế một số di tích trong động… - Đối với các nguồn vốn bên ngoài: tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho phát triển bảo vệ môi trường, hạ tầng du lịch. - Huy động nguồn vốn BOT: kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian và sau cùng là chuyển giao cho nhà nước. - Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hoá - thông tin, du lịch, thể dục - thể thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này. 4.6. Phát triển sản phẩm du lịch - Phát triển du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên, nghỉ dưỡng hướng tới thị trường khách du lịch thông thường; - Du lịch sinh thái, nghiên cứu văn hoá - cộng đồng, hướng đến thị trường khách du lịch lựa chọn; - Du lịch văn hoá - lễ hội, hướng đến nhu cầu giao lưu và tìm hiểu văn hoá bản địa. - Du lịch gắn với sự kiện: văn hoá, xã hội và thể dục thể thao 5. Kinh phí thực hiện đề án 5.1. Ngân sách Nhà nước - Đầu tư, tôn tạo các di tích có giá trị tiêu biểu trong hang động có khả năng khai thác du lịch, ưu tiên một số di tích quan trọng đang trong tình trạng xuống cấp không có khả năng huy động vốn ngoài ngân sách. - Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: giao thông trong Khu danh thắng, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường 5.2. Huy động XHH sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. - Hỗ trợ xây dựng Khu trưng bầy sản phẩm văn hóa các dân tộc, tổ chức các lễ hội truyền thống dân gian của địa phương tại khu di tích - Bảo vệ, quản lý, bảo trì thường xuyên hệ thống di tích kiến trúc chùa trong động đã được xếp hạng các cấp và đăng ký bảo vệ. 5.3. Đấu thầu một số dự án theo hình thức BOT 5.4. Tổng kinh phí thực hiện Đề án Dự kiến: 215 tỷ đồng (Hai trăm mười năm tỷ đồng chẵn) 6. Đề xuất danh mục đầu tư các Dự án theo thứ tự ưu tiên Năm 2012: Dự án bảo vệ môi trường (khắc phục ô nhiễm suối Ngọc Tuyền) Năm 2013: Dự án tôn tạo di tích trong động Năm 2014: Dự án trồng cây xanh; Dự án xây dựng công viên vui chơi giải trí ngoài trời; Năm 2015: Dự án kết cấu hạ tầng chung V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chủ trì để quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. Tham mưu giúp UBND tỉnh lập các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030. Lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt. Tham mưu xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các tuyến, điểm tham quan du lịch. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan của tỉnh, với UBND thành phố tổ chức triển khai đề án và xử lý các vi phạm trong quản lý, đầu tư, hoạt động của du lịch - văn hóa tại Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. 2. Sở Giao Thông - Vận tải: Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương đề xuất phương án cải tạo trục giao thông trong khu di tích: gồm các đường từ động Nhị Thanh sang Tam Thanh và sang các khu vực núi Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc. 3. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí phục vụ cho việc đầu tư phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các vấn đề liên quan khác về tài chính khi triển khai đề án. 4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương đề xuất phương án bảo vệ tài nguyên môi trường tại khu danh thắng. Nghiên cứu, đề xuất ngay giải pháp xử lý ô nhiễm suối Ngọc Tuyền. 5. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các ban, ngành hữu quan trong việc xây dựng định mức đặc thù cho đầu tư phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. 6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp thẩm định các dự án đầu tư phát triển du lịch tại Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh theo thẩm quyền. 7. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường nghiên cứu phục vụ phát triển Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. 8. Điện lực Lạng Sơn: Đảm bảo cấp điện cho khu vực khi triển khai đề án. 9. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy: Tích cực phối hợp trong công tác tuyền truyền, phối với các ngành chức năng của tỉnh và UBND Thành Phố trong việc triển khai, vận động quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng chủ trương xã hội hoá công tác phát triển du lịch. 10. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn: Tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa tại Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. 11. UBND thành phố Lạng Sơn: Chịu trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích; phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh xử lý kịp thời các vi phạm tại Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. Trên đây là đề án Phát triển Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015. Đề nghị các Sở, Ban, ngành và UBND Thành Phố Lạng Sơn phối hợp tổ chức triển khai thực hiện đề án. T.M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Nơi nhận CHỦ TỊCH - TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh;(B/c) - Bộ VHTTDL;(B/c) - UBND tỉnh; [...]...- Các Sở: VH,TT&DL, TN&MT, XD, GT&VT, KH&ĐT, TC, KH&CN BTG Tỉnh ủy; Điện lực LS; Đài PTTH, (T/h) - UBND TPLS; - CPVP, VX, TH UBND tỉnh; - Lưu: Báo LS, Vy Văn Thành VT . NAM TỈNH LẠNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số: /ĐA-UBND Lạng Sơn, ngày tháng năm 2011 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH - VĂN HÓA KHU DANH THẮNG NHỊ - TAM THANH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN - TỈNH LẠNG. của tỉnh xử lý kịp thời các vi phạm tại Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. Trên đây là đề án Phát triển Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh thành phố Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015. Đề. việc đầu tư phát triển du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các vấn đề liên quan khác về tài chính khi triển khai đề án. 4. Sở Tài

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.2. Cơ chế chính sách

  • - Có chính sách sử dụng đất đai trong khu vực, điểm, vị trí khu di tích, thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai. Hoàn thành việc cắm mốc giới tại Khu danh thắng, khoanh vùng bảo vệ di tích.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan