ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK.doc

27 707 8
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK

Trang 1

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNHVỰC THẺ TẠI HỆ THỐNG

SACOMBANK

Trang 2

Mục lục chương 2

2.1 Lý luận tổng quan về thẻ 22

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của thẻ 22

2.1.2 Đặc điểm kỹ thuật 23

2.1.3 Phân loại thẻ 23

2.1.4 Các tiện ích của thẻ 24

2.1.5 Các rủi ro liên quan đến thẻ và nguyên nhân 27

2.2 Thị trường thẻ Việt Nam - Những cơ hội và thách thức đối với Sacombank trong lĩnh vực thẻ 30

2.2.1 Tổng quan về thị trường thẻ Việt Nam 30

2.2.1.1 Lịch sử hình thành thị trường thẻ ở Việt Nam 30

2.2.1.2 Sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam 31

2.2.2 Những cơ hội và thách thức đặt ra cho Sacombank trong lĩnh vực thẻ 33

2.2.2.1 Cơ hội 33

2.2.2.2 Thách thức 35

2.3 Hoạt động thẻ của Sacombank – Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại cầnkhắc phục 36

2.3.1 Đánh giá hoạt động trong lĩnh vực thẻ tại hệ thống Sacombank 36

2.3.1.1 Về quy mô 36

2.3.1.2 Về chất lượng dịch vụ 39

2.3.2 Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ Sacombank 41

2.3.2.1 Những thuân lợi 42

2.3.2.2 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân 43

Trang 3

2.1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THẺ.2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của thẻ.

Vào cuối những năm 40 của thế kỷ XX, khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, các nước bắt đầu bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế Các nhà sản xuất kinh doanh tìm rất nhiều biện pháp để đẩy mạnh hoạt động của mình Một trong những biện pháp được họ sử dụng khá phổ biến là mở rộng tín dụng cho các khách hàng Việc mở rộng tín dụng cho khách hàng đã bắt đầu cho lịch sử phát triển của loại hình thẻ ngân hàng Năm 1946, Jonh Biggns đã phát triển loại hình thẻ đầu tiên là Charges Với loại thẻ này, các nhà kinh doanh phải có một khoản ký quỹ tại ngân hàng Biggins, ngân hàng sẽ giúp họ thu tiền khi khách hàng mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ.

Tuy nhiên, vào năm 1949 khi Fank Mc Namara- một chủ doanh nghiệp người My,õ đã nghiên cứu và phát minh ra tấm thẻ thanh toán mang tên Diner’Club thì hoạt động thanh toán bằng thẻ mới thực sự trở thành một bước ngoặt lớn trong ngành dịch vụ tài chính Để sử dụng thẻ Diner’Club, khách hàng phải trả một khoản phí hàng năm là 5 USD Trong hệ thống của Diner’Club, người bán lẻ thường bị tính chiết khấu khá cao trên giá trị của mỗi món hàng bán ra, nhưng bù lại – nhờ hình thức thanh toán qua thẻ đã thu hút thêm được một lượng khách hàng rất lớn Chính sự thuận tiện của hình thức thanh toán bằng thẻ cùng với những chính sách khuyến mãi rầm rộ đã khiến cho số lượng người sử dụng thẻ tăng rất nhanh Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD đã được tính nợ và công ty phát hành Diner’Club thì thu được một món lãi khá lớn.

Các nhà kinh doanh đã nhận thấy những lợi ích mà hình thức thanh toán bằng thẻ mang lại nên rất muốn áp dụng dịch vụ này Tuy nhiên, các nhà kinh doanh nhỏ rõ ràng không đủ năng lực để tham gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ cho

Trang 4

trường thẻ Các công ty tài chính và các ngân hàng tăng cường liên kết cho ra đời nhiều loại thẻ, cạnh tranh với nhau rất khốc liệt nhằm khai thác thị trường mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn này Đến năm 1955 đã có thêm hàng loạt loại thẻ mới ra đời như: Trip Charge, Golden Key, Esquire Club… Năm 1958, Carde Blanche và American Express là hai loại thẻ mới ra đời nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thẻ Năm 1966, Bank of America đã liên kết với nhiều ngân hàng ở nhiều tiểu bang của Mỹ và cho ra đời thẻ Bank Americard ( ngày nay là Visa) , tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với đối thủ là Wells Fargo - chủ nhân của Master Charge (Mastercard ngày nay)

2.1.2 Đặc điểm kỹ thuật của thẻ.

Các loại thẻ đều được làm bằng nhựa (plasticcard), có dạng hình chữ nhật với

kích thước chuẩn 96mm x 54mm x 0.76mm Trên thẻ có đầy đủ các thông tin cần thiết

về chủ thẻ cũng như ngân hàng phát hành Đa số các thông tin đều được in nổi trên thẻ.

Mặt trước thẻ thường có các thông tin như: Tên thẻ; tên và biểu tượng của ngân

hàng phát hành; số thẻ (thẻ ATM thường có 16 số; thẻ Visa có 13 hoặc 16 số bắt đầu bằng số 4; Mastercard có 16 số bắt đầu bằng số 5…); tên chủ thẻ; ngày bắt đầu và ngày có hiệu lực của thẻ… Ở một số loại thẻ còn có hình của chủ thẻ.

Mặt sau thẻ có đường băng từ tính trong đó chứa đựng các thông tin đã được mã

hoá như: Số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn hiệu lực, mã số bí mật (PIN), hạn mức rút tiền và số dư trong tài khoản Khi quét thẻ qua máy, các thông tin này sẽ được truyền về trung tâm dữ liệu để xử lý Ngoài ra, ở mặt sau của thẻ còn một dải băng trắng trong đó có chữ ký nhận dạng của chính chủ thẻ Ngày nay, nhiều loại thẻ thông minh (Smartcard) đã xuất hiện, toàn bộ các thông tin này sẽ được ghi vào bộ nhớ đặc biệt là một chip điện tử cực nhỏ được gắn vào thẻ Do đó, các loại thẻ này có khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin rất cao

2.1.3 Phân loại thẻ.

Trang 5

Thẻ có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như:

Dựa trên phạm vi sử dụng thẻ, thẻ gồm 2 loại:

- Thẻ nội địa: Là những thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành và chỉ được sử dụng trong lãnh thổ của nước đó.

- Thẻ quốc tế: Là những thẻ do các ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ quốc tế phát hành, các loại thẻ có thể được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới.

Dựa vào tính chất sử dụng, có 2 loại thẻ:

- Thẻ ghi nợ (Debit): là loại thẻ mà người sử dụng dùng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở tài khoản tiền gửi của mình ở ngân hàng phát hành

- Thẻ tín dụng (Credit): là loại thẻ mà người sử dụng dùng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ trên cơ sở một hạn mức tín dụng mà ngân hàng phát hành đã cấp cho chủ thẻ Thẻ tín dụng có các yêu cầu và điều kiện khá chặt chẽ đối với các khách hàng muốn sở hữu một tấm thẻ về độ tuổi, mức thu nhập, uy tín…

- Thẻ trả trước: Đây là loại thẻ ra đời sau 2 loại thẻ trên Nó có tính chất gần giống với thẻ điện thoại trả trước, tức là không yêu cầu các điều kiện đối với người sử dụng thẻ, khách hàng có thể mua bất kỳ tấm thẻ nào với mệnh giá có sẵn và sử dụng cho đến khi hết số tiền của mình trong tài khoản thẻ.

 Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của thẻ:

- Thẻ từ : Là loại thẻ mà các thông tin về thẻ được mã hoá và lưu trữ trong dải băng từ tính ở mặt sau của thẻ Các loại thẻ này ngày nay thường gặp rất nhiều rủi ro do khả năng bảo mật kém.

- Thẻ thông minh (Smartcard): Là loại thẻ có khả năng lưu trữ và bảo mật thông tin tốt hơn thẻ từ, các thông tin trên thẻ được lưu trữ trong một con Chip điện tử cực nhỏ gắn trên thẻ Nó có thể ghi nhớ các thông tin liên quan đến nhiều giao dịch trước đó của chủ thẻ.

2.1.4 Các tiện ích của thẻ.

Trang 6

Thẻ từ lâu đã được xem như một công cụ văn minh hiện đại trong các giao dịch mua bán Đặc biệt là trong khoảng 20 năm trở lại đây, thẻ đã được hoàn thiện và phát triển nhanh chóng, thu hút được nhiều sự quan tâm của các ngân hàng, các tổ chức tài chính cũng như của các tầng lớp dân cư Với tấm thẻ này, khách hàng có thể rút tiền mặt, chuyển khoản và thực hiện nhiều giao dịch khác thông qua các ATM mà không phải trực tiếp đến ngân hàng Với các đặc điểm vượt trội so với việc sử dụng tiền mặt như: Không làm lãng phí vốn, giảm được các rủi ro, chống trốn thuế… Thẻ ngày càng được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi.

Đối với các ngân hàng phát hành (Issuer), việc phát hành thẻ cung cấp cho

khách hàng đã giúp các ngân hàng này nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các nghiệp vụ Với nhiều giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống ATM, POS nên các ngân hàng phát hành đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như nhân lực, có thể tập trung để thực hiện tốt các giao dịch không thể thực hiện qua máy Lợi ích lớn nhất là việc huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong công chúng với chi phí sử dụng vốn rất thấp (lãi suất ngân hàng phải trả cho các khoản tiền gửi trong tài khoản thẻ của khách hàng khoảng 0.2 - 0.25%/ tháng, so với lãi suất tiền gửi định kì thường là từ 0.6-0.8%/tháng) Ngoài ra, ngân hàng phát hành còn có thể thu được từ khách hàng các khoản tiền như phí thường niên, phí một số giao dịch đặc biệt… Như vậy, việc phát hành thẻ đã giúp các ngân hàng phát hành có thêm nhiều khách hàng và lợi nhuận theo đó cũng tăng lên.

Thẻ không chỉ đem lại lợi ích cho riêng ngân hàng phát hành mà ngay cả cácngân hàng làm trung gian thanh toán (Acquirer) cũng được hưởng rất nhiều lợi ích Họ

sẽ có thêm nguồn thu từ các khoản phí được trích trên mỗi giao dịch được thực hiện, các nghiệp vụ của ngân hàng cũng trở nên đa dạng hơn; nhưng lợi ích lớn nhất phải nói đến là các ngân hàng này sẽ giữ được khách hàng của mình cũng như thu hút thêm

Trang 7

nhiều khách hàng mới, đây là điều sống còn đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay.

Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng là điều kiện thuận lợi để các điểmchấp nhận thẻ (Merchant) đẩy mạnh việc bán hàng và cung ứng dịch vụ, thu hút thêm

nhiều khách hàng, nhờ đó mà lợi nhuận tăng lên Việc chấp nhận cho khách hàng chi trả bằng thẻ cũng giúp các điểm bán lẻ hàng hoá và cung ứng dịch vụ tiết kiệm được thời gian và chi phí bảo quản, kiểm đếm tiền mặt, tránh được các rủi ro Ngay từ khi các điểm chấp nhận thẻ gửi hoá đơn đến ngân hàng thanh toán, số tiền này sẽ lập tức được ghi CÓ vào tài khoản của các cơ sở này và được hưởng lãi ngay từ thời điểm đó.

 Tuy nhiên, đối tượng được hưởng nhiều lợi ích nhất từ thẻ ngân hàng chính là

những khách hàng sử dụng thẻ (Cardholder) Thẻ đã mang đến cho các khách hàng

những tiện ích như:

- Thanh toán các chi phí mua sắm hàng hoá – dịch vụ mà không cần phải sử dụng tiền mặt, do đó khách hàng không phải chờ đợi lâu khi thanh toán tiền, đồng thời tránh các rủi ro do mất mát hoặc bị lấy cắp

- Các khách hàng bận rộn hoặc phải đi làm trong giờ hành chính có thể hoàn toàn yên tâm, vì thẻ ngân hàng đã giúp chủ thẻ thanh toán các khoản chi phí cố định hàng tháng như tiền nước, tiền điện thoại, tiền điện…

- Khách hàng có thể rút tiền mặt và kiểm tra các thông tin về tài khoản ở mọi lúc mọi nơi qua hệ thống ATM hoạt động 24/24 giờ, một số hệ thống ATM còn có khả năng cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản qua máy mà không phải đến ngân hàng vào giờ hành chính, điều này cũng khiến cho khách hàng không còn tâm lý e ngại khi muốn giao dịch nhiều lần với số tiền nhỏ Đặc điểm này rất được giới sinh viên, học sinh và công nhân quan tâm chú ý.

- Đối với loại hình thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được ngân hàng cấp cho một hạn mức tín dụng nhất định để sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu, mua sắm của mình Hạn

Trang 8

mức tín dụng được xét cấp dựa trên mức thu nhập và mức độ tín nhiệm của khách hàng Nếu số tiền này được chủ thẻ thanh toán trong thời hạn quy định thì ngân hàng sẽ không tính lãi Như vậy, chủ thẻ được đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng ngay cả khi không có đủ tiền mặt mà không tốn chi phí (nếu thanh toán đúng hạn).

2.1.5 Các rủi ro liên quan đến thẻ và nguyên nhân.

Cùng với các tiện ích rất lớn thì hoạt động thẻ cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro

cho các đối tượng có liên quan như: ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, các điểm chấp nhận và người sử dụng thẻ Đặc biệt trong những năm gần đây, mức độ rủi ro ngày càng tăng lên; các vụ gian lận liên qua đến thẻ ngày càng tinh vi, phức tạp.

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành thường phải chịu

khá nhiều rủi ro xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau :

- Rủi ro từ thẻ giả: Khi kẻ gian làm thẻ giả có các thông tin trùng với một thẻ

đang lưu hành, lúc đó thẻ giả có thể được sử dụng để rút tiền từ tài khoản của chủ thẻ thật mà máy không thể phát hiện được Ngân hàng sẽ phải đền bù thiệt hại khi chủ thẻ thật có các bằng chứng xác thực chứng tỏ họ không thực hiện các giao dịch bằng thẻ tại thời điểm đó Các rủi ro kiểu này thường gây thiệt hại rất lớn cho tài sản cũng như uy tín của các ngân hàng phát hành, nên họ luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật của các loại thẻ nhằm chống lại việc làm thẻ giả.

- Rủi ro do gian lận:

+Khi chủ thẻ có ý định tự lấy cắp tiền từ tài khoản của mình để đòi tiền bồi thường của ngân hàng Chủ thẻ cố tình báo mất thẻ đồng thời vẫn sử dụng thẻ để rút tiền từ tài khoản khi ngân hàng phát hành chưa kịp khoá thẻ Như vậy, chủ thẻ đã tạo cho mình một bằng chứng ngoại phạm khi vụ mất cắp tiền xảy ra

+ Chủ thẻ lợi dụng tính chất của thẻ tín dụng quốc tế là có thể sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để lừa gạt ngân hàng phát hành, chủ thẻ giao thẻ cho một người khác

Trang 9

mang thẻ ra nước ngoài để rút tiền Khi ngân hàng phát hiện số tiền bị mất trong tài khoản của chủ thẻ xuất phát từ giao dịch rút tiền ở một nước khác, trong khi chủ thẻ chứng minh họ không ra nước ngoài trong khoảng thời gian đó Đây là những chiêu lừa hết sức giản đơn nhưng thường khó bị phát hiện

+ Ngân hàng phát hành cũng gặp rủi ro khi chủ thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ thông đồng với nhau để lấy tiền trong tài khoản.

- Rủi ro do các sự cố không lường trước được: Một số những nguyên nhân khách

quan cũng có thể mang đến những rủi ro cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng đã mất khả năng thanh toán do mất việc làm, do tai nạn hoặc đã qua đời…

Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán Ngân hàng thanh toán chỉ đóng vai trò

là người trung gian thanh toán nên thường ít gặp rủi ro hơn Các rủi ro chỉ xảy đến với ngân hàng thanh toán khi:

- Ngân hàng thanh toán có sai sót trong việc cấp phép, tức là chuẩn chi với giá trị lớn hơn giá trị cấp phép.

- Không cung cấp kịp thời danh sách đen (danh sách các thẻ bị từ chối giao dịch) cho cơ sở chấp nhận thẻ Do đó, cơ sở chấp nhận thẻ vẫn thanh toán cho các thẻ này, các giao dịch này dĩ nhiên không được ngân hàng phát hành chấp nhận Trách nhiệm trong trường hợp này do ngân hàng thanh toán gánh chịu.

Rủi ro đối với các điểm chấp nhạân thẻ: Các điểm chấp nhận thẻ thường phải

chịu rủi ro khi ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán đối với các giao dịch đã được cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện với khách hàng Các lý do để ngân hàng phát hành từ chối thanh toán có thể là:

- Thẻ đã hết hạn hiệu lực; hoặc thẻ nằm trong danh sách đen đã được ngân hàng thanh toán cung cấp nhưng vì lý do nào đó cơ sở chấp nhận thẻ đã không phát hiện được, trong các trường hợp này nếu cơ sở chấp nhận đã thanh toán cho khách hàng thì phải chịu hoàn toàn thiệt hại.

Trang 10

- Các cơ sở thanh toán được ngân hàng cho phép thanh toán mỗi thương vụ với một hạn mức nhất định, nếu vượt quá hạn mức này thì phải xin phép Do việc xin cấp phép không phải lúc nào cũng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, nên nhiều cơ sở chấp nhận thẻ lại chấp nhận thanh toán một số thương vụ với số tiền vượt quá hạn mức trong một tỷ lệ nhỏ Họ có một suy nghĩ sai lầm rằng ngân hàng chỉ từ chối thanh toán số tiền vượt quá hạn mức, nhưng thực tế, ngân hàng thanh toán sẽ từ chối thanh toán toàn bộ thương vụ đó.

- Ngân hàng thanh toán cũng sẽ từ chối thanh toán khi phát hiện cơ sở chấp nhận thẻ cố ý gian lận như: Tách một thương vụ thành nhiều thương vụ nhỏ để không phải xin phép; sửa chữa số tiền ghi trên hoá đơn do ghi nhầm hoặc cố ý ghi nhầm mà họ quên mất rằng khách hàng được thanh toán cũng giữ một tờ hoá đơn tương tự.

Rủi ro cho chủ thẻ: Chủ thẻ là người có nguy cơ rủi ro khá cao Các rủi ro cho

chủ thẻ thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Thẻ bị đánh cắp hoặc bị thất lạc không đến được với chủ thẻ khi ngân hàng

phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện

- Chủ thẻ để lộ số mật mã cá nhân (PIN) Một thói quen rất không nên của nhiều

người là thường sử dụng các số dễ nhớ, dễ tìm như ngày sinh, số chứng minh nhân dân làm số PIN, việc này tạo điều kiện cho kẻ gian có thể đoán ra được số PIN, nếu vì một lý do nào đó người này có được tấm thẻ thì rõ ràng thiệt hại cho chủ thẻ là không thể lường hết được Một số người thường ghi số PIN ngay trên thẻ hoặc ghi trong điện thoại Những việc làm này thường dễ làm lộ số PIN.

- Chủ thẻ mất thẻ mà không kịp thời báo cho ngân hàng phát hành để đưa thẻ

vào danh sách đen Nếu trong khoảng thời gian thẻ bị mất nhưng ngân hàng phát hành chưa được báo cáo mà xảy ra việc mất tiền trong tài khoản thì chủ thẻ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

Trang 11

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì còn có một số nguyên nhân khác cũng có khả năng gây ra các rủi ro cho các đối tượng tham gia trong thị trường thẻ như: Sự cố mạng kỹ thuật, do các nhân viên ngân hàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp hay do nhân viên ở cơ sở chấp nhận thẻ thông đồng với bọn tội phạm Dù các rủi ro có xảy ra đối với đối tượng nào trong thị trường thẻ thì đều gây ra các thiệt hại nhất định về vật chất hoặc phi vật chất, điều này rõ ràng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững của thị trường thẻ.

2.2 THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM – NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐIVỚI SACOMBANK.

2.2.1 Tổng quan về thị trường thẻ Việt Nam.

2.2.1.1 Lịch sử hình thành thị trường thẻ Việt Nam.

Do các điều kiện về lịch sử và kinh tế, sản phẩm thẻ xuất hiệân ở Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới, mãi đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thẻ quốc tế mới bắt đầu du nhập vào nước ta thông qua việc VCB trở thành ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Visa cho chi nhánh ngân hàng Pháp BFCE tại Việt Nam Sau đó, VCB tiếp tục hợp tác với công ty tài chính MRFCS của Malaysia làm đại lý thanh toán thẻ Master Năm 1991 thẻ JCB có mặt ở nước ta bằng việc VCB hợp tác với tổ chức JCB International Tokyo Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam, VCB trở thành đại lý của tổ chức American Express, đưa thẻ Amex vào thị trường thẻ Việt Nam Như vậy, VCB trở thành ngân hàng tiên phong hoạt động trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam Điều này được khẳng định qua việc VCB chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Master (4/1995) và Visa (8/1996) Thẻ nội địa đầu tiên ở Việt nam cũng được phát hành bởi VCB vào năm 1993, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường thẻ ở Việt Nam Đến nay, cả nước có khoảng 17 ngân hàng (không kể các chi nhánh ngân hàng

Trang 12

nước ngoài và ngân hàng liên doanh) được phép phát hành thẻ nội địa và 8 ngân hàng được phát hành thẻ quốc tế

Như vậy, dựa trên những điều kiện thực tế của xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thị trường thẻ ở Việt Nam đã ra đời và đang có những bước tiến đáng kể Với những chính sách thông thoáng của Nhà nước, sự giúp đỡ của World Bank và sự nỗ lực của các ngân hàng, thị trường thẻ tiềm năng của Việt Nam sẽ nhanh chóng được khai thác và phát triển.

Bảng 2.1.Bảng liệt kê các ngân hàng phát hành thẻ trên thị trường Việt Nam:

Nguồn: Visa Consulting – Tháng 1/2007.

2.2.1.2 Sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam.

Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, thị trường thẻ Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, tốc độ phát triển của thị trường thẻ ngày càng cao, số lượng thẻ phát hành cũng như doanh số thanh toán thẻ tăng rất nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây

Trang 13

Theo thống kê của tổ chức Visa, tốc độ tăng trưởng trưởng trung bình của thị trường tín dụng nội địa tại Việt Nam khoảng 29,4%/năm, cao hơn các nước có cùng điều kiện ở Châu Á như Indonesia (18,6%), Thái Lan (15,9%)… Dự đoán tốc độ này ở Việt Nam còn cao hơn nữa trong những năm tới

Số lượng ATM cũng tăng rất nhanh, năm 2002 cả nước chỉ có khoảng 100 máy, nhưng đến năm 2004 đã có 700 ATM với 560 000 thẻ nội địa Đến thời điểm này, cả nước có 2600 ATM và gần 15000 POS, số thẻ nội địa đã lên tới 3,5 triệu thẻ Như vậy, tốc độ phát triển trung bình của thẻ nội địa tại Việt Nam lên tới 400%/năm trong khoảng vài năm trở lại đây.

Ở Việt Nam, VCB và EAB được coi là 2 ngân hàng lớn trong lĩnh vực thẻ VCB có lợi thế là người đi đầu nên chiếm lĩnh được thị phần khá lớn: thẻ Connect 24 là thẻ phổ biến nhất Việt Nam với hơn 1,6 triệu thẻ, đây cũng là ngân hàng có hệ thống ATM rộng lớn nhất với gần 800 máy EAB mới nổi lên và đang phát triển rất nhanh, đây là ngân hàng có hệ thống ATM hiện đại nhất Việt Nam, sản phẩm thẻ Đa năng của EAB có rất nhiều tính năng vượt trội đang tạo ra khả năng cạnh tranh rất lớn với các loại thẻ khác trên thị trường.

Vấn đề liên kết giữa các ngân hàng với nhau nhằm tăng sự thuận tiện khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ cũng được các ngân hàng rất quan tâm Hiệân nay, cả nước có 3 liên minh thẻ:

- Một là hệ thống liên kết nối mạng sử dụng máy ATM chung- mạng Banknet-của công ty chuyển mạch tài chính quốc gia VNSWITCH Hệ thống này khai trương hoạt động vào tháng 8/2004 với 11 thành viên là các NHTM

- Hai là liên minh giữa VCB với 17 NHTM khác, như ngân hàng cổ phần Quân Đội (MB), ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội (Habubank), ngân hàng Quốc Tế (VIB), ngân hàng Bắc Aù, ngân hàng Tân Việt, ngân hàng Việt Aù, ngân hàng cổ phần Kỹ

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan