Bài giảng y học tái nguyên xét nghiệm vệ sinh không khí

11 2.8K 0
Bài giảng y học tái nguyên   xét nghiệm vệ sinh không khí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa MỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên tắc của các xét nghiệm được hướng dẫn 2. Thao tác được kỹ thuật lấy mẫu của các xét nghiệm cần làm 3. Thao tác được các kỹ thuật được hướng dẫn 4. Nhận định được kết quả của các xét nghiệm đã làm NỘI DUNG: 1. Lấy mẫu xét nghiệm không khí Lấy mẫu ngang tầm hô hấp. Lấy mẫu nơi có chất độc phân tán, nơi đi lại của người hoạt động, tránh nơi có hệ thống thông hơi. Khoảng cách lấy mẫu có thể từ 10m, 50m, 100m, 1000m hoặc xa hơn nữa. Mỗi nơi lấy mẫu cần lấy 2 mẫu song song, cách nhau 20 cm. Cần xác định các yếu tố vi khí hậu trong quá trình lấy mẫu. 2. Xét nghiệm các chỉ số lý học: nhiệt độ không khí, tốc độ gió, độ ẩm 2.1. Xác định nhiệt độ không khí: Người ta có thể đo nhiệt độ không khí nhà ở hoặc nơi làm việc… bằng các loại nhiệt kế như nhiệt kế thuỷ ngân, rượu, nhiệt kế điện trở bán dẫn.Khi đo cần tránh bức xạ trực tiếp của mặt trời hoặc nguồn nhiệt chiếu vào. Nên đo ở độ cao ngang tầm thở của người lao động hoặc sinh hoạt hàng ngày. Nếu là một phòng nhỏ cần đo 5 vị trí khác nhau (4 góc và giữa phòng). ở môi trường lao động có thể đo ở vị trí khác nhau phụ thuộc vào độ cao và tính cần thiết nhằm xác định mối liên quan tiếp xúc. Khi đo cần treo nhiệt kế ở nơi đo ở vị trí yên tĩnh không rung hoặc đung đưa sau 5 10 phút để nhiệt độ ổn định mới ghi. Nếu đo nhiều vị trí cần xác định trị số trung bình. 2.2. Xác định độ ẩm của không khí Người ta biết rằng chỉ số độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm cực đại là độ ẩm thực hành có thể đo bằng các loại ẩm kế August, Asmann, ẩm kế điện tử hiện số… 2.2.1. Phương pháp đo bằng ẩm kế August: ẩm kế gồm có hai nhiệt kế giống nhau. Một nhiệt kế ở bầu thuỷ ngân có quấn một lớp gạc tẩm ướt. Thường lớp gạc đó kéo dài xuống một cái chén thuỷ tinh đựng nước, bầu thuỷ ngân của nhiệt kế cách mặt nước 2cm. Tuỳ theo độ ẩm của không khí thấp hay cao mà sự bốc hơi nước ở bầu nhiệt kế mạnh hay yếu làm cho nhiệt độ của nhiệt kế ướt giảm nhiều hay ít. Dựa vào hiệu số nhiệt độ của hai nhiệt kế, khô và ướt sẽ tính được độ ẩm tuyệt đối của nơi nghiên cứu theo công thức.

Bài : Xét nghiệm vệ sinh không khí (4 tiết) Nguyễn Thị Quỳnh Hoa MỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên tắc của các xét nghiệm được hướng dẫn 2. Thao tác được kỹ thuật lấy mẫu của các xét nghiệm cần làm 3. Thao tác được các kỹ thuật được hướng dẫn 4. Nhận định được kết quả của các xét nghiệm đã làm NỘI DUNG: 1. Lấy mẫu xét nghiệm không khí - Lấy mẫu ngang tầm hô hấp. - Lấy mẫu nơi có chất độc phân tán, nơi đi lại của người hoạt động, tránh nơi có hệ thống thông hơi. - Khoảng cách lấy mẫu có thể từ 10m, 50m, 100m, 1000m hoặc xa hơn nữa. - Mỗi nơi lấy mẫu cần lấy 2 mẫu song song, cách nhau 20 cm. - Cần xác định các yếu tố vi khí hậu trong quá trình lấy mẫu. 2. Xét nghiệm các chỉ số lý học: nhiệt độ không khí, tốc độ gió, độ ẩm 2.1. Xác định nhiệt độ không khí: Người ta có thể đo nhiệt độ không khí nhà ở hoặc nơi làm việc… bằng các loại nhiệt kế như nhiệt kế thuỷ ngân, rượu, nhiệt kế điện trở bán dẫn.Khi đo cần tránh bức xạ trực tiếp của mặt trời hoặc nguồn nhiệt chiếu vào. Nên đo ở độ cao ngang tầm thở của người lao động hoặc sinh hoạt hàng ngày. Nếu là một phòng nhỏ cần đo 5 vị trí khác nhau (4 góc và giữa phòng). ở môi trường lao động có thể đo ở vị trí khác nhau phụ thuộc vào độ cao và tính cần thiết nhằm xác định mối liên quan tiếp xúc. Khi đo cần treo nhiệt kế ở nơi đo ở vị trí yên tĩnh không rung hoặc đung đưa sau 5 - 10 phút để nhiệt độ ổn định mới ghi. Nếu đo nhiều vị trí cần xác định trị số trung bình. 2.2. Xác định độ ẩm của không khí Người ta biết rằng chỉ số độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm cực đại là độ ẩm thực hành có thể đo bằng các loại ẩm kế August, Asmann, ẩm kế điện tử hiện số… 2.2.1. Phương pháp đo bằng ẩm kế August: ẩm kế gồm có hai nhiệt kế giống nhau. Một nhiệt kế ở bầu thuỷ ngân có quấn một lớp gạc tẩm ướt. Thường lớp gạc đó kéo dài xuống một cái chén thuỷ tinh đựng nước, bầu thuỷ ngân của nhiệt kế cách mặt nước 2cm. Tuỳ theo độ ẩm của không khí thấp hay cao mà sự bốc hơi nước ở bầu nhiệt kế mạnh hay yếu làm cho nhiệt độ của nhiệt kế ướt giảm nhiều hay ít. Dựa vào hiệu số nhiệt độ của hai nhiệt kế, khô và ướt sẽ tính được độ ẩm tuyệt đối của nơi nghiên cứu theo công thức. Ha = Hm - α (t - t') x P 755 Ha = độ ẩm tuyệt đối của nơi nghiên cứu. Hm = độ ẩm cực đại ở nhiệt độ t'. t = Nhiệt độ của nhiệt kế khô. t' = Nhiệt độ của nhiệt kế ướt. P = áp suất không khí nơi nghiên cứu (mmHg). α = Hệ số phụ thuộc vào tốc độ lưu chuyển không khí. Hr = Ha x 100 = % Hm Hr: Độ ẩm tương đối. Khi xác định, treo ẩm kế tại địa điểm nghiên cứu lúc nào đã ổn định thì ghi nhiệt độ của hai nhiệt kế đồng thời đo tốc độ lưu chuyển của không khí m/s và áp suất không khí (mmHg). Trong các phòng ít gió, người ta thường lấy α = 0,76 Để nơi đơn giản, người ta đã dùng các bảng đã tính sẵn, dựa vào (t - t') = ∆t và t' (xem phần ẩm kế Asmann). 2.2.2. Phương pháp đo bằng ẩm kế Asmann a. Cấu tạo: Ẩm kế Asmann cũng gồm có hai nhiệt kế, một nhiệt kế khô và một nhiệt kế ướt mà bầu thuỷ ngân được bọc một lớp vải để giữ nước. Khi đo, dùng một cái bơm để bơm nước vào cho ướt lớp vải đó. Ngoài ra còn thêm một cánh quạt, quay được nhờ một hệ thống giây cót, tạo ra một tốc độ lưu chuyển không khí không thay đổi ở quanh bầu thuỷ ngân của hai nhiệt kế. b. Cách sử dụng: 1. Bơm nước vào bầu nhiệt kế ướt. 2. Lên dây cót cánh quạt. 3. Treo ẩm kế vào nơi nghiên cứu. 4. Mở chốt cho cánh quạt chạy. 5. Sau 5-10 phút nhiệt độ của hai nhiệt kế ổn định thì ghi nhiệt độ của hai nhiệt kế. 6. Tính kết quả dựa vào nhiệt độ của nhiệt kế ướt (t') và hiệu số giữa hai nhiệt độ khô, ướt (∆t). Tra ở bảng tính sẵn sẽ cho độ ẩm tương đối . 7. Chú ý: - Khi có gió mạnh (trên 3m/s) cần lắp thêm bộ phận tránh gió vào chỗ cánh quạt. - Không đặt nhiệt kế gần các nguồn nhiệt và ẩm. (Xem bảng tra kết quả độ ẩm tương đối) 2.3. Xác định tốc độ vận chuyển của không khí (Tốc độ gió): Tốc độ gió có thể đo bằng phong tốc kế hoặc nhiệt kế Cata. 2.3.1 Phong tốc kế cánh quạt và phong tốc kế cánh gáo: a) Cấu tạo: Máy gồm một bộ phận cảm ứng dạng chong chóng cánh quạt hay cánh gáo quay quanh một trục. Đầu dưới trục có vòng răng ốc nối liền với máy đếm vòng quay gồm một hệ thống bánh xe nối với 3 kim đồng hồ: Hàng đơn vị, hàng trăm, và hàng nghìn. Phía trên có một chốt để đóng mở máy đếm. b) Cách sử dụng: - Trước khi đo ghi số chỉ của tất cả các kim A. Để phong tốc kế quay tự do trong một 1 - 2 phút. - Sau đó mở chốt máy đếm đồng thời bấm giây đồng hồ. Sau khi chạy được 100 giây thì hãm phong tốc kế. - Tính kết quả, ghi số chỉ của tất cả các kim (S) - Tốc độ gió bằng: - Sau 100 giờ hoạt động của phong tốc kế, phải kiểm định lại. 2.3.2. Nhiệt kế Cata (Cathathermometre): Khi xác định các tộc độ gió thấp(dưới 0.5m/s) hoặc gió quẩn ở trong các nhà xưởng hoặc nhà ở ngưòi ta dùng nhiệt kế Cata (h1). Nhiệt kế Cata gồm có một bầu to đựng rượu nối với một bầu nhỏ bằng một ống thuỷ tinh bé. Phần giữa ống có hai vạch ghi số 35 và 38 (hay 54,4 và 51,5) S - A V = = m/s 100 Khi đo, ngâm nhiệt kế vào nước ấm (40 độ đối với loại 35 -38 và 56 độ đối với loại 54,5, 51,5). Rượu trong bầu dưới sẽ lên tới bầu trên. Rút nhiệt kế ra lau cho thật khô rồi để nơi cần xác định tốc độ gió. Khi mức rượu xuống đến đúng vạch 38 độ (hay 54,5độ) thì bấm đồng hồ. Khi rượu xuống đến mức vạch 35 độ hay 51,5 độ, hết bao nhiêu giây ký hiệu bằng T. Song song đo luôn nhiệt độ của không khí (t) tính ra độ C. Mỗi nhiệt kế Cata đều ghi ngay trên nhiệt kế một hệ số F chỉ lượng nhiệt tính ra milicalo toả ra hay thu vào khi rượu trong nhiệt kế toả xuống hay tăng lên 3 0 C. ←18→ Tính: Q = 38 + 35 - t 0 (đối với nhiệt kế 38 - 35) 2 54,5 + 51,5 - t 0 (đối với nhiệt kế 54,5 - 51,5) 2 H = F tính ra milicalo s/cm 2 T Khi tốc độ gió V bé hơn thì dùng công thức: V = H - 0,20 2 = m/s Q 0,40 ← 40 → 38 0 C 35 0 C Khi tốc độ gió V lớn hơn 1,0m/s thì dùng công thức: V = H - 0,13 2 = m/s Q 0,47 Để đơn giản người ta lập bảng tra dựa trên tỷ số H/Q để tìm ra tốc độ gió (m/s) (Phần phụ lục) 2. 4. Phương pháp đo bức xạ nhiệt Người ta có thể xác định bức xạ nhiệt bằng bức xạ kế hoặc tính gián tiếp qua nhiệt kế có quả cầu đen Vernon 2.4.1. Đo bằng bức xạ kế Bức xạ kế có cấu trúc giống như một chiếc đồng hồ có bộ phận cảm nhận bức xạ, bộ phận này thay đổi theo năng lượng bức xạ sẽ làm thay đổi kim chỉ trên bề mặt đồng hồ. Bức xạ càng nhiều kim chỉ số càng lớn do lượng nhiệt được hấp phụ qua bộ phận nhạy cảm tác động . Nhìn trên mặt đồng hồ ta có thể đọc ngay năng lượng bức xạ với đơn vị Calo/cm 2 / phút . - Tiến hành đo ở các vị trí khác nhau , tuỳ theo yêu cầu cần kiểm tra, ta chỉ việc cầm cán bức xạ kế ở đúng tầm đo và hướng mặt bức xạ vào nguồn sinh bức xạ. 2.4.2. Đo bằng quả cầu Vernon: Dựa theo nguyên lý hấp phụ toàn phần các tia bức xạ lại được chuyển thành tia bức xạ thứ cấp chiếu vào tâm quả cầu do vậy ta đặt một nhiệt kế mà bầu của nó nằm đúng tâm quả cầu, nhiệt kế sẽ thu được toàn bộ nhiệt lượng, thông qua nhiệt lượng này ta sẽ tính được bức xạ nhiệt theo công thức: Cách đo: Điểm đo, vị trí đo giống như cách đo bằng bức xạ kế, song cần chú ý để thời gian đủ cho nhiệt độ có chỉ số ghi ổn định ở mỗi vị trí (5 phút). 2.5. Cách đánh giá tổng hợp về vi khí hậu: Trên đây là những phương pháp đánh giá đơn lẻ từng yếu tố của vi khí hậu. Trong thực tế tác động của các yếu tố thường là sự tác động tổng hợp. Thông 4,9 T 0 cầu + 273 4 E = + 2,45 √v (T 0 cầu - T 0 k) 600 100 thường người ta chia cách đánh giá ở hai điều kiện vi khí hậu khác nhau đó là môi trường có bức xạ cao và môi trường bức xạ không đáng kể hoặc không có. 2.5.1. ở môi trường ít bức xạ. ở môi trường nhà ở, lớp học… do lượng bức xạ ít hoặc không có ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người có thể dùng chỉ số nhiệt độ hiệu dụng qua "thang nhiệt độ hiệu dụng" hoặc chỉ số Webb, công thức như sau: T 0 Webb = T 0 khô + T 0 ướt - 1,94 x √v 2 Chú ý: - v = tốc độ gió - T 0 Webb = 23 0 - < 25 0 : Hợp vệ sinh > 25 0 : Nóng Chỉ số này đánh giá sự ảnh hưởng tổng hợp của ba yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió. 2.5.2. ở môi trường lao động có tác động của bức xạ. Thông thường để xác định điều kiện vi khí hậu của môi trường lao động có tác động bức xạ người ta thường dùng chỉ số nhiệt độ tam cầu "yagglou". T 0 yagglou = 0,1T 0 khô + 0,2T 0 cầu + 0,7 T 0 ướt. Công thức này được tính dựa trên cơ sở tác động của cả bốn yếu tố, nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió và bức xạ nhiệt. Trong môi trường lao động chỉ số này nên dưới 26 0 Lao động nóng (31 0 1). 3. Xét nghiệm các chỉ số hoá học: CO 2 , SO 2 3.1. Lấy mẫu không khí 3.1.1. Lấy mẫu không khí định lượng SO 2 * Dụng cụ: - Ống hấp phụ kiểu Gelman dung tích 25 ml - Máy hút không khí hoặc bộ bình thông nhau (Bình thông nhau phải kín, có ống cao su dẫn nước và để lắp ống hấp phụ) * Cách lấy: - Cho vào mỗi ống hấp phụ 5 ml dung dịch hấp phụ KClO 3 - Lắp 2 ống nối tiếp nhau và lắp vào bộ hút không khí - Điều chỉnh không khí đi qua hai ống hấp phụ là 20- 30 lit không khí / giờ. Lấy từ 5 - 10 lit không khí. - Trộn hai ống hấp phụ lại với nhau, lắc đều và đem về phòng xét nghiệm. 3.1.2 Lấy mẫu không khí định lượng CO 2 * Dụng cụ: - Chai thuỷ tinh nút mài dung tích 500ml, 1000ml. Chai phải được rửa sạch, sấy khô, đậy nút lại. - Bơm cao su hoặc bộ bình thông nhau. * Cách lấy: - Mang chai đến nơi lấy mẫu, thường lấy 4 - 5 điểm sau đó cộng trung bình. - Lấy không khí vào chai gấp 6 lần thể tích của chai - Đậy nút chai mang về phòng xét nghiệm rồi cho vào chai 20 ml dung dịch Ba(OH) 2 , lắc đều để 4 giờ. - Thường lấy 2 mẫu song song 3.2. Định lượng SO 2 * Nguyên tắc: SO 2 tác dụng với KClO 3 bị oxyhoá thành axit H 2 SO 4 SO 2 + KClO 3 + H 2 O H 2 SO 4 + KCl Cho muối BaCl 2 vào sẽ kết tủa thành BaSO 4 H 2 SO 4 + BaCl 2 BaSO 4 + HCl * Dụng cụ - Hoá chất - Dụng cụ: ống hấp phụ, ống nghiệm, pipet - Hoá chất: KClO 3 , BaCl 2 , thang mẫu, HCl 0,1 N * Tiến hành: cho vào ống nghiệm 5 ml dung dịch KClO 3 (Rút ra từ ống hấp phụ) 1 ml HCl 0,1 N 1 ml BaCl 2 10 % Lắc đều, sau 10 phút đem so độ đục trên nền đen. * Kết quả: a x b Trong đó: X SO 2 = a: Hàm lượng SO 2 tương ứng với thang mẫu c x V b: Số ml d 2 KClO 3 cho vào mẫu xét nghiệm c: Số ml d 2 KClO 3 lấy ra đem phân tích V: Thể tích không khí đã hút 3.3. Định lượng CO 2 * Nguyên tắc: Cho không khí tác dụng với một lượng dư thừa Ba (OH) 2 rồi chuẩn độ Ba (OH) 2 còn lại bằng axit oxalic. Biết lượng Ba (OH) 2 còn lại, sẽ tính được lượng Ba (OH) 2 đã tác dụng với CO 2 , sẽ tính được lượng CO 2 có trong không khí. CO 2 + Ba (OH) 2 BaCO 3 + H 2 O Ba (OH) 2 + HOOC - COOH Ba (COO) 2 + H 2 O * Dụng cụ - Hoá chất - Dụng cụ: Bình nón, Pipet, buret, giá để pipet, giá treo buret. - Hoá chất: Ba(OH) 2 , H 2 C 2 O 4 (axit oxalic), phenolphtalein * Tiến hành: Cho vào bình nón - 10 ml Ba(OH) 2 (Rút ra từ chai xét nghiệm) - Nhỏ 1 - 2 giọt phenolphtalein - Đem chuẩn độ bằng axit oxalic cho đến khi hết màu hồng. Ghi lại số ml axit oxalic đã chuẩn độ. Ký hiệu (n) - Song song ta tiến hành làm một mẫu chứng. Ghi lại số ml axit oxalic đã chuẩn độ (N) * Kết quả: (N - n) x 0,1 x b x 1000 XCO 2 = ( 0/00 ) a x (V - v 0 ) 4. Xét nghiệm các chỉ số vi sinh: tổng số vi khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu 4.1. Cách lấy mẫu vi sinh vật trong môi trường không khí - Trong không khí, ngoài bụi ra còn có các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc. Các thành phần có liên quan mật thiết với nhau, bụi càng nhiều thì số lượng vi sinh vật càng cao. - Điều kiện hoàn cảnh và thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình và số lượng vi sinh vật. + Mùa khô trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn mùa ẩm. + Trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn ở ngoại ô nông thôn. - Trong không khí ngoài những tạp khuẩn còn có các loại cầu khuẩn gây bệnh, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu. ở những nơi như bệnh viện trong không khí dễ có các vi khuẩn gây bệnh, không khí ở trong kho tàng có nhiều nấm mốc. - Mỗi loại vi khuẩn tìm được trong không khí là một chỉ điểm cho ta biết nguồn gốc nhiễm khuẩn. + Nếu tìm thấy Clostridium, chứng tỏ không khí bị nhiễm khuẩn do bụi đất. + Nếu tìm thấy E. coli, Clostridium perfringens tức là trong không khí bị nhiễm phân bốc lên thành bụi. 4.2. Cách tiến hành: * Nguyên tắc: Sử dụng kỹ thuật đổ đĩa, đếm khuẩn lạc trên các môi trường thạch khác nhau, ở nhiệt độ môi trường là 37 0 C trong thời gian là 48 – 72 giờ có được số lượng vi khuẩn trong 1 m 3 không khí. * Chuẩn bị môi trường: Thạch: Có các loại thạch lấy mẫu không khí vi sinh vật như sau: - Thạch thường: còn gọi là thạch dinh dưỡng để kiểm tra tổng số vi sinh vật ưa khí được tính trong 1 lít thạch. Bao gồm : + Nước thịt: 600 ml + Pép tôn: 10 g + Thạch sợi (Thạch aga): 25 g + Muối tinh khiết: 5 g + Nước cất: 400 ml. Môi trường đổ đĩa( 18 – 20ml/ 1 đĩa) - Thạch máu: để kiểm tra các cầu khuẩn tan máu. Bao gồm : + 200 ml thạch thường + 10 ml máu cừu hoặc máu thỏ, dê. Môi trường đổ đĩa (18 – 20ml/ 1 đĩa) - Thạch Saburô glucoza có pH = 4 - 5 để kiểm tra nấm mốc. + Pép tôn: 10g + Glucoza: 20g + Thạch : 20g + Nước cất : 1000ml - Môi trường đổ đĩa (18 – 20ml/ 1 đĩa) Cách lấy mẫu: * Nguyên tắc: + Lấy nhiều địa điểm khác nhau, + Trong một phòng nên lấy 5 địa điểm: 4 điểm ở bốn góc và một điểm ở giữa, mỗi nơi 5 đĩa thạch (2 đĩa thạch dinh dưỡng, 2 đĩa thạch Saburo và một đĩa thạch máu). + Kiểm tra đĩa thạch ở đường phố, ngoài sân nên tránh chỗ có ánh nắng, lấy mẫu ở nhiều độ cao khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, lúc ít người và lúc đông người qua lại. + Đối với các kho tàng, ít ánh sáng, độ ẩm cao nên chú ý kiểm tra nấm mốc. + Đối với các bệnh viện, nhà mổ, phòng thí nghiệm cần chú ý kiểm tra các vi khuẩn tan máu. * Cách lấy: trước khi lấy mẫu không khí phải để thạch vào tủ ấm để cho thạch ấm lại và mặt thạch khô. - Đến địa điểm kiểm tra môi trường không khí, mở nắp hộp thạch ra (nắp hộp úp nghiêng kê lên cạnh đáy hộp thạch), hứng trong 5 - 10, 15 phút tuỳ tình hình dự kiến mức độ ô nhiễm của không khí nơi kiểm tra. - Sau thời gian quy định đậy nắp hộp lồng lại, để vào tủ ấm 37 0 C đối với hộp thạch máu, thạch thường còn đối với thạch Saburô để nhiệt độ phòng thí nghiệm 22 - 25 0 C. - Theo dõi 24 - 48 h đối với các loại vi khuẩn và 7 - 10 ngày đối với các loại nấm. Đọc kết quả: A.100.100 X = SK Trong đó: X = Tổng số vi sinh vật trong 1 m 3 không khí A = Tổng số vi sinh vật đếm được trong đĩa thạch S = Diện tích đĩa thạch (tính ra cm 2 ) [...]... trong 10 lít không khí 100: Hệ số nhân tính ra số lượng vi sinh vật trong 1 m3 không khí Tiêu chuẩn vi sinh vật trong không khí: - Không khí tốt: Trongmột đĩa hộp lồng mở 10 phút có 5 khuẩn lạc vi sinh vật - Không khí vừa: Trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có 20 -25 khuẩn lạc vi sinh vật - Không khí xấu: trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có > 25 khuẩn lạc vi sinh vật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Viện Y học lao... lồng mở 10 phút có 20 -25 khuẩn lạc vi sinh vật - Không khí xấu: trong một đĩa hộp lồng mở 10 phút có > 25 khuẩn lạc vi sinh vật TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002), Thường quy kỹ thuật, NXB y học . 2 ống nối tiếp nhau và lắp vào bộ hút không khí - Điều chỉnh không khí đi qua hai ống hấp phụ là 2 0- 30 lit không khí / giờ. L y từ 5 - 10 lit không khí. - Trộn hai ống hấp phụ lại với nhau,. m y đếm. b) Cách sử dụng: - Trước khi đo ghi số chỉ của tất cả các kim A. Để phong tốc kế quay tự do trong một 1 - 2 phút. - Sau đó mở chốt m y đếm đồng thời bấm gi y đồng hồ. Sau khi ch y được. DUNG: 1. L y mẫu xét nghiệm không khí - L y mẫu ngang tầm hô hấp. - L y mẫu nơi có chất độc phân tán, nơi đi lại của người hoạt động, tránh nơi có hệ thống thông hơi. - Khoảng cách l y mẫu có thể

Ngày đăng: 14/04/2015, 13:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan