Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Thực hành vận hành máy tàu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

123 763 15
Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Thực hành vận hành máy tàu  Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO MÁY TRƯỞNG HẠNG BA MÔN THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY TÀU Năm 2014 1 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT-BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Để từng bước hoàn thiện giáo trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình thực hành vận hành máy tàu”. Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2 THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY TÀU THÛY 1 - Mã số: MD 15 2 - Mục tiêu: Sau khi học xong môn học: - Nắm vững được những quy định về an toàn con người, an toàn buồng máy, chức trách nhiệm vụ của thuyền viên máy. - Nắm được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật các trang thiết bị, hệ thống động lực phương tiện thủy nội địa - Thao tác thành thạo vận hành 1 ca máy, Thực hiện đầy đủ các thủ tục , công việc khởi động động cơ chính và khi ngừng động cơ. Xác định được tình trạng kỹ thuật, phát hiện được sự cố của động cơ trong khi đi ca - Biết lập kế hoạch, tổ chức công tác sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật động cơ và các thiết bị chính phụ , khắc phục sửa chữa đơn giản một số chi tiết của động cơ 3 - Thiết bị đồ dùng dạy học: - Mô hình buồng máy trên xương hoặc phương tiện tàu thuỷ 4 - Thời gian : 150 giờ 5 - Nội dung 3 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT Môn học: Vận hành máy tàu thủy STT Nội dung Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hnh 1 Chương I: An toàn và nội quy làm việc dưới hầm máy 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 An toàn lao động An toàn cho người An toàn cho động cơ Các thủ tục trong trường hợp tai nạn và tình huống khẩn cấp Thực hành bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh, cứu hỏa 15 0 15 2 2.1 2.2 Chương II: Hồ sơ kỹ thuật Nhật ký máy Kỹ năng ghi chép và sử dụng một số giấy tờ vật tư kỹ thuật 4 0 4 3 3.1 3.2 Chương III: Trang thiết bị buồng máy Trang thiết bị buồng máy Trang thiết bị cứu đắm 4 0 4 4 4 4.1 4.2 4.3 4.4 Chương IV: Quy trình vận hành máy tàu Đặc điểm và tính năng các dạng động cơ diezen tàu thủy Những công việc cần làm trước khi khởi động động cơ và thao tác khởi động động cơ Tiến hành vận hành một ca máy tàu Những thao tác trước khi cho dừng động cơ & sau khi dừng động cơ . 20 0 20 5 5.1 5.2 5.3 Chương V: Hệ thống phân phối khí Các thiết bị trong hệ thống Vận hành sử dụng hệ thống Chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 8 0 8 6 6.1 6.2 6.3 Chương VI: Hệ thống cung cấp nhiên liệu Các thiết bị trong hệ thống Vận hành và sử dụng hệ thống Chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 12 0 12 7 7.1 7.2 7.3 Chương VII: Hệ thống làm mát Các thiết bị trong hệ thống Vận hành sử dụng hệ thống Nguyên nhân biện pháp, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 10 0 10 8 8.1 8.2 8.3 Chương VIII: Hệ thống bơi trơn Các thiết bị trong hệ thống Vận hành sử dụng hệ thống Chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 12 0 12 5 9 9.1 9.2 9.3 Chương IX: Hệ thống khởi động và đảo chiều động cơ Các thiết bị trong hệ thống Vận hành sử dụng hệ thống Chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 20 0 20 10 10.1 10.2 10.3 Chương X: Hệ trục chân vịt tàu thủy Các thiết bị trong hệ thống Vận hành sử dụng hệ thống Chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 9 0 9 11 11.1 11.2 11.3 Chương XI: Hệ thống điện tàu thủy Các thiết bị trong hệ thống Vận hành sử dụng hệ thống Chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống, những hư hỏng, nguyên nhân biện pháp khắc phục 10 0 10 12 12.1 12.2 12.3 12.4 12.5 Chương XII Quy trình bảo quản bảo dưỡng động cơ Chăm sóc bảo quản hàng ngày Chăm sóc kỹ thuật sau chuyến công tác Chăm sóc động cơ khi đến thời kỳ vào sửa chữa Chăm sóc động cơ khi động cơ ngưng hoạt đông dài ngày Quy trình tháo ráp động cơ 17 0 17 Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học 9 0 9 Tổng cộng 150 0 150 6 - Hướng dẫn thực hiện chương trình môn học: - Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và tài liệu tham khảo đưa ra nội dung của các bài học lý thuyết; Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình của các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và của các hệ thống máy trong trường. 7 Bài I AN TOÀN &NỘI QUY LÀM VIỆC Ở BUỒNG MÁY Mã bài 15 - 1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài học này học viên sẽ nắm vững: - Các nội quy an toàn lao động , An toàn con người - Thiết bị an toàn động cơ - Nội quy buồng máy - Biết các thủ tục khi sảy ra tai nạn và tình huống khẩn cấp - Biết bảo quản bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh cứu hỏa NỘI DUNG CHÍNH : - Những quy định chung về an toàn lao động dưới tàu và buồng máy - Chức trách nhiệm vụ của thuyền viên sỹ quan máy - Nội quy buồng máy - Các thủ tục cần thiết khi sảy ra tai nạn và tình huống khẩn cấp - Bảo quản bảo dưỡng các thiết bị cứu sinh cứu hỏa CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 – NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - Nghiên cứu các nội dung, nội quy về an toàn con người, an toàn động cơ, nội quy buồng máy - Đọc Luật Đường thủy Nội địa về Chức trách nhiệm vụ thuyền viên - Các quy định tiêu chuẩn và nhiệm vụ thuyền viên bộ phận máy - Nghiên cứu các thủ tục cần thiết khi sảy ra tai nạn và tình huống khẩn cấp - Nghiên cứu phương pháp sử dụng, bảo quản bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa Các tài liệu nghiên cứu tìm tại các cuốn lý thuyết máy và thực hành vận hành động cơ HOẠT ĐỘNG 2 - NGHE GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN MẪU I - GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 1 - An toàn lao động Toàn bộ thuyền viên bộ phận máy được bố trí trên phương tiện khi vận hành động cơ chính, các trang thiết bị, hệ thống động lực và các máy phụ, cũng như 8 bảo dưỡng sửa chữa phải chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc kỹ thuật vận hành và nội quy an toàn Trước khi vận hành động cơ chính và các trang thiết bị máy móc, thuyền viên máy nhất thiết phải làm đúng theo bản hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu không có bản hướng dẫn của nhà máy chế tạo thì các cơ quan quản lý tàu phải cung cấp cho tàu các văn bản hướng dẫn sử dụng phù hợp với quy định chung Thuyên viên làm việc ở bộ phận máy phải đủ 18 tuổi trở lên đến 55 tuổi biết bơi lội và đủ sức khoẻ để làm việc trên tàu Thuyền viên vận hành máy phải được đào tạo qua các lớp huấn luyện cơ bản về chuyên môn, quy tắc an toàn, an toàn về phòng chống chữa cháy, an toàn về con người, an toàn cho động cơ Thuyền viên bộ phận máy khi khai thác động cơ phải đảm bảo tốt tình trạng kỹ thuật động cơ và có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo động cơ làm việc không hỏng hóc trong bất kỳ điều kiện nào. Cần phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra trong quy tắc và bản hướng dẫn sử dụng động cơ, đảm bảo động cơ làm việc kinh tế nhất Buồng máy phải luôn luôn gọn gàng, sach sẽ, ngăn nắp, theo định kỳ phải lau chùi và sơn lại bên ngoài động cơ, các trang thiết bị, các đường ống, lau khô các vết dầu mỡ, nước vương vãi trên sàn la canh buồng máy Cuối các phiên trực ca cần dọn vệ sinh buồng máy, lau chùi sạch sẽ phần tĩnh bên ngoài động cơ, bơm cạn nước la canh hầm máy và các khoang tàu, bơm đầy nhiên liệu vào két trực nhật theo quy định Không được lau chùi các chi tiết và cụm chuyển động khi động cơ hoạt động. Nghiêm cấm để quên hoặc làm rơi các vật lạ vào động cơ. Các chi tiết, những vật tư, phụ tùng, dụng cụ phải xếp đặt gọn gàng không làm cản trở lối đi qua lại. Tất cả các cơ cấu nối chuyền động, các bộ truyền động bánh răng, các cơ cấu dẫn động cần được ngăn cách bằng thiết bị bảo hiểm đặc biệt Khi khởi động động cơ cần thông báo trước cho những người ở gần. Phải đảm bảo đã thực hiện đầy đủ và tin tưởng tất cả các công việc chuẩn bị Tât cả các thuyền viên trên phương tiện phải sử dụng thành thạo các thiết bị cứu hoả, cứu sinh và thường xuyên bảo quản bảo dưỡng các thiết bị đó An toàn cho con người và an toàn thiết bị máy móc phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ lưỡng về các nguyên tắc làm việc trong buồng máy 2 - An toàn cho con người Trang bị bảo hộ cho con người gồm quần áo, giầy da, mũ bảo hiểm, tai nghe (bộ giảm chấn) găng tay, phao áo và mặt nạ để chống hơi độc khi làm việc dưới các két hoặc hầm kín. Trước khi nhận nhiệm vụ ở phương tiện thuyền viên phải được học đầy đủ các khoá huấn luyện về chuyên môn, an toàn và thực hiện đúng 9 quy định nội quy trên phương tiện cũng như dưới hầm máy. Làm đúng chức trách thuyền viên và nhiệm vụ được cấp trên phân công 3 - Trách nhiệm của thuyền viên Trách nhiệm chung của thuyền viên làm việc tren phương tiện thủy nội địa: - Chấp hành pháp luật Việt nam các điều quy ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc gia nhập và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt nam đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó - Chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh trong khi làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp, thực hiện đầy đủ thủ tục giao nhận ca, ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng - Chỉ rời phương tiện khi được phép của thuyền trưởng hoặc người phụ trách phương tiện hoặc chủ phương tiện 4 - Trách nhiệm theo chức danh thuyền viên Trích (Quy định tại quyết định số 28/2004QĐ – BGTVTngày 07tháng 12 năm 2004 của Bộ Giao Thông Vận Tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa) Điều 8 - Máy trưởng Máy trưởng là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ trách bộ phận máy và có trách nhiệm sau đây: 1 – Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực, tổ chức phân công, giám sát thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành 2 - Thực hiện đầy đủ quy định về vận hành máy móc thiết bị, tổ chức bảo dưỡng thường xuyên sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm của máy móc thiết bị để đảm bảo hệ thống máy hoạt động có hiệu quả 3 – Kê khai những hạng mục yêu cầu sửa chữa để thuyền trưởng báo cáo chủ phương tiện 4 – Khi phương tiện lên đà, phải tiến hành kiểm tra hệ thống trục chân vịt bổ xung hạng mục yêu cầu sửa chữa, kiểm tra đánh giá chính xác tình trạng kỹ thuật các hạng mục sửa chữa vào văn bản nghiệm thu, có quyền không chấp nhận những hạng mục sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật. 5 – Thường xuyên kiểm tra việc nhận, tiêu thụ, sử dụng nhiên liệu, vật liệu phụ tùng thay thế và báo cáo thuyền trưởng. Trực tiếp quản lý hệ thống nhiên liệu và sử dụng mọi biện pháp xử lý khi phát hiện có hơi nhiên liệu tập trung trong buồng máy 6 – Trực tiếp phụ trách một ca máy. Ngoài giờ đi ca khi cần thiết phải có mặt ở buồng máy để kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu thuyền trưởng hoặc đề nghị của máy phó 10 [...]... ca làm việc và thuyền trưởng 9 – Kiểm tra việc chấp hành nội quy kỷ luật và trật tự vệ sinh của thuyền viên máy 10 – Thực hiện nhiệm vụ của máy phó hai nếu không có cơ cấu chức danh máy phó hai trên phương tiện Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao Điều 10 – Máy phó hai Máy phó hai là người giúp việc máy trưởng và có trách nhiệm sau đây: 1 – Bảo đảm cho các máy bơm nước của hệ thống... ca máy 2 – Thường xuyên phải làm vệ sinh máy và buồng máy, phải tham gia bảo dưỡng sửa chữa theo yêu cầu của máy trưởng 3 – Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng hoặc người phụ trách ca máy giao 12 Chú ý: Các tai nạn thường xẩy ra do con người làm việc bất cẩn không thực hiện đúng các quy định về an toàn như : - Không chấp hành tốt các nội quy quy định khi làm việc dưới hầm máy - Không thực. .. định chung về an toàn lao động dưới tàu và buồng máy - Chức trách nhiệm vụ của thuyền viên bộ phận máy - Nội quy buồng máy - Thực hành sử lý tình huống khẩn cấp - Thực hành sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1- Hãy cho biết nội dung chính tiêu chuẩn của thuyền viên máy làm việc trên tàu? 2- Cho biết điều 8 nhiệm vụ máy trưởng theo (Quy định tại quyết định... ký sau đó ký tên và định kỳ báo cáo thuyền trưởng - Nhật ký máy được dùng theo định kỳ cấp sửa chữa hoặc quy định của chủ quản ly tàu Khi hết phải nộp cho thuyền trưởng để thuyền trưởng đổi nhật ký máy mới tại đơn vị chủ tàu 2 - Hồ sơ tài liệu kỹ thuật máy tàu Để đảm bảo cho sự vận hành kỹ thuật bình thường và làm việc khi sửa chữa thiết bị động cơ trên tàu thủy phải có các hồ sơ tài liệu kỹ thuật sau:... cơ cấu đó - Trong quá trình vận hành tiến hành lập hồ sơ sau: + Sổ nhật ký trực máy + Sổ ghi chỉ thị và điều chỉnh các động cơ + Các báo cáo về kỹ thuật, nhiên liệu hàng chuyến , hàng tháng + Báo cáo chuyến đi của máy + Báo cáo sự cố, tai nạn ( Nếu có) + Sổ nhật ký máy để tại hầm máy Nhật ký máy do thuyền viên máy trực ghi, hàng ngày phải được máy trưởng kiểm tra và ký tên II - TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC... lập tức cho ngừng máy đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng 8 - Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao Điều 11 – Thợ máy Thợ máy chịu sự lãnh đạo của máy trưởng và người phụ trách ca máy và có trách nhiệm sau đây: 1 - Trong khi đi ca phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đã được phân công, theo dõi các thông số kỹ thuật, tình hình hoạt động của máy, nếu thấy không... hỏa 27 hoạt động và thực hành sử dụng bình cứu hỏa, vòi rồng cứu hỏa Công việc đưa dụng cụ truyền lệnh và thông tin liên lạc vào hoạt động Phương pháp sử dụng cách bảo quản bảo dưỡng hàng ngày cho các trang thiết bị 28 Bài 4 QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY TÀU Mã bài 15 – 4 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên nắm vững: - Đặc điểm tính năng một số động cơ tàu thủy - Thực hiện thành thạo công việc chuẩn... nắm vững: - Chi tiết nội dung chính nhật ký máy - Biết ghi chép nhật ký máy và các giấy tờ vật tư kỹ thuật phần máy NỘI DUNG CHÍNH : - Những hạng mục chính trong nhật ký máy - Nội dung chính trong các mẫu giấy tờ vật tư kỹ thuật - Thực hành ghi chép nhật ký và các giấy tờ vật tư kỹ thuật CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 1 - NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM - Nghiên cứu các nội dung và cách ghi... thích và thực hành ghi nhật ký máy - Hướng dẫn đọc các bản vẽ thiết kế lắp ráp - Hướng dẫn ghi chép một số văn bản, giấy tờ liên quan HOẠT ĐỘNG 3 - RÈN LUYỆN KỸ NĂNG - Thực hành ghi nhật ký máy - Đọc các bản vẽ thiết kế lắp ráp - Đọc một số Catalouge máy và các thông số của động cơ - Thực hành lập một số văn bản về sự cố, báo cáo chuyến đi , báo cáo nhiên liệu CÂU HỎI NGHIỂN CỨU 1 - Hãy thực hành ghi... ý bảo quản cũng như thay thế theo định kỳ là phao tròn cứu sinh để ở ngoài mạn tàu II - TRÌNH DIỄN VÀ THAO TÁC MẪU 16 + Hướng dẫn giải thích - Những quy định chung về an toàn lao động dưới tàu và buồng máy - Chức trách nhiệm vụ của thuyền viên bộ phận máy - Nội quy buồng máy + Thực hành sử lý tình huống khẩn cấp + Thực hành sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh HOẠT ĐỘNG 3 - . nguyên lý hoạt động và th ng số kỹ thuật các trang thiết bị, hệ th ng động lực phương tiện th y nội địa - Thao tác th nh th o vận hành 1 ca máy, Th c hiện đầy đủ các th tục , công việc khởi. gồm 6 múi nhỏ - Tủ thuốc cấp cứu - Tất cả các trang thiết bị cứu sinh phải được để đúng vị trí theo quy định. Những thiết bị cần th ờng xuyên chú ý bảo quản cũng như thay th theo định kỳ là phao. phương tiện phải sử dụng th nh th o các thiết bị cứu hoả, cứu sinh và th ờng xuyên bảo quản bảo dưỡng các thiết bị đó An toàn cho con người và an toàn thiết bị máy móc phụ thuộc vào sự hiểu biết

Ngày đăng: 17/04/2015, 14:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI GIỚI THIỆU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan