Kế toán các khoản dự phòng

29 402 0
Kế toán các khoản dự phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được trên thương trường là một điều khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi do nền kinh thế thị trường mang lại thì doanh nghiệp cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề và những rủi ro trong kinh doanh. Đó có thể là sự biến động bất thường của thị trường chứng khoán; có thể là sự lỗi mốt của hàng hóa sản phẩm hoặc là khả năng không thu được tiền từ các khách hàng, …Những rủi ro và thiệt hại kinh tế do các yếu tố đó mang lại là yếu tố tiền ẩn và luôn thường trực, vì vậy doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác kế toán tính toán và hạch toán các khoản tiềm ẩn này. Cụ thể doanh nghiệp cần phải ước tính và trích lập dự phòng cho các rủi ro tren nhằm tạo ra nguồn tài chính cần thiết để bù đắp khi những tổn thất đó xảy ra Năm 2005, Bộ tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán (đợt 5) bổ sung thêm 4 chuẩn mực trong đó có chuẩn mực số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang”. Chuẩn mực này ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp có thêm công cụ để ước tính cho các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh. Cũng từ năm 2005 đến nay Bộ tài chính đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn về việc trích lập dự phòng trong doanh nghiệp như Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 và mới nhất là Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009. Tuy vậy trước sự biến động nhanh chóng của nền kinh tế thì liệu chế độ kế toán hiện hành về các khoản dự phòng đã hoàn toàn phù hợp với thực tiễn đối với nền kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế hay chưa? Và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có thực sự hiểu được bản chất của các khoản dự phòng và thực hiện nghiêm túc những quy định hiện có hay không? Vì vậy trong phạm vi đề án môn học này em lựa chọn đề tài “Kế toán các khoản dự phòng” để nghiên cứu. Với sự hướng dẫn của Th.S Lê Thị Như đã giúp em hoàn thành đề án này. SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 1 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu Đề án gồm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán các khoản dự phòng Phần 2: Đánh giá chế độ kế toán hiện hành và một số ý kiến đề xuất Do thời gian tìm hiểu và khả năng nghiên cứu của bản thân có hạn vì thế m à đề án nàykhông thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 2 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG I. Những quy định chung về dự phòng 1. Khái niệm Theo chuẩn mực số 18 thì Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Cũng theo chuẩn mực kế toán thì một khoản nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Theo như định nghĩa trong chuẩn mực thì các khoản dự phòng có thể phân biệt được với các khoản nợ phải trả như: Các khoản nợ phải trả người bán, phải trả tiền vay, là các khoản nợ phải trả được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian, còn các khoản dự phòng là các khoản nợ phải trả chưa chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. 2. Nguyên tắc ghi nhận và trích lập dự phòng Về nguyên tắc ghi nhận dự phòng: Theo chuẩn mực số 18 thì một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra; - Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và - Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Về nguyên tắc trích lập dự phòng: Theo thông tư 228/2009/TT-BTC của Bộ tài chính thì các khoản dự phòng được trích lập vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhắm bảo toàn vốn kinh doanh. SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 3 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng được thực hiện vào cuối năm tài chính, đồng thời khi tiến hành trích lập Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thật thực tế. Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. 3. Phân loại các khoản dự phòng Các khoản dự phòng trong doanh nghiệp được phân loại như sau - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. - Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ. - Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. - Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: : là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. 4. Ý nghĩa của khoản dự phòng Các khoản dự phòng có thể giúp cho những người sử dụng thông tin kinh tế có thể đánh giá, phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 4 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu tại và dự đoán xu thế phát triển của doanh nghiệp trong tương lai từ đó có quyết định có đầu tư hay không Mặt khác về mặt tài chính thì rõ ràng với việc trích lập dự phòng thì doanh nghiệp có được một nguồn tài chính bù đắp khi các tổn thất xảy ra mà không làm ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của thời điểm xảy ra tổn thất. Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong việc trích lập dự phòng theo các quy định hiện hành thì dự phòng được ghi nhận là một khoản chi phí hợp lý khi tính thuế, qua đó làm giảm số thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ II. Chế độ kế toán về các khoản dự phòng 1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.1. Đối tượng lập dự phòng: Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm: Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển ), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: Có hóa đơn chứng từ hợp pháp hoặc các bằng chứng khác chứng minh cho giá vốn của hàng tồn kho; Vật tư hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. 1.2. Phương pháp lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho ) Giá gốc hàng tồn kho là toàn bộ các chi phí bỏ ra để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 5 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 1.3. Xử lý khoản dự phòng Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cụ thể như sau: - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ. - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán. 1.4. Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng: Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hoá khác phải huỷ bỏ thì Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 6 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu lượng, giá trị hàng hoá phải huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế. Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá). Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. 1.5. Tổ chức hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Để phản ảnh dự phòng giảm giá hàng tồn khi kế toán sử dụng Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tài khoản 159 phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Kết cấu và nội dung của tài khoản này như sau Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập vào kết quả sản xuất, kinh doanh. Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hạch toán kế toán khoản mục này được thực hiện như sau: - Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 7 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu - Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) - Khi có quyết định xử lý số hàng tồn kho đã trích lập dự phòng, kế toán hạch toán Nợ TK 159: Số đã trích lập dự phòng Nợ TK 632: Chênh lệch giữa số xử lý và số đã trích lập dự phòng Có TK 152,153,155,…: Giá trị hàng tồn kho xử lý Có thể khái quát kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho qua sơ đồ hạch toán sau 2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. 2.1. Đối với các khoản đầu tư chứng khoán: 2.1.1. Đối tượng: Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. Đối với những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 8 Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được trích lập dự phòng giảm giá. 2.1.2. Phương pháp lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x ( Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường ) Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được chia tách thành 2 loại: chứng khoán đã niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường. - Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng. - Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau: + Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. + Đối với các công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng. Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. SV: Nguyễn Thị Quỳnh Lớp: Kế toán tổng hợp 52D 9 [...]... hơn khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi: Nợ TK 635: Số trích lập dự phòng bổ sung Có TK 129, 229: Số trích lập dự phòng bổ sung - Trường hợp khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính đã lập ở cuối kỳ kế toán. .. giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng: Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng; Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh... dõi, hạch toán khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính kế toán sử dụng 2 tài khoản: - TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Kết cấu và nội dung tài khoản này như sau: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn vào Doanh thu hoạt động tài chính Bên Có: Số dự phòng giảm... Quỳnh 12 Lớp: Kế toán tổng hợp 52D Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào biến động giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có, tính toán mức giảm giá cần lập dự phòng lần đầu theo quy định, ghi: Nợ TK 635: Số trích lập dự phòng Có TK 129, 229: Số trích lập dự phòng - Trường hợp khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay... hạch toán vào chi phí sản xuất chung 4.3 Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành; Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản. .. khó đòi phát sinh Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 352 – Dự phòng phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có, tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải trả tại doanh nghiệp Bên Nợ: - Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu; - Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không... doanh nghiệp Việt Nam cũng như hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không nằm ngoài sự phát triển của kế toán Việt Nam, sự phát triển của các chuẩn mực kế toán Việt Nam Hoàn thiện kế toán các khoản chi phí dự phòng là một nội dung quan trọng trong đổi mới công tác quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Hạch toán chi phí dự phòng trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành đã tương đối... doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp 3.5 Tổ chức hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi: Để phản ánh số dự phòng nợ phải thu khó đòi phát sinh Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Tài khoản này dùng để phản ánh việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán Kết cấu và nội dung của... trích lập dự phòng (lần đầu) hoặc so sánh với so dự phòng năm trước để trích lập bổ sung (nếu còn thiếu), kế toán hạch toán: Nợ TK 641: (Dự phòng bảo hành sp, hàng hóa) Nợ TK 627: (Dự phòng bảo hành công trình xây lắp) SV: Nguyễn Thị Quỳnh 20 Lớp: Kế toán tổng hợp 52D Đề án môn học GVHD: ThS Lê Thị Nhu Có TK 352: Dự phòng phải trả - Nếu số trích lập dự phòng năm nay nhỏ hơn năm trước kế toán tiến hành... lập dự phòng 1.3 Ý kiến đề xuất Muốn phân tích vấn đề đủ hay chưa đủ các khoản dự phòng, chúng ta cần dựa vào bản chất của dự phòng Lập dự phòng phản ánh cách tiếp cận thận trọng, ghi nhận một khoản chi phí sẽ chi ra (hay mất đi) trong tương lai gần Dự phòng nên được chia làm hai loại: - Dự phòng rủi ro: Phản ánh việc ghi nhận trước những khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai có liên quan đến các . 129, 229: Số trích lập dự phòng bổ sung - Trường hợp khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. trên sổ kế toán thì Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng: Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng; Nếu số dự phòng phải. (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan