PHƯƠNG PHÁP xét NGHIỆM đất

21 1.2K 3
PHƯƠNG PHÁP xét NGHIỆM đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được phương pháp lấy mẫu đất và chuẩn bị đất để làm xét nghiệm. 2. Trình bày được các chỉ số xét nghiệm đất: độ ẩm, pH, muối, đạm, vi sinh vật 3. Thực hành được xét nghiệm trứng ký sinh trùng trong đất. 1. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm đất Đất ở các vùng dân cư ngoài thành phần cơ học của đất bao giờ cũng có một tỷ lệ mùn nhất định đồng thời cũng chứa một hàm lượng nhất định hợp chất hữu cơ, một lượng nhất định vi khuẩn hoại sinh và vi khuẩn gây bệnh cũng như một số trứng giun sán. Việc kiểm nghiệm đất về lý, hoá, vi sinh học có một ý nghĩa rất lớn và quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm làm sáng tỏ hiện tượng ô nhiễm của môi trường nói chung và đất nói riêng, các nguồn nhiễm bẩn đất trong quá trình sinh hoạt và lao động của người trong khu dân cư và việc xét nghiệm đất được tiến hành cụ thể: Trong việc xác định nguồn nhiễm bẩn của các mạch nước ngầm, nguồn nước bề mặt; Trong việc theo dõi tình trạng đất ở khu dân cư nhất là thời gian tự hoại, tự làm sạch của đất nghĩa trang; Trong việc kiểm tra, đánh giá về mặt vệ sinh dịch tễ, khả năng xử lý chất thải bỏ thông qua việc chôn lấp trong đất; Trong việc đánh giá khu đất trong xây dựng các công trình mới ở trên mặt đất cũng như ngầm trong đất.

PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ĐẤT Bộ môn SKMT- Đại Học Y Hà Nội Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được phương pháp lấy mẫu đất và chuẩn bị đất để làm xét nghiệm. 2. Trình bày được các chỉ số xét nghiệm đất: độ ẩm, pH, muối, đạm, vi sinh vật 3. Thực hành được xét nghiệm trứng ký sinh trùng trong đất. 1. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm đất Đất ở các vùng dân cư ngoài thành phần cơ học của đất bao giờ cũng có một tỷ lệ mùn nhất định đồng thời cũng chứa một hàm lượng nhất định hợp chất hữu cơ, một lượng nhất định vi khuẩn hoại sinh và vi khuẩn gây bệnh cũng như một số trứng giun sán. Việc kiểm nghiệm đất về lý, hoá, vi sinh học có một ý nghĩa rất lớn và quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm làm sáng tỏ hiện tượng ô nhiễm của môi trường nói chung và đất nói riêng, các nguồn nhiễm bẩn đất trong quá trình sinh hoạt và lao động của người trong khu dân cư và việc xét nghiệm đất được tiến hành cụ thể: - Trong việc xác định nguồn nhiễm bẩn của các mạch nước ngầm, nguồn nước bề mặt; - Trong việc theo dõi tình trạng đất ở khu dân cư nhất là thời gian tự hoại, tự làm sạch của đất nghĩa trang; - Trong việc kiểm tra, đánh giá về mặt vệ sinh dịch tễ, khả năng xử lý chất thải bỏ thông qua việc chôn lấp trong đất; - Trong việc đánh giá khu đất trong xây dựng các công trình mới ở trên mặt đất cũng như ngầm trong đất. 2. Cách lấy mẫu đất 2.1. Phần chuẩn bị + Túi ni long tiện lợi dùng xong vứt đi; to nhỏ tuỳ lượng đất lấy: 10cm x 15cm hoặc 15cm x 20cm; + Bút chì, nhã để ghi số mẫu; dây chun buộc túi và nhãn mẫu đất để lấy; sổ con để ghi chép địa điểm… + Dụng cụ đào: Xẻng để đào sâu; dao hoặc thìa để lấy mẫu trên bề mặt đất. + Lọ cồn để khử trùng dụng cụ trước khi xúc đất. 2.2. Phương pháp tiến hành lấy mẫu: Lấy mẫu quyết định độ chính xác của kết quả phân tích mẫu. Kết quả phân tích của nhiều mẫu để lấy trung bình tại một điểm. Chia mặt đất cần lấy mẫu thành những mảnh có diện tích 1m 2 , 9m 2 , 25m 2 /1mảnh. Có những mảnh gần nguồn nhiễm bẩn (ví dụ, đống rác ủ) và có những mảnh xa nguồn nhiễm bẩn (ví dụ: hố xí, hố rác ủ). Nếu trên mặt đất có nhiều nguồn nhiễm bẩn thì cần chia mặt đất thành những khoảnh trong đó có nguồn nhiễm bẩn và những mảnh đất (từ 1-9m 2 ) ở ngay sát và ở xa nguồn nhiễm. Trên mỗi mảnh đất ta chọn 3-5 điểm để lấy đất và sau đó chọn làm một để có mẫu đất chung cho mảnh đất đó theo sơ đồ sau; Thường lấy mẫu đất ở 3 độ sâu: a. Từ 0m đến 0,25m: cạo lớp đất bề mặt bằng dao, thìa b. Từ 0,75 đến 1,0m c. Từ 1,75 đến 2,0m Ở độ sâu (b) có thể dùng xẻng hoặc thuổng hoặc có thể bằng khoan đất. Thường lấy ở độ sâu (a) rồi mới lấy tiếp độ sâu (b). Nếu có mạch ngầm nông ở gần mặt đất, độ sâu (a) rất có ý nghĩa vì hoạt động sinh học ở lớp đó diễn ra mạnh và nhiều trứng giun sán, ở những độ sâu khác nhau các vi sinh vật (hoại sinh và gây bệnh) đều hoạt động và có sự phân huỷ của hợp chất hữu cơ. Tại những mảnh đất trồng rau lớp đất (a) rất có ý nghĩa về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại cây trồng mà củ của chúng dùng làm thực phẩm (củ cải, cà rốt ) và trong vườn trồng rau thì lấy mẫu đất ở cả trên luống trồng và ở lối đi. Ở mỗi điểm mẫu đất được lấy từ 50-100gam sau đó trộn lẫn để thành một mẫu chung cho cùng một độ sâu của mảnh đất đó. Mẫu chung được đổ vào túi ni lông và buộc cả nhãn cho từng mẫu. Túi mẫu được gửi ngay về phòng thí nghiệm, được bảo vệ đối với ánh nắng mặt trời và ở nhiệt độ thấp gần 0 0 C. Khi đưa về phòng thí nghiệm mẫu được đem cân, Khoảng 500gam sau đó mẫu đất được tãi cẩn thận trên một tờ bìa hoặc giấy cứng. Dùng kẹp nhặt những tạp chất (như đá, sỏi, gỗ, giấy, cây que…) rồi đem cân để tính tỉ lệ % tạp chất. • • • • • • • • • • • • • • • • • Nếu có đất cục thì nghiền nó ra. Toàn bộ mẫu đất đem rây có đường kính 3m/m. Rải đất đã rây thành lớp mỏng theo hình vuông trên một tờ giấy vạch 2 đường chéo. Bỏ phần đất ở 2 hình tam giác đối diện nhau. Phần còn lại trộn đều và làm lại như trên cho đến khi còn lại chừng 250-300 gam thì thôi và cho vào túi ni lông để bảo quản có đánh dấu số mẫu rõ ràng. Tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đất có thể ở dạng còn tươi khi mang đến phòng thí nghiệm hoặc đem hong khô trong phòng thí nghiệm. Đất tươi được dùng để phân tích các thành phần dễ thay đổi như hợp chất hữu cơ, dẫn xuất của nitơ (ammoniac, nitrit, nitrat…). Nếu không phân tích ngay phải để trong tủ lạnh những cũng chỉ được phép để độ 2-3 ngày thôi. 3. Xác định độ ẩm Trong phòng thí nghiệm người ta xác định: - Độ ẩm của đất tươi (đất mới được mang về và được làm ngay) - Độ ngậm nước của đất khô. Phương pháp hay dùng là sấy trong máy ổn nhiệt hoặc túi sấy. - Dùng hộp thủy tinh có nắp mài (cao 3cm, đường kính 5cm) được sấy khô để nguội và cân bì trước bằng cân tiểu ly (hay cân điện). Ghi trọng lượng hộp không đã sấy - Cho đất vào hộp thủy tinh đã sấy và đem cân. Ghi trọng lượng hộp + đất trước khi sấy. - Đặt hộp có đất vào tủ sấy, đem sấy 105 0 C khoảng 5 tiếng. Trong tủ sấy mở nắp và đặt nghiêng trên miệng. Hình vẽ - Sau khi sấy khô để một lúc rồi mới lấy ra làm nguội trong đét - xi - ca - tơ khoảng 30 phút rồi đem cân. Ghi trọng lượng hộp + đất sau khi sấy khô. Nên cân 2 lần. - Lượng nước mất đi tính từ trọng lượng của hộp đựng đất trước và sau khi sấy và tỉ lệ % nước của đất (độ ẩm) được tính theo công thức: a.100 x% = ——— b Trong đó: a = trọng lượng nước B = trọng lượng đất Hộp không Hộp + đất trước khi Hộp + đất sau khi sấy Lượng đất Lượng nước % độ ẩm 1 2 26g364 27g258 27g176 27g176 0g894 0g082 9,2 Trọng lượng nước a = 27g258 - 27,176 = 0,082 Trọng lượng đất b = 27g258 - 26g364 = 0,894 0,082.100 x% = ————— = 9,2% 0,894 4. Xác định pH của đất pH hay là phản ứng hoạt tính của đất. Đất chua là do những ion hydzoo chứa trong đất mà nguyên nhân căn bản làm cho đất chua là những phản ứng do quá trình hình thành đất gây nên, do sự tạo thành các axit hữu cơ, do CO 2 … Nguyên nhân làm cho đất chua còn có thể do việc bón vào đất các phân hoá học chua. Tuỳ theo trị số pH đất được phân loại như sau: pH 3-4 : đất chua nhiều pH 5 : đất chua pH 6 : đất chua ít pH 7 : đất trung tính pH >7 : đất kiềm Tuỳ theo trạng thái của ion H + người ta chia: - Độ chua hiện tại: là độ chua gây nên bởi các ion H + chứa trong dung dịch đất. Độ chua này phụ thuộc vào các axit vô cơ và hữu cơ. - Độ chua tiềm tàng: là độ chua gây nên bởi ion H + và ion Al 3+ . Độ chua tiềm tàng xác định được khi đem đất tác động với các dung dịch muối. Có nhiều phương pháp xác định pH của đất nhưng trong thực tế có 2 phương pháp hay được áp dụng nhất. Đó là: 4.1. Phương pháp xác định pH bằng so màu dựa trên cơ sở làm chuyển các chỉ thị màu trong dung dịch đất rồi đem so sánh với các ống mầu mẫu có trị số pH đã biết. Có thể xác định bằng 2 cách:  Dùng chỉ thị màu nhỏ thẳng vào đất trên một gôđê, bằng sứ, sau đó so sánh với bảng mầu sẵn trên giấy. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng nhưng không được chính xác lắm.  Dùng hộp so màu có chỉ thị màu tổng hợp có thể đo được pH từ 4-8. Chỉ thị màu này pha chế từ 2 chỉ thị màu sau: a. Methyl đỏ :0,1g NaOH0m05N : 7,4ml Cồn êtylic : 100ml B. Bromo tymol xanh :0,1ml NaOH 0,05N :3,2ml Cồn êtylic : 50ml + Trộn một thể tích dung dịch (a) với 2 thể tích d.d.(b). Đất chua, chỉ thị màu có mầu đỏ; đất kiềm có màu xanh. Trước khi tiến hành so mầu, pha chuẩn bị thêm dung dịch KCL 1N bằng cách hoà tan 74g5KCL tinh khiết vào vừa đủ 1000ml nước cất. Cân 20g đất (tươi hoặc đã phơi khô trong phòng thí nghiệm) cho vào bình hình nón dung tích 100ml. Rót vào bình 50ml dung dịch KCL 1N lắc trong 1 giờ (hoặc lắc 5 phút rồi để qua 1 ngày đêm). Sau đó dùng ống hút lấy 10ml dung dịch đã để lắng trong và cho thêm 0,6-0,7 ml dung dịch chỉ thị màu tổng hợp, so sánh với thang màu mẫu. Ghi chú: 1. Nếu cần lấy mẫu đất trong thì không nên lọc qua giấy vì nước đất bị kiềm khi qua giấy lọc. Chỉ để lắng hoặc ly tâm lấy nước trong. 2. Nếu sau khi để lắng hoặc ly tâm mà nước đất vẫn không trong thì so màu với hộp so mầu có 6 lỗ: Lỗ số 1; 3 để dung dịch đất không có chỉ thị màu. Lỗ số 4; 6 để 2 ống mầu của thang mẫu có trị số pH gần nhau Lỗ số 2 đựng nước cất Lỗ số 5 đựng dung dịch đất đã có chỉ thị màu. 4.2. Phương pháp xác định pH bằng máy đo điện Dựa trên nguyên tắc đo sức điện năng của dung dịch đất. Trị số pH được định bằng hiệu thế điện giữa 2 điện cực nhúng vào trong dung dịch đất. Trong 2 điện cực có 1 điện cực tiêu chuẩn để so sánh. Điện cực này có điện thế cố định và 1 điện cực thăm dò, điện thế thay đổi tuỳ theo pH của dung dịch. Ta định được pH dựa vào hiệu thế giữa điện cực thăm dò và điện cực chuẩn. Để đo pH ngoài điện cực calomen, có nhiều loại điện cực thăm dò, tốt nhất là điện cực thăm dò bằng thủy tinh, nó có ưu điểm hơn các loại điện cực khác ở chỗ nó có thể đo được pH của bất kỳ loại dung dịch nào. Dùng điện cực thuỷ tinh có độ chính xác cao và không bị ảnh hưởng bởi các chất khử Oxy, chất Oxy hoá, chất keo, sắt, kẽm, bạc… Nhược điểm của điện cực thuỷ tinh là dễ vỡ.  Chuẩn bị dung dịch đất: Phần dụng cụ: - ống đong 100ml - Bình cầu 500-750ml - Bình hình nón 250ml - ống hút 1ml - Phễu thuỷ tinh - Giấy loc Hoá chất - Dung dịch sunfat Al 13% - Dung dịch KOH 7% Cách tiến hành. Dung dịch đất được sử dụng để kiểm nghiệm NO 2 , NO 3 , clorua… hoặc để làm nghiệm pháp định tính độ nhiễm bẩn bởi chất thải bỏ - Cân 50-100gam đất thí nghiệm và đổ vào bình cầu có thể tích 500-750ml để hoà tan; - Đổ nước cất 2 lần (không chứa ammoniac thì tốt) nếu không nước cất 1 lần cũng được; với tỷ lệ 1 đất 5 nước, lắc 3 phút và không để lắng. Nếu đất bị nhiễm bẩn nhiều (đất từ đống ủ, có mùi hôi thối…) thì tỷ lệ là 1 đất 10 nước và cũng lắc 3 phút. - Sau khi lắc xong nếu để xác định cặn, phốt phát, sunfat thì tiến hành lọc luôn, phần đầu có thể chưa trong, ta đợi cho trong lúc đó hứng vào bình khác; phần chưa trong lại đổ vào để lọc lại; 0,1258.100.1 x% = ——————— =1,258% 10 40.50 C = ——— =10g 200 5. Định lượng muối Clorua: 5.1. Nguyên tắc: Kết tủa ion clorua trong dung dịch đất bằng dung dịch AgNO 3 0,01N với chỉ thị màu Kali Cromat. Phản ứng xảy ra như sau: AgNO 3 + NaCl = AgCl + NaNO 3 Một giọt thừa dung dịch AgNO 3 phản ứng với chỉ thị màu kali cromat cho màu đỏ nau: 2AgNO 3 + K 2 CrO 4 = AgCrO4 = 2KNO 3 Phản ứng rất nhạy ở môi trường trung tính. 5.2. Tiến hành: - Tìm lượng axit H 2 S0 4 0,01N để trung hoà môi trường bằng cách chuẩn độ 25ml dung dịch với H 2 SO 4 0,01N với chỉ thị màu phenol phtalein. Giả thử hết 2ml H 2 SO 4 0,01N . Vậy lượng H 2 SO 4 0,01N cần thiết để trung hoà 10ml dung dịch đất là 0,8ml. - Chuẩn độ NaCl. Trong một bình nón 100ml cho lần lượt: 10ml dung dịch đất 0,8 ml H 2 SO 4 0,01N . Lắc đều 2 giọt kali Cromat Trên buret nhỏ từ từ dung dịch AgNO 3 0,01N cho tới khi dung dịch chuyển màu vàng sang đỏ nâu. Ghi n ml AgNO 3 0,01N . Kết qủa được tính bằng công thức: n.100.0,000355 Cl - = ——————— C n ml dung dịch AgNO 3 nồng độ 0,01N đã dùng khi chuẩn độ 1ml AgNO 3 tương ứng với 0,000355 g chlorua 100 tính ra phần trăm C: Trọng lượng đất tương ứng với 10ml nước lọc đất đem ra chuẩn độ (tính bằng gr). 6. Phân tích thành phần đạm Tất cả các hợp chất chứa đạm trong đất có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Gồm đạm ở thể vô cơ: NH 3 , NO 2 , N0 3 dễ hoà tan trong nước và cây hút được trực tiếp. Nhóm 2: Gồm các hợp chất hữu cơ (acid, amin, amid, các nhóm protein) dễ thủy phân, hoà tan khi tác dụng với các acid loãng. Tuy cây trồng không hút được trực tiếp những hợp chất này, song nếu chúng ở điều kiện thuận tiện, chỉ trong một thời gian ngắn có thể chuyển sang dạng vô cơ của nhóm 1. Nhóm 3: Gồm những hợp chất đạm khó thủy phân, chỉ biến thành dạng vô cơ sau 1 quá trình phân giải khá dài. Để đánh giá khả năng cung cấp đạm cho cây trồng không những cần phân tích đạm vô cơ mà còn phân tích đạm hữu cơ của nhóm 2 có khả năng khoáng hoá trong một thời gian ngắn. 6.1.Xác định đạm toàn phần theo Kjeldahn Nguyên tắc Đạm toàn phần gồm đạm NH 3 và đạm hữu cơ. H 2 S0 4 đặc với chất xúc tác (là đồng sunfat và kali sulffat) có khả năng vô cơ hoá những hợp chất hữu cơ trong đất. Hợp chất NH 3 trong đất lúc đó sẽ kết hợp với H 2 S0 4 để thành (NH 4 ) 2 S0 4 . Ta dùng xút đẩy NH 3 của amoni sulffat theo phản ứng: (NH 4 ) 2 S0 4 + 2NaOH → Na 2 S0 4 + 2 H 2 O + 2NH 3 NH 3 bay ra được hứng vào 1 bình nón có chứa một lượng thừa dung dịch chuẩn độ axit sulfuric. Ta định lượng H 2 S0 4 thừa bằng NaOH rồi suy ra lượng H 2 SO 4 đã dùng để trung hoà hết NH 3 bay ra: H 2 S0 4 + 2NaOH → Na 2 S0 4 + H 2 O Dụng cụ và thuốc thử: - Máy cất đạm kiểu parnas - Buret 10ml - Pipet 10ml hay 5ml - Cốc vại 250ml - Bình nén 250ml - Bình Kjeldahn 250ml - Đèn cồn - H 2 SO 4 (đặc tinh khiết) và H 2 SO 4 N/10 - NaOH50% (hoặc KOH50%) và NaOH N/10. - Bột xúc tác Hình vẽ + 2 phần K 2 SO 4 + 1 phần CuSO 4 Chỉ thị màu Tashiro: 0,1g san methylen 0,2g đỏ methyl 100ml cồn êthylic Cách tiến hành : Trong bình Kjeldahn cho: 1g đến 5g đất 3-15 ml H 2 SO 4 đặc 10ml nước cất 0,5g chất xúc tác Đun nhỏ lửa trogn buồng kính (hotte), khi nào thấy khói trắng bay ra và dung dịch trong bình trở thành trong suet không màu (hoặc hơi xanh nhạt). Để nguội, sau đó cho khoảng 10ml nước cất 2 lần vào bình Kjldahn, lắc cho tan, rút vào bình cầu b của máy Parnas, tráng sạch nhiều lần và cùng đổ cả vào bình b. Đổ một lượng thừa NaOH50% bào bình b kiểm tra dung dịch trong bình bằng Na alizarin sunfonat (màu đỏ tím). Đổ nước cất vào bình a cua máy Parnas đến khoảng 2/3 bình Thêm 1ml H 2 SO 4 đặc để đảm bảo nếu nước cất có NH 3 cũng không thể bay sang bình b được. [...]... để xét nghiệm (đã trình bày ở trên) việc xét nghiệm đất về mặt vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng được dùng để phát hiện vai trò đường truyền nhiễm của đất, thời gian và khả năng tồn tại của vi khuẩn gây bệnh ở trong đất để từ đó làm ô nhiễm nguồn nước, rau quả được trồng ở mảnh đất đó trogn thời gian địa phương có dịch bệnh Có thể tiến hành các xét nghiệm đơn giản như: - Tìm tổng số vi khuẩn... giun sán nói riêng Ngoại cảnh và nhất là đất có ý nghĩa lớn về mặt đường truyền nhiễm các bệnh nói trên vì thế việc xét nghiệm đất để tìm ra các mầm gây bệnh như vi khuẩn, trứng giun sán vừa cso ý nghĩa về mặt vệ sinh dịch tễ vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường để từ đó có biện pháp hạ thấp tình hình nhiễm giun sán hiện nay của ta Xét nghiệm tìm trứng giun sán trong đất cần chú ý đến một số đặc điểm sau:... tiêu bản không để lại những cặn muối Cách tiến hành: đơn giản để có thể áp dụng cho việc xét nghiệm hàng loạt mẫu đất trong điều tra trên thực địa, đồng thời với những dụng cụ sẵn có tại các phòng thí nghiệm thông thường của trung tâm y tế  Phương pháp tìm trứng giun sán trong đất - PP Đặng Văn Ngữ Phần chuẩn bị Đất đã chuẩn bị theo mẫu nói chung Lờy từ 5-10g Hoá chất NaCl tinh thể (đã được rang khô)... to - Màng lọc số 6 và phễu lọc Theo phương pháp này có dùng dung dịch Barbagallo để bảo quản mẫu đất khi mang về phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 18-24 0C vì formol sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có trong đất Mẫu đất thỉnh thoảng được đảo lên cho thoáng Dung dịch NaOH (KOH) 5% và bi thuỷ tinh giúp cho việc tách trứng khỏi những hạt đất .Cách tiến hành - Lấy 5 gam đất được chộn kỹ với bi thuỷ tinh và... 7.1 Lấy mẫu đất để xét nghiệm vi khuẩn Ngoài phần chung về mẫu đã trình bày ở trên phải đặc biệt chú ý đến vị trí nguồn ô nhiễm có trong khu đất được điều tra (hố xí, cống rãnh, chuồng gia súc, đống ủ…) - Nếu khu đất rộng tới 1000m2 thì lấy 2 mảnh, mỗi mảnh 25m 2 một ở gần và một ở xa nguồn ô nhiễm Trên mảnh đó lấy đất ở 4 điểm góc và 1 điểm ở giữa và trộn thành mẫu chung - Độ sâu lớp đất là từ 20-25cm... cho: 5g đất 5g MgO 300ml nước cất 2 lần Vài viên bi thuỷ tinh Đun sôi đều, hơi NH3 bay ra qua ống sinh hàn được hứng vào 1 bình nón có chứa 20ml H2SO4 N/10 và IV giọt thuốc thử Tashiro Cất khoảng 30 phút Đem định lượng axit thừa Tính kết quả biết rằng: 1ml H2SO4 N/10 ≈ 1,7mgNH3 (a-b) 1,7.100 xmg.100= —————— = c a = 20ml c = 5g 7 Xét nghiệm vi khuẩn trong đất Ngoài việc lấy mẫu đất nói chung để xét nghiệm. .. cũng tiến hành như kiểm nghiệm đất - Nếu ít cặn thì tất cả khối lượng nước (ngâm và rửa) nói trên đem lọc qua màng lọc số 6, và sau đó đem soi như đối với tiêu bản đất 10 Đánh giá đất theo chỉ điểm nhiễm bẩn Mức độ Coli-tit (gam đất) Sạch Hơi bẩn Bẩn vừa Rất bẩn Trên 1,0 1,0-0,01 0,01-0,001 dưới 0,001 Tit Cl, perf (gam đất) Trên 0,1 0,1-0,001 0,001-0,0001 dưới 0,0001 Trứng giun/ kg đất 0 đến 10 11-100... bản khỏi bị khô, giỏ 1-2 giọt glyxerin 50% lên tiêu bản 9 Xét nghiệm tìm trứng giun trên rau củ Theo phương pháp của Vaxincôva Mẫu rau của quả có thể lấy ở nhiều mảnh đất vườn hoặc bán ở chợ Mỗi mẫu rau lấy 3-5 cây khoảng 100g; chủ yếu là rau củ quả ăn sống Mỗi đợt kiểm tra có thể lấy 5 đến 10 mẫu - Mẫu cho vào túi ni lông đem về phòng thí nghiệm và ngâm vào bocan thủy tinh, đổ ngập nước; ngâm trong... thí nghiệm nếu không phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 1 đến 20C và cũng chỉ nên trong vòng 24 giờ 7.2 Chuẩn bị mẫu pha loãng để cấy - Dung dịch đất để cấy vi trùng thường pha với tỷ lệ đất 1/nước 10 Thông thường lấy 20g đất thì lấy 200ml nước vòi trong phòng thí nghiệm đã được tiệt trùng cho vào bình cầu có duna tích 500ml Lắc mạnh độ 10-15 phút (bằng tay hay bằng máy lắc) Và như vậy ta có duna dịch đất. .. cần chú ý đến một số đặc điểm sau: Việc thu hồi trứng - Trứng giun sán trong đất không nhiều như ở trong phân và chúng bám chắc vào các hạt đất nên phải có biện pháp tách rời chúng với hạt đất; - Sau khi làm tách rời trứng phải làm sao thu hồi được nhiều trứng nhất bằng cách làm trứng nổ lên trên bề mặt nhất là ở những lớp đất sâu - Phải làm nổi được cả những trứng ở thể có ấu trùng, loại này có tỉ . PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ĐẤT Bộ môn SKMT- Đại Học Y Hà Nội Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được phương pháp lấy mẫu đất và chuẩn bị đất để làm xét nghiệm. 2 bày được các chỉ số xét nghiệm đất: độ ẩm, pH, muối, đạm, vi sinh vật 3. Thực hành được xét nghiệm trứng ký sinh trùng trong đất. 1. Tầm quan trọng của việc xét nghiệm đất Đất ở các vùng dân. xmg.100= —————— = c a = 20ml c = 5g 7. Xét nghiệm vi khuẩn trong đất Ngoài việc lấy mẫu đất nói chung để xét nghiệm (đã trình bày ở trên) việc xét nghiệm đất về mặt vi sinh vật nói chung và vi

Ngày đăng: 16/04/2015, 09:03

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan