tiểu luận tánh không trong kinh Kim Cang

13 2K 4
tiểu luận tánh không trong kinh Kim Cang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. DẪN NHẬP A. 1. Lý do chọn đề tài Kinh Kim Cang là một bộ Kinh thuộc hệ tư tưởng đại Thừa. Kinh này có công năng phá trừ những mê lầm, bảo thủ, cố chấp.v.v… khi hành giả thấy được các pháp đều là duyên sinh vô ngã nên không trụ chấp vào các pháp, mà nhìn đúng với bản thể của nó. Đó là cốt lõi của người tu. Vì thế, người viết thấy tầm quan trọng về “tánh không trong kinh Kim Cang” mà đức Phật chỉ dạy, nên người viết chọn cho mình làm đề tài nghiên cứu. 1. 2. Mục đích nghiên cứu Tánh không trong Kinh Kim Cang là triết lý sống, giúp hành giả tu tập đoạn trừ những chấp thủ chưa đắt mà nói chứng đắt, chưa ngộ mà nói mình ngộ.v.v…đó là một sai lầm khi chúng ta ngộ nhận về nó. Đó là mục đích thúc đẩy khiến người nghiên cứu chọn đề tài này. 1. 3. Phương pháp nghiên cứu Tánh không trong Kinh Kim Cang thì đây là một vấn đề khó, khó ở chổ người nghiên cứu cũng chưa chắt liễu ngộ được về ý nghĩa tánh không mà đức Phật chỉ dạy. Nhưng dù sao đi nữa đây là một đề tài hết quan trọng hay nói khác hơn đây chính là chân lý sống đích thật của mỗi hành giả tu tập đạt được. Vì vậy, người nghiên cứu dùng cách quy nạp, phân tích, lập luận, trích dẫn.v.v… để không phụ chí hướng mà mình dày công nghiên cứu. 1. 4. Giới hạn đề tài Trong bài tiểu luận này người nghiên cứu chỉ xoáy sâu vào tánh không trong Kinh Kim Cang để làm sáng tỏ vấn đề mà mình cần nghiên cứu mà thôi. Do đó, đây là đề tài tiểu luận đang nghiên cứu, mọi cái đều mới mẻ nên cũng còn nhiều thiếu xót. Dù đã cố gắng nhưng không sao tránh khỏi về cách lập luận cũng như cách trình bày cú pháp.v.v…ngưỡng mong giảng viên hướng dẫn cùng quý thiện hữu tri thức góp ý cho bài nghiên cứu lần sau được thành công tốt đẹp. 1. B. NỘI DUNG A. 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 1.1. Tác giả Như chúng ta đã biết, Kim Cang hay Kim Cương tuy hai danh xưng nhưng chỉ một mà thôi. Cho nên, vào thời Dao Tần có Ngài Cưu Ma La Thập là người Ấn Độ sang Trung Quốc hoằng dương Phật pháp, từ đây bắt đầu Ngài phiên dịch Kinh điển và đem tư tưởng bát nhã trong Kinh kim Cang vào Trung Quốc với mục đích siển dương lý đại Thừa. “Ngài sinh năm 334 và mất 413. Ngài là Tăng nhân thời Hậu Tần, Ngài cùng với Chân Đế, Huyền Trang, Bất Không, được mệnh danh là Tứ đại dịch gia của Phật giáo Trung Quốc. cha Ngài là Cưu Ma La Viêm, người Ấn Độ, sau du học sang nước Quy Từ (nay là Khố Xa, Tân Cương), cưới công chúa Thập Bà làm vợ, sanh hạ Cưu Ma La Thập”.[1] Ngài lên 7 tuổi theo mẹ xuất gia, đi khắp nơi tham bái các bậc thiện tri thức, trước học pháp tiểu Thừa, sau nghiên cứu đại Thừa. Khi lên 20 tuổi, vì nâng bát thiết mà đốn ngộ được nguyên lý vạn pháp duy tâm, từ đây bắt đầu giảng kinh thuyết pháp, biện tài vô ngại, được vang bóng một thời. Thầy của Ngài là Bàn Đầu Đạt Đa nghe được danh tiếng của Ngài, không ngại đường xa đến viếng, Đại sư Cưu Ma La Thập vì Ân sư thuyết Đức Nữ Vấn Kinh, luận chứng lý không giả nhân duyên, qua lại lâu dài, trãi qua hơn một tháng, Đạt Đa bèn tín phục, “Ư thị lễ Thập vi sư, ngôn Đại sư thị ngã Đại thừa sư, ngã thị Hòa thượng Tiểu thừa sư hĩ.”[2] Nghĩa là: Vì thế lễ La Thập làm Thầy, bảo rằng Đại sư là Thầy Đại thừa của tôi, tôi là thầy Tiểu thừa của Hòa thượng vậy. Vì Đại sư giỏi biện luận nên nhiều lần đánh bại Luận sư ngoại đạo, được sự kính trọng của vua nước Quy Từ. Về sau, làm học giả đại thừa, danh tiếng của Ngài truyền khắp vùng Tây Vực, cũng được truyền sang Trung Quốc. Vua Hậu Tần là Diêu Hưng, rất tin Phật pháp và ngưỡng mộ đức học của Đại sư Cưu Ma La Thập. Niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ III (CN năm 401) nghinh đón Sư về đến Trường An, cúng dường ở Tiêu Diêu Viên, nơi đây Ngài vừa có thể dịch kinh lại vừa có thể giảng giải Phật pháp.“Trong khoảng thời gian từ niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ IV đến năm thứ XV, tổng cộng dịch được 98 bộ kinh điển, đạt được hơn 390 quyển”.[3] 1.2. Tác phẩm Những kinh điển ngài phiên dịch rất nhiều, trong đó kinh điển được lưu truyền rộng nhất và được tôn sùng nhất có Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma Cật,v.v…. Ở phương diện Luật, Luận thì có Thập Tụng Luận, Thành Thật Luận v.v… Sau khi số Kinh Luật Luận này được phiên dịch, đối với sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc có ảnh hưởng rất sâu xa. Kinh Kim Cang được phiên dịch tại chùa Thảo Đường, Trường An, vào niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ IV (CN năm 402). Nội dung kinh văn mà Đại sư Cưu Ma La Thập phiên dịch rất chính xác, ngôn ngữ đẹp đẽ lại lưu loát, nhờ vậy mà được nổi tiếng. Trong phương pháp dịch thuật, Ngài chủ trương đổi cách trực dịch thành ý dịch, cố gắng dịch trực tiếp nhưng lại không để mất đi từ ngữ, phong cách và đại ý của kinh gốc. Ngài thay đổi phong cách dịch cổ xưa vụng về, vận dụng phương pháp dịch đạt ý, làm cho người tụng đọc dễ tiếp nhận và hiểu rõ. Đời Tần, niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ XV (CN năm 413), Ngài thọ 70 tuổi và tịch tại chùa Thảo Đường, Thành Trường An. Như vậy, ngài là một nhà dịch kinh, nhà lý luận Phật học vĩ đại ảnh hưởng sâu xa, thành tựu lớn nhất Trung Quốc. Trong hàng đệ tử xuất gia của Ngài như Đạo Sanh, Tăng Duệ, Tăng Triệu, Tăng Sùng v.v… đều là những tài tử bác học đương thời của Trung Quốc, người đời sau đều tôn họ là Thập triết, Tứ thánh, Bác tuấn môn đồ La Thập. 1. 2. Nội dung Kinh Kim cang 2.1. Giải thích đề kinh Đề mục Kinh Kim Cang nói cho đủ là “Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật”. Kinh là được xuất pháp từ kim khẩu đức Phật mà có, những lời này luôn luôn đúng theo chân lý, tức là luôn khế lý và khế cơ, không bị thường gian hay không gian làm cho phai mờ. Kinh thì có nhiều nghĩa nhưng chung quy lại thì cái gì đi đúng chân lý tuyệt đối, chữ Kinh trong Phật giáo được dùng để chỉ cho lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu, có giá trị hướng thượng, phát triển đạo đức, nuôi lớn thiền định, phát sanh trí tuệ, giúp cho người đọc tụng đạt được an lạc và hạnh phúc. Kinh điển là ngón tay để chỉ cho chúng sanh thấy được mặt trăng, là chiếc bè để đưa người sang sông giải thoát. Bản thân Kinh điển không phải là mặt trăng và cũng không phải là bờ giải thoát. Mặt trăng ở đây ám chỉ cho chân tâm, Phật tánh và Niết-bàn. Người đọc tụng và thọ trì cần nương vào lời Kinh để nhận ra được chân tâm, Phật tánh của mình, cũng như nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng và nương vào thuyền để sang được bờ bên kia. Sau khi thấy được trăng cần phải biết quên ngón tay. Sau khi qua được bờ rồi, phải nên thả thuyền xuống sông vậy. Đừng có thái độ chấp thủ và tôn thờ ngón tay đã giúp ta thấy được mặt trăng, cũng như chiếc bè đã giúp ta qua được bờ bên kia. Kim Cang hay Kim Cương là chỉ cho một loại khoáng chất tánh rất cứng và sắc bén. Nó có công năng phá trừ, đánh tan tất cả các lậu hoặt hay tất cả các vật khác mà không thể có một vật nào phá tan được. Tánh chất cứng rắn ấy là bản lai diệu mục trong mỗi con người chúng ta, nên chẳng có một vật nào tạo hay nắn nên nó cả. Nên nói đây là Phật tánh của chúng ta, bất di bất dịch vậy. Đó cũng là trí tuệ bát nhã có sẵn trong mỗi chúng ta vậy. Cho nên từ vô thỉ nay chúng ta là như vậy mà chúng ta không biết, nên bị vô minh che mờ làm cho tâm trí chúng ta điên đảo chạy theo các lậu hoặt để rồi sanh tâm sanh đắm, u mê. Một khi chúng ta nhận chân được thì phàm thánh hay Phật và chúng sanh chỉ trong một nháy mắc, chỉ cần chúng ta không không bị nó lôi cuốn. Cho nên mới nói rằng: “Kim Cương ở tại lòng ta, tỉnh thành ngọc quý, mê là bùn nhơ” [4]. Hay “tâm địa nhược không, tuệ nhật bựt chiếu”. Tuy tịch chiếu như như mà không phải tịch, không phải chiếu, mà hằng tịch chiếu. Kim Cương thường ví như Phật tánh hay bản thể Như Lai là kim Cương. Bát nhã là dịch âm của chữ Prajñā. Vì Trung Hoa không có chữ dịch cho cưng xứng nên chỉ định nguyên âm là bát nhã. Bát nhã thì có nhiều nghĩa nhưng tóm lại thì có 6 nghĩa chính như sau: 1. Viễn ly là xa rời các phiền não vọng chấp 2. Minh là sáng suốt không mờ tối 3. Huệ là sáng tỏ 4. Thanh tịnh là trong sạch không ô nhiễm 5. Trí là thông suốt 6. Trí huệ là sáng tỏ thông suốt. Tuy nhiên trong 6 nghĩa trên thì có thể dùng nghĩa trí tuệ. Vì nghĩa trí tuệ có phần chính xát hơn hết. Mà trí tuệ này là trí tuệ bát nhã đoạn tận khổ đâu, thấy rỏ cuộc đời đúng với vạn pháp, đúng chơn lý, lìa ngôn ngữ, không còn chấp bên này hay bên kia. Do vậy, thấu đáo được lẽ thật, nên trí tuệ này khi đến chổ cứu cánh chẳng những phá được tất cả lìa thuyết ngoại đạo mà còn đánh tan các mê lầm của tà kiến ngoại đạo. Cho nên khả năng công phá đó vượt lên tất cả dụ như Kim Cương là chất cứng rắn phá tan các kim loại khác mà các kim loại khác không công phá được. Như vậy, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là nói về trí tuệ Phật, trí tuệ này có sức công phá các tà kiến ngoại đạo làm cho chúng ta sạch hết những chấp trước sai lầm, những mê mờ đen tối để đến bờ giải thoát, giác ngộ. 2.2. Giải thích lục chủng thành tựu Sau khi đức Phật sắp nhập Niết bàn thì A-Nan có thỉnh cầu với đức Phật rằng: vì muốn lưu lại những lời nói từ kim khẩu của đức Phật để cho người sau theo đó mà tu hành thì câu đầu tiên của tựa đề Kinh là dùng câu nào trước. Khi đó đức Phật mới bảo với A-Nan rằng: câu đầu tiên ông nên dùng trong các Kinh cho người đời sau tin nhận là “Như thị ngã văn nhứt thời Phật tại… chúng….”, tức là đây là lời của A-Nan thuật lại những gì mà trong suốt 49 năm A-Nam theo hầu hạ luôn kề cận bên đức Phật chứ không phải lời của A-Nan nói. Đây như là một ứng chứng vậy. Lục chủng thành tựu nghĩa là: Như thị là tín thành tựu. Ngã văn là văn thành tựu. Nhứt thời là thời thành tựu. Phật là chủ thành tựu. Tại là xứ thành tựu. Chúng là chúng thành tựu. Gọi là lục chủng thành tựu. Như vậy, với tinh thần của Kinh Kim Cang là sáu pháp thành tựu này là nói đến lý trung đạo đế, nhằm vào chổ đệ nhứt nghĩa đế. Vì sao? vì khi đức Phật sắp nhập niết bàn, A-Nan bạch Phật rằng: nếu sau khi Ngài nhập niết bàn các thánh đệ tử muốn kết tập kinh điển thì phải mở đầu câu gì? Đức Phật nói rằng: y theo ba đời chư Phật và mở đầu bằng câu: “Như thị ngã văn nhứt thời Phật tại… chúng….”. Cho nên, ngay đầu bài Kinh là một pháp trung đạo đế, pháp bất nhị. Tư tưởng Ba la mật này vượt lên tất cả, nó là sắc tức không, không tức là sắc. 2.3. Ý nghĩa kinh kim cang Như vậy, mục đích của đức Phật nói Kinh Kim Cang là nhằm mục đích duy nhất, đó là chỉ bày trí bát nhã có sẵn trong mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta nhận chân được các pháp là do nhân duyên hòa hợp mà thành thì cũng do hết nhân duyên mà tan rả thì không chấp chặc vào các pháp, để rồi đến và đi cả hai mình không còn vướng bận gì cả, mà cứ tự tại, nhìn đúng với thực tướng các pháp. Qua đó đức Phật muốn nói lên rằng, tâm chúng ta vốn là Kim Cang bất hoại thanh tịnh, trong sáng, thuần khiết, không có bị chi phối của các pháp, luôn luôn ngăn chặn các cấu uế của mê hoặt sâm nhập, giống như người chủ nhà vậy, không có ai dám xông vào nhà mình vậy. Nếu có người nào vô thì đuổi ra. Nhưng mà tâm chúng ta thường thì bị chi phối bởi các pháp, nên đức Phật mới dạy rằng: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”[5]. Khi chúng ta không trụ tâm bất cứ pháp nào thì chúng ta được giải thoát, còn ngược lại, nếu chúng ta tu hành mà trụ chấp các pháp thì không bao giờ giải thoát được. Đây là điểm then chốt để an tâm. Ngoài ra Kinh Kim Cang mang một ý nghĩa rất quan trọng nữa, đó là cái trí tuệ siêu việt, trí tuệ bát nhã. Trí tuệ thâm sâu mà không có một loại trí tuệ nào sánh nỗi. Khi ta có được trí tuệ này thì thấy tất cả các pháp đều là duyên hợp không có tự tánh, chỉ là giả danh thôi. Bởi giả danh nên không có một pháp nào thật có mà là duyên hợp, hết duyên tan rả. Cho nên cái gì có hình tướng thì hư vọng, không thật “Phàm sỡ hữu tướng giai thị hư vọng” là vậy. Rồi đức Phật lại nói rằng: “nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”[6]. Bởi vậy, khi chúng ta học trí tuệ bát nhã thì nhìn nhận một cách tường tận đúng thật chân lý. Hiểu Kinh Kim Cang là hiểu một cách tường tận, thấu triệt tất cả các hiện tượng sum la vạn tượng này. Để rồi có con mắt Phật nhãn thấu rỏ tường tận ngọn nghành vũ trụ vạn pháp nên tự tại không còn trụ chấp vào các pháp, mà đến hay đi, chứng đắc hay không chứng đắc, được mất, tồn vong…là chuyện của duyên sinh vô ngã nên không trụ tâm. Có như vậy mới cảm nhận được sự an lạc tự thân và lợi ích cho tha nhân. 1. 3. Tánh không trong kinh kim cang 3.1. Duyên khởi Duyên khởi là sự thật về sự có mặt của các pháp được đức Phật chứng ngộ, là giáo lý rất đặc biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, ngoài sự thật này không có sự thật nào khác. Tất cả các tư tưởng của Phật giáo đều phát xuất từ những điểm cơ bản này, từ đó phát sinh ra các giáo lý khác và cũng chính giáo lý duyên khởi này nói lên một sự thật hiển nhiên của con người, thiên nhiên, sự thật về khổ và con đường diệt khổ. Chính vì thế nên đức Phật nói rằng: “Do vô minh có hành sinh,………, do sinh có lão tử sầu bi khổ ưu não sinh, như vậy toàn bộ khổ uẩn sinh khởi. Do sự đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên đưa đến hành được đoạn diệt,…., do sinh diệt nên lão tử ưu bi khổ não diệt, như vậy toàn bộ khổ uẩn diệt”[7]. Nguyên lý này nói lên rằng, tất cả các hiện hữu trong thế giới này, không một hiện hữu nào có thể tồn tại một cách độc lập mà không nương tựa vào nhau, sự nương tựa này tùy thuộc nhau mà hình thành và tồn tại. Lý Duyên khởi giúp ta thấy rõ mối tương quan sinh diệt của vạn hữu vũ trụ, không có một pháp nào có thể hiện hữu độc lập. Cho nên Phật dạy, pháp duyên khởi là vì con người và cho con người. Hướng dẫn con người nỗ lực chuyển hóa vô minh, tham ái và chấp thủ, phát triển trí tuệ để có một cái nhìn toàn diện về duyên khởi, thực tướng của vạn pháp là vô tướng, tất cả chỉ là duyên sinh như huyễn. Nhận thức duyên khởi bằng chánh tri kiến, chánh tư duy, giúp ta ra khỏi thế giới của nhận thức hữu ngã, xa lìa tham ái chấp thủ. Khi ái thủ được đoạn diệt, nhân duyên của thế giới sanh tử luân hồi tan rã cũng chính là chứng đạt giác ngộ giải thoát. Nên đức Phật dậy cho Ananda về duyên khởi rất rỏ “Này Ananda, chính không giác ngộ, không hiểu giáo pháp duyên khởi nên chúng sanh hiện tại này bị rối loạn như tổ kiến, rối ren như một cuộn chỉ, giống như cỏ Munja và lâu gạy Babaja, không thể nào ra khởi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử”[8]. Nên duyên khởi là giáo lý đặc thù của đạo Phật. Nhận thức được duyên khởi, chúng ta sẽ có một cái nhìn trong sáng. Ứng dụng giáo lý duyên khởi vào cuộc sống tu tập, thấy rõ các pháp hữu vi là duyên sinh đều là không. Nhận rõ được bản chất của các mối quan hệ nhân duyên giúp ta hiểu được bản thể của thực tại vô ngã, xa lìa mọi tham ái chấp thủ. Nếu nhận thức sai lầm mọi sự vật hiện tượng đều có tự tính thì không thể hiểu rõ thật tướng của vạn pháp. Giác ngộ duyên khởi thấy rõ vạn pháp duyên sinh giả hữu, đoạn diệt hoàn toàn nguồn gốc của tham ái, si mê, tuệ sinh khởi chứng đạt nhân không, pháp không là con đường ngắn nhất dẫn tới cảnh giới chân như của chư Phật. 3.2. Thực tại tánh không Tánh không hay thực tai tánh không là nét đẹp và là giáo lý vô cùng quan trọng của Phật giáo đại Thừa. Chính vì vậy, trong suốt 45 năm thuyết pháp mà đức Phật đã từng tuyên bố trước hội chúng rằng: “trong suốt 45 năm thuyết pháp ta chưa từng nói một lời”. Như vậy, qua câu nói này chúng ta chưa hiểu hết ý mà đức Phật muốn dậy cái gì thì chúng ta dễ chấp chặc vào các pháp, cho đó là cứu cánh, là an lạc, là giải thoát. Nhưng đây là thể cách thuyết giáo của đức Phật trong suốt cuộc đời của Ngài dành hết cho tất cả chúng sanh. Vì để chúng ta nhận diện được chân lý nên Ngài mới dùng đến muôn ngàn phương tiện để dẫn dắt chúng sanh thôi. Chân lý tự thân nó là bất khả thuyết, những gì chúng ta nói đến chân lý đều không phải là chân lý của chính nó. Vì rằng: vì ngôn ngữ thì không diễn tả hết cái ý mà đức Phật chỉ dậy, chỉ khi nào chúng ta thấu hiểu và bặt dứt ngôn ngữ, không còn nhị nguyên….thì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn thâm nhập giáo lý của Phật giáo được. Nên chư tổ thường dậy rằng: “nhất thiết tu đa la như tiêu đàn nguyệt chỉ”. Để chỉ rỏ phương tiện diễn đạt giáo lý mà đức Phật thuyết. Cho nên đức Phật dậy rằng: “này các Tỳ Kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, ……không có mặc trăng, mặc trời. Do đó, này các Tỳ Kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi,… , không có chuyển vận, không có sở duyên, đây là đoạn tận khổ đâu”[9]. Vì thế không là thực tại, thực tại là tánh không. Hay nói cách khác, thực tại là các pháp, các pháp là thực tại. Do đó khi nhận đúng các pháp tức là nhận đúng về thực tại, ngược lại cũng vậy. Thể nhập đúng được thực tánh của các pháp là thể nhập được thực tại. Thể nhập thực tại là thể nhập được thực tánh của các pháp, là thể nhập được tánh không. Chính vì thế nên đức Phật cũng nói rỏ hơn về tánh không rằng: “ Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điển. Ưng tác như thị quán ”. [10] Tất cả các pháp đều không thực có, mà do duyên sinh, cho nên giống như sương đậu trên đầu cành ngọn cỏ, cũng giống như bọt nước có rồi không, không rồi có, hết duyên thì tan rả, còn duyên thì hợp lại, cứ tiếp nối như vậy, trùng trùng điệp điệp. 1. KẾT LUẬN Như vậy, tánh không trong Kinh Kim Cang là một bộ Kinh thuộc hệ tư tưởng tối thượng thừa của Phật giáo đại Thừa. Kinh này là Kinh đánh tan tất cả các vọng niệm lẫn chơn niệm. Tánh không này còn gọi là lý trung đạo hay đệ nhất nghĩa đế. Nên trên đường tu mà chúng ta còn chấp thủ cái sở đắc hay còn thấy cái tu thì cái ngã phát sanh, đắm nhiễm, chấp thủ vào đó rồi chạy theo nó khi hết duyên thì hoại diệt và sanh tâm đâu khổ. Cho nên đức Phật thường dạy rằng: “chánh pháp còn bỏ huống hồ phi pháp”, hay “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” là vậy. [...]... một cách dể hiểu hơn là tánh không trong Kinh Kim Cang là triết lý sống dạy con người đi đến con đường giác ngộ, sống đúng với thực tướng của vạn pháp Mà triết lý tánh không này đức Phật dậy con người tự hoàn thiện con người, loại trừ những khổ đâu, sống không chấp thủ dẫn đến sai lầm Như vậy, triết lý tánh không này không phải là trừu tượng hay mơ hồ mà triết lý này thực tại trong cuộc sống nếu chúng... HT Thích Huyền Vi, Kinh Kim Cang và chánh pháp chưa từng có, Nxb Tôn Giáo, 2010, Trang 64 [5] HT Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, Nxb Tôn Giáo, 2007, Trang 20 [6] HT Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, Nxb Tôn Giáo, 2007, Trang 276 [7] HT Thích Minh Châu, Tương Ưng bộ Kinh II, Trang 1-2 [8] HT Thích Minh Châu, Trường Bộ III, Trang 56 [9] HT Minh Châu, Tiểu bộ Kinh I, Kinh Phật tự thuyết,... thường tịch quan Tịnh Độ trong mỗi con người chúng ta Chính vì lẽ đó chúng ta có thể khẳng định rằng: Đạo Phật là đạo của con người, là một tôn giáo mang lại hòa bình cho nhân loại TÀI LIỆU THAM KHẢO ˜]˜ 1 HT.Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, Nxb Tôn Giáo, 2007 2 Thích Thông Phương, Kinh Kim Cang giảng lục, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2004 3 Thích Trúc Thông Quang, Kinh Kim Cang giảng giải, Ấn tống,...Cho nên, chư Phật trong vô lượng kiếp và các vị Bồ Tát nhờ tu tánh không này mới thành Phật thành Thánh hiền được Nên triết lý tánh không này thật sau xa, nếu chúng ta tu mà không có trí tuệ bát nhã để quán chiếu tường tận gốc rễ cuộc đời này là vô thường, là biến dịch không chắc thật, nhưng không phải thấy vô thường để rồi chán nản, bi quan, yếm thế, mà... Phương, Kinh Kim Cang giảng lục, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2004 3 Thích Trúc Thông Quang, Kinh Kim Cang giảng giải, Ấn tống, 2006 4 HT Tuyên Hóa, Kinh Kim cang, Nxb Tôn Giáo, 2006 5 HT Thích Từ Thông, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Nxb Tôn Giáo, 2009 6 HT.Thích Thanh Từ, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa giảng giải, Thành hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành, 1993 7 TT Tiến sĩ Thích Đồng Văn, SC Tiến sĩ Thích... Phố Hồ Chí Minh 8 Trần Huỳnh, Kim Cang Chư Gia, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994 [1] Xem Quyển 14 Xuất Tam Tạng Tập và Quyển 2 Cao Tăng Truyện [2] Đời Lương, Thích Huệ Giảo: Cao Tăng Truyện, Quyển 50 Đại Chánh Tạng,trang 330 b [3] Đời Lương, Tăng Hựu soạn: Xuất Tam Tạng Ký Tập, Quyển 55 Đại Chánh Tạng, trang 11 a Số lượng Kinh dịch, cách nói không đồng, theo sự ghi chép trong quyển Khai Nguyên Thích... [7] HT Thích Minh Châu, Tương Ưng bộ Kinh II, Trang 1-2 [8] HT Thích Minh Châu, Trường Bộ III, Trang 56 [9] HT Minh Châu, Tiểu bộ Kinh I, Kinh Phật tự thuyết, 1982, Trang 381 [10] Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, Nxb Tôn giáo, 2007, Trang 265 . tầm quan trọng về tánh không trong kinh Kim Cang mà đức Phật chỉ dạy, nên người viết chọn cho mình làm đề tài nghiên cứu. 1. 2. Mục đích nghiên cứu Tánh không trong Kinh Kim Cang là triết lý. môn đồ La Thập. 1. 2. Nội dung Kinh Kim cang 2.1. Giải thích đề kinh Đề mục Kinh Kim Cang nói cho đủ là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật”. Kinh là được xuất pháp từ kim khẩu đức Phật mà có, những. KẾT LUẬN Như vậy, tánh không trong Kinh Kim Cang là một bộ Kinh thuộc hệ tư tưởng tối thượng thừa của Phật giáo đại Thừa. Kinh này là Kinh đánh tan tất cả các vọng niệm lẫn chơn niệm. Tánh không

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan