Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa

59 471 3
Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“ Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa”. 1 TÓM LƯỢC Qua tìm hiểu tình hình quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa, đã cho những kết luận thực trạng trong hoạt động vẫn chuyển trong kinh doanh XNK như sau: • Thành công đạt được: -Về máy móc thiết bị: công ty không ngừng cải tiến, hoàn thiện, đổi mới, mua sắm phương tiện vận tải mới. -Nguồn nhân lực thực hiện trong quá trình vận chuyển: đội ngũ vận chuyển của công ty đã và đang được đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ. • Hạn chế còn tồn tại: -Các phương tiện vận chuyển của công ty thường được dùng để vận chuyển trong quãng đường ngắn thì không phù hợp với việc vận chuyển trong quãng đường dài. Do đó công ty vẫn phải thuê vận chuyển dẫn đến chi phí vận chuyển tăng và khó kiểm soát. -Thiếu nguồn nhân lực am hiểu sâu về quá trình logistics. • Đề xuất với công ty: -Hoàn thiện quy trình lựa chọn người vận chuyển. -Chiến lược vận tải. -Giảm chi phí vận chuyển. -Công ty nên dành một phần kinh phí để đầu tư nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên. • Kiến nghị giải pháp về phía Nhà nước: -Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho logistics phát triển. -Xây dựng mô hình các doanh nghiệp kinh doanh logistics (các công ty, tập đoàn Logistics) theo hướng hiện đại -Ưu tiên đầu phát triển cho các lĩnh vực logistics mà Việt Nam có tiềm năng -Giải pháp về cải cách hành chính để thực hiện quản lý dịch vụ logistics thông qua hệ thống văn bản pháp luật -Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics 2 Lời cảm ơn! Với những kiến thức quý báu đã học tại trường Đại Học Thương Mại và sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa”. Để hoàn thành được luận văn này cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo: TS. Lục Thị Thu Hường, người đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian em làm luận văn, đồng thời em cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh doanh thương mại, các thầy cô bộ môn Hậu Cần Kinh Doanh Thương Mại-trường Đại Học Thương Mại. Xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty CPTM Kim Hoa, đặc biệt là anh Nguyễn Văn Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học tập, nghiên cứu nhưng do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đỗ Trọng Hùng 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG BIỂU Các từ viết tắt: CPTM: Cổ phần thương mại. XNK: Xuất nhập khẩu. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TW: Trung ương. QTKD: Quản trị kinh doanh. Bảng biểu: Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty. Hình 1.2 Danh mục linh kiện nhập khẩu dự trữ. Hình 1.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2007- 2009. Hình 1.4 Danh mục khách hàng sử dụng thang máy của công ty CPTM Kim Hoa Hình 1.5 Sơ đồ phương thức vận chuyển 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TRONG KINH DOANH XNK TẠI CÔNG TY CPTM KIM HOA 1.1 Tính cấp thiết của quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. 1.1.1 Tình hình logistics tại Việt Nam: Trong vài thập niên gần đây, logistics đã phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Bắc Mỹ và EU mà còn ở các nước Châu Á: Nhật Bản, Singaporea Trung Quốc… Đặc biệt, những nước có nghành dịch vụ và ngoại thương phát triển như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, logistics được phát triển rất mạnh. Từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” hội nhập quốc tế, nhu cầu bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển logistics là yêu cầu hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống dịch vụ của Việt Nam còn nhiều bất cập do cơ sở vật chất yếu kém, trình độ chuyên môn hóa chưa cao, khả năng của hệ thống kho bãi chưa đủ đáp ứng yêu cầu của việc bảo quản, dự trữ, giao nhận, vận chuyển một khối lượng hàng hóa lớn. Mặt khác, số doanh nghiệp tham gia kinh doanh logistics có quy mô nhỏ, chỉ thực hiện một phần hay một bộ phận trong hệ thống logistics tổng thể, thiết bị bảo quản và dự trữ còn lạc hậu, tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm, chưa có các doanh nghiệp chuyên môn hóa kinh doanh logistics đủ mạnh. Đặc biệt, Nhà nước cũng chưa có quy chế cụ thể để việc quản lý logistics đạt hiệu quả cao. Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, nhiều nước trên thế giới đã phát triển logistics nhằm tạo cơ sở vật chất cho thương mại phát triển. Để thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần phát triển logistics để thúc đẩy phát triển thương mại nội địa cũng như thương mại với nước ngoài. Thị trường dịch vụ vận chuyển ở Việt Nam rất đa dạng nhưng đa phần đều nhỏ bé, hạn chế về vốn và công nghệ nên chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong cả chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương 5 tiện vận tải. Một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết luật pháp, tập quán thương mại quốc tế.Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào đủ sức đứng ra tổ chức, điều hành toàn bộ tất cả các quy trình trong lĩnh vực này. Do vốn ít nên cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng đơn giản, không thật sự chuyên sâu, không tổ chức được các văn phòng đại diện ở nước ngoài nên nguồn thông tin bị hạn chế, các công việc ở nước ngoài đều phải thông qua các đại lý của các công ty đa quốc gia. Tất cả điều này dẫn tới việc đa số các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm trí là cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng lưới toàn cầu mà chưa tổ chức kết nối được các hoạt động vận tải đa phương thức từ vận tải biển kết nối với cảng, vận tải thủy nội địa, vận tải đường bộ… Hơn thế nữa, thay vì liên kết để tạo sức mạnh thì các doanh nghiệp Việt Nam lại cạnh tranh không lành mạnh với nhau bằng cách chụp giựt và phá giá, dẫn đến làm suy yếu nhau và suy yếu chính mình. Bên cạnh đó, hạ tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho logistics còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống vận chuyển quy mô nhỏ, rời rạc, các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống…điều kiện an toàn, an ninh nói chung còn thô sơ, hệ hống vận tải đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ…còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động logistics. Ngoài ra, các yếu tố tiêu cực trong khâu thủ tục hải quan cho hàng hóa như: những viên chức biến chất, hệ thống giao thông đường bộ có quá nhiều trạm thu phí, nhiều chốt chặn của cảnh sát giao thông. 1.1.2 Tính cấp thiết của quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. Đối với bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào thì logictics đều đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong điều kiện kinh tế hiện nay thì có vô số các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị vật tư xây dựng. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên rất nhiều lĩnh vực. Mặc dù mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, nguồn hàng cũng đã được đảm bảo chất lượng nhưng năng lực của công ty về mặt quản trị logictics 6 còn non yếu đặc biệt là vận chuyển. Công ty chưa có được bộ phận chuyên trách để quản lý. Vì không phải là chuyên môn nên các cán bộ phòng kinh doanh chỉ tập trung vào công việc chính là khai thác các hợp đồng. Công ty là một đơn vị kinh doanh với quy mô lớn vì vậy chi phí vận chuyển khá cao. Nếu hoạt động quản trị vận chuyển tốt thì hoạt động kinh doanh nói chung của công ty và trong lĩnh vực XNK nói riêng sẽ đạt đuợc hiệu quả cao. Do một số bất lợi trong khâu vận chuyển, nhiều hợp đồng của công ty thực hiện chưa được tốt. Có hợp đồng bị chậm về thời gian cũng như chất lượng hàng hóa, dich vụ khách hàng giảm sút. Đó đều là hậu quả của công tác quản trị vận chuyển hàng hóa. Để khắc phục điểm yếu này, những năm gần đây công ty phải nỗ lực để nhanh chóng tìm ra giải pháp hữu hiệu trong công tác quản trị vận chuyển trong lĩnh vực XNK nói riêng và toàn lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nói chung. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Trong quá trình thực tập tại công ty CPTM Kim Hoa với việc tìm hiểu và theo báo cáo phân tích kinh doanh của công ty em nhận thấy rằng hoạt động logistics còn gặp nhiều khó khăn trong đó vấn đề vận chuyển là nổi bật, đặc biệt là trong lĩnh vực XNK. Trong công ty chưa có các bộ phận chuyên trách về mảng này, trong khi đó nó là yếu tố quyết định ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh cũng như doanh thu của công ty. Trong các hoạt động kinh doanh của công ty thì việc nhập khẩu thang máy và thiết bị công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc nhất từ hoạt động quản trị vận chuyển. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị vận chuyển, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cả về lý luận và thực tiễn về hoạt đông quản trị vận chuyển em đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Giải pháp quản trị vận chuyển trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty CPTM Kim Hoa” 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu. Đối với công ty CPTM Kim Hoa vấn đề quản trị hàng hóa trong lĩnh vực XNK đang là vấn đề cấp thiết vì vậy mục tiêu nghiên cứu trước hết là nhằm tìm ra giải pháp nâng cao quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK của công ty. Từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh XNK thang máy và thiết bị công nghiệp. 7 Đối với mỗi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp thì việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể tại một doanh nghiệp nhằm mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận. Qua việc nghiên cứu đề tài sinh viên được vận dụng tìm hiểu kiến thức đã học vào thực tế. Với riêng em, nghiên cứu hoạt động quản trị vận chuyển tại đơn vị thực tập – Công ty CPTM Kim Hoa nhằm hoàn thiện một phần kiến thức lý luận về quản trị logistics, cụ thể là quản trị vận chuyển. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. + Chủ thể nghiên cứu: Công ty CPTM Kim Hoa. + Đối tượng nghiên cứu: Các quyết định trong quản trị vận chuyển trong nhập khẩu của công ty CPTM Kim Hoa. + Sản phẩm: Thang máy. + Số liệu: Trong thời gian từ năm 2007 đến nay 1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp: Luận văn tốt nghiệp gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa: Nêu ra tính cấp thiết, phạm vi, các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị vận chuyển tại công ty sản xuất-kinh doanh. Khái quát về vận chuyển hàng hóa: Các loại hình vận chuyển hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, các quyết định trong quản trị vận chuyển, quá trình nghiệp vụ vận chuyển. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích về thực trạng quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. Một số phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa, chủ yếu trong khâu nhập khẩu hàng hóa. Nêu ra thực trạng quản trị vận chuyển trong XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. 8 Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. Một số thành công, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. Các giải pháp quản trị vận chuyển về phía doanh nghiệp và một số kiến nghị với Nhà nước dựa vào một số điều đang tồn tại trong kinh doanh XNK của công ty mà vẫn chưa khắc phục được. 9 CHƯƠNG II TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TRONG CÔNG TY SẢN XUẤT-KINH DOANH 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản. 2.1.1 Logistics và các hoạt động logistics: Logistics theo nghĩa đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logisticsque” trong tiếng Pháp, được sử dụng bắt đầu từ thế kỷ 19. Ban đầu logistics như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Sau này logistics dần dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên hệ thống logistics trên phạm vi toàn cầu. Logistics đã phát triển rất nhanh chóng. Nếu giữa hai thập kỷ 20, rất hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ này, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. -Dưới góc độ quản trị trong lĩnh vực kinh doanh, theo Hội đồng quản trị logistics của Hoa Kỳ ( CLM – Council of Logistics Management) định nghĩa: “Logistics kinh doanh là quá trình hoạch định, thực thi và kiểm soát một cách hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thong tin tương ứng từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Như vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp nguyên vật liệu và kết thúc khi đã phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng. Tham gia vào hệ thống hậu cần có nhiều tổ chức, các trung gian thương mại thực hiện các hoạt động hậu cần trong kênh phân phối. Từ “quá trình” trong khái niệm cho thấy logistics không phải là hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực thi, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó, logistics là quá 10 [...]... công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ LVB 001215 -Quản trị dịch vụ giao nhận vận tải tại công ty trách nhiệm hữu hạn Thăng Long LVB 001226 Trong đề tài Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa có một số điểm mới mà một số công trình nghiên cứu trước chưa đề cập đến: -Các quyết định trong quản trị vận chuyển, đặc biệt trong khâu nhập khẩu hàng hóa, một số thủ tục liên... trình vận chuyển, một khi xảy ra hỏng hóc của các phương tiện vận chuyển thì điều đó gây ảnh hưởng tới thời gian giao nhận hàng hóa làm tăng chi phí vận chuyển gây bất lợi cho doanh nghiệp 3.3 Thực trạng quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa 3.3.1 Phương thức vận chuyển: Hình 1.5 Sơ đồ phương thức vận chuyển Vận chuyển thẳng Nguồn hàng Kho của KH Vận chuyển qua kho (Cty) Hoạt... phí vận chuyển -Phương pháp giảm chi phí vận chuyển 21 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TRONG KINH DOANH XNK CỦA CÔNG TY CPTM KIM HOA 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu • Phương pháp quan sát: bằng việc quan sát các nhân viên trong công ty làm việc để từ đó hiểu được các hoạt động và hiện trạng của công ty. .. nhân viên trực tiếp đảm nhận công tác trong lĩnh vực kinh doanh XNK của công ty Dựa vào dữ liệu thứ cấp để đưa ra các dự báo, đề xuất giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK của công ty • Dữ liệu thứ cấp: bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán trong từng thời kỳ, theo giai đoạn từ năm 2007-2009, bảng cân đối tài chính doanh nghiệp, ngoài ra còn... Bình 13 Công ty Điện lạnh Hải Việt Nhà tư nhân 14 Công ty CP Hoàng Mai Ngọc Khách sạn Sinh Thái Nghi Xuân-Hà Tĩnh 15 Công ty Thang máy Á Châu 16 Công ty CTC 17 Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh 18 Công ty Xây dựng Sông Hồng Chung cư Biển Bắc 19 Công ty CP Xây dựng Sông Hồng Nhà Chung cư 20 Công ty quốc tế Hoàng Gia 21 Công ty Thang máy Toàn Cầu 22 23 Công ty Cơ điện và Xây dựng Mececo Công ty Đầu... Phòng 1 Công ty COMA 25 2 Bệnh viện TW Quân đội 108 3 Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Thương mại quốc tế Hải Phòng 4 Tổng công ty xây dựng Hà Nội Trụ sở Tổng công ty 5 Công ty Sinh Tài 6 Công ty Vinata 7 Công ty Sumitomo Mitsui 8 Công ty xây dưng 201-Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng 9 10 Địa chỉ Trụ sở công ty Chấn Kiệt Nhà máy SHOWADENSEN Nhà máy SD Việt Nam Nhà máy SUMITOMO RURRER Công ty CP Đầu... (Cty) Hoạt động trong XNK của công ty CPTM Kim Hoa vẫn chủ yếu là nhập khẩu: 32 Trong thực tế công ty sử dụng phương thức vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho Do công ty nhập hàng là dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng trong nước Vận chuyển thẳng áp dụng khi thời gian giao hàng trùng với thời gian nhận hàng từ phía Trung Quốc về Việt Nam, khi tới thời hạn giao hàng thì công ty thuê hãng vận tải đưa hàng... độ quản lý và tổ chức quy trình chuyên chở 17 2.2.5 Các quyết định trong quản trị vận chuyển: a, Quyết định lựa chọn phương thức vận chuyển: Phương thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hóa từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hóa sự vận động của hàng hóa trong kênh hậu cần kinh doanh nghiệp Có hai phương thức vận chuyển: vận chuyển. .. đến quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa a, Nhân tố bên ngoài: Giao thông vận tải: Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam là một quá trình hết sức khó khăn nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể có được dịch vụ tốt nhất, trong đó vấn đề giao thông vận tải là hết sức quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ của quá trình vận chuyển. .. công ty CPTM Kim Hoa Công ty CPTM Kim Hoa là một trong những đơn vị thành viên của Viện máy và Dụng cụ công nghiệp Tên giao dịch: Tiếng Việt: Công ty CP Thương mại Kim Hoa Tiếng Anh: Kim Hoa Trading joint stock company Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Địa chỉ trụ sở chính: Số 4-Vũ Ngọc Phan- Đống Đa- Hà Nội Tel : 84.0437762805 Fax: 84.0437762806 Mã số thuế: 0101410468 23 Email: kimhoatrading@hn.vnn.vn . “ Giải pháp quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa . 1 TÓM LƯỢC Qua tìm hiểu tình hình quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa, đã. trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. Một số thành công, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. Các giải pháp quản trị vận chuyển về phía doanh nghiệp. CHUYỂN TRONG KINH DOANH XNK TẠI CÔNG TY CPTM KIM HOA 1.1 Tính cấp thiết của quản trị vận chuyển trong kinh doanh XNK tại công ty CPTM Kim Hoa. 1.1.1 Tình hình logistics tại Việt Nam: Trong vài

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan