Bài giảng DH y thái bình TAI nạn GIAO THÔNG

9 2.4K 0
Bài giảng DH y thái bình   TAI nạn GIAO THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU: 1. Trình bầy được khái niệm và các yếu tố nguy cơ gây tai nạn giao thông 2. Mô tả được nguyên tắc và biện pháp ban đầu ngoài bệnh viện 3. Lựa chọn một số biện pháp phòng chống TNGT phù hợp NỘI DUNG: Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới, là vấn đề y tế công cộng quan trọng nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Chấn thương là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với lứa tuổi từ 1 đến 44 ở các nước Bắc Mỹ; ở Canada thì chấn thương gây ra 63% các ca hợp tử vong ở độ tuổi từ 1 đến 24. Mô hình tương tự cũng xảy ra ở những nước phát triển nhất. Ở những nước đang phát triển thì tầm quan trọng của vấn đề chấn thương cũng ngày càng nhận được nhiều sự chú ý do tỉ lệ tử vong mà chấn thương có xu hướng giảm xuống. Một trường hợp ngoại lệ là tỉ lệ tử vong do tại nạn giao thông tăng lên cùng với sự phát triển và gia tăng lượng ô tô xe máy tham gia giao thông. Trong khi các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng hiện vẫn đang là nguyên nhân chính gây ra tử vong ở các nước đang phát triển thì việc gia tăng tốc độ đô thị hoá cùng với số lượng ô tô xe máy tham gia giao thông trên hệ thống đường sá được thiết kế không đảm bảo làm gia tăng tỉ lệ tử vong do chấn thương. Trên phạm vi toàn thế giới, tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho người trưởng thành (trung bình làm chết trên dưới 1 triệu và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm). Chỉ tính riêng năm 2002, TNGT trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người khác bị thương. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% (con số này ở những nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỷ lệ ở các nước phát triển). Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là TNGT đường bộ, loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy 2 bánh. Ngoài ra còn các loại TNGT khác như: TNGT đường sắt, TNGT đường thủy, TNGT đường hàng không. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) tai nạn giao thông được coi là cao nhất thế giới. Cứ trong 100.000 người thì có hai chục người thiệt mạng vì xe tông, xe cán hay xe đụng nhau. Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: không có nơi nào trên thế giới xe cộ đi lại nguy hiểm như Việt Nam. TNGT ở VIệt Nam vẫn ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, mỗi ngày có 31 người chạy xe ra đường và chết vì tai nạn. Theo Phòng tuyên truyền và Hướng dẫn điều tra xử lý tai nạn giao thông thuộc Cục cảnh sát giao thông đường bộ đường sất, Bộ Công an đã đưa ra so sánh sau: đem sổ người chết trong năm 2006 do TNGT chia bình quân, thì mỗi tháng sổ người chết do TNGT ở Việt Nam bằng số thiệt mạng do khoảng 3 vụ nổ máy bay loại lớn. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 về phương tiện cơ giới đường bộ, đứng thứ 6 về số người dân trên một phương tiện cơ giới đường bộ, nhưng lại đứng thứ 2 (chỉ sau Thái Lan) về số người chết và bị thương do TNGT. 1. Khái niệm về tai nạn giao thông Tai nạn giao thông (TNGT) đã có từ lâu trong lịch sử, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Về cơ bản TNGT có những đặc tính sau: Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể Gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe con người và tài sản Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ TNGT cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông Xét về lỗi chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. Cho đến nay khái niệm TNGT được chấp nhận rộng rãi là: TNGT là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm nguyên tắc an toàn giao thông, hay do gặp những tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.

TAI NẠN GIAO THÔNG Bài 2: Tai nạn giao thông Bộ môn SKMT-YTB MỤC TIÊU: 1. Trình bầy được khái niệm và các yếu tố nguy cơ gây tai nạn giao thông 2. Mô tả được nguyên tắc và biện pháp ban đầu ngoài bệnh viện 3. Lựa chọn một số biện pháp phòng chống TNGT phù hợp NỘI DUNG: Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới, là vấn đề y tế công cộng quan trọng nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Chấn thương là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với lứa tuổi từ 1 đến 44 ở các nước Bắc Mỹ; ở Canada thì chấn thương gây ra 63% các ca hợp tử vong ở độ tuổi từ 1 đến 24. Mô hình tương tự cũng xảy ra ở những nước phát triển nhất. Ở những nước đang phát triển thì tầm quan trọng của vấn đề chấn thương cũng ngày càng nhận được nhiều sự chú ý do tỉ lệ tử vong mà chấn thương có xu hướng giảm xuống. Một trường hợp ngoại lệ là tỉ lệ tử vong do tại nạn giao thông tăng lên cùng với sự phát triển và gia tăng lượng ô tô xe máy tham gia giao thông. Trong khi các bệnh truyền nhiễm và suy dinh dưỡng hiện vẫn đang là nguyên nhân chính gây ra tử vong ở các nước đang phát triển thì việc gia tăng tốc độ đô thị hoá cùng với số lượng ô tô xe máy tham gia giao thông trên hệ thống đường sá được thiết kế không đảm bảo làm gia tăng tỉ lệ tử vong do chấn thương. Trên phạm vi toàn thế giới, tai nạn giao thông (TNGT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho người trưởng thành (trung bình làm chết trên dưới 1 triệu và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm). Chỉ tính riêng năm 2002, TNGT trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người khác bị thương. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% (con số này ở những nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỷ lệ ở các nước phát triển). Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là TNGT đường bộ, loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy 2 bánh. Ngoài ra còn các loại TNGT khác như: TNGT đường sắt, TNGT đường thủy, TNGT đường hàng không. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) tai nạn giao thông được coi là cao nhất thế giới. Cứ trong 100.000 người thì có hai chục người thiệt mạng vì xe tông, xe cán hay xe đụng nhau. Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: không có nơi nào trên thế giới xe cộ đi lại nguy hiểm như Việt Nam. TNGT ở VIệt Nam vẫn ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, mỗi ngày có 31 người chạy xe ra đường và chết vì tai nạn. Theo Phòng tuyên truyền và Hướng dẫn điều tra xử lý tai nạn giao thông thuộc Cục cảnh sát giao thông đường bộ- đường sất, Bộ Công an đã đưa ra so sánh sau: đem sổ người chết trong năm 2006 do TNGT chia bình quân, thì mỗi tháng sổ người chết do TNGT ở Việt Nam bằng số thiệt mạng do khoảng 3 vụ nổ máy bay loại lớn. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 về phương tiện cơ giới đường bộ, đứng thứ 6 về số người dân trên một phương tiện cơ giới đường bộ, nhưng lại đứng thứ 2 (chỉ sau Thái Lan) về số người chết và bị thương do TNGT. 1. Khái niệm về tai nạn giao thông Tai nạn giao thông (TNGT) đã có từ lâu trong lịch sử, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Về cơ bản TNGT có những đặc tính sau: - Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể - Gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe con người và tài sản - Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ TNGT cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông - Xét về lỗi chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. Cho đến nay khái niệm TNGT được chấp nhận rộng rãi là: TNGT là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm nguyên tắc an toàn giao thông, hay do gặp những tình huống, sự cố đột ngột không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. 1. Các yếu tố gây tai nạn giao thông 1.1. Người điều khiển phương tiện Ý thức chấp hành của người khi tham gia giao thông không nghiêm ngặt và tự giác. Đây là yếu tố chính dẫn đến TNGT ngày càng gia tăng (chỉ có 48% người điều khiển phương tiện xe máy có giấy phép lái xe hợp lệ; 85,5% số vụ TNGT do lỗi của người tham gia giao thông gây ra). Phương tiện không qua kiểm định an toàn hàng năm. Xe cộ chỉ kiểm tra 1 lần khi làm thủ tục đăng kí. Cơ quan chức năng không quan tâm đến sự xuống cấp sau đó của những phương tiện đang lưu hành trên đường. Năm 2008, cả nước xảy ra 141 vụ TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng trong đó 80% số vụ tai nạn này liên quan đến xe khách thuộc xe tư nhân, doanh nghiệp vận tải nhỏ không có thương hiệu. 1.1. Cơ sở hạ tầng Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2009 số lượng mô tô, xe gắn máy tăng thêm 10,5%; ô tô tăng 14,1%; vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ- đường sắt vẫn diễn biến phức tạp là nguyên nhân chủ yếu làm cho tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông chưa tháo gỡ được (Hà Nội chỉ có 7% quỹ đất dành cho giao thông, lượng xe máy chiếm tới 63% phương tiện lưu thông, cùng với hơn 9.000 xe tải, hàng nghìn xe khách, cùng với 73 tuyến xe buýt với hàng nghìn xe… chạy liên tục nên việc ùn tắc, tai nạn giao thông là khó tránh khỏi). Hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng 500.000 người bị tử vong do tai nạn khi tham gia giao thông và con số này ngày càng gia tăng. Trong số này thì có khoảng 350.000 trường hợp xảy ra ở những nước đang phát triển. Ở những nước đang phát triển có tỉ lệ xe trên đầu người thấp nhưng lại có tỉ lệ tử vong trên mỗi xe cao và có tỉ lệ xe máy cao, mà thông thường đi xe máy không an toàn bằng lái ô tô. Dự đoán trước được sự gia tăng ô tô xe máy ở những nước đang phát triển và các bang vừa mới độc lập trong những thập kỷ tới đang là một thách thức lớn cho y tế công cộng. Nếu không có các biện pháp hữu hiệu phòng chống tai nạn thương tích thì chấn thương giao thông có thể trở thành một trong những ‘bệnh dịch’ nguy hiểm nhất. Như đã bàn trước đây, cái giá của chấn thương giao thông là rất lớn và làm cho nhiều trong số chúng ta phải kinh ngạc. Ở những nước đang phát triển thì chi phí cho tai nạn chấn thương do ô tô xe máy gây ra chiếm 1% đến 2% tổng thu nhập quốc dân. 1.2. Cảnh sát giao thông Cảnh sát giao thông không được đưa ra hình phạt chặt chẽ. Điều này cũng là thủ phạm gây ra TNGT một cách gián tiếp 1.3. Chiến lược vĩ mô Đây là công việc của những cơ quan chức năng. Có được những giải pháp một cách khoa học và đúng đắn sẽ mạng lại cho cộng đồng an toàn hơn Việc quy hoạch hệ thống giao thông nhất thiết phải đồng bộ, khoa học. đường giao thông phải trả lại toàn bộ chức năng, nhiệm vụ cho nó. Kiên quyết loại bỏ các yếu tố xâm hại, cản trở đến việc giao thông. Nên mở rộng hành lang an toàn giao thông, nhất là khu vực đông ngườ. Đường mở ra đến đâu nhất định phải có đường dân sinh, lối thoát cho người đi bộ Ngày 15/10/2007, chủ tịch quốc hội đã khẳng định thống nhất với ý kiến của các đại biểu quốc hội và kết quả giám sát việc thi hành pháp luật để đảm bảo trật tự an toàn giao thông lên thành luật. chủ tịch yêu cầu đánh giá lại 4 lĩnh vực: kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, tổ chức giao thông và ý thức người tham gia giao thông để có phương án điều hành phù hợp với thực tế, không chồng chéo. Cần đặc biệt ưu tiên cho giao thông công cộng. 2. Biện pháp phòng chống tai nạn giao thông Để kiềm chế tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội nhất là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông. Chỉ có như vậy thì các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực. Để tạo được chuyển biến tích cực về công tác này cần áp dụng một số biện pháp sau: 2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật trật tự an toàn giao thông + Giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu + Yêu cầu các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, cơ quan thông tin, báo chí phải thức hiện thường xuyên kiên trì và liên tục + Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự ATGT mới từ năm 2008-2009 ở tất cả mọi cấp bậc + Các trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp thường xuyên đưa thông tin liên quan đến trật tự ATGT vào nội sung sinh hoạt Đoàn, đội, Hội 2.2. Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự ATGT - Đình chỉ lưu hành các phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm về đảm bảo trật tự ATGT theo quy định của pháp luật hiện hành - Lực lượng tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm phải xử lý công khai và đúng luật: không phân biệt người vi phạm đi bộ, đi xe đạp, đi mô tô hay lái ô tô, hay người có thẩm quyền xử lý 2.3. Giải pháp giảm thiều thiệt hại do tai nạn giao thông - Người đi xe mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (hiệu lực thi hành 15-12-2007) - Quy định hướng dẫn, tổ chức hoạt động cứu hộ cứu nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy. - Thực hiện, duy trì sửa chữa đường bộ và khắc phục “điểm đen” tai nạn giao thông - Thành lập các trạm cấp cứu TNGT trên các quốc lộ trọng điểm với khoảng cách hợp lý; thường xuyên tổ chức lớp tập huấn; phổ biến kiến thức cấp cứu TNGT cho các đối tượng liên quan đến cứu hộ cứu nần giải quyết TNGT Nói tóm lại để phòng ngừa TNGT thì phải có giải pháp đồng bộ để loại trừ ngăn chặn hoặc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể gây ra TNGT, bao gồm hai giải pháp chính: - Phòng ngừa chủ động: đòi hỏi có sự tham gia đồng bộ của hệ thống pháp luật, tất cả các cấp các ngành,các đoàn thể chính trị xã hội, cả cộng đồng công tác của mọi cá nhân (kể cả trẻ em). Điều này dẫn đến hiệu quả phòng ngừa phụ thuộc vào việc sử dụng đúng biện pháp phòng ngừa, mục đích là thay đổi hành vi - Phòng ngừa thụ động; thự tế đã chứng minh đây là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát TNGT, biện pháp phòng ngừa hay bảo vệ chủ yếu thiết kế để mọi người có thể tham gia vào phòng ngừa. Mục đích là thay đổi môi trường hay phương tiện sử dụng để loại trừ yếu tố nguy cơ TÀI LIỆU THAM KHẢO (Times New Roman,13,chữ IN, BOLD) 1. (Times New Roman, 13, chữ thường, viết theo quy tắc ghi tài liệu tham khảo) Các hệ thống giảm sát những loại chấn thương không gây tử vong là tương đối mới và thường báo cáo không đầy đủ. Rất khó để có được số liệu chính xác về tỉ lệ chấn thương. Tuy nhiên, hệ thống giám sát ở nhiều địa phương và quốc gia có khả năng ghi lại tương đối chính xác các trường hợp chấn thương mà cần phải vào bệnh viện. Một số cuộc điều tra và nghiên cứu thuần tập đã được thực hiện nhằm đưa ra được các ước lượng từ cộng đồng. Ví dụ, ước tính rằng trung bình một năm thì có 3 người lớn và trẻ em sẽ có một người bị chấn thương không gây tử vong nhưng phải vào trạm xá, bệnh viện hoặc không có khả năng làm công việc thông thường trong một thời gian (NCIPC, 1989). Theo Guyer và Gallaugher (1985), ước tính rằng trung bình cứ một năm trưởng hợp trẻ em bị tử vong do chấn thương thì có khoảng 45 trường hợp chấn thương phải vào viện, 1270 trường hợp được cứu chữa trong phòng cấp cứu sau đó được đưa về nhà và có khoảng gấp đôi số này thì không cần sự chăm sóc của các dịch vụ y tế. Ngoài các trường hợp cấp tính thì chấn thương còn gây ra thương tật trong thời gian hoặc thậm chí vĩnh viễn và các bệnh mãn tính. Ước tính chấn thương làm 78 triệu người bị tàn tật trên thế giới, chiếm tới 15% tổng số người tàn tật (WHO, 1982). Ở Mỹ, một phần tư người bị tàn tật vĩnh viễn là do chấn thương gây ra và chấn thương do tai nạn giao thông xảy ra trên đường quốc lộ làm 20.000 trường hợp bị động kinh hàng năm (Wallet, 1986) Một cách để mô tả trường hợp chết non là dùng số năm sống tiềm tàng bị mất (PYLL). PYLL được tính bằng kì vọng sống trung bình (thường là 65 tuổi) trừ đi tuổi tại thời điểm người đó tử vong. Ví dụ một người bị tử vong do tai nạn giao thông khi mới 20 tuổi, thì PYLL của người đó sẽ là 45 năm, trong khi một người khác cũng bị tử vong do tai nạn giao thông và thọ 60 tuổi thì PYLL là 5 năm. Cách tiếp cận này không có ý định lượng giá trị của số năm bị mất mà chỉ mô tả sự mất mát của cá nhân và của xã hội về khía cạnh khả năng mỗi cá nhân có thể đóng góp cho xã hội nếu họ còn sống. Chấn thương gây ra một lương lớn PYLL thậm chí khi so sánh với cả các nguyên nhân gây tử vong chính thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người già (ví dụ các bệnh tim mạch và ung thư). Ở Mỹ 1985, PYLL do chấn thương cao hơn PYLL do các bệnh ung thư và tim mạch cộng lại (NCIPC, 1989). Khi tính chi phí cho chấn thương, chúng ta cần tính đến chi phí dùng cho sơ cứu ban đầu, chi phí vận chuyển, chi phí chăm sóc y tế, chi phí phục hồi chức năng và chi phí cho việc hỗ trợ lâu dài và giảm năng suất làm việc ở những người bị tàn tật do chấn thương. Những chi phí này là rất lớn cộng với sự đau đớn mà con người phải gánh chịu. Chi phí trực tiếp của tất cả các loại chấn thương xảy ra ở Mỹ trong năm 1985 ước tính là $45.000.000.000. Theo Kraus và Robertson (1992), chi phí cho các trường hợp tử vong do chấn thương cao hơn nhiều so với chi phí cho các trường hợp bị ung thư và bị các bệnh tim mạch cộng lại. Điều nay cho thấy chấn thương thường xảy ra lúc trẻ và đòi hỏi thời gian dài dành cho chữa trị, hỗ trợ và phục hồi chức năng. Thậm chí những chấn thương nhẹ cũng rất tốn kém và ở một số nước thì chấn thương là nguyên nhân hàng đầu phải đến bác sĩ khám (Waller, 1986). Rõ ràng chấn thương không chỉ có tác động trực tiếp tới người bị nạn mà còn ảnh hưởng tới gia đình họ, tới cơ quan họ làm việc, tới hệ thống y tê và tới toàn cộng đồng. Trong một thập kỷ qua tỉ lệ tử vong do chấn thương ở trẻ em đã giảm đi; kể từ năm 1960 thì tỉ lệ tử vong do chấn thương ở bé trai tuổi từ 5-14 giảm đi 60% ở Oxtraylia, 53% ở Canada và 33% ở Mỹ (Pless, 1994). Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong do chấn thương giảm với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với các nguyên nhân tử vong khác. Ở Canada năm 1930, tỉ lệ tử vong ở trẻ từ 1 đến 4 tuổi do các loại bệnh tật gây ra cao gấp 8 lần so với tỉ lệ tử vong do chấn thương. Đến năm 1980 thì tỉ lệ tử vong do bệnh tật và tử vong cân bằng do tỉ lệ tử vong do bệnh tật giảm rất nhiều trong khi tỉ lệ tử vong do chấn thương chỉ giảm được một nửa (Baker và các cộng sự, 1944). Gần đây, tỉ lệ tử vong do chấn thương gây ra ở trẻ em Canada cao hơn tỉ lệ tử vong do 9 nguyên nhân chính xác công lại: ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh truyền nhiễm, dị tật bẩm sinh và các bệnh về thần kinh và hệ hô hấp (Guyer và Gallagher, 1985). . TAI NẠN GIAO THÔNG Bài 2: Tai nạn giao thông Bộ môn SKMT-YTB MỤC TIÊU: 1. Trình b y được khái niệm và các y u tố nguy cơ g y tai nạn giao thông 2. Mô tả được nguyên tắc và biện. 1 5-1 2-2 007) - Quy định hướng dẫn, tổ chức hoạt động cứu hộ cứu nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường th y. - Thực hiện, duy trì sửa chữa đường bộ và khắc phục “điểm đen” tai nạn giao thông - Thành. m y tăng thêm 10,5%; ô tô tăng 14,1%; vi phạm hành lang an toàn giao thông đường b - đường sắt vẫn diễn biến phức tạp là nguyên nhân chủ y u làm cho tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan