Một số vấn đề về mua bán căn hộ trong nhà chung cư

22 795 3
Một số vấn đề về mua bán căn hộ trong nhà chung cư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề về mua bán căn hộ trong nhà chung cư

A. LỜI MỞ ĐẦU Thị trường mua bán nhàtrong những năm gần đây diễn ra hết sức sôi động, một trong những đối tượng của hoạt động này hướng tới chính là những căn hộ chung cư. Do nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao đã tạo điều kiện cho thị trường mua bán căn hộ chung phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Do những đặc thù của đối tượng là những căn hộ chung cư, một loại tài sản đặc biệt có thể được hình thành trong tương lai nên những nội dung của hợp đồng luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với các bên, đặc biệt là về phía người mua nhà. Bên cạnh đó, hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ chung là loại hợp đồng theo mẫu thể hiện ý chí của một bên là chủ đầu tư là bên nắm lợi thế trong việc mua bán nên về phía người mua nhà lợi ích của họ dễ bị các chủ thể khác xâm phạm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã chọn đề tài: “Một số vấn đề về mua bán căn hộ trong nhà chung cư”. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên trong bài viết còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN HỘ CHUNG VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG 1. Khái quát chung về nhà chung cư, căn hộ chung 1.1. Khái niệm nhà chung cư, căn hộ chung Theo quy định tại Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005 quy định thì: “Nhà chung nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.” “Căn hộ chung được hiểu là phần sở hữu riêng trong nhà chung của mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức bao gồm: Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó; phần diện tích khác trong nhà chung được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng”. 1 1.2. Đặc điểm nhà chung cư, căn hộ chung 1.2.1. Sở hữu chung cộng đồng trong nhà chung Theo quy định của pháp luật thì phần sở hữu chung trong nhà chung bao gồm: Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng; không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát than, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào; hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung đó (Khoản 3 Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005). Đối với phần sở hữu chung này thì các chủ sở hữu và người sử dụng căn hộ chung đều có quyền khai thác, sử dụng như nhau cũng như phải có trách nhiệm bảo quản, đóng góp kinh phí để đảm bảo sự hoạt động của chúng. 1.2.2 Việc hạn chế quyền sở hữu của chủ sở hữu căn hộ chung Các chủ căn hộ trong chung sở hữu chung có quyền sở hữu không giống hoàn toàn với quyền sở hữu tài sản thông thường, vì họ là chủ sở hữu trong một cộng đồng sở hữu chung. Chủ căn hộ không những phải tuân theo các quy định về quyền hạn và nghĩa vụ trong sở hữu chung, mà các quy định hạn chế nhất định quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với căn hộ của mình chẳng hạn: không được gây tiếng ồn ảnh hưởng đến hàng xóm, thay đổi kết cấu phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng, sử dụng vật liệu màu sắc trên mặt ngoài căn hộ chung cư,… hoặc khi muốn cho thuê hay chuyển nhượng căn hộ thì phải thông báo trước tập thể có sở hữu chung và có điều khoản rằng buộc người thuê hay chủ mới tuân thủ các quy tắc quản lý hiện hành của chung cư. 1.2.3. Quản lý sử dụng nhà chung Để thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà chung trong quá trình sử dụng có Ban quản trị nhà chung và doanh nghiệp quản lý, vận hành nhà chung cư. Ban quản trị nhà chung do Hội nghị nhà chung (Hội nghị của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư) - cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý, sử dụng nhà chung bầu ra. Ban quản trị gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung với nhiệm kỳ không quá 3 năm, số lượng thành viên Ban quản trị do Hội nghị nhà chung quyết định. Ban quản trị nhà chung có vai trò rất quan trọng, là người đại diện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư. Ban quản trị có quyền và trách nhiệm quản lý việc sử dụng nhà chung theo quy định của 2 pháp luật như: xây dựng nội quy sử dụng nhà chung cư; thực hiện thu, chi tài chính trong quá trình quản lý việc xử dụng nhà chung;… 2. Lý luận chung về hợp đồng mua bán căn hộ chung 2.1. Khái niệm hợp đồng mua bán căn hộ chung Hiện nay tuy chưa có một khái niệm cụ thể nào về hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, nhưng dựa vào bản chất của loại hợp đồng này là một dạng của hợp đồng mua bán nhà ở, ta có thể rút ra khái niệm về hợp đồng mua bán căn hộ chung như sau: “Hợp đồng mua bán căn hộ chung là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao căn hộ chung và chuyển quyền sở hữu căn hộ chung cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. 2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán căn hộ chung 2.2.1. Hợp đồng mua bán căn hộ chung mang những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán nhà ở - Là hợp đồng ưng thuận: khi tham gia giao kết hợp đồng các bên phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Họ có quyền quyết định có hay không tham gia vào quan hệ hợp đồng, có quyền lựa chọn và thảo luận về nội dung và hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là khi các bên đã thỏa thuận các điều khoản và hoàn thành thủ thụ tục công chứng, chứng thực. - Là hợp đồng có tính chất đền bù: Trong hợp đồng mua bán căn hộ chung khi bên bán chuyển giao căn hộ thuộc sở hữu của mình cho bên mua thì sẽ nhận được khoản tiền đền bù từ bên mua và ngược lại, bên mua sẽ nhận được tài sản là căn hộ chung được chuyển giao từ bên bán sau khi đã trả tiền cho bên bán khoản tiền có giá trị tương ứng. - Là hợp đồng song vụ: các bên trong quan hệ hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ đối nhau. Quyền của bên này sẽ tương ứng với phần nghĩa vụ bên kia và ngược lại. - Là hợp đồng có mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với căn hộ chung từ bên bán sang cho bên mua: theo đó khi hợp đồng có hiệu lực sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với căn hộ chung của bên bán và làm phát sinh quyền sở hữu mới của bên mua đối với tài sản này. Đây là điểm để phân biệt giữa hợp đồng mua bán căn hộ chung với hợp đồng cho thuê, cho thuê mua,… 2.2. Hợp đồng mua bán căn hộ chung mang những đặc điểm riêng biệt 3 Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng mua bán căn hộ chung còn mang một số đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ đối tượng của hợp đồng là những căn hộ chung đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu và những căn hộ chung dự án. - Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung mà chủ sở hữu đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà: Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung hiện tại thì chỉ trên cơ sở Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng nhà chung thì: Đất xây dựng nhà chung và các công trình trực tiếp phục vụ nhà chung thuộc chế độ đồng quyền sử dụng của những người sở hữu căn hộ chung cư. Trường hợp toàn bộ nhà chung thuộc quyền sở hữu của một chủ sở hữu hoặc nhóm các chủ sở hữu là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt nam định ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất được cấp mới hoặc chỉnh lý để giao cho chủ sở hữu hoặc nhóm chủ sở hữu nhà chung đó. Trường hợp chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà chung bán căn hộ của nhà chung thì người mua căn hộ nhà chung được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hình thức quyền sử dụng đất là quyền sử dụng chung. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Nhà ở 2005 thì: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. - Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung dự án: là căn hộ mới chỉ có trong dự án hoặc đang xây dựng, thì hiện nay loại hợp đồng này thường có hai dạng là: Hợp đồng giữa chủ đầu tư và người mua gốc thường có dạng là hợp đồng hứa mua hứa bán: Theo đó chủ đầu tư cam kết sẽ bán cho người mua gốc căn hộ chung theo diện tích, kiểu dáng, thiết kế, chất lượng,…như trong dự án xây dựng nhà chung đã được lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó. Còn người mua gốc cam kết sẽ mua căn hộ này sau khi được xây dựng và hoàn thiện như trong thiết kế ban đầu. Và để đảm bảo cho cam kết của người mua gốc phải trả trước cho chủ đầu tư khoản tiền nhất định tương ứng với giá trị của căn hộ chung đó. Hợp đồng mua bán căn hộ chung dự án giữa người mua gốc và người mua lại: thường được lập dưới dạng hợp đồng ủy quyền có công chứng. Đối với 4 loại hợp đồng này người mua gốc thường ủy quyền cho người mua lại thực hiện tiếp hợp đồng mua bán căn hộ chung dự án với chủ đầu tư, được nhận căn hộ sau khi chủ đầu tư bàn giao, được bán đứt căn hộ thuộc sở hữu của người mua gốc cho người khác,… II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 1. Chủ thể của hợp đồng mua bán căn hộ chung 1.1. Đối với chủ thể là cá nhân Cá nhân khi tham gia vào hợp đồng mua bán căn hộ chung phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Về nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, nghĩa là đều có năng lực pháp luật như nhau. Theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự cũng như thực hiện các nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch đó. Đối với người năng lực hành vi dân sự hạn chế, người không có năng lực hành vi dân sự và người bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của pháp luật giao dịch dân sự của những người này phải thông qua người đại diện hợp pháp. Việc pháp luật quy định điều kiện về năng lực hành vi dân sự của chủ thể là cá nhân nhằm đảm bảo cho các chủ thể này khi tham gia giao kết hợp đồng một cách hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, trung thực cũng như có thể thực hiện các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hợp đồng. 1.2. Đối với chủ thể là tổ chức Để tổ chức tham gia vào hợp đồng mua bán căn hộ chung với tư cách là một chủ thể độc lập thì phải có tư cách pháp nhân. Năng lực chủ thể của pháp nhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Hai loại năng lực này phát sinh đồng thời tại thời điểm thành lập pháp nhân và tồn tại cho tới khi pháp nhân chấm dứt hoạt động. Năng lực chủ thể của pháp nhân thì phải phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của pháp nhân đó, do vậy các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì: tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và phải đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Các chủ thể này phải đủ điều kiện về năng lực tài chính có nghĩa khi đầu tư xây dựng dự án khu nhà ở phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án. Ngoài các điều kiện về năng lực chủ thể, thì khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán căn hộ chung các chủ thể này còn phải đảm bảo là hoàn toàn tự 5 nguyện. Căn hộ chung với vai trò là một tài sản có ý nghĩa và giá trị lớn nên khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đối tượng này thì riêng với mỗi loại chủ thể nhất định còn phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ khác. Một vấn đề khác cần phải lưu ý là việc mua bán căn hộ chung của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định tại điều 126 BLDS 2005 ghi nhận một số đối tượng là người nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Như vậy, các đối tượng khác không thuộc diện được quy định tại điều 126 thì không được ghi nhận quyền này hoặc nếu có thì rất hạn chế. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây người nước ngoài làm ăn sinh sống ở nước ta khá nhiều. Để đáp ứng đòi hỏi đó đầu năm 2009 Luật Nhà ở năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung các quy định về vấn đề sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó phạm vi người nước ngoài được sở hữu nhà ở được mở rộng hơn đồng thời pháp luật cũng chp phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam nhưng chỉ được mua căn hộ chung cư. Các quy định mới ban hành sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho người nước ngoài định tại Việt Nam. 2. Đối tượng của hợp đồng mua bán căn hộ chung 2.1. Đối tượng của hợp đồng là căn hộ chung đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung văn bản xác lập đầy đủ quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với Nhà nước. Căn hộ chung thuộc sở hữu của cá nhân thì trên Giấy chứng quyền sở hữu phải ghi tên cá nhân đó, nếu thuộc sở hữu của tổ chức thì ghi tên tổ chức đó, nếu thuộc sở hữu chung hợp nhất thì ghi tên người được chủ sở hữu chung thỏa thuận cho đứng tên, nếu không có thỏa thuận thì ghi tên các chủ sở hữu. trường hợp căn hộ chung thuộc sở hữu của vợ chồng thì ghi đủ cả tên vợ và chồng, nếu có vợ hoặc chồng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì ghi tên người có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nếu căn hộ chung thuộc sở hữu chung theo phần thì ghi tên từng chủ sở hữu và phần sở hữu của hộ trong căn hộ. 2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán căn hộ chung là tài sản hình hành trong tương lai Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.”. Như vậy, Bộ luật dân sự cho phép các chủ thể giao kết hợp đồng mua bán với các đối tượng hiện có hoặc chưa có vào thời điểm giao kết, miễn là đối tượng này được xác định một cách rõ ràng. 6 Theo quy định của Luật nhà ở thì chủ đầu tư có quyền huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua căn hộ chung khi dự án thiết kế xây dựng chung đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Đối với căn hộ chung đã hình thành tại thời điểm giao kết nhưng chủ sở hữu chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì khi đưa vào giao dịch cũng phải tuân theo các điều kiện về diện tích, chất lượng, .như đối với những căn hộ chung đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Các căn hộ chung khi là đối tượng của hợp đồng mua bán còn phải thỏa mãn những điều kiện sau: không có tranh chấp về quyền sở hữu; căn hộ chung không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp bên bán là cơ quan thi hành án bán căn hộ chung đã kê biên thực hiện nghĩa vụ dân sự). Những căn hộ chung được đưa vào kinh doanh theo Luật kinh doanh bất động sản còn phải đáp ứng thêm các điều kiện là: căn hộ chung thuộc đối tượng được phép kinh doanh; căn hộ chung xây dựng mới phải bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng; căn hộ đã qua sử dụng thì yêu cầu về chất lượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; căn hộ không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo pháp luật về xây dựng . 3. Hình thức của hợp đồng mua bán căn hộ chung Theo quy định tại Điều 450 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở thì: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Vì căn hộ chung là loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực, các bên buộc phải tiến hành thủ tục này khi giao kết. Trường hợp các bên vi phạm quy định này thì hợp đồng sẽ có thể bị tuyên vô hiệu. Hiện nay có rất nhiều các hợp đồng mua bán mà đối tượng là các căn hộ chung dự án. Các hợp đồng này thường được ký kết dưới dạng hợp đồng góp vốn hay hợp đồng hứa mua, hứa bán. Tuy nhiên, pháp luật chưa hề có quy định cụ thể về hình thức loại hợp đồng này. Theo tinh thần của Luật Nhà ở 2005 tại Điều 38 thì vẫn coi hợp đồng này là một dạng của hợp đồng mua bán nhà ở. Tuy nhiên theo các quy định của Bộ luật dân sự 2005 và quan điểm chung của các nhà làm luật Việt Nam hiện nay thì vẫn coi hợp đồng mua bán căn hộ chung dự án là tài sàn hình thành trong tương lai. Và vì vậy, không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng là phải giao kết bằng văn bản và được công chứng, chứng thực. Vì vậy pháp luật cần phải có những quy định cụ thể và thống nhất về vấn đề này. 7 4. Hiệu lực của hợp đồng mua bán căn hộ chung Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán căn hộ chung là thời điểm mà các bên tiến hành giao kết và được cơ quan công chứng chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực. Từ thời điểm này các bên tham gia giao kết hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Bên cạnh các quy định trên thì hợp đồng mua bán nói chung và hợp đồng mua bán căn hộ chung nói riêng chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên tham gia hợp đồng cũng mới được bảo đảm thực hiện. Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 thì các giao dịch dân sự phải có đủ điều kiện sau: - Các bên tham gia giao kết phải có năng lực hành vi dân sự. - Các bên tham gia giao kết phải hoàn toàn tự nguyện. - Hình thức tham gia giao kết phải hoàn toàn tự nguyện. - Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Đây là bốn điều kiện cần và đủ để một hợp đồng mua bán căn hộ chung có hiệu lực pháp luật. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà các bên không tuân theo các điều kiện trên thì hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu. 5. Nội dung của hợp đồng mua bán căn hộ chung 5.1. Phần sở hữu chungsở hữu riêng Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì “Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây: phần diện tích thuộc sở hữu chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; .” Đồng thời theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 71/2010/NĐ - CP quy định về: Phần sở hữu chung nhà chung có nhiều chủ sở hữu bao gồm phần diện tích và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung được quy định như sau: “a) Phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung bao gồm: không gian, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, đường thoát hiểm, hệ thống bể phốt, lối đi bộ, sân chơi chung và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung cư; b) Phần diện tích khác không phải là phần diện tích thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu nhà chung quy định tại khoản 1 Điều này; c) Nơi để xe (xe đạp, xe cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh) được xây dựng theo quy chuẩn xây dựng và có thể bố trí tại tầng hầm hoặc tại tầng một hoặc 8 tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đối với khu vực để xe ô tô thì phải xây dựng theo quy chuẩn xây dựng nhưng do chủ đầu tư quyết định thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung hoặc thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung quy định tại khoản 1 Điều này; d) Các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở .” 5.2. Diện tích căn hộ chung Diện tích căn hộ chung một nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư. Hiện nay, theo Thông tư số 14/2008/TT-BXD quy định về diện tích của căn hộ chung cao cấp (chung hạng 1) không nhỏ hơn 70 m 2 , căn hộ chung hạng 2 có diện tích không nhỏ hơn 60m 2 và hạng 3 không nhỏ hơn 50m 2 . Tuy nhiên ở mỗi khu vực chung và ngay tại nhà chung thì diện tích của những căn hộ có thể vẫn khác nhau phụ thuộc vào nội dung thiết kế. Theo quy định của Luật Nhà ở thì căn hộ chung phải được thiết kế khép kín và có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m 2 . Đối với căn hộ chung nhà ở xã hội thì mỗi căn hộ chung cũng được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nhưng diện tích sàn không dưới 30m 2 . Cách tính diện tích căn hộ chung được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư số 16/2010/TT-BXD như sau: diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ). 5.3. Kinh phí bảo trì nhà chung Theo Điều 51 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ, mức phí này được quy định như sau: “1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau: a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây: - Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán; - Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung đó. b) Khoản kinh phí quy định tại điểm a khoản này được trích trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này) và được gửi vào ngân 9 hàng thương mại do Ban quản trị nhà chung quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì phần sở hữu chung theo quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư; c) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành mà chủ đầu tư chưa thu 2% tiền bán thì các chủ sở hữu căn hộ chung có trách nhiệm đóng góp khoản kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung. Kinh phí đóng góp chỉ được thu khi phát sinh công tác bảo trì và được xác định đối với từng công việc bảo trì cụ thể. 2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu. Trong trường hợp nhà chung phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định khi xây dựng lại nhà chung hoặc đưa vào quỹ bảo trì nhà chung sau khi xây dựng lại.” Pháp luật quy định trong hợp đồng mua bán căn hộ chung các bên phải ghi rõ mức phí cũng như các nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp này. Mức kinh phí đóng góp không được vượt quá mức giá (giá trần) do Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà chung đó ban hành. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 21 Thông tư số 16/2010/TT - BXD quy định: “Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung .còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây: .khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở; dự kiến về mức phí phải đóng góp để phục vụ công tác quản lý vận hành nhà chung cư; nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp trên cơ sở mức đóng góp kinh phí không vượt quá mức giá (giá trần) do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhàban hành, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác .” 5.4. Giá cả và phương thức thanh toán Luật Nhà ở cho phép các chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng có nhu cầu mua bán căn hộ chung khi nhà chung đã được xây dựng xong phần móng. Các chủ đầu tư thường huy động nguồn vốn này thông qua hợp đồng góp vốn. Vốn góp mà chủ đầu tư được phép huy động không quá 70% giá trị của căn hộ chung ghi trong hợp đồng. Các bên trong hợp đồng mua bán cũng có thể thỏa thuận về việc thanh toán tiền mua căn hộ một lần hoặc nhiều lần theo phương thức trả chậm trả dần hoặc phương thức thuê mua căn hộ chung cư. Tiền mua có thể được trả nhiều hình thức như bằng tiền mặt, chuyển khoản, .Các bên cũng được quyền lựa chọn bên thứ ba để xác định giá mua bán. Đối với các căn hộ chung thuộc dự án được hưởng ưu 10 [...]... ngoài nhà chung cư, hướng dẫn sử dụng hạ tầng và trang thiết bị bên trong nhà chung 6.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua: - Quyền của bên mua: Được nhận căn hộ chung kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ có liên quan; yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán căn hộ chung cư, chuyển giao quyền sở hữu căn hộ chung cư; yêu cầu bên bán có trách nhiệm bảo hành đối với căn hộ chung cư; ... với nhau Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tập hợp các quy định tản mạn về nhà chung thành một bộ luật riêng, đảm bảo các vấn đề pháp lý sau: - Phạm vi, đối tượng áp dụng trong lĩnh vực mua bán nhà chung cư, 17 - Các hình thức, nội dung của quyền sở hữu trong nhà chung cư, - Các giao dịch mua bán , trao đổi, tặng cho nhà chung cư, - Cụ thể hóa các nội dung của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, - Trách... cao để kiếm lời, điều này tạo sự bất an cho người mua 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán căn hộ chung 3.1.Quy định chặt chẽ về diện tích sở hữu chung riêng trong nhà chung Theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì trong hợp đồng mua bán căn hộ chung phải liệt kê đầy đủ diện tích sở hữu chung riêng Tuy nhiên, Thông tư này lại không quy... Tòa án không có căn cứ trực tiếp để giải quyết Với hợp đồng mua bán căn hộ chung trách nhiệm của bên bán (chủ đầu tư) không đương nhiên chấm dứt khi bên bán bàn giao nhà và bên mua trả đủ tiền Trong quá trình sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư phải có trách nhiệm quản lý nhà chung khi nhà chung chưa có Ban quản trị và trách nhiệm bảo trì nhà chung theo quy định của pháp luật Trong nội dung... quy định về các vấn đề như: trách nhiệm của các tổ chức trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ chung cư, các hành vi bị nghiêm cấm, mức phí cho công tác quản lý, vận hành nhà chung cư, bản nội quy được xem như một phần không thể tách rời hợp đồng III THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG MỘT KIẾN NGHỊ 1 Một số tranh... với căn hộ cho bên mua Bảo hành căn hộ chung đã bán Nội dung và phương thức bảo hành do các bên thỏa thuận Thời hạn bảo hành căn hộ chung được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà chung để đưa vào sử dụng và: không ít hơn 60 tháng đối với nhà chung 9 tầng trở lên, không ít hơn 36 tháng đối với nhà chung từ 4 đến 8 tầng và không ít hơn 24 tháng đối với các loại chung còn... cá nhân trong quản lý sử dụng nhà chung cư, - Quản lý Nhà nước về nhà chung cư, - Thủ tục, trìn tự giải quyết tranh chấp liên quan đến nhà chung cư, … Trong quá trình xây dựng Luật chung chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm của một số nước như Singapore, Thái Lan, để đảm bảo các nội dung phù hợp với tình hình thực tế Cần quy định cụ thể hơn nữa diện người nước ngoài được phép mua căn hộ chung theo... chấp về đối tượng và giá cả, liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung còn rất nhiều các tranh chấp khác như: tranh chấp về việc vi phạm thời hạn bàn giao căn hộ của chủ đầu tư, tranh chấp liên quan đến các khoản phí dịch vụ, vận hành nhà chung cư, 2 Những nguyên nhân phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán căn hộ chung - Do thiếu các quy định của pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua. .. vấn đề pháp lý về nhà chung ta thấy rằng các quy định nằm rải rác ở các văn bản khác nhau cụ thể như: Luật dân sự quy định về sở hữu chung của nhà chung cư, Luật Nhà ở liệt kê các diện tích chung riêng, Quy chế quản lý sử dụng nhà chung quy định trách nhiệm của các bên;…ngoài ra còn có Quy chế phân hạng nhà chung và Luật kinh doanh bất động sản Việc có quá nhiều văn bản quy định một vấn đề. .. dựng và đăng ký Điều lệ của nhà chung tại cơ quan quản lý nhà ở Hầu hết các chung ở nước ta mới chỉ có Bản nội qua quản lý sử dụng nhà chung cư, theo quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung Trong các văn bản pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực nhà ở chưa có quy định nào liên quan đến Điều lệ của nhà chung Việc xây dựng Điều lệ của nhà chung một giải pháp bổ trộ cho những . QUYẾT VẤN ĐỀ I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN HỘ CHUNG CƯ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ 1. Khái quát chung về nhà chung cư, căn hộ chung cư 1.1. Khái niệm nhà. đồng mua bán căn hộ chung cư 2.2.1. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư mang những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán nhà ở

Ngày đăng: 04/04/2013, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan