XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG CÂY RAU MUỐNG, RAU LANG, CẢI XANH

81 2.8K 11
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG CÂY RAU MUỐNG, RAU LANG, CẢI XANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rau cải nói chung là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Chúng cung cấp cho con người nhiều loại vitamin, các chất khoáng…trong các loại rau gia vị còn có chất kháng sinh, các axit hữu cơ, các chất thơm…Việc sử dụng các loại rau cải trong ăn uống hằng ngày không những cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm cho nhân loại. Nước ta nhờ có điều kiện thời tiết thuận lợi nên trồng rau cải được quanh năm. Trong đó có các loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau cải như : rau muống, rau lang, cải xanh …là các loại rau rẻ tiền, dễ trồng, phổ biến khắp nơi. Trong các loại rau cải kể trên có chứa protein, lipid, cacbonhydrat, chất xơ, vitamin C, tiền vitamin A, các vi chất Ca, Mg, Fe…có tác dụng ngăn ngừa và chữa khỏi một số bệnh như táo bón, nhuận trường, tiểu gắt, giải độc, tính mát… Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các loại rau xanh (ăn lá), rau cải có chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Chất sắt được dự trữ trong hemoglobin và myoglobin – 2 tế bào protein máu đỏ có nhiệm vụ vận chuyển oxi đến các mô và cơ trong cơ thể. Đây là chất cần thiết để duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Vì thế hấp thụ đủ lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Tuy nhiên việc sử dụng các loại rau, cải kể trên trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng sắt lại chưa thực sự phổ biến . Vì vậy việc xác định hàm lượng sắt trong rau xanh để làm căn cứ khoa học cho việc sử dụng rau, cải bổ sung lượng sắt hàng ngày không những được quan tâm nhiều ở nước ta mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG CÂY RAU MUỐNG, RAU LANG, CẢI XANH”

GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rau cải nói chung là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Chúng cung cấp cho con người nhiều loại vitamin, các chất khoáng… trong các loại rau gia vị còn có chất kháng sinh, các axit hữu cơ, các chất thơm…Việc sử dụng các loại rau cải trong ăn uống hằng ngày không những cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm cho nhân loại. Nước ta nhờ có điều kiện thời tiết thuận lợi nên trồng rau cải được quanh năm. Trong đó có các loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau cải như : rau muống, rau lang, cải xanh …là các loại rau rẻ tiền, dễ trồng, phổ biến khắp nơi. Trong các loại rau cải kể trên có chứa protein, lipid, cacbonhydrat, chất xơ, vitamin C, tiền vitamin A, các vi chất Ca, Mg, Fe…có tác dụng ngăn ngừa và chữa khỏi một số bệnh như táo bón, nhuận trường, tiểu gắt, giải độc, tính mát… Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các loại rau xanh (ăn lá), rau cải có chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Chất sắt được dự trữ trong hemoglobin và myoglobin – 2 tế bào protein máu đỏ có nhiệm vụ vận chuyển oxi đến các mô và cơ trong cơ thể. Đây là chất cần thiết để duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch, duy trì các cơ bắp và điều chỉnh sự phát triển của tế bào. Vì thế hấp thụ đủ lượng sắt trong bữa ăn hàng ngày là rất quan trọng. Tuy nhiên việc sử dụng các loại rau, cải kể trên trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung lượng sắt lại chưa thực sự phổ biến . Vì vậy việc xác định hàm lượng sắt trong rau xanh để làm căn cứ khoa học cho việc sử dụng rau, cải bổ sung lượng sắt hàng ngày không những được quan tâm nhiều ở nước ta mà còn ở rất nhiều nước trên thế giới. Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG CÂY RAU MUỐNG, RAU LANG, CẢI XANH” 2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của tôi là cây rau muống, rau lang , cải xanh được thu mua ở các chợ : Mỹ Phước, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên thuộc địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 1 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hàm lượng sắt trong cây rau muống, rau lang, cải xanh. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích của đề tài - Góp phần tìm hiểu thêm công dụng của cây rau muống, cải xanh, rau lang - Góp phần tìm hiểu thêm về tác dụng của sắt đối với sức khỏe của con người. - Góp phần tìm hiểu thêm về quy trình xác định hàm lượng sắt có trong cây rau xanh - Cung cấp kinh nghiệm quý báu khi xác định hàm lượng kim loại trong rau, cải. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Khi nghiên cứu đề tài tôi sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau : - Giới thiệu chung về rau, cải nói chung và rau muống, cải xanh, rau lang nói riêng.đến sức khỏe con người - Lập quy trình xác định hàm lượng sắt từ rau muống, rau lang, cải xanh, từ đó tiến hành xác định hàm lượng sắt trong các loại rau, cải trên. - Báo cáo kết quả thực nghiệm. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Nội dung Nghiên cứu và lập quy trình xác định hàm lượng sắt có trong cây rau muống, cải xanh, rau lang. Đưa ra những khuyến cáo về việc sử dụng rau xanh để bổ sung chất sắt cho cơ thể. 4.2. Thực nghiệm Tiến hành nghiên cứu và xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp so màu trong điều kiện của phòng thí nghiệm của trường Đại học An Giang 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Lý thuyết - Đọc và nghiên cứu tài liệu về các vấn đề có liên quan đến thành phần, công dụng của các loại rau, cải đến sức khỏe con người - Tìm hiểu các tính chất của sắt, thuốc thử hiện màu với sắt cũng như tác dụng của sắt đối với cơ thể con người. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp phổ hấp thu cùng với các tài liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. 2 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 5.2. Thực nghiệm - Với các hóa chất và nguyên liệu cần thiết, tôi tiến hành xác định hàm lượng sắt theo quy trình đã lập. - Xác định hàm lượng sắt thu được bằng phương pháp phổ hấp thu phân tử. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Giúp hiểu rõ hơn về tác dụng của rau, cải nói chung đối với sức khỏe con người và các thành phần có trong các loại rau, cải kể trên. - Biết được tác dụng của sắt đối với sức khỏe con người trong việc phòng và chữa một số bệnh. - Lập được quy trình xác định hàm lượng sắt trong rau, cải trong phạm vi phòng thí nghiệm – trường Đại học An Giang. - Xác định được hàm lượng sắt trong rau, cải bằng phương pháp phổ hấp thu phân tử (phương pháp so màu). - Làm tài liệu tham khảo cho các quy trình xác định hàm lượng sắt trong rau, cải trong phòng thí nghiệm. 7. CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI Xác định hàm lượng sắt trong rau, cải bằng phương pháp phổ hấp thu khả kiến (UV – VIS) (phương pháp so màu). 8. THỜI GIAN THỰC HIỆN Tháng 10/2009 đến tháng 4/2010 9. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Gồm 3 phần : A. PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Tổng quan Chương II. Cơ sở lý thuyết Chương III. Thực nghiệm C. PHẦN KẾT LUẬN 3 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN I.1. SỰ QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU, CẢI Thành phần dinh dưỡng của rau : Rau chứa nhiều nước, từ 70 – 95%. Lượng chất bột, đường, chất đạm, chất béo trong rau không đáng kể so với các loại thực phẩm khác, do đó rau là thức ăn không có giá trị năng lượng cao. Tuy nhiên, rau là nguồn thức ăn bổ sung vitamin và chất khoáng quan trọng nhất. Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng trong bảng 1 I.1.1. Chất khoáng Hợp chất khoáng trong rau chứa nhiều ion kiềm, do đó giúp trung hòa pH trong máu và dịch tế bào. Các chất khoáng quan trọng mà rau cung cấp cho cơ thể như canxi, kali, sắt, iot… Can xi cần cho sự phát triển của tế bào xương, chứa nhiều trong rau cải và rau ăn lá. Kali tham gia điều khiển quá trình trao đổi nước trong cơ thể, có nhiều trong cà chua, rau đậu. Chất sắt tuy cơ thê có nhu cầu ít nhưng giá trị sinh học của nó rất lớn vì sắt là thành phần cấu tạo của hồng huyết cầu, do đdó sắt giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu. Sắt chứa nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, rau cải… I.1.2. Vitamin Các vitamin quan trọng chứa trong rau gồm có : - Vitamin A : có nhiều trong cà rốt, ớt, bí đỏ, cải bó xôi, cải rổ, cần tây, cà chua… Thiếu vitamin A trẻ em chậm lớn và bị bệnh mù mắt. - Vitamin B (thiamin, riboflavin và niacin) : chứa nhiều trong lá ớt, đậu đũa, khoai tây…Vitamn B cần cho sự chuyển hóa chất bột đường và ngăn chặn bệnh thiếu máu. - Vitamin C : chứa nhiều trong ớt, cà chua, cải bắp, cải bông, rau dền, dưa leo, rau muống, cần tây…Vitamin C giúp cơ thể đề kháng cảm lạnh, cảm cúm, hấp thụ chất sắt, ngăn chặn bệnh phù thủng. I.1.3. Chất xơ Chất xơ trong rau ở dang cellulose và chiếm phần lớn lượng chất khô. Tuy cơ thể không tiêu hóa được chất xơ nhưng chất này làm tăng thể tích tiếp xúc của thức ăn với dịch tiêu hòa, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng. Chất xơ còn kích thích ruột co bóp và tiết dịch tiêu hóa, giúp cơ thể chống bệnh táo bón. 4 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 I.1.4. Chất đạm Một số rau có hàm lượng chất đạm cao như rau muống, đậu hòa lan non, nấm, bồ ngót…Việc cung cấp chất đạm từ rau không quan trọng ở nước các nước phát triển nhưng có ý nghĩa rất lớn ở các nước nghèo có tỉ lê dân thiếu đạm cao. I.1.5. Vị thuốc Nhiều loại rau chứa nhiều chất dược tính dùng làm vị thuốc trong đông và tây y như : - Tỏi chứa chất fitoxit giúp dễ tiêu, trị ho và rối loạn tiêu hóa. Từ tỏi chiết xuất được chất kháng sinh alixin. - Cải bắp chứ vitamin U giúp chữa loét bao tử. - Bồ ngót chứa papaverin giúp an thần, gây ngủ. - Hành có tính tán hàn, thông khí, tiêu thực, dùng trị cảm lạnh, ăn khó tiêu. Theo nghiên cứu của FAO/World Bank (tổ chức lương thực thế giới/ngân hàng thế giới) về tình hình nông nghiệp và thực phẩm nước ta và thông báo của Bộ Y (1998) thì tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam rất thấp. Nói chung tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm, mắc bệnh bứu cổ, thiếu máu do thiếu chất sắt, mù mắt do thiếu vitamin A và bệnh do thiếu các khoáng khác còn khá phổ biến trong nước, nhất là ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa. I.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU MUỐNG, RAU LANG, CẢI XANH I.2.1. Rau muống – Ipomoe reptans (L.) Poir Tên khác : Ipomoea aquatica Forsk, Phjă boong (Tày) Mô tả : Cây sống ở nước, mọc bò, bén rễ ở những mấu. Thân hình trụ, rỗng giữa, có nhiều đốt, đôi khi hình chữ chi. Lá mọc so le, hình mũi tên, dài 7 – 9 cm, rộng 3,5 – 7 cm, hai tai nhỏ ở gốc choãi ra, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân gốc 5 – 7; cuống lá dài 3 – 6 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm 1 – 2 hoa màu hồng; lá bắc 2; dài hình chén, 5 răng nhọn không đều; tràng hợp hình phễu, 5 cánh hoa hàn liền; nhị không bằng nhau dính ở gốc tràng; bầu nhẵn. Quả nang, hình cầu; hạt có lông màu hung 5 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 Hình 1 : Rau muống xanh và rau muống tía Phân bố : Rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, sau phát triển rộng rãi ra khắp các vùng nhiệt đới khác, bào gồm cả châu Phi và Trung Mỹ. Hiện nay rau muống đã trở thành loại rau ăn quan trọng ở hầu hết các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Trung Quốc và Đài Loan. Rau muống trồng có nhiều giống (cultivars), trong đó đáng chú ý nhất là loại rau muống trắng trồng bằng hạt và loại trồng bằng đoạn thân hay ngọn. Trong nhóm rau muống trồng bằng thân hay ngọn cũng có giống màu trắng (thân, cuống lá màu trắng xanh), giống màu xanh (thân, cuống lá và lá màu xanh) và giống màu tía (thân, cuống lá và lá màu xanh). Cả ba giống rau muống này, đều ra hoa, kết quả nhưng không có hạt. Ở Việt Nam, tất cả các giống rau muống kể trên đều được trồng rộng rãi ở khắp các địa phương. Riêng rau muống hạt có nhiều ở các tỉnh phía nam. Sinh thái : Rau muống là loại cây ưa nước và ưa sáng. Rau muống hạt mặc dù được trồng trên cạn nhưng đều phải tưới nước thường xuyên. Cây thích nghi cao vói điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển manh từ 23 – 30 0 C; ở dưới nhiệt độ 20 0 C, rau muống sinh trưởng kém Rau muống có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Từ một đoạn thân hay ngọn đem cắm xuống đất ẩm hoặc bùn đều nhanh chóng phát triển thành khóm rau muống mới. Đặc biệt, sau khi bị ngắt ngọn chỉ cần sau 5 – 7 ngày, rau muống lại tiếp tục một lứa ngọn mới. Ngoài ra, rau muống còn có khả năng sống nổi trên mặt nước là do thân hình ống, rỗng 6 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 ở giữa và chính nhờ vào khả năng phát triển chồi nhanh như vậy, cây nhanh chóng tạo thành từng mảng gọi là rau muống bè. Rau muống bè thường chỉ được gây trồng từ loại rau muống tía hoặc rau muống xanh. Thành phần hóa học : 100g phần ăn được của rau muống chứa nước 90,2g, protein 3,0g, chất béo 0,3g, cacbonhydrat 5,0g, chất xơ 1,0g, tro 1,6g, Ca 81mg, Mg 52mg, Fe 3,3mg, tiền vitamin A 4000 – 10000 đơn vị quốc tế, vitamin C 30 – 130mg. Rau muống còn chứa lipid 11,4% tính theo trọng lượng khô kiệt. Công dụng : Rau muống được dùng trị táo bón, đái rắt, làm cho mụn nhọt chóng sinh sinh da thịt liền miệng, khi bị ngộ độc hoặc say sắn, giã rau muống vắt lấy nước cốt uống thật nhiều để giải độc, khỏi say. Các giống rau muống nước thường luộc ngon hơn xào hay ăn sống, giống trồng cạn thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn sống. Để tăng thêm tính phong phú, trong phạm vi bài nghiên cứu này tôi tiến hành xác định hàm lượng sắt trong 2 loại rau muống tía (hay còn gọi là rau muống đồng) và rau muống xanh (hay còn gọi là rau muống Tàu). I.2.2. Khoai lang – Ipomoea batatas (L.) Lamk Tên khác : Phiên chư, cam thụ, mắn van (Tày) Mô tả : Cây thảo, sống lâu năm. Rễ củ mập, hình thoi hoặc gần tròn, màu đỏ, trắng hoặc vàng (tùy giống). Thân cành mọc bò dài 4 – 5 m, co 1khi đến 7 – 8 m, ít phân nhánh, lúc đầu có cạnh, sau hình trụ, nhẵn hoặc có lông thưa. Lá mọc so le, có cuống dài, hình tim, dài 6 – 13 cm, rộng 5 – 9 cm, có khi xẻ 3 – 5 thùy nhọn đầu, mép nguyên, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, bấm thấy có nhựa trắng chảy ra Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim ít hoa; hoa màu tím nhạt, trắng, đôi khi màu vàng; dài 5 răng, hình chén; tràng hợp hình phễu; nhị 5, phồng ở gốc và không thò ra ngoài tràng; bầu nhẵn. Quả rất ít gặp. Mùa hoa : tháng 10 – 12 7 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 Hình 2 : Cây khoai lang : củ, hoa và đọt non của chúng Phân bố : Ipomoea L. là một chi lớn gồm khoảng 500 loài, phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả hai bán cầu. Tuy nhiên vùng nhiệt đới châu Mỹ và châu Phi tập trung nhiều loài nhất. Ở Việt Nam, có 35 loài, khoai lang là loại cây trồng quen thuộc. Khoai lang có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, sau phát triển trồng ra khắp các vùng nhiệt đới khác. Ở Việt Nam, khoai lang được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trung du Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Sinh thái : Khoai lang thuộc loại cây ưa sáng, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; sinh trưởng mạnh trong màu xuân – hè hay hè – thu, đến mùa đông cây tạm ngừng sinh trưởng. Khoai lang có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Từng đoạn khi được vùi xuống đất đều có thể mọc rễ, ra chồi và phát triển. Rễ của khoai lang thuộc loại rễ chùm, song chỉ có một số rễ phình ra thành củ, các rễ còn lại chủ yếu làm chức năng dinh dưỡng Các giống khoai lang trồng ở Việt Nam hiện nay đều có khả năng ra hoa nhưng không thấy đậu quả. 8 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 Thành phần hóa học : Khoai lang tươi chứa 68% nước, 28,5% glucid, 0,8% protid, nhiều tinh bột, ít đường khử, maltose, manose, galactose, pentose. Trong quá trình bảo quản, một phần tinh bột được chuyển hóa thành đường khử, sau đó thành đường. Qua nghiên cứu một mẫu khoai lang bảo quản trong 5 tháng thấy hàm lượng tinh bột bị giảm từ 19,1% xuống 14,1% trongkhi đó hàm lượng đường khử như dextrose và sucrose tăng lên theo thứ tự 0,9 đến 1,7% và 1,9 đến 6,1% Các chất khoáng là Ca 30, Mn 24, K 373, Na 13, P 49, clo 85, sulfua 26, sắt 0,8 mg/100g, iod 4,5 g / kgµ và Mn, Cu và Zn. Ngọn non và lá chứa chất xơ 1,4% và 1,5%. Ca 81,2% và 64%, P 67,3% và 66,3%, sắt 10,37% và 5,82%, caroten 3,61%, thiamin 0,065% và 0,169%, riboflavin 0,173% và 0,297%, niacin 0,94% và 0,89%, acid ascorbic 25% và 28,8mg%. Hàm lượng vitamin E trong lá là 8,1mg% Công dụng : Khoai lang được dùng làm thuốc chữa nhuận tràng, táo bón, bệnh lỵ mới phát, chữa di tinh, đái đục… Củ chứa nhiều tinh bột là phần ngon nhất, có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành nhiền món ăn. Lá và thân non luộc hoặc xào là món ăn phổ biến của người Việt Nam. Trong phạm vi bài này tôi nghiên cứu hàm lượng sắt của hai loài rau muống : rau muống tía hay còn còn gọi là rau muống đồng và rau muống xanh. Vì tính phổ biến rộng rãi, rẻ tiền, chế biến được nhiều món ăn khác nhau và để tăng thêm tính so sánh khi xác định hàm lượng sắt trong các loại rau cải. I.2.3. Cải xanh – Brassica juncea (L.) Czern. Et Cosson Tên khác : Cải bẹ xanh, Cải canh Mô tả : Cây thảo hằng năm, cao 40 – 60 cm hay hơn. Thân hình trụ , nhẵn. Lá mọc so le, hình trái xoan, phiến ở phía cuống dài khoảng 14 cm, rộng 7cm, chia thành nhiều tai nhỏ, phía trên chia ít hơn, mép khía răng không đều, lá ở gần ngọn hình mác, dài 5 cm, rộng 5 – 10 mm Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm ngù; hoa màu vàng; dài có răng nhọn, màu vàng; tràng có cánh dài hơn lá dài; nhị 6, trong đó, 4 cái rất t; bầu hình chỉ. Quả thuôn dài, đầu có mũi nhọn; hạt nhỏ hình cầu màu đen. Mùa hoa quả : tháng 1 – 5 9 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths. Lâm Thị Mỹ Linh Khóa luận tốt nghiệp T 2010 Hình 3 : Cải xanh Phân bố : Loài của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ở vùng Trung Á. Ở nước ta, cây được trồng phổ biến khắp cả nước. Sinh thái : Có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Ở miền Bắc Việt Nam có hai vụ. Vụ chiêm tháng 2 – 6, gieo 30 – 35 ngày sau thì thu hoạch. Vụ mùa tháng 8 – 11, gieo 20 – 25 ngày thì nhổ cấy, 30 – 35 ngày sau có rau ăn được. Thành phần hóa học : Hạt cải chứa dầu béo 30 – 38% . Thân cải chứa nhiều protit, lipid, đường, cellulose, caroten, acid nicotinic, vitamin C, các nguyên tố Ca, P, Fe (Trung dược từ hải II, 1996). Lá chứa chứa 4 – decanol có tính chất kháng đột biến (CA 121 : 124. 701 r). Lá còn có acid amin 8%, chủ yếu là acid glutamic và acid aspartic (CA 119 : 137.967 r) Công dụng : Cây trồng lấy lá làm rau ăn (có thể dùng ăn sống, muối dưa hay nấu kèm với thịt, cá, tôm…). Hạt có thể ép lấy dầu chế mù tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp 10 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi [...]... vào nhau Những chất như canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể tới một nửa vì thế tránh chất này trong khi đang ăn e)Nấu bằng nồi sắt Sử dụng nồi và chảo sắt sẽ tăng lượng sắt trong thức ăn lên khoảng 10% CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT II.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG SẮT Hàm lượng Fe toàn phần = Hàm lượng Fe3+ + Hàm lượng Fe2+ Xác định Fe ở dạng Fe2+ hoặc Fe3+ và đưa về tổng số Nếu mẫu có Fe... + + 2H 2O Muốn định lượng sắt tổng, phải khử Fe3+ thành Fe2+ rồi mới tạo phức Với các điều kiện như trên, phương pháp này thích hợp để định lượng sắt trong rau cải Quy trình tiến hành sẽ được trình bày chi tiết ở chương III * Thuốc thử ortho-phenantrolin Tên gọi : ortho – phenantrolin (1,10-phenantrolin) hay o-phenantrolin Công thức phân tử : C12 H8 N 2 H 2O N Công thức cấu tạo : Khối lượng phân tử... sang dạng cân Fe2O3 Cần lọc bỏ cặn lơ lửng không tan trong dung dịch trước khi tạo tủa **Ưu khuyết điểm của phương pháp phân tích khối lượng a) Ưu điểm - Nói chung phương pháp phân tích khối lượng cho kết quả khá tin cậy và chính xác khi xác định các cấu tử lượng lớn và trung bình Đối với đa số các phương pháp khối lượng, sai số thường dao động trong giới hạn từ 0,2 – 0,4% Khi sử dụng các cân vi phân... tốt 2010 T Trong y học phương Đông, hạt cải xanh được dùng làm thuốc thông khiếu, an thần, hóa đàm, tiêu thũng và dùng trị ho, viêm khí quản, làm ra mồ hôi, làm cao dán trị đau dây thần kinh Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau I.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẮT ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI Chất sắt là 1 trong những dưỡng chất quan trọng trong cơ thể, có mặt trong mọi... dùng b Định điểm cuối Dựa vào sự xuất hiện của màu hồng do dùng thừa MnO − 4 II.1.1.2 Chuẩn độ dung dịch Fe2+ bằng K2Cr2O7 (chuẩn độ trực tiếp) a Phản ứng chuẩn độ : Trong môi trường axit mạnh :  → Cr2O7 2− + 6Fe2+ + 14H + ¬  2Cr 3+ + 6Fe3+ + 7H 2O  E 0 O 2− / 2Cr 3+ =1,33V Cr 2 - 7 Đặc điểm : Tạo môi trường axit bằng H2SO4 loãng hoặc HCl Phương pháp thương được dùng xác định hàm lượng sắt trong. .. cách hay nhất để tăng lượng sắt đáp ứng nhu cầu cơ thể a) Bổ sung Vitamin C vào bữa ăn Nghiên cứ gần đây chỉ ra rằng Vitamin C có thể giúp tăng lượng sắt hấp thụ trong cơ thể lên 50% b) Ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất sắt c) Tránh uống những đồ uống có chứa cafêin trong khi ăn Những nhà khoa học nói rằng đồ uống có chứa cafêin có thể hạn chế cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng d) Sắt và canxi không nên... số khác thì có thể nâng độ chính xác phân tích khối lượng lên tới 0,01% Tuy vậy chỉ trong các phép phân tích đặc biệt, như xác định khối lượng nguyên tử, mới yêu cầu về độ chính xác cao như vậy b) Nhược điểm 16 SV thực hiện : Huỳnh Thị Kim Chi GVHD : Ths Lâm Thị Mỹ Linh nghiệp Khóa luận tốt 2010 T - Thời gian phân tích dài, không thích hợp khi cần phân tích nhanh như trong phép phân tích kiểm tra sản... Người ta gọi đó là hiện tượng dẫn điện bằng ion Trong phương pháp đo độ dẫn điện, có các phương pháp khác : đo độ dẫn điện trực tiếp, đo độ dẫn điện trong quá trình định phân để xác định điểm tương đương còn gọi là phương pháp chuẩn đo độ dẫn điện, định phân với dong cao tần Trong phương pháp chuẩn đo độ dẫn điện thường được dùng cho các phản ứng phân tích mà trong quá trình xảy ra phản ứng có làm thay... các phương pháp phân tích đo quang a) Ưu điểm - Phân tích các chất trong nhiều đối tượng phân tích khác nhau, đặc biệt với các chất có nồng độ bé trong mẫu phân tích - Ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực - Độ chính xác, độ chọn lọc cao b) Khuyết điểm - Thiết bị đắt tiền, khó sử dụng - Thời gian phân tích kéo dài  Định lượng sắt trong dung dịch theo phương pháp quang phổ hấp thu thấy được (UV –... hoặc mất máu nhiều Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thiếu sắt gây thiếu máu Các biểu hiện của thiếu sắt như: cơ thể yếu và mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, rụng tóc, đau đầu, móng yếu dễ gãy Nếu thấy những biểu hiện trên, nên đi khám bác sĩ để làm bài kiểm tra máu nhanh sẽ giúp phát hiện sớm xem cơ thể có thiếu máu do thiếu sắt hay không I.3.2 Cơ thể cần bao nhiêu sắt? • Lượng sắt trong cơ thể phụ . riêng.đến sức khỏe con người - Lập quy trình xác định hàm lượng sắt từ rau muống, rau lang, cải xanh, từ đó tiến hành xác định hàm lượng sắt trong các loại rau, cải trên. - Báo cáo kết quả thực nghiệm. 4 : “XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG CÂY RAU MUỐNG, RAU LANG, CẢI XANH 2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của tôi là cây rau muống, rau. cứu là hàm lượng sắt trong cây rau muống, rau lang, cải xanh. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Mục đích của đề tài - Góp phần tìm hiểu thêm công dụng của cây rau muống, cải xanh, rau lang

Ngày đăng: 17/04/2015, 09:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan