Nghiên cứu đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ hoàng đàn (cây hoàng đàn, cây trắc bách diệp)

11 1.2K 8
Nghiên cứu đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ hoàng đàn (cây hoàng đàn, cây trắc bách diệp)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CƠ SỞ 2 TIỂU LUẬN Nghiên cứu đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ Hoàng Đàn (cây Hoàng Đàn, cây Trắc Bách Diệp) Môn học: Thực vật rừng Giáo viên hướng dẫn: Cô Dương Thị Ánh Tuyết Nhóm thực hiện : Nhóm I, tổ II Lớp: K4a _LTTC_QLTNR_Ninh Sơn_Ninh Thuận. Ninh Sơn, ngày 04 tháng 9 năm 2014 2 TIỂU LUẬN Nghiên cứu đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ Hoàng Đàn (cây Hoàng Đàn, cây Trắc Bách Diệp) Nhóm thực hiện tiểu luận: Nhóm 1, tổ 2; Lớp K4a _LTTC_QLTNR_Ninh Sơn_Ninh Thuận Số TT Họ và tên sinh viên Điểm đánh giá Ghi chú 01 Lê Văn Việt Nhóm trưởng 02 Nguyễn Thị Thúy Hằng Thành viên nhóm 03 Nguyễn Ngọc Việt Thành viên nhóm 04 Katơr Ương Thành viên nhóm PHẦN THỨ NHẤT I. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu. 1. Mục đích nghiên cứu: + Mục đích viết tiểu luận là giúp cho sinh viên bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tự mình đọc các tài liệu, xử lý tài liệu, phát huy tính tự chủ, sáng tạo, sắp xếp các ý tưởng thành một văn bản để chứng minh một vấn đề được đặt ra, qua đó nâng cao trình độ lý luận của mình. + Viết tiểu luận giúp cho sinh viên bước đầu có được một số kinh nghiệm để sau này tiếp tục thực hiện những công trình khoa học lớn hơn như đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, luận án tốt nghiệp, . 2. Mục tiêu nghiên cứu. Sau khi hoàn thành tiểu luận sinh viên thực hiện nghiên cứu hiểu rõ đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ Hoàng Đàn, có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống… II. Lời nói đầu Thực vật rừng hay cây rừng gồm tất cả các loài cây, loài dây leo, loài cỏ thuộc thực vật bậc cao có mạch phân bố trong rừng. Chúng là thành phần chính của hệ sinh thái rừng và là nguồn tài nguyên quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Ở từng nơi, từng lúc thành phần thực vật rừng có thể thay đổi; đó là kết quả sinh trưởng phát triển của từng loài và sự thích ứng của chúng với những biến động của nhân tố ngoại cảnh. Vì vậy, thực vật rừng ở mỗi địa phương trong thời điểm nhất định không chỉ phản ánh hiện trạng tài nguyên, tính đa dạng sinh học mà còn phản ánh tình trạng môi trường rừng. Nơi lập địa khắc nghiệt thành phần thực vật thường đơn giản, chất lượng thấp; nơi lập địa tốt, ít bị tác động không những chất lượng rừng cao mà thành phần thực vật rừng cũng phong phú đa dạng. 3 III. Tổng quan lý thuyết họ hoàng đàn. 1. Đặc điểm nhận biết về thực vật họ Hoàng đàn: - Thực vật họ Hoàng đàn hay họ Bách (tên khoa học là: Cupressaceae Rich. ex Bartl, thuộc ngành thông Pinophyta) là một họ thực vật hạt trần; cây gỗ thường xanh, cây lớn hoặc cây bụi (cao từ1-116 m). Lá hình vẩy hoặc hình kim tương đối nhỏ không dài quá 2cm, mọc đối hoặc vòng, đuôi lá thường men cuống áp sát vào cành; nón đơn tính cung gốc hoặc khác gốc, đôi khi là đơn tính khác gốc, nón nọc lẻ ở nách lá hoặc đầu cành ngắn. Nón đực gồm 2-16 nhị, mỗi nhị mang 3-6 bao phấn; nón cái gồm 3-12 lá noãn, một số hoặc toàn bộ lá noãn mang 1-12 noãn thẳng, lá noãn dính hoàn toàn với lá bắc. - Quả nón thường chín trong một năm; vảy nón thường hình khiên, hóa gỗ ít khi mọng nước; hạt có cánh hoặc không cánh, phôi hạt thường có 2 lá mầm ít khi có 5-6 lá mầm - Vỏ cây của các cây trưởng thành nói chung có màu từ nâu da cam tới nâu đỏ với kết cấu có thớ, thường bong ra hay dễ lột theo chiều dọc, nhưng lại trơn, xếp vảy hoặc cứng và dễ vỡ thành miếng hình 4 vuông ở một số loài. 2. Về phân bố thực vật họ Hoàng đàn: Họ Hoàng đàn (Họ Cupressaceae) là họ phân bổ rộng khắp nhất trong các họ thực vật hạt trần thuộc ngành Thông, với sự phân bổ gần như toàn cầu ở mọi lục địa từ Bắc đến Nam bán cầu, (ngoại trừ châu Nam Cực, kéo dài từ vĩ độ 71° bắc ở khu vực cận Bắc cực của Na Uy tới vĩ độ 55° nam ở khu vực xa nhất về phía nam của Chile). Họ Hoàng đàn có thể sinh trưởng tốt nhiều khu vực trên lục địa, nhưng nhiều chi hay loài chỉ có sự phân bổ rất hạn chế, và nhiều loài hiện đang ở tình trạng nguy cấp. Họ Hoàng đàn trên thế giới hiện nay, có khoảng 20 chi và khoảng 145 loài, trong đó, Việt Nam có 6 chi và 7 loài. IV. Đặc điểm nhận biết, sinh thai, phân bố, gia trị sử dụng của cây Hoàng đàn. 1. Đặc điểm nhận biết: 5 Cây Hoàng đàn (tên khoa học Cupressustorulosa, thuộc họ Cupressaceae, Bộ Cupressales, lớp (nhóm) Cây gỗ lớn). Hoàng đàn là cây gỗ thừng xanh loại cây gỗ lơn cao có thể 40 mét, đường kính có thể từ 80 đến 100cm. Vỏ xám nâu, nứt dọc. Cành non vuông cạnh, phân nhánh trên cùng một mặt phẳng. Lá hình vẩy nhở, mọc đối từng đôi, xít nhau và áp sát vào cành. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trái xoan thon dài 5-6mm; nón cái hình cầu hoặc trứng rộng, đường kính 1,5-2cm, đính trên cuống ngắn 4mm. Vẩy nón 6 đôi mọc vòng, mặt vẩy hình 5 cạnh có đường gờ tỏa tròn. Mỗi vẩy mang 6-8 hạt. Hạt hình cầu bẹt, có cánh mỏng. 2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Cây Hoàng đàn (Cupressus torulos D.Don) cây Sinh trưởng chậm, khả năng tái sinh bằng hạt rất kém, dưới tán cây mẹ rất ít khi gặp cây con. cây ra nón từ tháng 02-3, nón chín từ tháng 5-6 vào năm sau; Cây mọc rải rác đôi khi thành đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao 300 - 700m, có khi đến 1.000m, mọc hỗn giao với các loài Trai (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Burretiondendron tonkinense), Trám (Canarium sp.) hay Thích (Acer sp.) 3. Phân bổ: Cây mọc rải rác hoặc thành quân thụ nhở trên đất đá vôi từ độ cao từ 200-1200 so với mặt biển. Tại Việt Nam cây Hoàng đàn phân bố ở một số tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng (Thạch An), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng), Tuyên Quang Na Hang). Hiện nay, một số tỉnh đã được trồng để làm cảnh như ở 6 thị xã Kontum và Đà Lạt (Lâm Đồng). Trên thế giới được phân bố ở một số nước như: Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan . 5. Giá trị sử dụng: Gỗ Hoàng đàn màu nâu vàng nhạt, Gỗ tốt kết cấu mịn, ít biến dạng, không bi mối mọt, có mùi thơm dịu. Dùng trong xây dựng, làm đồ dùng cao cấp, đồ dùng văn phòng và nhất là đồ mỹ nghệ. Gỗ thân và nhất là gỗ hệ rễ chứa nhiều tinh dầu, dùng chữa sưng tấy, bong gân, bôi vết thương có tác dụng sát trùng hay dùng trong công nghệ sản xuất xà phòng thơm và nước hoa. Gỗ rễ được dùng phổ biến để làm hương cao cấp; đốt trầm, làm thuốc, chiết xuất tinh dầu thơm hoặc làm hương dược liệu. Cây có dáng đẹp hiện nay, một số tỉnh đã được trồng để làm cảnh như ở tỉnh Kontum và Đà Lạt (Lâm Đồng). a) Tình trạng: 7 Đang nguy cấp. Loài đã bị khai thác rất ráo riết để lấy gỗ thân và gỗ rễ, chủ yếu để làm bột hương. Số lượng cá thế còn lại rất ít. Cây lại tái sinh rất khó khăn. Mức độ đe doạ: Nhóm Bậc E, đang có nguy cơ bị tiêu diệt. b) Biện pháp bảo vệ: Cần được ưu tiên bảo vệ; có thể gây trồng từ hạt. Hiện nay, một số khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia đã khoanh nuôi một số khu rừng để bảo vệ hoàng đàn như ở Lạng Sơn thuộc vùng từ Hữu Liên, Hữu Lũng đến Sông Hóa hoặc khu bảo tồn thiên nhiên Mỏ Dẹ (Bắc Sơn). Đồng thời sớm đưa trồng để giữ nguồn gen cho tương lai và tạo nguồn nguyên liệu chủ động và phong phú. IV. Đặc điểm nhận biết, sinh thai, phân bố, gia trị sử dụng của cây Trắc Bách Diệp. 1. Đặc điểm nhận biết: 8 Cây Trắc Bách Diệp (tên khoa học Biota orientalis; thuộc họ Cupressaceae). Thân, Tán, lá: Dạng cây gỗ nhỏ, cao từ 1 mét đến 2 mét, tai lá hình tháp, thân có vỏ màu nâu, có vết nứt dọc các cành dẹt, nang lá xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá hình vẩy, mọc đối xứng, hoa đơn tính, cùng gốc, quả bao bọc bởi nhiều lớp vẩy màu lục pha màu lơ nhạt, dùng để trồng làm cây cảnh. Hoa, Quả, Hạt: Nói cái hình trứng hay gân hình cầu, ở góc cành nhỏ, ngắn, chỉ có 3-4 đôi vẩy dẹt. Hạt màu nâu, hành trứng, vỏ cứng, nhẵn, không có cánh, có dầu thơm. Quả hình trứng, màu xanh, nhỏ, mọc lẫn ở giữa lá. 2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học: Trắc Bách Diệp sinh trưởng trung bình, cây ưa sáng nhu cầu nước không cao. Do kiểu cành và màu sắc lá đặc trưng tạo cho cây có sắc thái lạ mắt, nó đã được nhiều nơi trên thế giới dẫn giống trồng làm cây cảnh. Ở Việt Nam, cây được nhập trồng từ lâu, đã thích nghi cao độ, sinh trưởng, phát triển khỏe như một loài cây bản địa. Tán cây có dạng hình chùy chóp nón, nếu được chăm bón và sửa cành cẩn thận dưới điều kiện chiếu sáng toàn phần sẽ tạo được những cây tỏa tán đều, tròn trịa, dạng trứng tròn, hao hao một quả cầu xanh. Tuy Trắc Bách Diệp xuất thân từ vùng á nhiệt đới mát mẻ, nhưng cây khá dễ tính, sống được ở nhiều nơi trên các vùng nhiệt đới. Cây thường ưa sáng, đất ẩm mát, có độ phì khá, nhưng cũng chịu được che bóng một phần, đất kém dinh dưỡng và trải qua nhiều tháng nắng hạn trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Tất nhiên, để có những cây ngoại hình đẹp, cân đối, sắc lá tươi sáng cần đáp ứng các điều kiện tối ưu cho nó. Cây có thể trồng đất hay trồng chậu. 9 3. Phân bổ: Cây Trắc Bách Diệp xuất xứ từ Tây Bắc nước Mỹ, phát triển tốt trên đất ẩm, lầy lội và dọc hai bên bờ sông. Ở một số nước Châu Âu loài cây này được dùng làm cây trang trí kha phổ biến; ở Việt Nam cây được phân bố từ Bắc vào Nam. 5. Giá trị sử dụng: Ngoài tác dụng làm cảnh, cây còn được dùng làm thuốc. Bộ phận thường được dùng làm thuốc là hạt và lá. Hạt là vị thuốc quen thuộc, hầu như tài liệu dược học cổ truyền nào cũng có ghi chép dưới tên gọi “bá tử nhân”, tiếng La-tinh là Semen biotae (hạt của cây Biota). Vị thuốc này còn được gọi là trắc bá tử nhân, bách tử nhân…, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, nhuận trường, chữa chứng mồ hôi trộm. Lá có tác dụng bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, trừ phong thấp. Cũng có tài liệu cho rằng cả hạt và lá đều có tác dụng chống hen, trừ nấm, hạ sốt, giảm ho, long đờm, làm êm dịu, lợi tiểu, trợ tiêu hóa… Như vậy, trắc bách diệp là một loài cây xanh đa tác dụng, vừa là một nguồn gen đẹp để tôn tạo cảnh quan, phòng hộ chắn gió, lại vừa là nguồn dược liệu quí, đáng được bảo tồn và phát triển. 6. Tài liệu tham khảo. - Giáo trình môn Thực vật rừng của tác giả Lê Mộng Chân – Trường Đại học Lâm nghiệp; Trang web: http://www.Google.com.vn. VI. Kết luận. Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vỹ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm từ 10 [...]... dạng .đối với loại thực vật họ Hoàng Đàn phân bố hầu hết ở các vùng miền của nước ta “Rừng vàng biển bạc” là câu ngạn ngữ mà ông cha ta đã ví von về nguồn tài nguyên phong phú của nước ta Thật đúng vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có trứ lượng lớn là điều kiện để nước ta phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay việc lạm dụng và khai thác các loại thực. .. kiện để nước ta phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay việc lạm dụng và khai thác các loại thực vật quý hiếm đã dẫn đến nguồn tài nguyên dần cạn kiệt, gây ô nhiếm nguồn nước, không khí, đất đai Đất nước ta cần có các chính sách bảo vệ, quy định nghiêm ngặt mức độ khai thác các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng góp phần nâng cao môi trường sống, chất lượng cuộc sống cho tương lai . TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP CƠ SỞ 2 TIỂU LUẬN Nghiên cứu đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ Hoàng Đàn (cây Hoàng Đàn, cây Trắc Bách Diệp) Môn học: Thực vật rừng Giáo viên. rõ đặc điểm, phân bổ, giá trị sử dụng đối với loại thực vật họ Hoàng Đàn, có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống… II. Lời nói đầu Thực vật rừng hay cây rừng gồm tất cả các loài cây, . thành phần thực vật rừng cũng phong phú đa dạng. 3 III. Tổng quan lý thuyết họ hoàng đàn. 1. Đặc điểm nhận biết về thực vật họ Hoàng đàn: - Thực vật họ Hoàng đàn hay họ Bách (tên khoa học là:

Ngày đăng: 15/04/2015, 10:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan