Xây dựng lễ hội lúa thái bình phục vụ phát triển du lịch

11 408 0
Xây dựng lễ hội lúa thái bình phục vụ phát triển du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : XÂY DỰNG LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Văn Thắng Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Yến Lớp : VHDL 15A Hà Nội - 05/ 2011 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Mục đích nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin 9 5.2. Phương pháp thống kê du lịch 9 5.3. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa : 10 6. Bố cục của đề tài 10 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THÁI BÌNH VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH 11 1.1. Khái quát chung về Thái Bình 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 11 1.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội 14 1.1.3. Đặc điểm kinh tế 18 1.2. Khái quát về du lịch Thái Bình 21 1.2.1. Những tiềm năng cơ bản của du lịch Thái Bình 21 1.2.2. Thực trạng phát triển của du lịch Thái Bình 26 1.2.3. Nhận xét về những thuận lợi và khó khăn của du lịch Thái Bình 40 Chương 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH 45 2.1. Sự cần thiết để xây dựng lễ hội và mục tiêu của lễ hội 45 2.2. Không gian và thời gian tổ chức lễ hội 47 2.3. Đơn vị tổ chức và các thành phần tham gia lễ hội 47 2.4. Kế hoạch tổ chức lễ hội 48 2.4.1. Xây dựng kịch bản lễ hội lúa Thái Bình 48 2.4.2. Tổ chức đánh giá, quán triệt mục đích, phổ biến kế hoạch 50 2.4.3. Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, tổ chức 51 2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực cho lễ hội 51 2.4.5. Xã hội hóa hoạt động tổ chức lễ hội, kêu gọi tài trợ 54 2.4.6. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ lễ hội du lịch 55 2.4.7. Tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch 57 2.4.8. Kiểm tra đánh giá, bổ sung, hoàn thiện công tác chuẩn bị 59 2.4.9. Tổng duyệt chương trình 60 Chương 3 TRIỂN KHAI TỔ CHỨC LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH 62 3.1. Những hoạt động sẽ diễn ra trong Lễ hội lúa Thái Bình 62 3.1.1. Hoạt động diễn ra tại thành phố Thái Bình 62 3.1.2. Hoạt động diễn ra tại các khu vực khác trên địa bàn Thái Bình 64 3.2. Khai thác lễ hội lúa để phát triển du lịch 68 3.2.1. Liên kết vùng và tiểu vùng tham gia tổ chức và khai thác lễ hội lúa 69 3.2.2. Xúc tiến thương mại, thu hút vốn đầu tư cho du lịch 70 3.2.3. Khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường 85 3.2.4. Xây dựng các chương trình du lịch 86 3.3. Đánh giá, tổng kết lễ hội lúa Thái Bình 93 3.3.1. Lễ hội Lúa Thái Bình dưới góc độ văn hóa – xã hội 93 3.3.2. Lễ hội Lúa Thái Bình dưới góc độ kinh tế du lịch 95 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 101 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với hơn bốn nghìn năm văn hiến, lịch sử đất nước ta trải qua nhiều thăng trầm biến cố. Nhiều kẻ thù mưu toan đồng hóa văn hóa Việt Nam để hòng đô hộ đất nước ta lâu dài. Nhưng nền văn hóa Việt Nam không những được bảo vệ, giữ gìn mà cha ông ta còn biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các nước khác làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Có được một nền văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc như ngày nay là cả một quá trình lao động, sáng tạo và đấu tranh bền bỉ của dân tộc, vừa xây dựng cái đẹp, cái văn minh, cái tiến bộ, vừa chống lại cái xấu cái lạc hậu, phản động, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bài trừ văn hóa lai căng, vọng ngoại. Qủa thật để giữ gìn và phát huy được “cái hồn” của văn hóa dân tộc quả là một cuộc đấu tranh gay gắt. Cuộc đấu tranh đó đã trở thành sống còn, bởi lẽ một dân tộc đánh mất bản sắc dân tộc của văn hóa là dân tộc đó tự đánh mất chính mình. Những năm qua, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao. Do đó, tham gia lễ hội càng trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thần không thể thiếu. Hiện tại, cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), có 332 lễ hội lịch sử cách mạng (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,82%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam (chiếm 0,12%) và 40 lễ hội khác, (chiếm 0,50%). Nhu cầu tổ chức lễ hội đã lan tỏa ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là loại hình lễ hội văn hóa du lịch. Lễ hội là một hoạt động văn hóa mang tính tổng hợp đáp ứng một cách thiết thực, hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của nhân dân trong tổ chức các nghi lễ và hưởng thụ các hoạt động hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các vùng, miền, dân tộc, tri ân công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, các bậc tiền bối đã có công dựng nước và giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua sinh hoạt lễ hội, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo sự chuyển biến nhận thức biết ơn quá khứ, uống nước nhớ nguồn, giáo dục giá trị chân, thiện, mỹ cho nhân dân. Văn hóa dân tộc được bảo tồn và hòa vào dòng chảy chung của văn hóa nhân loại. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc được bảo lưu, tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa có sức đề kháng chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai. Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, một nguồn thu rất lớn bổ sung cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Qua các lễ hội, chúng ta giao lưu với các nền văn hóa trong khu vực và thế giới, làm đậm đà hơn bản sắc dân tộc. Hoà cùng với sự phát triển của du lịch cả nước nói chung, du lịch Thái Bình cũng đang chuyển mình phát triển với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo nay chuyển sang cơ cấu ngành công nghiệp và du lịch dịch vụ giữ vai trò chính. Hơn thế nữa, việc phát triển du lịch sẽ khai thác được tiềm năng về tài nguyên sẵn có của Thái Bình cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Đồng thời nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về du lịch của mọi người và tạo ra sản phẩm du lịch làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch Việt Nam… Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Bình - một mảnh đất giàu có về tài nguyên đất, nổi tiếng về sản phẩm từ nông nghiệp như : lúa, cây màu,. . . với những tên gọi được phong tặng như “Thái Bình – mảnh đất chị hai năm tấn”, lại rất phong phú về di tích, lễ hội, tôi luôn trăn trở vì sao trên quê hương, vựa lúa lớn không chỉ Đồng Bằng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung mà không có một lễ hội thật đặc trưng, tiêu biểu đúng như tên gọi đã được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó lại được là sinh viên khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, tôi nhận thức được ý nghĩa to lớn của du lịch đối với đời sống kinh tế - xã hội của người dân Thái Bình. Với hành trang kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường cộng với quá trình khảo sát thực tế, tìm hiểu và thẩm nhận những giá trị văn hoá lịch sử, giá trị thiên nhiên, của tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên của tỉnh Thái Bình, tôi đã chọn đề tài : “Xây dựng Lễ hội lúa Thái Bình phục vụ phát triển du lịch”, làm đề tài luận văn với hy vọng rằng góp một phần nhỏ không chỉ giới thiệu chung mảnh đất và con người Thái Bình, mà còn góp phần phong phú hơn, đa dạng hơn sản phẩm du lịch lễ hội của tỉnh nhà, tạo hướng liên kết với các vùng trên cả nước để tạo được nhiều sự học hỏi giúp ích bà con nông dân trong công việc, quảng bá đầy đủ hơn các sản phẩm mà đặc trưng là sản phẩm từ lúa gạo ra thị trường, thúc đấy nền kinh tế của địa phương đi lên đà mới, góp phần vào sự nghiệp tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Thái Bình nói riêng và của cả nước nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đất nước ta mới từ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Kinh tế thị trường với văn hóa truyền thống đem lại cái được, cái mất, cái thoát khỏi cái đang bị nhiễm. Đối với du lịch Việt Nam vấn đề khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong sự phát triển du lịch, trong những năm gần đây rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mong muốn của du khách khi thực hiện chuyến du lịch không đơn thuần chỉ để ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh những di tích cổ, nghe những câu chuyện huyền thoại về đất nước con người thông qua những di tích lịch sử mà đó còn là nhu cầu hiểu biết về phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian cũng như đời sống hiện tại đòi hỏi những người làm công tác du lịch phải đưa ra được những sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương mang đậm đà bản sắc văn hóa Viêt Nam để thu hút hơn khách du lịch. Đặc biệt với mảnh đất Thái Bình quê tôi, khi kinh tế công nghiệp vẫn đang trên đà chuyển bước, nền kinh tế chính vẫn là nông nghiệp, và sản phẩm đặc trưng là lúa, gạo. Nắm bắt được những lợi thế sẵn có tôi đã xây dựng lên kế hoạch tổ chức lễ hội với mong ước sẽ trở thành hiện thực. Trong khóa luận của mình tôi đã tiếp thu được một số kết quả của các bài viết của những lễ hội đã được triển khai trên toàn quốc. Từ đó tôi tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu theo góc độ của một người học chuyên ngành Văn Hóa Du Lịch. Trên cơ sở đó hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào hoạt động quảng bá cũng như phát triển du lịch trên địa bàn Thái Bình. Tuy vậy, do sự hạn chế về thời gian và trình độ nên bài viết này không tránh khỏi sai sót. Tác giả đề tài rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài thực hiện với mục đích giới hiệu khái quát về mảnh đất con người Thái Bình và mong ước nhằm xây dựng một lễ hội có tính quy mô, mở rộng, thường niên, có tính đặc trưng. Qua đó phân tích tiềm năng, tìm hiểu giá trị văn hóa của tỉnh nhà để có thể khai thác phục vụ hoạt động du lịch tại lễ hội. Đưa ra các biện pháp, một số giải pháp để có thể biến kế hoạch xây dựng lễ hội này trở thành hiện thực, thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển của ngành du lịch, kinh tế Thái Bình nói riêng và du lịch, kinh tế Việt Nam nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : chính của đề tài là xây dựng kế hoạch lễ hội lúa trên mảnh đất Thái Bình thành hiện thực, để trở thành lễ hội thường niên và đặc trưng của tỉnh nhà phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch, bên cạnh đó giới thiệu quảng bá hình ảnh Thái Bình nói chung và sự màu mỡ của đất đai tạo nên sản phẩm lúa gạo nổi tiếng trong cả nước. - Phạm vi nghiên cứu : Khai thác điều kiện tự nhiên và nhân văn sẵn có để xây dựng lễ hội không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh, ngoài tỉnh mà còn liên kết phục vụ hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch lễ hội của tỉnh nhà để phát triển du lịch và đưa ra một số chiến lược cụ thể để khai thác, xây dựng cho lễ hội thêm phong phú hoàn chỉnh, tạo dựng lễ hội chính của Thái Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận tốt nghiệp tuân thủ các phương pháp luận, các văn bản chỉ đạo và quản lý về công tác lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước vê quản lý và phát triển ngành du lịch. Ngoài ra luận văn đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu : 5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin. Đề tài nghiên cứu có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đòi hỏi phải được phân tích một cách hệ thống và tổng hợp nhằm rút ra những nhận định, đánh giá xác đáng phù hợp với thực tiễn. Tham khảo và tìm hiểu nguồn tài liệu có độ chính xác và xác thực cao như của : Sở Văn hóa Thể Thao Du lịch Thái Bình, Sở Thương mại tỉnh Thái Bình , Sở thông tin và truyền thông, Hội Khuyến nông tỉnh… 5.2. Phương pháp thống kê du lịch Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã chú trọng thu thập thông tin trên nhiều mặt nhằm nghiên cứu toàn diện các chi tiết liên quan. Sử dụng phương pháp thống kê để lập bảng biểu tổng hợp. 5.3. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa : Nghiên cứu thực tế tại các địa phương, trao đổi phỏng vấn trực tiếp với nhân dân, cán bộ trong ban ngành từ cơ sở (xã) đến huyện và các cấp lãnh đạo, quản lý. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về Thái Bình và Du lịch Thái Bình Chương 2 : Xây dựng chương trình Lễ hội lúa Thái Bình Chương 3 : Triển khai tổ chức Lễ hội lúa Thái Bình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa Thông tin, Quy chế lễ hội.1994 & 2004 2. Bộ văn hóa Thông tin, Quy chế tổ chức lễ hội, Quy định số 9/2001QĐ/BVHTT. 3. Bùi Thiết, Từ điển hội lễ Việt Nam, Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin, 2000, 567 tr. 4. Các văn bản của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Bình : - Văn bản chỉ đạo và quản lý về công tác lễ hội - Niên lịch hội làng đang được duy trì hàng năm ở Thái Bình (tính theo âm lịch) 5. Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 2004, 314 trang. 6. Lê Văn Kỳ, Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, H , NXB Văn hóa Dân tộc, 2002, 347 trang. 7. NXB Chính trị Quốc gia , Pháp lệnh du lịch, H , 1999, 32trang. 8. PGS.Lê Trung Vũ, Lễ Hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, 2005, 1200tr. 9. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam (sách hướng dẫn du lịch), Nxb Hà Nội, tháng 09 - 2007, 724tr. 10. Trần Nhạn, Du lịch và kinh doanh du lịch, H , NXB Văn hóa thông tin, 1995. 11. Trần Nhoãn, Tổng quan du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2005. Trần Thị Thu Thủy, Trò chơi dân gian, H , NXB Thế giới, 2003, 25 trang. [...]...12 Thu Linh, Đặng Văn Lung, Lễ hội truyền thống và hiện đại, H , NXB Văn hóa 1984 13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật du lịch, luật số 106 số 44/2005/QH11 14 Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam, H , NXB Văn hóa Thông tin, 1997, 882 . 85 3.2.4. Xây dựng các chương trình du lịch 86 3.3. Đánh giá, tổng kết lễ hội lúa Thái Bình 93 3.3.1. Lễ hội Lúa Thái Bình dưới góc độ văn hóa – xã hội 93 3.3.2. Lễ hội Lúa Thái Bình dưới. của du lịch Thái Bình 40 Chương 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI LÚA THÁI BÌNH 45 2.1. Sự cần thiết để xây dựng lễ hội và mục tiêu của lễ hội 45 2.2. Không gian và thời gian tổ chức lễ hội. chương : Chương 1 : Tổng quan về Thái Bình và Du lịch Thái Bình Chương 2 : Xây dựng chương trình Lễ hội lúa Thái Bình Chương 3 : Triển khai tổ chức Lễ hội lúa Thái Bình

Ngày đăng: 16/04/2015, 06:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan