Phần II chương 2 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

5 559 5
Phần II chương 2 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần II chương 2 Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

27 Chương 2 Giáo dục Phần này mô tả những nét tổng quát nhất về tình hình đi học kinh nghiệm học đường của thanh thiếu niên bao gồm tuổi đến trường rời nhà trường, bậc học đã hoàn thành, lý do không đi học hay bỏ học, môi trường xã hội ở trường học như quan hệ thầy trò, việc đối xử với học sinh, sự hài lòng hứng thú học tập của học sinh, khối lượng học tập. Kết quả của nghiên cứu này không được dùng như thước đo hiệu quả của một số khía cạnh cụ thể của chương trình học hay chuẩn của hệ thống giáo dục, nhưng chúng cung cấp thông tin quý giá về vai trò của giáo dục trong đời sống thanh thiếu niên. 2.1. Tỷ lệ thanh thiếu niên đi học Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia điều tra, 96,2% đã từng được đi học. Tỷ lệ này ở thành thò là 98,6% so với 95,4% ở nông thôn. Kết quả này cũng phù hợp với các số liệu trước đây về tỷ lệ đi học 1 . Cuộc điều tra SAVY cho thấy mức độ tham gia tương tự của hai giới ở bậc tiểu học: 97% nam 95,4% nữ đi học. Điều đáng quan tâm là cuộc điều tra SAVY cho thấy tỷ lệ đi học hoàn thành các cấp học ở nam nữ tương đối ngang nhau. Có 3,8% người được hỏi chưa bao giờ đi học, tỷ lệ này tuy nhỏ nhưng cũng đáng lưu tâm. Vào thời điểm tiến hành cuộc điều tra, có 44,8% trong tổng số thanh thiếu niên trong mẫu đang đi học (kể cả trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học). Nhóm tuổi 14-17 có tỷ lệ đang đi học cao nhất là 75,2%, kế đến là 27,7% ở nhóm thanh thiếu niên tuổi 18-21 7% ở nhóm 22-25 tuổi. Tỷ lệ thanh thiếu niên thành thò hiện đang đi học là 53,4% so với 42% nông thôn. Tỷ lệ nam giới được đi học cao hơn một chút, 48,1%, trong khi nữ đạt 41,5%. Trình độ học vấn đã đạt được phổ biến nhất của thanh thiếu niên trong mẫu điều tra là cấp trung học cơ sở với tỷ lệ 49,7%, tỷ lệ này ở thành thò là 38,7% nông thôn là 53,7%. Tuy nhiên, thanh thiếu niên thành thò có khuynh hướng đạt trung học phổ thông cao hơn (30,7%) so với thanh thiếu niên nông thôn (21,1%). Một điểm khác biệt rõ rệt nữa về trình độ học vấn đạt được thể hiện ở tỷ lệ thanh thiếu niên chỉ học hết tiểu học, con số này ở nông thôn gấp đôi so với ở thành thò (20,2% 9,0%). Số liệu SAVY về tỷ lệ đến trường trên 95% là đáng khích lệ mặc dù phân tích theo nhóm cho thấy thanh thiếu niên ở các vùng nghèo, khu vực nông thôn hoặc ở nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ đi học thấp hơn. Tỷ lệ nữ thanh thiếu niên dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học ở mức cao nhất (19%) nam thanh thiếu niên dân tộc thiểu số là 10%, trong khi đó, tỷ lệ chưa bao giờ đi học đối với nam nữ thanh thiếu niên dân tộc Kinh đều là 2%. Tính trên tổng số thanh thiếu niên chưa bao giờ đi học thì thanh thiếu niên dân tộc thiểu số chiếm tới 52%. Quyền được học hành được công nhận trong Luật Giáo dục của Việt Nam thể hiện ưu tiên của Nhà Điều tra Quốc gia về Vò thành niên Thanh niên Việt Nam BẢNG 2 Trình độ học vấn đã đạt được (%) 100 28 nước cho sự nghiệp giáo dục, Việt Nam đã tuyên bố thực hiện phổ cập tiểu học. Giáo dục tiểu học được miễn phí Chính phủ thực hiện chính sách ưu tiên đặc biệt cho trẻ em nghèo. Theo kết quả điều tra lý do chính của việc thanh thiếu niên không được đi học là do gia đình “không đủ tiền nộp học” (44,1%, có thể bao gồm những chi phí liên quan đến học tập như sách giáo khoa, văn phòng phẩm, đồng phục, xây dựng cơ sở vật chất trường lớp), sau đó là “phải làm việc cho gia đình” (21,2%). Những khó khăn hạn chế trong chi phí cho việc học phải làm việc để giúp đỡ gia đình càng trở nên nặng nề hơn với những thanh thiếu niên từ các gia đình nghèo, mà một phần đáng kể là thanh thiếu niên dân tộc thiểu số. Điều này lý giải tại sao thanh thiếu niên từ các vùng nghèo cũng như thanh thiếu niên dân tộc thiểu số có tỷ lệ không đi học cao (Bảng 2). 2.2. Tỷ lệ bỏ học Biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ bỏ học cao ở lứa tuổi từ 12-16, thấp hơn ở lứa tuổi từ 17-18, lại tăng cao ở lứa tuổi 19. Các mốc tuổi này đúng với thời điểm chuyển cấp: tiểu học, trung học cơ sở trung học phổ thông. Biểu đồ 4 cho thấy 30% học sinh bỏ học sau khi đã học xong lớp 5, tuy nhiên nếu cộng dồn tỷ lệ bỏ học cho đến khi các em học xong lớp 9 thì tỷ lệ này tăng cao đến 75%. Lý do chính của việc thanh thiếu niên bỏ học cũng tương tự như lý do các em chưa bao giờ đến trường, đó là: 25% không thể trang trải cho việc học, gồm những chi phí liên quan như mua sách, đồ dùng, quần áo, phương tiện để đi học, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, 20% phải đi làm để giúp gia đình, 13,8% cho biết không muốn tiếp tục học nữa. Nhóm thanh thiếu niên dân tộc thiểu số có tỷ lệ bỏ học cao hơn nhóm thanh thiếu niên dân tộc Kinh. dụ 28,8% thanh thiếu niên trong mẫu điều tra đã bỏ học cho biết chỉ mới hoàn thành giáo dục tiểu học, tỷ lệ này ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số là 53,3% so với 24,8% ở thanh thiếu niên dân tộc Kinh. Sự thiệt thòi điều kiện khó khăn của học sinh dân tộc thiểu số cũng như tỷ lệ bỏ học tương đối cao của nhóm này được ghi nhận là những thách thức lớn cần được can thiệp trong Chiến lược Phát triển Giáo dục của Việt Nam 2001-2010 2 . Điều tra Quốc gia về Vò thành niên Thanh niên Việt Nam BIỂU ĐỒ 3 Tỷ lệ bỏ học theo lứa tuổi BẢNG 3 Nguyên nhân thanh thiếu niên chưa bao giờ đi học 29 Ngoài ra còn có một nhóm nguyên nhân quan trọng khác như 13,5% không thi đỗ 6% có sức học yếu. Cộng hai tỷ lệ này cho thấy một con số tương đối cao: 20% thanh thiếu niên nêu lý do thôi học là do không thi đỗ sức học yếu. thi không đỗ học lực yếu được coi là những yếu tố dẫn đến hành vi nguy cơ ở thanh thiếu niên, phát hiện này là một chỉ báo hữu ích giúp ngành giáo dục tìm ra phương pháp khuyến khích thanh thiếu niên tiếp tục đi học trường học là một môi trường có tính bảo vệ tốt đối với các em. Ở một mức độ nào đó, hệ thống giáo dục chưa thể đáp ứng hết nhu cầu học hành cho tất cả thanh thiếu niên Việt Nam. Rõ ràng điều này sẽ tác động đến tỷ lệ bỏ học. Để tiếp tục học lên bậc trung học, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số phải đi học ở các trường Phổ thông Dân tộc nội trú xa nhà do tình trạng thiếu trường ở khu vực miền núi. Các trường phổ thông ở vùng đồng bằng chỉ có thể tiếp nhận một số lượng học sinh nhất đònh theo kết quả kỳ thi tuyển sinh đầu vào để hạn chế tuyển sinh. Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số từ các vùng nghèo thiệt thòi về điều kiện kinh tế, phải đi học xa thường phải học bằng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Họ cũng ít có điều kiện chi trả các khoản phí phát sinh do học xa nhà. Chính phủ cũng đã có nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình trạng này bằng cách xây dựng các chuẩn khác nhau cho từng vùng, trợ cấp khó khăn, lương thưởng. Tuy nhiên khó có thể đạt được sự công bằng trong một sớm một chiều. Mặc dù ở nhiều nước, tình trạng hăm dọa, ức hiếp trong trường học là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bỏ học nhưng theo điều tra SAVY thì việc này dường như không xảy ra ở Việt Nam. 2.3. Tỷ lệ biết chữ Những người tham gia điều tra được hỏi về mức độ biết chữ kỹ năng đọc viết tại trường mà họ theo học. Tỷ lệ biết chữ ở vùng thành thò là 96,9% ở nông thôn là 91,5%. Trong số 96,2% thanh thiếu niên đã từng đi học có 92,8% biết đọc viết, có nghóa là còn 3,4% đã từng đi học nhưng vẫn mù chữ. Những người chưa học hết tiểu học (16,4% của tổng số học sinh bỏ học, 8,7% tổng số thanh thiếu niên được điều tra) càng dễ có nguy cơ tái mù chữ. 2.4. Học thêm Tỷ lệ học thêm ngoài giờ rất cao, lên đến 69% tổng số được hỏi đang đi học chính quy. Do có rất ít người được hỏi trong độ tuổi 22-25 đang đi học (14 người) nên thảo luận ở đây chỉ tập trung vào những người trong nhóm tuổi 14-21 mà trong đó có tới 70% người được hỏi cho biết có học thêm. Tỷ lệ này cao hơn ở khu vực thành thò thanh thiếu niên dân tộc Kinh (78% thành thò, 66% nông thôn; Kinh 74,3%, dân tộc thiểu số 31,7%). Hiện tượng học thêm ở mức độ cao này đã được một số tài liệu lý giải là do sự cải thiện điều kiện Điều tra Quốc gia về Vò thành niên Thanh niên Việt Nam BIỂU ĐỒ 4 Tỷ lệ bỏ học theo lớp học 30 kinh tế của gia đình, sự gia tăng sức ép cạnh tranh về thành tích học tập ở trường, chất lượng học của học sinh dạy thêm là một cách để tăng thu nhập cho giáo viên. Lý do của sự khác nhau giữa thành thò nông thôn, giữa thanh thiếu niên dân tộc thiểu số thanh thiếu niên dân tộc Kinh trong việc học thêm có thể bao gồm các yếu tố kinh tế, sự sẵn có thầy cô dạy thêm, sự khác nhau trong mức độ ưu tiên nhận thức về giá trò của học tập chính quy. 2.5. Quan niệm về trường học giáo viên Những thanh thiếu niên hiện đang còn đi học văn hóa, trung học, cao đẳng đại học được hỏi một số câu hỏi để tìm hiểu thái độ, quan niệm của họ về trường học giáo viên. Nhìn chung, họ có suy nghó rất tích cực tỷ lệ này đồng đều ở tất cả các vùng, lứa tuổi, dân tộc giới. 90% đồng ý với nhận đònh rằng giáo viên đối xử công bằng với tất cả học sinh sinh viên, trong đó tỷ lệ nam đồng ý cao hơn nữ (92% so với 87%). Tuy nhiên 25% nữ sinh viên 22-25 tuổi không đồng ý với nhận đònh này. 90% học sinh, sinh viên cho biết họ có cơ hội “có tiếng nói” ở trường. Tỷ lệ cao này cũng tương tự như kết quả của một nghiên cứu trong khu vực do UNICEF tiến hành gần đây về sự tham gia của giới trẻ cơ hội bày tỏ ý kiến trong trường học cũng như tại cộng đồng 3 . Mặc dù tỷ lệ này cũng tương đối cao ở thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (83%), nhưng so với thanh thiếu niên dân tộc Kinh, họ có ít cơ hội bày tỏ suy nghó của mình hơn. Đương nhiên khả năng nói lên quan điểm của mình là tổng hợp của cơ hội thực tế có được, cá tính từng người cũng như quan niệm xã hội về việc nói ra chính kiến của mình. Ngoài ra, 85% thanh thiếu niên đồng ý rằng được giáo viên khen ngợi khi học tốt. Tỷ lệ này tương đối đồng nhất ở các nhóm, cao nhất là nhóm thanh thiếu niên nông thôn (87,7%) thấp nhất là nhóm sinh viên tuổi từ 22-25 (78,4%). Trong số các thanh thiếu niên được phỏng vấn, chỉ có một số ít thanh thiếu niên đã từng bò nhà trường kỷ luật những học sinh, sinh viên bò kỷ luật thường là nam sinh (7,9% so với nữ 1,9%). Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác về trường học cho thấy nam sinh thường làm giáo viên mất thời gian hơn nữ sinh về vấn đề kỷ luật. Cũng có thể giáo viên tập trung hơn vào những hành vi vi phạm kỷ luật của nam sinh 4 . Phần đông những thanh thiếu niên đang đi học cho biết họ đã cố gắng trong học tập (90,8%). Đáng lưu ý là có đến 73,9% không đồng ý rằng chương trình học quá tải, 10% không có ý kiến 16,2% cho rằng như vậy là quá nặng. Đã có nhiều ý kiến trong ngành giáo dục trong cộng đồng xoay quanh áp lực đối với học sinh do khối lượng học tập quá tải. Tuy nhiên những phát hiện của nghiên cứu này có vẻ như không khớp với các nhận đònh trước đây. Chỉ có 15% thanh thiếu niên 14-17 tuổi đồng ý khối lượng học tập là quá tải so với tỷ lệ 25,2% ở nhóm 22-25 tuổi. Tỷ lệ cho biết tình trạng quá tải trong học tập không cao có thể do thanh thiếu niên xem khối lượng học tập nặng Điều tra Quốc gia về Vò thành niên Thanh niên Việt Nam BIỂU ĐỒ 5 Học thêm phân theo giới tính, nhóm tuổi, thành thò nông thôn 31 nề là một nền tảng cho sự thành công, hoặc sợ rằng việc đồng ý chương trình học tập quá tải chứng tỏ họ có học lực yếu. Tỷ lệ này không nhất quán với những bức xúc gần đây về tình trạng quá tải, nhưng cũng có thể do cha mẹ các phương tiện thông tin đại chúng đã cường điệu hóa tình trạng quá tải trong học tập, cũng có thể là học sinh, sinh viên không muốn phê bình chương trình học cho rằng khối lượng như vậy là phù hợp. Cần lưu ý là SAVY điều tra thanh thiếu niên 14-25 tuổi hiện đang đi học, tức là từ lớp 9 trở lên, vậy không phản ánh tình trạng học quá tải thường phổ biến ở học sinh từ lớp 1-8 ở thành thò thường là do học thêm. Đại đa số thanh thiếu niên hiện đang đi học cho biết họ thực sự muốn vào đại học (90%) trong khi thực tế chỉ có khoảng 10% vào được đại học hoặc cao đẳng 5 . Tỷ lệ mong muốn học đại học cao có thể dẫn đến việc nhiều học sinh cảm thấy thất vọng khi không thể đạt được nguyện vọng của mình, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng lớn để vào đại học. Tuy nhiên, mong muốn học đại học cũng là động lực giúp thanh thiếu niên phấn đấu học tập. Nghiên cứu về giáo dục dạy nghề cho thấy kỳ vọng vào đại học quá lớn có thể tác động tiêu cực lên mong muốn theo học nghề của thanh thiếu niên 6 . Theo kết quả nghiên cứu này, tỷ lệ học nghề rất thấp, chỉ đạt 18,9%. Vấn đề học nghề cần được nghiên cứu sâu thêm đặc biệt là nhu cầu các thể loại đào tạo hiện có, nhất là để chương trình đào tạo gắn với thò trường lao động. 70% thanh thiếu niên hiện đang đi học cho rằng trường học đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên khuyết tật. Quan niệm này xem ra không sát với thực tế, tỷ lệ người khuyết tật tiếp cận với giáo dục còn hạn chế, đặc biệt là giáo dục sau đại học. Tỷ lệ cao này cũng có thể do thanh thiếu niên thể hiện sự cảm thông mong muốn tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật trong khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng được ngay. Điều tra Quốc gia về Vò thành niên Thanh niên Việt Nam 1 Liên hợp quốc tại Việt Nam, Đưa các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến gần hơn với người dân, Hà Nội, 2002. 2 Chiến lược Phát triển Giáo dục 2001-2010, Hà Nội, 2001. 3. UNICEF Văn phòng khu vực, “Hãy nói lên! Tiếng nói của trẻ em thành niên ở Đông Á Thái bình dương” - Báo cáo Khảo sát trong khu vực về quan điểm, Bangkok, 2001. 4 Điều tra về Sự Bất bình đẳng trong trường học, Chính phủ Úc 1996. AGPS. 5 Quyên các tác giả, chương 5: Giáo dục Thu nhập – Mức sống trong thời kỳ phát triển kinh tế - Việt Nam, Haughton D, Haughton J Nguyễn Phong biên tập, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2001. 6 Bàn về vấn đề việc làm cho thanh niên, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 2003. . của Việt Nam 20 01 -20 10 2 . Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam BIỂU ĐỒ 3 Tỷ lệ bỏ học theo lứa tuổi BẢNG 3 Nguyên nhân thanh thiếu niên. cải thiện điều kiện Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam BIỂU ĐỒ 4 Tỷ lệ bỏ học theo lớp học 30 kinh tế của gia đình, sự gia tăng

Ngày đăng: 04/04/2013, 13:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan