đề tài “ Ý nghĩa của sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo qua Kinh Kosambi

18 1.3K 4
đề tài “ Ý nghĩa của sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo qua Kinh Kosambi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. DẪN NHẬP Như chúng ta đã biết trong cuộc sống này nguy hiểm nhất chính là sự bất hòa với nhau vì nó đưa quần thể ấy đến chia rẽ hoặc hủy diệt, từ thù hận, ganh ghét rồi đưa đến nỗi thống khổ cho nhau… Vì thế mà bất luận đoàn thể nào, quốc gia nào, thời đại nào hay tôn giáo nào cũng đều có những phương hướng, phương pháp nhằm củng cố nội bộ ngõ hầu làm định hướng cho sự phát triển xây dựng cuộc sống hoàn thiện, đưa đến một đời sống thanh cao hơn, thánh thiện hơn, tốt đẹp hơn, nếp sống mẫu mực hơn. Qua đó: con người sống gần nhau hơn, biết thương yêu đùm bọc nhau hơn, biết sống vô ngã vị tha hơn. Nên bậc cổ đức dạy rằng: “dĩ hòa vi quý” nghĩa là lấy sự hòa kính làm quý. Chính vì thế mọi cử chỉ hành vi của con người từ việc lớn hay nhỏ nếu biết hòa thuận thì sẽ thành công hoàn mỹ và trong xã hội cũng thế nếu cứ mỗi cá nhân biết sống hòa thuận thì gia đình hòa thuận, hạnh phúc, xã hội ấy cũng được an lạc, nước nhà thịnh vượng, nhân loại ấm no hạnh phúc, thế giới hòa bình, an lạc. Đời sống tu sĩ cũng vậy, chúng ta sống trong một tập thể, một cộng đồng cùng tu cùng học, cùng đi chung con đường mang lý tưởng giác ngộ giải thoát nhưng đồng là con người phàm tục chưa đạt đến quả vị tu chứng thì khó tránh những bất hòa giữa con người với nhau. Chính vì thế đức Phật đã chế định pháp lục hòa để ngăn chặn những xung đột, những tranh chấp, tránh xa những tư hữu thù hằn cá nhân… làm kim chỉ nam trong việc thực hành đời sống phạm hạnh giúp cho Tăng đoàn hưng thịnh và ngày càng thăng hoa tốt đẹp hơn mà cụ thể được đức Phật dạy trong Kinh Kosambi một cách thiết thực nhất. Chính vì tầm quan trọng của đời sống hòa hợp làm cho Tăng đoàn hưng thịnh được đức Phật dạy trong Kinh Kosambi là vô cùng cần thiết nên người viết mạo muội chọn đề tài “ Ý nghĩa của sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo qua Kinh Kosambi ” để làm bài tiểu luận của học kì 5 này. Trong bài này người viết dùng cách phân tích, quy nạp, tổng hợp, lập luận và chứng minh để làm sáng tỏ, xoay quanh ý nghĩa sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo thông qua Kinh Kosambi mà thôi. Đề tài thì rất rộng song kiến thức có hạn nên người viết không diễn tả hết nội dung, không làm sáng tỏ, ý nghĩa bao hàm của mệnh đề mà mình cần triển khai. Với mong muốn góp một phần nào đó giữa kho tàng giáo pháp của Như Lai cho hậu thế làm tư liệu dùng để nghiên cứu sau này và nguyện làm hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông vô tận ấy. Trong lúc hành văn không sao tránh khỏi sai sót, kính mong giảng viên từ bi hoan hỷ bỏ qua và góp ý cho bài tiểu luận lần sau được thành công, tốt đẹp hơn. 1. NỘI DUNG 2. Tóm tắc bài Kinh Một thời Thế Tôn ở Kosambi, tịnh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng những binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm và không chấp nhận thông cảm cho nhau; họ không tự hòa giải và không chấp nhận hòa giải. Rồi một Tỷ-kheo đến chỗ Thế Tôn ở bạch Thế Tôn: Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và bảo như sau: – Này các Tỷ-kheo, có đúng sự thật chăng? – Bạch Thế Tôn, có vậy. Như vậy, do biết gì, do thấy gì, các Ông sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi; và các Ông không tự thông cảm, không chấp nhận thông cảm, không tự, không chấp nhận hòa giải nhau. Như vậy, này các kẻ mê mờ kia, các Ông sẽ phải chịu bất hạnh, đau khổ trong một thời gian dài. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: có sáu pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến vô tranh luận, hòa hợp, nhất trí. “Thế nào là sáu? 1-3/. Vị Tỷ-kheo đối với các vị đồng phạm hạnh phải có từ thân hành, từ khẩu hành, từ ý hành cả trước mặt lẫn sau lưng. 4/. Đối với tài vật nhận được đúng pháp cho đến những vật thâu nhận trong bình bát san sẽ với các vị đồng phạm hạnh giới đức. 5/. Tỳ Kheo sống thành tựu các giới luật với các vị đồng phạm hạnh không có tỳ vết đưa đến thiền định. 6/. Tỳ Kheo sống thành tựu tri kiến thuộc bậc thánh có khả năng hướng thượng”[1] . Này các Tỷ-kheo, trong sáu pháp cần phải ghi nhớ này, có một pháp tối thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là tri kiến này, thuộc về bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, diệt tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ví như một căn nhà có mái nhọn như ngọn tháp, có một pháp tối thượng, thâu nhiếp tất cả, làm giềng mối cho tất cả, chính là mái nhọn vậy. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. 2. Những thành tựu đưa đến sự hòa hợp trong Tăng đoàn  Sự thành tựu từ thân hành đưa đến hòa hợp Cùng sống ở một nơi chốn, nghĩa là phải hòa đồng trên nguyên tắc hành động, mọi hoạt động, hành vi trong cộng đồng đệ tử đức Phật đều hợp nhất: đi cùng đi, ở cùng ở, ăn cùng ăn, làm cùng làm, nghỉ cùng nghỉ v.v…không lập dị kiểu cách, không phách lối quan liêu, biết hoà mình, đồng sự đối với mọi người xung quanh, không sống cô lập để rồi gây rạn nứt, sứt mẻ mối thâm giao tình cảm đối với những pháp lữ, đồng môn cả trước mặt lẫn sau lưng, để tạo thành mối tương thân, tương ái, tương kính và hoà hợp lẫn nhau, cho nên đức Phật dạy trong Kinh Trung Bộ rằng: “này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”[2]. Chính vì vậy, khi chúng ta sống biết hòa đồng cùng mọi người, sống không chống trái nhau thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn, được mọi người thương yêu đùm bọc, kính mến chúng ta nhiều hơn, mọi người dễ gần gũi bằng ngược lại nếu chúng ta sống không biết hòa đồng mà luôn luôn tạo sự bất hòa thì khiến mọi người ghét bỏ và từ đó chúng ta tự tách xa rời đời sống cộng đồng, đời sống cộng trụ, đời sống tương thân tương ái. Cho nên người xuất gia sống đời đạm bạc tam thường bất túc không để cho dư dật, thì đâu có thời giờ bận tâm chuyện chỗ ăn chỗ ở nên sẵn sàng và hoan hỷ nhường nhịn nhau. Hơn thế nữa, muốn được mọi người chấp nhận, chúng ta phải hòa mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy mỗi người làm một việc khác nhau, nhưng một này trở thành tất cả và tất cả là một, là sự nghiệp chung, sự nghiệp của chính ta vậy. Tinh thần thân hòa cộng trụ của đức Phật cao tột đến độ ngày nay tuy Ngài không còn trên cuộc đời nhưng khắp năm châu, bốn biển người người còn nhớ nghĩ đến Ngài, tiếp tục bước chân hành đạo của Ngài. Nói cách khác, thân Phật đã hòa tan trong mọi người, hiện hữu tất cả mọi nơi.  Sự thành tựu từ khẩu hành đưa đến hòa hợp Nghĩa là hoà đồng trên nguyên tắc ngôn luận luôn dùng lời ái ngữ dễ mến, tạo niềm tin yêu thật sự cho người nghe, không nên nói lời nói dối mà lời nói thành sự thật, không nói lời thêu dệt mà nói lời ngay thẳng, không nói lời hung ác mà nói lời từ ái, không nói lời gây chia rẽ và hận thù mà nói lời mang ý nghĩa xây dựng và hoà giải, cho nên Ngài dạy chúng Tỳ Kheo rằng:“này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”[3]. Như vậy, chúng ta nói với nhau một cách hòa nhã, lịch sự, nhẹ nhàng, từ tốn, khiêm cung, dù có điểm bất đồng cũng không dẫn đến tranh cãi, lớn tiếng. Người xuất gia rõ biết “họa tùng khẩu xuất”, lại biết âm thanh ngôn ngữ là vô thường, luôn giữ khẩu nghiệp thanh tịnh, niệm một câu Phật tốt hơn là buông một lời xằng bậy hoặc ngôn ngữ tổn hại đến người khác. Vì thế lời nói thể hiện tư cách, tâm trạng của con người trong mối quan hệ với nhau. Gần gũi thân thiện hay xa lìa oán hận nhau, thường do lời nói. Cho nên trong Kinh Pháp Cú đức Phật dạy rằng:“phàm người sống ở đời, miệng lưỡi chính gươm đao, chửi rủa mắng nhiếc nhau, là cầm dao tự hại”[4] vậy. Có những lúc Đức Phật im lặng, ngài im lặng như chánh pháp. Khi nói, Ngài nói năng như chánh pháp. Lời nói của Ngài luôn ôn tồn, hiền hòa, chứa chan sức cảm hóa. Là đệ tử Phật, cần nhớ trong bất cứ tình huống nào, ngôn ngữ của chúng ta vẫn phải ôn hòa, từ ái, để cảm hóa người. Cố gắng không tranh cãi, châm biếm hay nói lời hung ác vì vậy trong luật Sadi dạy rằng: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kì ác ngôn”[5]. Nếu chúng ta không làm chủ lời nói thì khi nghịch duyên đến khiến phát ngôn bừa bãi, nói năng không đúng chánh pháp khiến cho người khác buồn phiền, gây đau khổ cho người rồi sanh tâm hờn giận, trách móc…thậm chí người khác lại chửi mình, đánh đập mình…cho nên khi chúng ta biết được sự thiếu nhã nhặn khiêm cung từ lời nói nên tu tập đưa đến thân hòa, miệng hòa, phải thật sự phát xuất từ ý thức hòa hợp mới đúng như pháp và được kết quả an vui. Trong ý thức, nếu chúng ta chưa cùng một quan điểm, một nhận thức, một ý hướng, mà còn chứa đựng lòng ganh tỵ, thù ghét, thì thân hay miệng hòa chỉ là biểu hiện của sự giả dối, không chân thật vậy.  Sự thành tựu từ ý hành đưa đến hòa hợp Ở đây là hòa đồng trên một nguyên lý chung nhất là cùng một ý chí hòa hợp, với người đệ tử của Đức Phật không những không có một hành động xâm hại nào đối với mọi người, mà còn không có một ý niệm hoặc tâm tưởng nhỏ nhoi nào nghĩ đến sự xâm hại với sinh linh được chấp nhận. Như chúng ta đã biết, ý là phần vi tế, khó kiểm soát, đóng vai trò quan trọng trong sự điều động thân nghiệp và khẩu nghiệp. Trong buổi họp, nếu tâm ý sai khác của mỗi cá nhân được người chủ tọa điều hòa một cách khéo léo, để cùng nhau vui vẻ chấp nhận ý chung, là đã sử dụng được pháp ý hòa nên đức Phật dạy rằng:“này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”[6]. Cho nên người tu luôn giữ tâm ý hòa hợp và cảm thông với nhau trong niềm vui chung. Đó là niềm vui cùng sống trong chánh pháp, niềm vui có cùng lý tưởng hướng về giải thoát giác ngộ. Đây là niềm vui to lớn trùm lấp tất cả những dị biệt về thân phận, hoàn cảnh, danh, tướng, sở hữu, sở đắc. Với tâm vô ngã, người xuất gia trong giao tiếp, sinh hoạt Tăng đoàn, luôn hòa vui với đồng môn, pháp lữ, chia sẻ và lắng nghe tâm tình và hoàn cảnh của kẻ khác. Cho nên, khi chúng ta không làm chủ tâm ý thì dẫn đến những tai lại bất cập của mình mang đau khổ, sân hận, si mê cho người khác, do vậy trong kinh Pháp Cú đức Phật dạy rằng:“như nhà lợp không kín, nước mưa rơi lọt vào, ý lơi lỏng không tu, tham dục liền sanh khởi”[7]. Ở đây, Đức Phật muốn nói đến sự ô nhiễm tâm hồn được xem như là những áng mây u ám vần vũ trên bầu trời tâm thức của mọi chúng ta. Nếu chúng ta biết áp dụng những lời nói của đức Phật mà tu tập thì trong cuộc sống những phiền não, chấp chặt tà kiến, thù hằn cá nhân tan biến…thay vào đó là sự cảm thông hòa nhau, kính mến nhau vậy. Thật vậy, nếu Đức Phật là mẫu người thành tựu tuyệt đối nhân cách viên mãn về từ bi, trí tuệ và phúc thiện thì những người đệ tử của Ngài được xem như là những hạt nhân, chủng tử của sự giác ngộ và giải thoát đang nảy mầm, tươi tẩm và sinh trưởng không ngừng, mà mảnh đất tươi tẩm cho hạt bồ đề ấy nảy mầm sinh sôi chính là mảnh đất tâm. Nếu mảnh đất tâm này có nhiều cỏ dại của tham lam, sân hận và si mê thì những hạt giống bồ đề của từ bi, trí tuệ ấy không sao nảy mầm tươi tốt cho được.  Sự thành tựu từ lợi hành đưa đến hòa hợp Lợi hành có nghĩa là hòa đồng trên một nguyên lý quyền lợi bình đẳng, không tham lam đố kị, không chấp tự ngã và ngã sở hữu mà là quyền lợi chung chứ không một ai của riêng ai vậy. Với những Pháp lữ đồng tu trong tổ chức truyền thống cộng đồng đệ tử Đức Phật, mọi quyền lợi từ vật chất cũng như tinh thần đều cùng nhau san sẻ đồng đều bình đẳng với nhau, biết nhường nhịn lẫn nhau, không so đo, tính toán, không ganh ghét gian tham, không tư hữu tranh quyền đoạt lợi,…chính vì thế nên đức Phật dạy các Tỳ Kheo rằng: “này các Tỷ-kheo, đối với các tài vật nhận được đúng pháp, hợp pháp, cho đến những tài vật thâu nhận chỉ trong bình bát, Tỷ-kheo không phải là người không san sẻ, các tài vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng phạm hạnh có giới đức”[8]. Có thể nói rằng: ở đây đức Phật là người có trí tuệ siêu việt, một cái nhìn tổng thể và bao quát được dựa trên nguyên tắc tinh thần bình đẳng, từ bi và bác ái. Như chúng ta đã biết, sống trên cuộc đời này đâu phải ai cũng có phước báo giống như nhau, mỗi người là một phước báo riêng biệt cho nên vào thời điểm đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn sống được đều nhờ đi khất thực mà có chứ không như đời sống Tăng đoàn như bây giờ, mỗi khi khất thực như vậy thì có người được nhiều vật thực có người thì ít vật thực cho nên người kia phải sang sẽ cho người này có như vậy mới sống đúng tinh thần hòa hợp, hài hòa, vui vẻ và duy trì mọi sinh hoạt của đời sống cộng trụ. Đó là thời đại nguyên thủy ngày nay đời sống Tăng đoàn không đi khất thực mà sống ở tự viện, tu viện, giao tiếp xã hội, cần có những vật sản và tiền bạc theo nhu cầu, nhưng tinh thần luôn luôn là tinh thần vô sản, có nghĩa là sẵn sàng buông xả, bố thí, cúng dường tất cả những gì mà cá nhân mình đang nắm giữ nếu việc buông xả này mang lại lợi ích lớn cho người đón nhận mà không tổn hại đến quyền lợi chung cũng như làm nặng trách nhiệm cho người khác trong Tăng đoàn, hay trong đàn na thí chủ. Thế nên đức Phật nói rằng: “trong khi sống chung nếu có người đem cho vật thực, y phục, mền chiếu, thuốc thang vv…thì phải đem phân quân cho tất cả, nghĩa là chia cho đều nhau, không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, kẻ tốt người xấu nhưng phải láy công bằng làm trọng, được như vậy thì dù ở chung nghìn người cũng vẫn hòa vui”[9]. Chính vì vậy mà mấy ngàn năm qua kể từ sau khi đức Phật diệt độ, Tăng đoàn của đức Phật vẫn giữ được phong độ xuất thế của mình trong vai trò “Vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì lợi lạc thế gian mà làm cán cân đạo lý cho ngàn đời”. Cộng đồng đệ tử xuất gia của Đức Phật là những người vô sản, những người không gia đình, không riêng tư nên tính bao dung, hy sinh và phụng sự được xem là tính chất đặc trưng của Phật giáo vậy.  Sự thành tựu từ giới hành đưa đến hòa hợp Giới là kỉ cương vị là hòa đồng trên nguyên tắc kỷ luật cộng đồng đệ tử đức Phật giữ gìn Giới luật không để bị nhiễm ô, sứt mẻ đối với những người bạn đồng tu cả trước mặt lẫn sau lưng, để tạo thành tương thân, tương ái, tương kính và hoà hợp lẫn nhau. Như vậy: nguyên tắc này được xem là bí quyết cho sự an lạc, hạnh phúc cho cá nhân và thịnh vượng cho tổ chức Tăng đoàn. Nếu như trong đời sống Tăng đoàn chúng ta cùng tuân thủ, giữ gìn những giới luật và qui tắc mà đức Phật đã chế định cùng sống chung một cách hòa hợp. Giới luật và qui tắc của tập thể Tăng già là căn bản của giải thoát, là giềng mối đưa đến con đường thánh thiện, đạo đức, phạm hạnh, uy nghi của bậc trượng phu, người xuất gia biết rằng giữ gìn giới luật là phòng hộ ba nghiệp cho thanh tịnh, là nền tảng để tiến dần đến giải thoát giác ngộ, người xuất gia tự nguyện đặt mình trong giới luật. Giới luật và những qui tắc sống chung là gia bảo vô giá, là mạng sống của người xuất gia cho nên đức Phật đã chế định và dạy rằng: “này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng”[10]. Chính vì sự nghiệp giải thoát giác ngộ, người xuất gia phát nguyện thọ trì giới cấm vui hòa với đời sống Tăng đoàn và trang nghiêm thân tướng để làm biểu tượng tôn quí trong Tam Bảo, người xuất gia giữ gìn oai nghi tế hạnh, quy tắc sống chung tập thể. Ngoài ra: giới luật và quy tắc oai nghi vì vậy không phải là những kỷ luật sắt thép gò bó các cá nhân trong đời sống tập thể, mà chính là những thệ nguyện, những mặc ước tự nhiên giữa những kẻ xuất trần, vô ngã. Nhờ vô ngã, người xuất gia buông bỏ các danh, tướng, địa vị, giai cấp, tầng lớp của xã hội lẫn trong Tăng đoàn để sống vui hòa với các Tăng lữ khác trong các định chế có khả năng phòng hộ mình. Giới luật không phải là đẳng cấp, không phải là chỗ y cứ để phân biệt ngôi thứ, tôn ty trong Tăng đoàn, Trật tự và tôn ty trong Tăng đoàn y cứ nơi giới đức và hạ lạp, thứ tôn ty trật tự ấy, được sắp xếp tự nhiên bằng sự khiêm cung, vô ngã của mỗi cá nhân Tăng sĩ. Người thế tục trong đời sống kỷ luật của tập thể, nếu không thực hành vô ngã và nếu không thấy kỷ luật chính là mạng sống của tổ chức mình thì sẽ luôn tự cao về đẳng cấp, tuổi đảng, tranh giành với nhau từng chỗ ngồi, địa vị mà mục tiêu giá trị cần phải đạt được của tất cả mọi người con Phật chúng ta là giải thoát tâm linh. Lộ trình đưa đến mục tiêu ấy là trì giới nó giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, thân chứng chân lý giải thoát. Giới luật là hàng rào bảo vệ an toàn phẩm hạnh nhân cách, ngăn ngừa điều sai trái là phòng phi chỉ ác. Thực hiện giới hòa đồng tu nghĩa là giới đức hay sự trong sạch, không lỗi lầm, không phải hạn hẹp trong khuôn khổ giới điều. Những điều xã hội không chấp nhận chúng ta không làm và đối với luật lệ chung phải tôn trọng không được phá vỡ nguyên tắc chung vì giới luật hay luật lệ này nhằm bảo vệ cho chính mình và cho tổ chức tồn tại. Chính vì vậy nên đức Phật dạy rằng: “trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau giữ gìn giới điều, kỷ luật, quy tắc thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được”[11]. Do đó quốc gia không luật pháp, quốc gia suy vong, tổ chức không kỷ luật, tổ chức ô hợp, tôn giáo không giáo luật, tôn giáo đó ô hợp và lạc hậu. Cũng vậy, Phật giáo là một tổ chức cộng đồng có một nền giới luật chặt chẽ và nghiêm minh, nhưng có một tính chất ưu việt hơn các tổ chức xã hội cũng như tôn giáo khác là giới luật không xem như là một giáo luật hay tín điều đầy uy quyền do một đấng tối cao nào, hoặc cơ quan chuyên chế pháp định nào đó ban hành, mà nó được xem là một bản thoả thuận chung của cộng đồng đệ tử của đức Phật. Cho nên thời đức Phật còn tại thế, sự kiết giới và chế định luật nghi, Ngài không áp đặt, mà là dựa trên nguyên tắc phạm giới của một Tỳ Kheo nào đó nhân đây Ngài mới chế giới. Nghĩa là: trong thực tế những sự kiện nào đã gây ra sự bất ổn, bất hạnh cho cá nhân và cộng đồng thì đức Phật dựa vào đó mà chế định ra giới luật. Do đó, giới luật được xem là hàng rào, là thành luỹ bảo vệ an toàn cho cuộc sống phạm hạnh, cuộc sống đầy thánh thiện, giúp cho mọi người Phật tử tại gia cũng như xuất gia chuyển hoá phiền não, khổ đau để thoát ly mọi hệ lụy [...]... vậy sự trao đổi kiến thức là nền tảng để phát triển tiềm năng của tri thức của con người như vậy chúng ta thực hiện được thì sẽ phá bỏ bức tường ngăn cách giữa con người với con người trong lãnh vực tri kiến, xây dựng sự hòa hợp, đem kiến thức sự hiểu biết ấy phục vụ cho sự sống con người vậy 3 Ý nghĩa của sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo qua Kinh Kosambi Như chúng ta đã biết, đời sống. .. Chúng xuất gia của Phật là đoàn thể điển hình thể hiện đầy đủ pháp lục hòa, thiểu dục tri túc Hàng đệ tử của Ngài kết hợp đủ các thành phần xã hội, từ những hoàng tử vương quyền cho đến hàng cùng đinh, mà không hề gây xáo trộn Với sự hướng dẫn giáo hóa của Đức Phật, mọi dấu vết giai cấp được xóa bỏ Mỗi người đều phát huy sự trong sáng của giáo đoàn và chung sống hài hòa với nhau Dưới uy đức của Ngài, tinh... của Ngài sống với nhau trong tinh thần hòa hợp hoan hỷ với nhau như nước với sữa, nhìn nhau với cặp mắt đầy thiện cảm Khi các Tỷ kheo ở Kosambi cãi vã nhau, lời khiển trách của đức Phật thật nghiêm khắc và thẳng thắn nhằm đưa đến đời sống thánh hóa bản thân của tầng cá nhân trong Tăng đoàn Phật giáo Như vậy, sáu nguyên tắc hay sáu tiêu chí đưa đến đời sống hòa hợp trong kinh Kosambi được đức Phật dạy... đến một đời sống thánh hóa bản thân hơn Lục hòa là một phương thức của tập thể Tăng đoàn mà mỗi cá nhân, Tăng hoặc Ni tự nguyện áp dụng để tạo sự hòa hợp trong đời sống chung Sáu yếu tố được nêu ra trong lục hòa bao gồm cả ba nghiệp thân, khẩu, ý, giới luật, kiến giải và tài sản Sáu yếu tố này đối với đời sống tập thể nếu có sự hòa và đồng, sẽ tạo nên trật tự, hài hòa, nhịp nhàng, không sống trái với... Kheo ở xứ Kosambi biết sống hòa hợp, sống không chống trái nhau, đưa đến nhất trí thành tựu thánh hạnh Cho nên, Ngài Phật khuyên các Tỷ kheo nên làm cho Tăng đoàn được chói sáng với hạnh kham nhẫn và nhu hòa của mình nên sống đời sống thanh thoát và an tịnh, một đời sống thật sự hạnh phúc, khi tâm tư của chư vị đạt được hòa bình, hòa bình trên chính mình, hòa bình trên thế giới nên trong Kinh Trung... mục đích của sự hòa hợp không gì khác hơn là đưa đến đời sống phạm hạnh, đời sống hòa hợp sống không chống trái nhau giống như nước hòa với sửa, đó là một thể thanh tịnh, cho nên hình ảnh chư Tăng là thể hiện lối sống đạo đức lối sống thoát tục, lối sống của người xuất trần thượng sĩ Cho nên: đời sống Tăng đoàn tu tập pháp lục hòa không phải là gượng ép mà đó là một phương châm dẫn dắt Tăng đoàn đi... thanh tịnh hòa hợp không thể không có giới luật Tăng có nghĩa là đoàn thể hoà hợp, cái làm nên sự hòa hợp đó là giới luật Một Tăng đoàn không giới luật sẽ trở nên bạc nhược, cằn cỗi, không còn sức sống chính vì thế tinh thần hòa hợp là sự nhất trí để đưa đến mọi thành tựu vậy Đối với Tăng đoàn, đức Phật hướng dẫn pháp lục hòa, còn đối với tại gia cư sĩ, ngài dạy tứ nhiếp pháp Từ khi Phật giáo phát triển... ngã của mình mới hòa được với đời sống tập thể Điều cốt lõi của lục hòa là phá ngã, vô chấp, dù đức Phật không công khai nói ra, nhưng người xuất gia hẳn phải cảm nhận được qua sinh hoạt tập thể từ hai ngàn năm trăm qua Do vậy, chỉ khi chúng ta cùng vui trong lục hòa cộng trụ lúc đó chúng ta mới thục sự là những quyến thuộc bồ đề làm lên sức mạnh của Tăng già hòa hợp nhưng một Tăng đoàn thanh tịnh hòa. .. tình có lý Thiếu lục hòa, Tăng đoàn thời Phật không thể nào ổn định trật tự và đi vào nề nếp một cách nề nết khi mà sự phân biệt giai cấp vốn là một thứ tập quán trong xã hội Ấn độ thời bấy giờ, hơn thế nữa ngày nay pháp lục hòa của đức Phật, chúng ta nhận thấy đó là chất keo tốt nhất gắn bó sự đoàn kết hòa hợp, an vui của Tăng đoàn Ngoài ra, đó còn là mô hình kiểu mẫu cho bất cứ đoàn thể, tổ chức nào... còn hòa hợp và đạo Phật còn phát triển lớn mạnh cho nên “giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật mất thì Phật pháp mất” nên dù trong thời đại nào, bất cứ nơi đâu mà chúng ta biết sống dựa trên tinh thần hòa hợp đưa đến thanh tịnh, sống không chống trái nhau thì nơi đó có lục hòa cộng trụ, ngược lại nơi nào không tu tập pháp lục hòa thì nơi ấy sản sinh ra chiến tranh, gây bất hòa Nói tóm lại trong . hòa hợp làm cho Tăng đoàn hưng thịnh được đức Phật dạy trong Kinh Kosambi là vô cùng cần thiết nên người viết mạo muội chọn đề tài “ Ý nghĩa của sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo qua. vụ cho sự sống con người vậy. 3. Ý nghĩa của sự chung sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo qua Kinh Kosambi Như chúng ta đã biết, đời sống Tăng đoàn là một tập thể xuất gia cộng trụ sống lìa. sống đoàn kết hòa hợp trong Phật giáo thông qua Kinh Kosambi mà thôi. Đề tài thì rất rộng song kiến thức có hạn nên người viết không diễn tả hết nội dung, không làm sáng tỏ, ý nghĩa bao hàm của

Ngày đăng: 16/04/2015, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan