Các biện pháp xử lý vấn đề sức khỏe môi trường sau thảm họa

4 3.3K 25
Các biện pháp xử lý vấn đề sức khỏe môi trường sau thảm họa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU 1. Trình bày được các vấn đề SKMT sau thảm họa 2. Trình bày được những biện pháp xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường sau thảm họa. 3. Trình bày được các nguyên tắc và các biện pháp kiểm soát các vectơ truyền bệnh sau thảm họa. NỘI DUNG 1. Các vấn đề SKMT sau thảm họa: sử dụng ma trận Haddon. 2. Các biện pháp xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường sau thảm họa. Giai đoạn sau khi thảm họa xẩy ra là các hoạt động khắc phục hậu quả và tái thiết các dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường. Các hoạt động này là rất quan trọng giúp cộng đồng từng bước trở lại cuộc sống bình thường, sẵn sàng ứng phó với các thảm họa khác trong tương lai và giảm tính dễ bị tổn thương. Thông thường, sau khi thảm họa xẩy ra (ví dụ sau bão, lũ, lụt, động đất, sóng thần v.v.) các nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người dân. Do đó, ngay sau khi thảm họa xẩy ra, các ban ngành liên quan cần chỉ đạo thực hiện công tác xử lý nước và vệ sinh môi trường để tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho cộng đồng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, y tế, tài nguyên môi trường và người dân trong công tác dọn vệ sinh môi trường và xử lý nguồn nước ăn uống. Các công ty cấp nước cần nhanh chóng khôi phục hệ thống, trở lại hoạt động để cung cấp nước sạch cho người dân. Công ty môi trường đô thị cũng cần bố trí công nhân và phương tiện vận chuyển để tăng cường công tác thu gom, vận chuyển rác thải tới nơi xử lý. Trung tâm Y tế dự phòng và trạm y tế xã cần hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động cải thiện tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường sau thảm họa như thau rửa giếng nước, làm trong và khử trùng giếng nước trước khi sử dụng, làm vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm, tu sửa hoặc xây mới các nhà vệ sinh bị hư hỏng, xử lý xác súc vật chết v.v. Mục tiêu của các hoạt động ở giai đoạn sau thảm họa là giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường với chất lượng tương đương với các dịch vụ mà họ sử dụng trước khi thảm họa xẩy ra. Ngoài ra, giai đoạn tái thiết sau thảm họa cũng là cơ hội rất thuận lợi cho công tác đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường để từ đó đưa ra các giải pháp chuẩn bị sẵn sàng ứng phó để giảm thiểu tác động lên hệ thống khi xẩy ra các thảm họa khác trong tương lai. Vấn đề chôn cất thi thể nạn nhân và xác gia súc gia cầm sau thảm họa Thảm họa xẩy ra có thể để lại hậu quả nặng nề về tính mạng người dân cũng như làm một lượng lớn gia súc gia cầm bị chết. Thông thường, nếu không phải chết vì dịch bệnh mà tử vong do chấn thương trong thảm họa thì thi thể nạn nhân không phải là yếu tố nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng và nếu số người tử vong không nhiều thi gia đình nạn nhân có thể tự tổ chức việc chôn cất theo phong tục của từng địa phương. Tuy nhiên, công tác chôn cất thi thể nạn nhân cần được triển khai khẩn trương vì nếu thi thể để lâu không được chôn cất có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của người thân và cộng đồng cũng như bản thân thi thể bị phân hủy sẽ tạo ra mùi gây ô nhiễm môi trường. Không nên để cộng đồng tiếp xúc với thi thể nạn nhân trừ người thân, gia đình và các cán bộ liên quan với mục đích nhận dạng nạn nhân. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2004), nếu trong trường hợp bão lụt, lũ quét có nhiều người bị tử vong (ví dụ do đuối nước, điện giật, chấn thương giao thông v.v.) thì thi thể nạn nhân cần phải được đem đến chôn cất ở nơi đất cao do địa phương xác định và cần có đánh dấu để người thân có thể tìm lại mộ khi nước rút. Nếu tử thi đã bị phân hủy, thối rửa thì phải xử lý bằng hóa chất sát trùng, bao gói kín và đem đến nơi cao ráo để chôn cất. Ở các thành phố có dịch vụ hỏa táng thì nên chở tử thi đến nơi hỏa táng càng sớm càng tốt. 3. Các nguyên tắc và các biện pháp kiểm soát các vectơ truyền bệnh sau thảm họa. Thông thường, một số thảm họa xẩy ra đã tạo môi trường thuận lợi làm gia tăng quần thể véc tơ truyền bệnh mà chủ yếu là các loài côn trùng và gặm nhấm. Ví dụ, lũ lụt đã tạo ra nhiều vũng nước tù đọng để muỗi truyền bệnh đẻ trứng. Thực tế theo số liệu thứ cấp của một số trung tâm y tế dự phòng quận ở Hà Nội cho thấy sau trận lụt lịch sử cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008 tại một số quận bị ngập, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng lên rõ rệt so với trước thời điểm trước lụt cũng như so với cùng kỳ các năm trước và tỉ lệ mắc cao hơn những quận không bị ngập. Trong các thảm họa khi các dịch vụ vệ sinh môi trường bị gián đoạn, phân và rác thải không được thu gom xử lý sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho quần thể ruồi và chuột phát triển. Khi mật độ cá thể của các quần thể véc tơ tăng lên thì nguy cơ lây lan các bệnh do véc tơ truyền cũng tăng lên. Ngoài ra, khi xẩy ra thảm họa, điều kiện sống của người dân thường không được đảm bảo và các biện pháp dự phòng có thể không được áp dụng ví dụ người dân không ngủ màn, phải tiếp xúc với nước ô nhiễm hay tại các nơi sơ tán với mật độ dân cư đông đúc, người dân từ nhiều nơi khác nhau tập trung về, thiếu nước sạch để vệ sinh cá nhân v.v. tạo điều kiện thuận lợi để làm lây lan các bệnh truyền qua véc tơ như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,v.v... . Thời gian đầu trong giai đoạn đáp ứng với thảm họa và trong bước lập kế hoạch cho các nơi sơ tán tạm thời cần đánh giá các nguy cơ lây lan bệnh truyền qua véc tơ cũng như phạm vi và giải pháp kiểm soát các nguy cơ này. Vì nguy cơ của bệnh truyền qua véc tơ được quyết định bởi mật độ véc tơ truyền bệnh, sự tồn tại của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) và tính dễ bị cảm nhiễm của quần thể, do đó 3 yếu tố này cần phải được đánh giá để làm căn cứ đưa ra các hoạt động kiểm soát phù hợp. Khi thảm họa xảy ra, các hoạt động sau đây cần được thực hiện theo thứ tự ưu tiên giảm dần: (1) Điều tra phát hiện ổ dịch, khám và điều trị cho bệnh nhân; (2) Kiểm soát véc tơ; (3) Vệ sinh môi trường; (4) Bảo vệ cá nhân (Wisner and Adams 2002).

Các biện pháp xử lý vấn đề sức khỏe môi trường sau thảm họa ThS. Trần Quỳnh Anh, PGS.TS. Ngô Văn Toàn Bộ môn Sức khỏe Môi trường - ĐHYHN MỤC TIÊU 1. Trình bày được các vấn đề SKMT sau thảm họa 2. Trình bày được những biện pháp xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường sau thảm họa. 3. Trình bày được các nguyên tắc và các biện pháp kiểm soát các vectơ truyền bệnh sau thảm họa. NỘI DUNG 1. Các vấn đề SKMT sau thảm họa: sử dụng ma trận Haddon. 2. Các biện pháp xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường sau thảm họa. Giai đoạn sau khi thảm họa xẩy ra là các hoạt động khắc phục hậu quả và tái thiết các dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường. Các hoạt động này là rất quan trọng giúp cộng đồng từng bước trở lại cuộc sống bình thường, sẵn sàng ứng phó với các thảm họa khác trong tương lai và giảm tính dễ bị tổn thương. Thông thường, sau khi thảm họa xẩy ra (ví dụ sau bão, lũ, lụt, động đất, sóng thần v.v.) các nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người dân. Do đó, ngay sau khi thảm họa xẩy ra, các ban ngành liên quan cần chỉ đạo thực hiện công tác xử lý nước và vệ sinh môi trường để tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho cộng đồng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, y tế, tài nguyên môi trường và người dân trong công tác dọn vệ sinh môi trường và xử lý nguồn nước ăn uống. Các công ty cấp nước cần nhanh chóng khôi phục hệ thống, trở lại hoạt động để cung cấp nước sạch cho người dân. Công ty môi trường đô thị cũng cần bố trí công nhân và phương tiện vận chuyển để tăng cường công tác thu gom, vận chuyển rác thải tới nơi xử lý. Trung tâm Y tế dự phòng và trạm y tế xã cần hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động cải thiện tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường sau thảm họa như thau rửa giếng nước, làm trong và khử trùng giếng nước trước khi sử dụng, làm vệ sinh nhà cửa, đường làng ngõ xóm, tu sửa hoặc xây mới các nhà vệ sinh bị hư hỏng, xử lý xác súc vật chết v.v. Mục tiêu của các hoạt động ở giai đoạn sau thảm họa là giúp cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường với chất lượng tương đương với các dịch vụ mà họ sử dụng trước khi thảm họa xẩy ra. Ngoài ra, giai đoạn tái thiết sau thảm họa cũng là cơ hội rất thuận lợi cho công tác đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường để từ đó đưa ra các giải pháp chuẩn bị sẵn sàng ứng phó để giảm thiểu tác động lên hệ thống khi xẩy ra các thảm họa khác trong tương lai. Vấn đề chôn cất thi thể nạn nhân và xác gia súc gia cầm sau thảm họa Thảm họa xẩy ra có thể để lại hậu quả nặng nề về tính mạng người dân cũng như làm một lượng lớn gia súc gia cầm bị chết. Thông thường, nếu không phải chết vì dịch bệnh mà tử vong do chấn thương trong thảm họa thì thi thể nạn nhân không phải là yếu tố nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng và nếu số người tử vong không nhiều thi gia đình nạn nhân có thể tự tổ chức việc chôn cất theo phong tục của từng địa phương. Tuy nhiên, công tác chôn cất thi thể nạn nhân cần được triển khai khẩn trương vì nếu thi thể để lâu không được chôn cất có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của người thân và cộng đồng cũng như bản thân thi thể bị phân hủy sẽ tạo ra mùi gây ô nhiễm môi trường. Không nên để cộng đồng tiếp xúc với thi thể nạn nhân trừ người thân, gia đình và các cán bộ liên quan với mục đích nhận dạng nạn nhân. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2004), nếu trong trường hợp bão lụt, lũ quét có nhiều người bị tử vong (ví dụ do đuối nước, điện giật, chấn thương giao thông v.v.) thì thi thể nạn nhân cần phải được đem đến chôn cất ở nơi đất cao do địa phương xác định và cần có đánh dấu để người thân có thể tìm lại mộ khi nước rút. Nếu tử thi đã bị phân hủy, thối rửa thì phải xử lý bằng hóa chất sát trùng, bao gói kín và đem đến nơi cao ráo để chôn cất. Ở các thành phố có dịch vụ hỏa táng thì nên chở tử thi đến nơi hỏa táng càng sớm càng tốt. 3. Các nguyên tắc và các biện pháp kiểm soát các vectơ truyền bệnh sau thảm họa. Thông thường, một số thảm họa xẩy ra đã tạo môi trường thuận lợi làm gia tăng quần thể véc tơ truyền bệnh mà chủ yếu là các loài côn trùng và gặm nhấm. Ví dụ, lũ lụt đã tạo ra nhiều vũng nước tù đọng để muỗi truyền bệnh đẻ trứng. Thực tế theo số liệu thứ cấp của một số trung tâm y tế dự phòng quận ở Hà Nội cho thấy sau trận lụt lịch sử cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008 tại một số quận bị ngập, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng lên rõ rệt so với trước thời điểm trước lụt cũng như so với cùng kỳ các năm trước và tỉ lệ mắc cao hơn những quận không bị ngập. Trong các thảm họa khi các dịch vụ vệ sinh môi trường bị gián đoạn, phân và rác thải không được thu gom xử lý sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho quần thể ruồi và chuột phát triển. Khi mật độ cá thể của các quần thể véc tơ tăng lên thì nguy cơ lây lan các bệnh do véc tơ truyền cũng tăng lên. Ngoài ra, khi xẩy ra thảm họa, điều kiện sống của người dân thường không được đảm bảo và các biện pháp dự phòng có thể không được áp dụng ví dụ người dân không ngủ màn, phải tiếp xúc với nước ô nhiễm hay tại các nơi sơ tán với mật độ dân cư đông đúc, người dân từ nhiều nơi khác nhau tập trung về, thiếu nước sạch để vệ sinh cá nhân v.v. tạo điều kiện thuận lợi để làm lây lan các bệnh truyền qua véc tơ như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản,v.v . Thời gian đầu trong giai đoạn đáp ứng với thảm họa và trong bước lập kế hoạch cho các nơi sơ tán tạm thời cần đánh giá các nguy cơ lây lan bệnh truyền qua véc tơ cũng như phạm vi và giải pháp kiểm soát các nguy cơ này. Vì nguy cơ của bệnh truyền qua véc tơ được quyết định bởi mật độ véc tơ truyền bệnh, sự tồn tại của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) và tính dễ bị cảm nhiễm của quần thể, do đó 3 yếu tố này cần phải được đánh giá để làm căn cứ đưa ra các hoạt động kiểm soát phù hợp. Khi thảm họa xảy ra, các hoạt động sau đây cần được thực hiện theo thứ tự ưu tiên giảm dần: (1) Điều tra phát hiện ổ dịch, khám và điều trị cho bệnh nhân; (2) Kiểm soát véc tơ; (3) Vệ sinh môi trường; (4) Bảo vệ cá nhân (Wisner and Adams 2002). Để kiểm soát véc tơ thành công cần giảm mật độ cũng như thời gian sống (tuổi thọ) của véc tơ. Các giải pháp giảm mật độ của véc tơ thường tập trung vào loại bỏ các nơi sinh sản của chúng ví dụ thông qua quản lý môi trường (thoát nước, lấp các hố nước tù đọng, thu gom xử lý rác thải v.v.) hoặc sử dụng thuốc diệt côn trùng (ví dụ thuốc diệt ấu trùng, nhưng cần chú ý sử dụng những loại không ảnh hưởng tới các loài khác và không gây ô nhiễm nguồn nước hay độc hại tới sức khỏe con người). Để giảm “tuổi thọ” của véc tơ, người ta thường dùng các loại thuốc diệt côn trùng trưởng thành. Mặc dù các giải pháp thông qua quản lý môi trường để giảm mật độ véc tơ thường được sử dụng và đem lại nhiều lợi ích, nhưng trong các tình huống khẩn cấp hay thảm họa thì việc sử dụng các biện pháp làm giảm “tuổi thọ” của véc tơ được ưu tiên hơn, vì cách tiếp cận này hiệu quả hơn về mặt kinh tế và giúp đáp ứng nhanh với nguy cơ. Bên cạnh hoạt động kiểm soát véc tơ thì các giải pháp vệ sinh môi trường và bảo vệ cá nhân cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh truyền qua véc tơ khi có thảm họa và tình huống khẩn cấp xảy ra. . Các biện pháp xử lý vấn đề sức khỏe môi trường sau thảm họa ThS. Trần Quỳnh Anh, PGS.TS. Ngô Văn Toàn Bộ môn Sức khỏe Môi trường - ĐHYHN MỤC TIÊU 1. Trình bày được các vấn đề SKMT sau thảm họa 2 những biện pháp xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường sau thảm họa. 3. Trình bày được các nguyên tắc và các biện pháp kiểm soát các vectơ truyền bệnh sau thảm họa. NỘI DUNG 1. Các vấn đề SKMT sau. sau thảm họa: sử dụng ma trận Haddon. 2. Các biện pháp xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường sau thảm họa. Giai đoạn sau khi thảm họa xẩy ra là các hoạt động khắc phục hậu quả và tái thiết các

Ngày đăng: 14/04/2015, 13:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan