hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái

46 258 0
hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Thương mại nói riêng đã không ngừng được đổi mới và phát triển cả về hình thức lẫn quy mô và phạm vi hoạt động. Cho đến nay cùng với các chính sách mở cửa, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh Thương mại đã góp phần quan trong trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá trên đà ổn định và phát triển. Thực hiện hạch toán kế toán trong cơ chế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Thương mại phải tự lấy thu bù chi, lấy thu nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và có lợi nhuận. Để thực hiện những yêu cầu đó các đơn vị phải quan tâm tới các khâu sản xuất, quá trình kinh doanh từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu được vốn về, đảm bảo thu nhập cho đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy các đơn vị kinh doanh thương mại phải thực hiện nhiều biện pháp kinh doanh, trong đó biện pháp kinh tế không thể thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, giá trị nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm kinh doanh và giá thành sản phẩm. Do đó để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết phải quản lý và tổ chức hạch toán nguyên vật liệu một cách chặt chẽ hợp lý trong tất cả các giai đoạn từ cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Bởi vậy làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là nhân tố quyết định làm hạ thấp chi phí giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, đây là một yêu cầu thiết thực và là một vấn đề đang được quan tâm nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hiện nay. Nhận thức được ý nghĩa của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vai trò của công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và toàn bộ công tác kế toán nói chung, cùng các kiến thức học được trong nhà trường về bộ môn kế toán, trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái em đã tìm hiểu đề tài: “ Tổ chức kế toán nguyên vật liệu”. Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 1 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO GỒM PHẦN I: Tổng quan chung về tổ chức kế toán của Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái. PHẦN II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu. PHẦN III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái. Với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Cao Thị Dung trường Cao đẳng Công Nghệ Hà Nội và các cô, các chú phòng kế toán và các phòng ban khác thuộc Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái em đã hoàn thành báo cáo này. Với thời gian còn hạn chế, trình độ nhận thức chưa sâu về thực tế, nên trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo hướng dẫn và các cô, chú phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái để em có thể hoàn thành tốt báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 2 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ YÊN BÁI 1.1: SƠ LƯỢC MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái là đơn vị có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định, được tổ chức hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần. - Tên gọi : Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái - Tên viết tắt : YTICO - Địa chỉ : Số 92 - Đường Trần Hưng Đạo - Phường Hồng Hà - TP Yên Bái - Tỉnh Yên Bái - Điện thoại: 0293.812.636 / 0293.812.868 - FAX: 0293.812.667 - Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Yên bái tiền thân là công ty Thương mại du lich Yên bái. Năm 2005 thực hiện quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2005của UBND tỉnh Yên bái về việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thành lập công ty cổ phần hoạt động độc lập do đó Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 2 tỷ đồng, 100% vốn do cổ đông trong công ty đóng góp. Công ty có 10 đơn vị cơ sở trực thuộc Trong đó: có 01 xí nghiệp sản xuất muối iốt và chế biến nông sản thực phẩm, 02 trung tâm bán buôn, 02 cửa hàng bán lẻ và có 03 chi nhánh kinh doanh thương mại tổng hợp tại các huyện Văn yên, Lục yên, Thị xã Nghĩa lộ. 01Chi nhánh xây dựng giao thông công trình, 01 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Km 11- Thị trấn Yên Bình. Trải qua thời gian và kinh nghiệm nhiều năm về mọi lĩnh vực thương mại, du lịch và xuất khẩu lao động, Công ty đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh có trình độ chuyên môn cao, lịch sự, nhiệt tình và chu đáo. - Công ty gồm 5 phòng chức năng: Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 3 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1) Phòng Tổ chức - Hành chính 2) Phòng Kế toán - Tài vụ 3) Phòng kế hoạch kinh doanh 4) Phòng tiêu thụ 5) Trung tâm Du lịch Lữ hành - YTICO Travel Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Đặng Thảo Nguyên +) Chức danh: Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám Đốc Công ty +) Sinh ngày: 21/09/1967 Từ lúc mới thành lập chuyển sang công ty cổ phần nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt. Nhưng với sự nhận thức đúng đắn của HĐQT, Ban giám đốc Công ty cùng với sự nỗ lực, gắn bó của các nhân viên trong công ty và sự mến mộ của khách hàng đã đưa công ty đi dần vào ổn định, Hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đảm bảo việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp. Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. 1.2:CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.2.1: Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty: - Sản xuất Muối iốt và các sản phẩm từ muối. Mua bán, sản xuất chế biến và khai thác hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản, khoáng sản. - Xây dựng, sửa chữa công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và công nghiệp. - Kinh doanh siêu thị, đại lý bán buôn, bán lẻ các mặt hàng công nghệ, thực phẩm. Kinh doanh thương mại tổng hợp gồm: rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá và các hàng hoá, vật tư thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đời sống. Mua bán vật liệu xây dựng, đại lý kinh doanh gas hoá lỏng, xăng dầu các loại. - Kinh doanh ăn uống, giải khát, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ tổng hợp mat xa trị liệu. - Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; Dịch vụ vé máy bay, in ấn quảng cáo, vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Đào tạo giáo dục định hướng và dịch vụ xuất khẩu lao động. - Kinh doanh, uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, vật tư thiết bị y tế. Liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. 1.2.2: Nhiệm vụ của công ty: Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 4 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Thực hiện sản xuất và kinh doanh hàng hoá thương mại tổng hợp theo đăng ký kinh doanh. Có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của nhà nước, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt đông hoạt đông kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi. - Hoàn thiện kế hoạch và chỉ tiêu đề ra. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đề ra, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản và an toàn xã hội. - Tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho đội ngũ công nhân viên cũng như chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Xây dựng các phương án kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty đồng thời lên phương án kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, thị trường cũng như duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng trưyền thống. 1.3: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: Là một công ty được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty bộ máy quản lý được bố trí theo sơ đồ như sau : Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 5 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 6 Phòng tổ chức – hành chính Phòng kế toán – tài vụ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Trung tâm du lịch, lữ hành Hội đồng quản trị Xí nghiệp sản xuất muối Iốt Chi nhánh Kinh Doanh Thương Mại tổng hợp Lục Yên Cửa hàng kinh doanh thuốc lá Chi nhánh xây dựng giao thông công trình Trung tâm Thương Mại Yên Bái_Km4 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Km 11_Yên Bình Cửa hàng tổng hợp Yên Thịnh Chi nhánh khu vực Miền Tây_Thị xã Nghĩa Lộ Trung tâm bán buôn và cửa hàng tự chọn Hồng Hà Chi nhánh kinh doanh thương mại tổng hợp Văn Yên Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bộ máy quản lý có nhiệm vụ như sau: +) Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý, điều hành cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị đưa ra quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. +) Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ sản xuất kinh doanh của Công ty, là người đại diện trước pháp luật của công ty. +) Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc điều hành công ty. Đây là bộ phận trực tiếp quản lý các phòng ban, báo cáo với giám đốc những tình hình cụ thể của công ty. Khi được sự uỷ quyền của giám đốc các phó giám đốc chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền. +) Phòng tổ chức – hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành công việc hành chính tại công ty, quản lý con dấu, lưu trữ, thu phát công văn tài liệu theo đúng quy tắc bảo mật, quản lý tài sản,cơ sở vật chất tại công ty, quản lý và điều hành xe văn phòng của công ty, đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho hoạt động văn phòng tại công ty. +) Phòng kế toán – tài vụ: Tham mưu cho giám đốc và giúp cho giám đốc quản lý về mặt kế toán, thống kê về tài chính của công ty. Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quản lý tài sản của công ty, theo đúng quy định của pháp luật và pháp lệnh kế toán. Cân đối về tài chính và nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác kế toán trước giám đốc và các cơ quan quản lý nhà nước. +) Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp giám đốc theo dõi công tác kế hoạch kinh doanh của xí nghiệp. Quản lý các phương tiện máy móc thiết bị, tham gia ký kết các hợp đồng, lập kế hoạch thực hiện. +) Phòng tiêu thụ có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, mở các đại lý bán hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc trong công tác tiêu thụ hàng hoá. Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 7 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.4: TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 1.4.1: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán là việc tạo ra mối quan hệ giữa các cán bộ kế toán nhằm đảm bảo thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị trên cơ sở các phương tiện tính toán và trang bị kỹ thuật hiện có. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần TMDL & Đầu Tư Yên Bái là hình thức tập trung. Cơ cấu bộ máy kế toán được trình bày theo sơ đồ sau : Bộ máy kế toán có nhiệm vụ kiểm tra tình hình ghi chép có đúng với chế độ ban hành thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi Công ty giúp cho lãnh đạo Công ty tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế, quản lý tài chính để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà sự chị đạo được tập trung thống nhất của kế toán trưởng và đảm bảo sự chuyên môn hoá của bộ máy kế toán. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu trình độ quản lý. Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 8 Kế Toán Trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Các nhân viên kế toán ở các đơn vị cửa hàng, chi nhánh trực thuộc Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo công tác kế toán, đảm bảo thống kê, thông tin kinh tế của Công ty. Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Đồng thời chịu sự kiểm tra về chuyên môn của cơ quan tài chính. Có nhiệm vụ tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế đánh giá kết quả hoạt đông sản xuất, kinh doanh, phát hiện những chi phí bất hợp lý và để đề xuất biện pháp, chỉ đạo và chịu trách nhiệm phản ánh tình hình hiện có, tình hình tăng giảm của công tác thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn khác, các khoản thanh toán công nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chưc thu nộp thanh toán với ngân sách nhà nước. - Kế toán tổng hợp: Là kế toán tổng hợp các chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành, có nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, lập báo cáo kế toán cuối kỳ. - Kế toán ngân hàng: Là kế toán thực hiện các nghiệp vụ, các khoản thanh toán với ngân hàng. - Kế toán thanh toán: Viết phiếu thi, phiếu chi, thanh toán trả lương cho cán bộ công nhân viên chức và thu nợ qua lương. Là người chịu trách nhiệm theo dõi tiền gửi, tiền đến, tiền đi, tiền đi vay, tiền phải trả, cập nhập chứng từ giấy báo nợ, giấy báo có. Ngoài ra phải theo dõi công nợ của Công ty qua các hợp đồng kinh tế, phản ánh kịp thời những số liệu phát sinh của tiền vay, tiền gửi để phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Làm cho đồng vốn được lưu chuyển liên tục mà không bị gián đoạn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty, lập phiếu nhập, xuất vật tư vận chuyển, bảo quản, tồn kho cũng như việc tổ chức đánh giá phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với nguyên tắc và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở chính sách chế độ của nhà nước - Thủ quỹ: Là người quản lý mặt tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để tiến hành thu, chi. Chịu trách nhiệm quản lý số tiền có trong quỹ của Công ty, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm, số tiền mặt tại quỹ, tình hình tăng giảm các khoản tiền gửi của Công ty. Tại các đơn vị không tổ chức hạch toán kế toán riêng mà có nhân viên kế toán hàng ngày, hàng tháng tổng hợp ghi chép công việc của đơn vị, chi nhánh mình đã thực hiện sau đó tiến hành kiểm tra đánh giá lại kết quả thực hiện trong tháng và tập hợp các chứng từ chuyển về phòng kế toán của Công ty. Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 9 Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.4.2: Đặc điểm chế độ kế toán áp dụng tại công ty. Hiện nay “Công ty Cổ phần TMDL & Đầu Tư Yên Bái” đang áp dụng hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đựơc phản ánh trên chứng từ gốc trước khi ghi vào sổ cái đều phải được tổng hợp, phân loại và lập chứng từ ghi sổ. Cơ sở ghi sổ cái là chứng từ ghi sổ. - Tách rời việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và ghi sổ theo hệ thống ở trên hai hệ thống sổ kế toán tổng hợp khác nhau: Sổ đăng ký CTGS và Sổ cái tài khoản. - Hệ thống sổ: +) Sổ tổng hợp: Sổ đăng ký CTGS và Sổ cái tài khoản. +) Các sổ chi tiết TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội 10 Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết [...]... bộ công tác hạch toán kế toán cũng như thông tin chung về phương pháp tính giá hàng tồn kho Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 13 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ YÊN BÁI 2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG 2.1.1: Phân loại nguyên vật liệu Công tác phân loại nguyên. .. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỬ DỤNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 2.2.1: Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu *) Đối với nguyên vật liệu mua ngoài: Khi phát sinh nghiệp vụ mua nguyên vật liệu nhập kho kế toán căn cúe vào hoá đơn GTGT để vào phiếu nhập kho VD1: Tháng 01/2010 Công ty Cổ phần TMDL & Đầu Tư Yên Bái mua một số NVL với các chứng từ sau: Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 15 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội Khoa Kế toán Báo... nguyên vật liệu là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Sản xuất và kinh doanh Thương mại, nó giúp cho công tác quản lý nguyên vật liệu được tốt và việc hạch toán được chính xác, hợp lý Tại Công ty Cổ Phần TMDL & Đầu Tư Yên Bái việc phân loại nguyên vật liệu được căn cứ vào nội cung kinh tế và yêu cầu quản lý thực tế của doanh nghiệp Cụ thể: +) Nguyên vật liệu chính: Là loại nguyên vật liệu tham... 2.1.2: Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty NVL nhập kho, Công ty tính giá theo giá thực tế, những NVL này được nhập từ nhiều nguồn khác nhau với giá mua, chi phí mua khác nhau Về cơ bản NVL của Công ty bao gồm NVL mua ngoài giá thực tế của mỗi loại này được Công ty tính như sau: - Đối với nguyên vật liệu nhập kho: NVL của Công ty cổ phần TMDL & Đầu Tư Yên Bái chủ yếu là do mua ngoài, phần lớn các đơn... cứ vào Nghị định số 17/HĐKT ngày 16 tháng 09 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế Căn cứ vào giấy báo giá ngày 02/01/2010 của Công ty Cổ phần muối và Thương Mại Nghệ An về giá muối nguyên liệu giao nhận tại kho Công ty Cổ phần TMDL & Đầu Tư Yên Bái Căn cứ nhu cầu của bên mua hàng và khả năng cung cấp của bên bán hàng Hôm nay ngày 04/01/2010 Tại Công ty. .. NVL là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp ghi thẻ song song 2.2.2.1: Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tinhg hình nhập - xuất – tồn của từng thứ nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số liệu Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, mỗi... ký) (Đã ký) Kế toán ghi: Nợ TK 331 Đặng Thị Tuyết Nhung–CĐKT3 26.400.000 34 Trường CĐ Công nghệ Hà Nội Khoa Kế toán Báo cáo thực tập tốt nghiệp Có TK 111 26.400.000 2.2.3.3: Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu - Xuất vật liệu cho sản xuất:Căn cứ vào các chứng từ phản ánh giảm nguyên vật liệu kế toán định khoản rùi vào các sổ có liên quan - Căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng kế toán ghi: Nợ... thứ nguyên liệu được mở một thẻ kho trên một tờ sổ nhất định, thẻ kho được dùng cho cả năm và do kế toán nguyên vật liệu mở Khi nhận đựơc các chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu thì kho thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ, sau đó đối chiếu số liệu số lượng NVL thực tế nhập, xuất kho trên chứng từ vào thẻ kho Cuối ngày thủ kho tính số tồn kho và ghi vào thẻ kho của từng loại nguyên. .. Nợ và số dư Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, số dư của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tư ng ứng trên bảng tổng hợp chi tiết kế toán Hiện nay hình thức tổ chức công tác kế toán của Công ty là tập trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại một phòng kế toán của công ty QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ CỦA PHẦN HÀNH KẾ TOÁN... 0073842 và phiếu nhập kho số 02 ngày 06/01/2010 Công ty mua Muối nguyên liệu 188.790 kg, với giá 650đ/ kg số tiền phải thanh toán là 122.713.500 Chi phí vận chuyển, bốc rỡ đã tính vào giá mua bên bán giao hàng tại kho Công ty - Mặt hàng Muối là hàng chính sách xã hội không phải chịu thuế GTGT Do vậy kế toán ghi: Nợ TK152 122.713.500 Có TK 331 122.713.500 - Đối với nguyên vật liệu xuất kho: Công ty Cổ phần . nghiệp NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO GỒM PHẦN I: Tổng quan chung về tổ chức kế toán của Công ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái. PHẦN II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu. PHẦN III:. nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Và Đầu Tư Yên Bái. Với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Cao Thị Dung trường Cao đẳng Công Nghệ Hà Nội và các. nghiệp PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ YÊN BÁI 1.1: SƠ LƯỢC MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan