ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.DOC

31 1.9K 4
ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa: Kế Toán – Kiểm Toán

MÔN: LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH

VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Giảng viên hướng dẫn: Vương Tuyết Linh Lớp: LW002_1_102_T06 NHÓM 5

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa: Kế Toán – Kiểm Toán

MÔN: LUẬT KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH

VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Giảng viên hướng dẫn: Vương Tuyết Linh Lớp: LW002_1_102_T06 NHÓM 5

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2011

Trang 3

Tiến trình họp và phân chia công việc cho các thành viên nhóm 5:

- Thứ 3 ngày 23/2/2011: nhóm họp để tìm dàn ý cho bài thuyết trình và phân chia công việc cho các thành viên Cụ thể:

 Bạn Nguyễn Thị Thu Hà phụ trách viết lời mở đầu cùng phần giới thiệu về Hội đồng thành viên (HĐTV) trong công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)  Bạn Hoàng Thanh Liêm viết phần Điều kiện hợp lệ của cuộc họp HĐTV

công ty TNHH.

 Bạn Trần Thị Kim Vân viết phần Điều kiện thông qua quyết định của cuộc họp HĐTV trong cuộc họp.

 Bạn Phạm Thị Hằng viết phần Biên bản họp HĐTV.

 Bạn Hoàng Lệ Hằng viết phần hình thức lấy ý kiến HĐTV bằng văn bản và điều kiện thông qua quyết định của HĐTV bằng văn bản, phần kết luận - Thứ 7 ngày 26/2/2011: nhóm họp lần hai để trao đổi kết quả các thành viên đã làm được và thảo luận thêm về đề tài.

- Thứ 3 ngày 1/3/2011: nhóm họp lần ba để thống nhất nội dung sẽ trình bày trong bài thuyết trình Lựa chọn nội dung đưa vào slide.

- Thứ 6 ngày 4/3/2011: họp nhóm để ghép phần slide.

- Thứ 7 ngày 5/3/2011: thuyết trình thử lần thứ nhất, các thành viên nhận xét và bổ sung phần thuyết trình của từng bạn

- Thứ 2 ngày 7/3/2011: thuyết trình thử lần hai.

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang 6

2.CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN11

2.1.1.1 Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên 11

2.2 Điều kiện thông qua quyết định của HĐTV tại cuộc họp 15

3.QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH BẰNG CÁCH19LẤY Ý KIẾN BẲNG VĂN BẢN

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã là một động lực to lớn dẫn tới những bước chuyển mình vượt bậc về kinh tế Nền kinh tế nước ta ngày càng sôi động hơn và phát triển hơn trước Nhiều công ty và doanh nghiệp ra đời đã và đang góp một phần quan trọng trong sự phát triển đó Cùng với các loại hình công ty khác thì công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hiện nay đang khá phát triển và ngày càng thể hiện ưu thế của mình1 Thành viên của công ty TNHH là những cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty HĐTV gồm các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty HĐTV có quyền và nhiệm vụ rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các hoạt động của công ty Để đưa ra được những quyết định đó đòi hỏi phải lấy ý kiến của HĐTV Vậy HĐTV lấy ý kiến bằng cách nào? Và khi nào thì quyết định của HĐTV được thông qua? Hiểu được vai trò to lớn của HĐTV cùng với mong muốn trả lời những câu hỏi trên mà nhóm nghiên cứu đề tài “Điều kiện hợp lệ của cuộc họp HĐTV và điều kiện thông qua Quyết định của HĐTV trong Công ty TNHH” Rất mong sẽ nhận được sự chia sẻ thêm của các bạn.

1 Phụ lục 1 trang 24

Trang 8

1 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH1.1 Hội đồng thành viên(HĐTV):

1.1.1 Khái niệm

HĐTV tồn tại trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc trong công ty TNHH một thành viên mà có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền Cụ thể cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: HĐTV, chủ tịch HĐTV, Giám đốc (GĐ) hoặc Tổng giám đốc (TGĐ); công ty TNHH một thành viên có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền: HĐTV, GĐ hoặc TGĐ và kiểm soát viên; công ty TNHH một thành viên mà một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền: chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và kiểm soát viên.

Trong công ty TNHH một thành viên có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền, HĐTV gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền.

Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, HĐTV gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp HĐTV, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

1.1.2 Quyền và nhiệm vụ của HĐTV

HĐTV có quyền và nhiệm vụ khá quan trọng, đóng vai trò như một cơ quan đầu não quyết định hầu hết mọi hoạt động của công ty Cụ thể trong khoản 2 điều 47 luật doanh nghiệp quy định về quyền và nhiệm vụ của HĐTV như sau:

o Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

o Quyết định tăng hoặc giảm VĐL, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn

o Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

o Quyết định giải pháp phát triển thị trường tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay; cho vay; bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

o Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc TGĐ, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

Ở đây có một lưu ý rằng kế toán trưởng thuộc quyền quản lý của HĐTV mà không chịu sự quản lý của GĐ, TGĐ Giả sử GĐ quyết định lấy 500 triệu của công ty chi vào việc không hợp lý, không được sự chấp nhận của Kế toán trưởng thì trong trường hợp này GĐ không thể lấy được khoản tiền 500 triệu này, với quy định này đã tạo được sự độc lập cho Kế toán trưởng, giúp cho tài chính của công ty minh bạch hơn.

Trang 9

o Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch HĐTV, GĐ hoặc TGĐ, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

o Thông báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

o Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

o Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; o Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

o Quyết định tổ chức lại công ty;

o Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

o Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

1.2.Người đại diện theo ủy quyền

Đối với công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia HĐTV.

Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải được thông qua một trình tự pháp lí đầy đủ đồng thời người được chỉ định là đại diện theo ủy quyền cũng cần phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định Điều 48 luật doanh nghiệp quy định:

a) Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, được thông báo đến công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

o Tên, địa chỉ trụ sở chính, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;

o Tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

o Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền

o Thời hạn ủy quyền;

o Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của thành viên, của người đại diện theo uỷ quyền của thành viên.

Ví dụ: Danh sách người đại diện theo ủy quyền công ty TNHH một thành viên2 Việc thay thế người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo bằng văn bản cho công ty và cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định và có hiệu lực kể từ ngày công ty nhận được thông báo.

b) Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

o Đủ năng lực hành vi dân sự;

o Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; 2 Phụ lục 2 trang 25

Trang 10

o Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lí kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty;

o Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% VĐL thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty con.

Người đại diện theo ủy quyền nhân danh thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐTV theo quy định Mọi hạn chế của thành viên đối với người đại diện theo ủy quyền của mình trong việc thực hiện các quyền thành viên thông qua HĐTV đều không có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.

Người đại diện theo ủy quyền có nghĩa vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐTV; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐTV một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của thành viên và công ty Người đại diện theo ủy quyền có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp được ủy quyền.

Quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền Trong quan hệ này người được uỷ quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền Người được ủy quyền phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

1.3.Chủ tịch HĐTV

Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, HĐTV bầu một thành viên làm Chủ tịch Chủ tịch HĐTV có thể kiêm GĐ hoặc TGĐ công ty.

Trong công ty TNHH một thành viên có ít nhất hai người làm đại diện ủy quyền, chủ tịch HĐTV do chủ sở hữu công ty chỉ định.

Ví Dụ:

Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và Tổng Công ty Lương thực miền Nam đều có HĐTV gồm 5 người Vị trí Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Lương thực miền Bắc được giao cho ông Nguyễn Như Lai, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đảm nhiệm Ông Trần Văn Vẹn, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Lương thực miền Nam được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐTV của Công ty này.

HĐTV của Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Cà phê Việt Nam gồm 3 người do ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch HĐQT, giữ chức Chủ tịch.

HĐTV Công ty TNHH một thành viên Tổng Công ty Xi măng Việt Nam do ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT giữ chức Chủ tịch Ngoài ra có 4 Ủy viên HĐQT giữ chức Thành viên HĐTV3.

3 http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/364765/bo-nhiem-hoi-dong-thanh-vien-mot-so-doanh-nghiep-moi-chuyen-doi.htm

Trang 11

Cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn giữa HĐTV và Chủ tịch HĐTV HĐTV là chế định tập thể trong khi đó chủ tịch HĐTV là chế định cá nhân Quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV không đồng nhất với quyền và nhiệm vụ của HĐTV mà cụ thể khoản 2 điều 49 luật doanh nghiệp quy định các nội dung sau về quyền và nhiệm vụ của chủ tịch HĐTV:

o Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐTV;

o Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐTV hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

o Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên

o Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐTV;

o Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV;

o Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định và Điều lệ công ty.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐTV không quá năm năm Chủ tịch HĐTV có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.

Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch HĐTV ủy quyền bằng văn bản cho môt thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch HĐTV không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTV theo nguyên tắc đa số quá bán.

Chủ tịch HĐTV là một vị trí có vai trò và nhiệm vụ rất lớn đòi hỏi người giữ chức phải thực sự làm việc cẩn trọng và phải có những quyết định đúng đắn nếu không sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, gây ảnh hưởng đến công ty đồng thời chính họ phải chịu trách nhiệm cho những quyết định sai lầm đó.

Minh chứng cho điều này tôi xin đưa ra ví dụ về ông Diệp Thanh Bình, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Bệnh viên Tây Đô (Cần Thơ), trong thời gian đương chức ông đã có những sai lầm nghiêm trọng khiến công ty vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh mà ông Diệp Thanh Bình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm: Từ năm 2004 đến 2007 Công ty không có thủ quỹ mà giao việc thu tiền cho bà Trần Thị Thu Vân (vợ ông Diệp Thanh Bình) là trái với quy định; Qua thanh tra phát hiện ông Diệp Thanh Bình chỉ đạo giả mạo chữ kí của bà Nguyễn Thị Phương Linh là kế toán cũ để lập 5 phiếu thu tiền góp vốn 21,5 tỷ đồng của 5 thành viên vào ngày 10/9/2004; ông Diệp Thanh Bình đã lợi dụng sơ hở để miễn nhiệm chức vụ TGĐ Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô đối với ông Nguyễn Minh Hoàng -vi phạm luật doanh nghiệp và điều lệ của Công ty Qua đó đoàn thanh tra kiến nghị tổ chức Đại hội thành viên để bầu lại chức danh Chủ tịch HĐTV Yêu cầu ông Diệp Thanh Bình thu hồi lại quyết định miễn nhiệm chức vụ TGĐ đối với ông Nguyễn Minh Hoàng Ông Bình và các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm khắc phục

Trang 12

hậu quả các khoản chi không có chứng từ gốc với số tiền là 6.331.764.465 đồng… và nhiều kiến nghị khác 4.

2 CUỘC HỌP HĐTV

2.1 Điều kiện hợp lệ của cuộc họp HĐTV trong công ty TNHH:

Luật doanh nghiệp 2005 cho phép có nhiều hình thức thông qua HĐTV Đó là hình thức biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định.Như vậy, tại công ty TNHH khi họ chọn hình thức họp thì sẽ phải làm gì? Họ họp khi nào? Ai là người triệu tập? Ai là người họp? và một số điều khoản khác do công ty quy định về thẩm quyền và cách thức triệu tập họp mà chúng ta cần phải quan tâm là như thế nào.Để hiểu rõ hơn về điều nàỳ thì chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề dưới đây.

Trước hết, trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì khi cần thông qua những vấn đề sau cần phải tổ chức họp HĐTV:

o Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

o Quyết định phương hướng phát triển công ty;

o Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức GĐ hoặc TGĐ;

o Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; o Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

Các trường hợp cụ thể bắt buộc phải lấy ý kiến thông qua do luật và Điều lệ công ty quy định.

2.1.1 Triệu tập họp HĐTV:

Tại Điều 50 luật doanh nghiệp 2005 quy định về triệu tập HĐTV như sau: a) HĐTV được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch HĐTV hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 của Luật này Cuộc họp của HĐTV phải được tổ chức tại trụ sở chính của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Chủ tịch HĐTV chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và triệu tập họp HĐTV Thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp Kiến nghị phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

o Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền;

o Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; o Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;

o Lý do kiến nghị.

Chủ tịch HĐTV phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp HĐTV nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định được gửi đến trụ sở chính của

4http://dantri.com.vn/c36/s20-400711/chu-tich-hoi-dong-thanh-vien-phai-chiu-trach-nhiem.htm

Trang 13

công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp HĐTV; trường hợp kiến nghị được đệ trình ngay trước khi họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp đồng ý.

b) Thông báo mời họp HĐTV có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên HĐTV Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.

Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua phương hướng phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất hai ngày làm việc trước ngày họp Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.

c) Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp HĐTV theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 41 của Luật này trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp HĐTV; trong trường hợp này, nếu xét thấy cần thiết, yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc tổ chức và tiến hành họp HĐTV; đồng thời, có quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện Chủ tịch HĐTV về việc không thực hiện đúng nghĩa vụ quản lý, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của họ.

d) Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì yêu cầu triệu tập họp HĐTV theo quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản, có các nội dung chủ yếu sau đây:

o Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên yêu cầu;

o Lý do yêu cầu triệu tập họp HĐTV và vấn đề cần giải quyết; o Dự kiến chương trình họp;

o Họ, tên, chữ ký của từng thành viên yêu cầu hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ.

e) Trường hợp yêu cầu triệu tập họp HĐTV không có đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều này thì Chủ tịch HĐTV phải thông báo bằng văn bản cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trong các trường hợp khác, Chủ tịch HĐTV phải triệu tập họp HĐTV trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu

Trường hợp Chủ tịch HĐTV không triệu tập họp HĐTV theo quy định thì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên có liên quan của công ty Trong trường hợp này, thành viên hoặc nhóm thành

Trang 14

viên đã yêu cầu có quyền triệu tập họp HĐTV Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp HĐTV sẽ được công ty hoàn lại.

Ngoài ra, khoản 2 và khoản 3 điều 41 luật doanh nghiệp 2005 quy định như sau :

 Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% VĐL hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền

 Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% VĐL và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, ta có thể thấy không chỉ có HĐTV mới có quyền triệu tập họp HĐTV.Các chủ thể có quyền triệu tập họp HĐTV gồm:

 Chủ tịch HĐTV

 Thành viên hoặc nhóm thành viên sỡ hữu trên 25% VĐL (nếu điều lệ không quy định tỷ lệ hoặc có quy định nhưng lớn hơn 25%)

 Thành viên hoặc nhóm thành viên sỡ hữu trên X% (nếu điều lệ quy định tỷ lệ X nhỏ hơn 25%)

 Các thành viên thiểu số hợp nhau lại (nếu công ty có một thành viên sỡ hữu trên 75% VĐL và điều lệ không quy định một tỉ lệ nhỏ hơn 25%)

2.1.1.2 Đối với công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nhân danh chủ sỡ hữu là cá nhân thì không cần có HĐTV và sẽ không tổ chức họp.Ngược lại nếu công ty này với nhân danh chủ sỡ hữu là tổ chức và tổ chức này phải chỉ ra ít nhất hai người làm đại diện theo ủy quyền thì sẽ lập ra HĐTV và triệu tập họp giống như công ty TNHH hai thành viên trở lên.Điều này có quy định rõ tại khoản 4

điều 68 luật doanh nghiệp 2005: Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng

thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 50 của Luật này.

Tuy nhiên, ví dụ sau đây chỉ ra cho chúng ta thấy những bất cập vẫn còn tồn tại:

Tình huống: Công ty TNHH X có một thành viên sở hữu 81% và thành viên này giữ

chức vụ Chủ tịch HĐTV, bốn thành viên còn lại sở hữu 19% VĐL (trong đó ba thành viên mỗi thành viên sở hữu 6%, một thành viên sở hữu 1%) Điều lệ công ty quy định: Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 15% VĐL trở lên có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền Hiện tại, công ty rơi vào tình trạng bế tắc vì thành viên sở hữu 81% đi nước ngoài biệt tích Thành viên sở hữu 1% không đồng ý triệu tập họp HĐTV để cứu công ty (vì thành viên này muốn công ty bế tắc để mua lại giá rẻ) Câu hỏi được đặt ra là: Ba thành viên còn lại sở hữu tổng cộng chỉ có 18% có thể tiến hành triệu tập họp HĐTV không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005 thì thành viên thiểu số hoặc nhóm thành viên thiểu số hợp nhau lại mới có quyền yêu cầu triệu tập.

Trang 15

Nếu ba thành viên sở hữu 18% hợp nhau lại là đủ điều kiện về tỷ lệ để yêu triệu tập họp HĐTV.

Tuy nhiên thành viên sở hữu 1% lại cho rằng khái niệm “các thành viên thiểu số hợp nhau lại” quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2005 được hiểu là toàn bộ số thành viên thiểu số còn lại Cho nên, ba thành viên sở hữu 18% không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV.

Cách hiểu của thành viên sở hữu 1% là máy móc vì bản chất của điều luật là chỉ cần đủ tỷ lệ góp vốn chứ không phải đủ số lượng thành viên nên ba thành viên sở hữu 18% hoàn toàn có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV

Nhưng rõ ràng thành viên sở hữu 1% có quyền hiểu máy móc như trên khi chưa có giải thích, hướng dẫn cụ thể 5.

a) Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, Điều 51 luật doanh nghiệp 2005 quy định:

 Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% VĐL; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định

 Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất Cuộc họp HĐTV triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% VĐL; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

 Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số VĐL được đại diện bởi số thành viên dự họp.

Để chứng minh là cuộc họp lần một, hoặc lần hai đã triệu tập nhưng không đủ điều kiện để tiến hành cuộc họp lần hai, lần ba; khi xảy ra tranh chấp thì đòi hỏi việc triệu tập các thành viên họp phải được gửi bằng thư bảo đảm hoặc có văn bản có chữ ký của các thành viên công nhận đã nhận được thông báo triệu tập họp  Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành vien phải tham dự và biểu

quyết tại cuộc họp HĐTV Thể thức tiến hành họp HĐTV, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

b) Đối với công ty TNHH một thành viên, khoản 5 điều 68 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: Cuộc họp của HĐTV được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau.

2.2. Điều kiện thông qua quyết định của HĐTV tại cuộc họp

a) Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Theo Điều 52 , Luật doanh nghiệp:

5 http://diendan.az24.vn/hoi-dap-tu-van-phap-luat/119095-ai-co-quyen-trieu-tap-hop-hoi-dong-thanh-vien.html

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:24

Hình ảnh liên quan

 Bạn Hoàng Lệ Hằng viết phần hình thức lấy ý kiến HĐTV bằng văn bản và điều kiện thông qua quyết định của HĐTV bằng văn bản, phần kết luận. - ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.DOC

n.

Hoàng Lệ Hằng viết phần hình thức lấy ý kiến HĐTV bằng văn bản và điều kiện thông qua quyết định của HĐTV bằng văn bản, phần kết luận Xem tại trang 3 của tài liệu.
Ghi chú: Tài sản hình thành tổng giá trị vốn góp được quyền đại diện của từng cá nhân cần được liệt kê cụ thể: tên loại tài sản góp vốn, số lượng từng loại tài sản góp  vốn, giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn, thời điểm góp vốn của từng loại tà - ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.DOC

hi.

chú: Tài sản hình thành tổng giá trị vốn góp được quyền đại diện của từng cá nhân cần được liệt kê cụ thể: tên loại tài sản góp vốn, số lượng từng loại tài sản góp vốn, giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn, thời điểm góp vốn của từng loại tà Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng xếp hạng FAST500 – Top 500 doanh nghiệp SME tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp vừa và  nhỏ (SMEs) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam)15 - ĐIỀU KIỆN HỢP LỆ CỦA CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.DOC

Bảng x.

ếp hạng FAST500 – Top 500 doanh nghiệp SME tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam)15 Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan