Tiểu luận triết SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI

17 678 1
Tiểu luận triết SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  GVHD: TS. Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Duy Nam (STT: 67 ) Nhóm 11 – Lớp QTKD1 – Khoá 23 TPHCM , tháng 12 năm 2014 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 1 pháp biện chứng và phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp. Trong quá trình hình thành và phát triển của loài người triết học đóng một vai trò vô cùng to lớn ngay từ những ngày đầu hình thành nên nền móng của triết học cho đến thời kỳ ngày nay, nó không chỉ đơn thuần là một môn khoa học mà còn là một trong những ngành phản ánh một cách rõ nét từng giai đoạn phát triển của loài người . Để xây dựng nên một nền móng vững chắc cho sự phát triển của xã hội cũng như khoa học thời nay, đồng thời cũng giải quyết và thấu hiểu thêm về các vấn đề triết học trong từng thời kỳ cụ thể thì việc nghiên cứu lịch sử triết học bắt buộc và cần thiết. Nó sẽ cho ta thấy những thế hệ trước đã hình thành và giải quyết các vấn đề triết học như thế nào, những cống hiến, phát minh cũng như những kế thừa phát huy điểm mạnh, điểm tốt trong suốt quá trình phát triển của triết học. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tác giả giới thiệu tổng quan về Chủ nghĩa kinh nghiệm Anh và Chủ nghĩa duy lý – tư biện Phương Tây, đồng thời tác giả cũng so sánh sự tương đồng và khác nhau của hai trường phái trên. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Bùi Văn Mưa đã hướng dẫn một cách tận tình để tác giả có thể hoàn thành bài tiểu luận này. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ PHƯƠNG TÂY THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI 1. Hoàn cảnh lịch sử: a) Thời kỳ phục hưng: Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Về kinh tế: Chế độ phong kiến đã bước vào thời kì tan rã, kinh tế tư bản đang hình thành. Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển. Về khoa học kỹ thuật: Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện. Với việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 2 Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ. Họ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn. Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ. Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo. b) Thời kỳ cận đại: Đây là thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. Chính những điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kì này: + Thứ nhất, đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận. Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 3 + Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học. +Thứ ba, đây là thời kì xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử. + Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định. 2. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý- tư biện Đây là hai tư tưởng triết học với những đặc điểm mới, được hình thành dưới sự ảnh hưởng của kinh tế - chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội của suốt thời phục hưng và cận đại ở phương tây. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh được Ph.Bêcơn (1561-1626) đặt nền móng, T.Hốpxơ phát triển theo khynh hướng kinh nghiệm và Gi.Lốcơ đẩy mạnh theo khuynh hướng duy giác. Phương pháp nhận thức của Ph.Bêcơn có ý nghĩa rất lớn đến sự hình thành và phát triển khoa học thực nghiệm và triết học duy vật kinh nghiệm. Chủ nghĩa triết học duy lý tự biên phương tây thời cận đại được Rơnê Đềcáctơ (1596–1650) đặt nền móng, Xpinôda và Lépnít phát triển theo khuynh hướng duy vật và duy tâm khác nhau, đây là trường phái triết học - siêu hình học đề cao lý tính. Nó cố gắng hệ thống hóa toàn bộ tri thức mà con người đạt được lúc bấy giờ dựa trên cơ sở phương thức tư duy lý luận, nhằm giúp con người thoát ra khỏi cách nhìn thiển cận về thế giới. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VỚI ĐẠI DIỆN LÀ PH.BÊCƠN VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ BIỆN VỚI ĐẠI DIỆN LÀ RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh ( Đại diện là Ph.Bêcơn) a) Quá trình hình thành và phát triển: Sống đêm trước cách mạng tư sản Anh, Bêcơn nhận thấy cần thiết phải đẩy mạnh và phát triển để xóa bỏ mọi bất công và tệ nạn ở xã hội đương đại. Theo ông, triết học là nền tảng của phát triển đất nước, vì mục đích của xã hội chúg ta là nhận thức nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được. Do bị ảnh hưởng của tư tưởng trước đó, trong triết học thời kỳ cổ đại cho rằng triết học là khoa học của mọi khoa học. Bêcon định nghĩa (theo nghĩa rộng) triết học là tổng thể các tri thức của con người về thượng đế, tự nhiên và bản thân con người. vì vậy ông chi hê thống triết học thành 3 học thuyết: + Học thuyết về thượng đế (thần học) + Học thuyết về giới tự nhiên, ông đồng nhất nó với tri thức về toàn bộ giới tự nhiên (KHTN) + Học thuyết về con người (nhân bản học) Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 4 Đồng thời Bêcơn có sự phân biệt giữa các môn nghệ thuật, lịch sử theo TH. Theo ông, các môn nghệ thuật, lịch sử chỉ dựa vào trí nhớ hay trí tưởng tượng của con người, còn TH mang tính lý luận, khái quát cao. Tư duy TH là tư duy lý tính, mang trí tuệ cao nhất. Theo quan điểm của ông thì nhiệm vụ TH là đại phục hồi các KH, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ tri thức mà con người đạt được cho đến thời kỳ đó (ảnh hưởng của TH đến KH) và Bêcơn đánh giá rất cao vai trò của tri thức lý luận: tri thức là sức mạnh, từ đó đi đến kết luận: hiệu quả và sự sáng chế thực tiễn là người bảo lãnh và ghi nhận chân lý của các TH, muốn chinh phục tự nhiên thì con người phải nhận thức các quy luật của nó và tuân theo nó. Từ luận điểm vai trò và nhiệm vụ của TH nêu trên, ông ta mới đi đến xây dựng hệ thống TH của mình. b) Nội dung chính của triết học Ph.Bêcơn ( đại diện cho chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh) - Quan điểm định hướng triết học: Triết học mới cần phải được coi là khoa học của mọi khoa học, hoặc là cơ sở của mọi khoa học Mục đích của triết học và khoa học mới là xây dựng các tri thức lý luận chặt chẽ đầy tính thuyết phục về mọi lĩnh vực nghiên cứu như: Thượng đế, giới tự nhiên, con người, chứ không phải là củng cố các đức tin mù quáng. Nhiệm vụ tối thượng của triết học mới là: tăng cường quyền lực tinh thần để thống trị giới tự nhiên, chấn hưng đất nước, phục vụ lợi ích cho con người. Nhưng cần thực hiện nhiệm vụ trước mắt là phải đại phục hồi (xây dựng lại) khoa học, bằng cách cải tạo tri thức hiện có, xóa bỏ những sai lầm chủ quan, sử dụng hiệu quả tư duy khoa học để khám phá trật tự của thế giới khách quan, xây dựng hình ảnh xác thực về thế giới. Nhiệm vụ của khoa học là khám phá ra các quy luật của thế giới, chứ không phải đi tìm nguyên nhân cuối cùng. Triết học và khoa học mới phải xuất phát từ tinh thần “tri thức là sức mạnh” và “lý luận thống nhất với thực tiễn”. Nhiệm vụ tối thượng của chúng là giúp tăng cường quyền lực tinh thần cho con người để con người thống trị, tức làm chủ và cải tạo giới tự nhiên, phục vụ lợi ích cho con người. - Quan niệm về thế giới và con người: *Về thế giới ông quan niệm: Thế giới tồn tại khách quan, đa dạng và thống nhấ; Cụ thể như sau: + Thế giới tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào tình cảm, uy tín, nhận thức + Tính đa dạng của thế giới chỉ có thể được lý giải một cách đúng đắn và đầy đủ nhờ vào quan niệm về vật chất, về hình dạng, về vận động Vật chất là toàn thể các phần tử rất nhỏ với những tính chất khác nhau. Hình dạng là nguyên nhân dẫn tới mọi sự khác biệt của các sự vật, là lý do đầy đủ để sự vật xuất hiện, là bản chất chung của các sự vật cùng loại, là quy luật chi phối sự vận động của chúng. Vận động là Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 5 bản năng, là sinh khí của sự vật vật chất. Vận động là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất của vật chất. Khi dựa vào quan sát thông thường, Ph.Bêcơn cho rằng có tới 19 dạng vận động, trong đó, hình dạng là một dạng vận động mà nhờ vào nó các phần tử vật chất cấu thành sự vật; và đứng im cũng là một dạng vận động. + Vật chất, hình dạng và vận động thống nhất với nhau. Nhận thức bản chất của sự vật vật chất là khám phá ra hình dạng, nghĩa là vạch ra các quy luật vận động chi phối chúng. *Về Con người ông quan niệm là một sản phẩm của thế giới: + Con người là sản phẩm của giới tự nhiên nó bao gồm thể xác và linh hồn, đều được cấu tạo từ vật chất. Linh hồn của con người giống như không khí hay lửa, biết cảm giác, tồn tại trong bộ óc, vận động theo dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể. + Ngoài việc thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn con người trong thể xác con người, Ph.Bêcơn còn thừa nhận sự hiện hữu của linh hồn thực vật và linh hồn động vật tồn tại trong cơ thể thực vật và động vật. + Khoa học nghiên cứu con người và linh hồn của nó phải là khoa học tự nhiên. - Quan niệm về nhận thức Bê Cơn cho rằng cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: + Khoa học thật sự phải biết sử dụng tư duy tổng hợp và phương pháp quy nạp khoa học để khái quát các dữ kiện do kinh nghiệm mang lại nhằm khám phá ra các quy luật, bản chất của thế giới vật chất khách quan, đa dạng và thống nhất. Khoa học như thế chỉ có thể là khoa học thực nghiệm. Và tri thức khoa học thật sự phải luôn mang bản tính khách quan; chúng hoàn toàn không phụ thuộc vào tình cảm, ý chí, lợi ích chủ quan của con người. + Một trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bêcơn đó là những sai lầm vốn có trong tư duy, do sai lầm trong lý tính mang lại. Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bêcơn gọi là những IDOLA (ảo ảnh, ảo tưởng - theo tiếng Hi Lạp cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc). Ông đã gom lại các sai lầm và chia thành bốn ảo tưởng sau: Ảo tưởng “loài” là sai lầm gây ra do nhân loại lầm lẫn bản tính chủ quan của trí tuệ của mình với bản tính khách quan của sự vật. Khi mắc phải ảo tưởng này con người xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật bằng cách gán ép cho sự vật khách quan những đặc điểm chủ quan của mình. Ảo tưởng “hang động” xuất hiện trong quá trình nhận thức của từng con người cụ thể. Do mỗi con người cụ thể có những đặc điểm tâm lý, tính cách chủ quan khác nhau mà trong quá trình nhận thức, chúng đã xuyên tạc bản tính khách quan của sự vật. Ảo tưởng “thị trường” được hình thành khi con người không xuất phát từ tình hình thực tế của bản thân sự vật mà dựa vào thói quen, tập quán, quan niệm, thuật ngữ mơ hồ không phản ánh đúng bản chất của sự vật để nhận thức nó; vì vậy, sự xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật là không thể tránh khỏi. Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 6 Ảo tưởng “nhà hát” có nguồn gốc từ những quan niệm sai trái nhưng được củng cố bởi các thế lực chính trị, tôn giáo… đang thống trị trong đời sống xã hội; vì vậy, chúng cản trở quá trình nhận thức đúng đắn của con người nếu chúng không tương hợp với đường lối chính trị, tôn giáo đó… Theo Ph.Bêcơn, để khắc phục các ảo tưởng này, chúng ta cần phải khách quan hóa hoạt động nhận thức. Điều này được thực hiện bằng các cách tiếp cận trực tiếp thế giới tự nhiên mà không thông qua uy tín, sách vở, lòng tin, tín điều…; ra sức hoàn thiện phương tiện, công cụ nhận thức và nhân cách, cá tính cá nhân của từng con người, đặc biệt phải biết làm thí nghiệm, biết sử dụng phép quy nạp khoa học, biết tổng hợp và khái quát hóa một cách đúng đắn các tài liệu kinh nghiệm cảm tính riêng lẻ để xây dựng chuẩn xác các khái niệm, nguyên lý chung phản ánh đúng đắn, chính xác bản chất, quy luật của sự vật tồn tại trong hiện thực khách quan. - Phương pháp nhận thức khoa học: + Ph.Bêcơn cho rằng, từ trước tới nay, tư duy giáo điều và đầu óc nông cạn chủ yếu chỉ sử dụng hai phương pháp nhận thức sai lầm. Ông gọi hai phương pháp đó là phương pháp “con nhện”(sử dụng để rút ra các công thức phi nội dung, giống như con nhện chỉ đơn thuần biết rút tơ từ chính mình mà bất chấp mọi tài liệu, thực tế sinh động bên ngoài đang tồn tại, thay đổi ra sao, tức lý luận suông) và phương pháp “con kiến”( chỉ biết thu lượm, góp nhặt những dữ kiện vung vãi, giống như con kiến, mà không biết tổng hợp, khái quát để rút ra những nhận định đúng đắn). + Để khắc phục hai phương pháp trên, nhà khoa học thật sự phải là nhà khoa học thực nghiệm biết sử dụng điêu luyện phương pháp “con ong” là phương pháp tìm kiếm các cứ liệu thực nghiệm (hương nhụy), vạch ra cách thức tổng hợp, so sánh và khái quát các cứ liệu đó để xây dựng các tri thức (mật), nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới. + Đồng thời, Ph.Bêcơn đưa ra phương pháp ba bảng (bảng có mặt, bảng vắng mặt, bảng trình độ), sau này Milơ (S.Mill) đã hệ thống hóa thành Bốn phương pháp Milơ (tương đồng, khác biệt, đồng thay đổi, và thặng dư) để khám phá ra mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật chi phối các sự vật, hiện tượng khách quan, đa dạng và thống nhất trong thế giới vật chất mà quan sát hay thí nghiệm mang lại dưới dạng các sự kiện kinh nghiệm cảm tính. + Phương pháp của Ph.Bêcơn còn được gọi là phương pháp quy nạp khoa học hay quy nạp dựa trên mối liên hệ nhân quả Nó dắt dẫn tư duy khoa học xuất phát từ những sự kiện khoa học riêng lẻ (cái riêng) để đi đến những nguyên lý, quy luật tổng quát (cái chung) khi dựa trên mối liên hệ nhân quả mang tính quy luật giữa chúng đã được phát hiện ra, mà không nhất thiết phải dựa trên số lượng lớn các sự kiện riêng lẻ được khảo sát. Theo Ph.Bêcơn, quá trình nghiên cứu - nhận thức đúng đắn cần phải trải qua 3 bước như sau: Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 7 Một là, dựa vào giác quan, thông qua quan sát, thí nghiệm chúng ta trực tiếp tiếp cận thế giới tự nhiên đa dạng và sinh động để thu được những tài liệu kinh nghiệm cảm tính. Hai là, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa, tổng hợp những tài liệu kinh nghiệm cảm tính này để xây dựng những sự kiện khoa học và phát hiện ra mối liên hệ nhân quả giữa chúng. Ba là, từ những mối liên hệ nhân quả giữa sự kiện khoa học đó, bằng quy nạp khoa học, chúng ta xây dựng giả thuyết khoa học để lý giải các hiện tượng đang nghiên cứu. Rồi từ những giả thuyết khoa học đó, chúng ta rút ra các hệ quả tất yếu của chúng. Kế đến chúng ta tiến hành những quan sát, thí nghiệm mới để kiểm tra các hệ quả đó; nếu đúng thì ta có nguyên lý, định luật tổng quát; còn nếu sai thì chúng ta lập lại giả thuyết mới. Như vậy, Ph.Bêcơn đòi hỏi quá trình nhận thức phải xuất phát từ kinh nghiệm cảm tính; còn kinh nghiệm cảm tính lại xuất phát từ thế giới khách quan. Ông coi nguyên tắc khách quan là nguyên tắc hàng đầu của khoa học và triết học mới để nhận thức đúng đắn thế giới. Ông cũng coi tư duy tổng hợp và phép quy nạp khoa học là những công cụ hiệu quả đủ để xây dựng khoa học thực nghiệm và chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm nhằm khám phá ra các quy luật của thế giới để con người chinh phục nó và bắt nó phục vụ lợi ích cho chính mình. Quan niệm về chính trị – xã hội: Ph.Bêcơn chủ trương một đường lối chính trị phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản và chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản. Cần phải xây dựng một nhà nước tập quyền đủ mạnh để chống lại mọi đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc bảo thủ; Phải phát triển một nền công nghiệp và thương nghiệp dựa trên sức mạnh của tri thức khoa học và tiến bộ của kỹ thuật. Ông chủ trương cải tạo xã hội bằng con đường khai sáng thông qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời ông cũng chống lại mọi cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân. Từ những tìm hiểu trên, chúng ta thấy Ph.Bêcơn không chỉ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và khoa học thực nghiệm, mà ông còn là một nhà tư tưởng của giai cấp tư sản phương Tây. Triết học của Ph.Bêcơn về sau được Hốpxơ và Lốcơ kế tục và phát triển. 2. Chủ nghĩa duy lý- tư biện ( Đại diện là Rơnê Đềcáctơ) a) Quá trình hình thành và phát triển Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Rơnê Đềcáctơ (1596-1690). Nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề: Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một hình ảnh trên võng mạc). Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 8 Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể. Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra? Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức trong đó ông chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế, bằng một dạng bản thể luận. b) Nội dung chính của triết học Rơnê Đềcáctơ ( Đại diện cho chủ nghĩa duy lý- tư biện) - Quan điểm định hướng triết học: Cũng như Ph.Bêcơn, Đềcáctơ đòi hỏi phải xây dựng lại cơ sở cho triết học mới. Triết học được ông hiểu theo hai nghĩa: + Toàn bộ tri thức về giới tự nhiên và xã hội (theo nghĩa rộng); + Triết học là siêu hình học - cơ sở thế giới quan của con người (theo nghĩa hẹp). Mục đích của triết học: Làm sáng tỏ khả năng nhận thức vô tận của con người và mang lại các nguyên tắc phương pháp luận giúp khoa học đạt được tri thức khoa học. Nhiệm vụ của triết học: Khắc phục chủ nghĩa hoài nghi, nâng cao trình độ tư duy lý luận của con người và giúp khoa học khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên (chân lý), chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích con người. Triết học của Đềcáctơ bao gồm: Siêu hình học và khoa học (Vật lý học). - Siêu hình học: “Nghi ngờ phổ biến” là nguyên tắc của phương pháp luận triết học Rơnê Đềcáctơ: Ông cho rằng lý tính là cơ sở chân lý; Để đạt chân lý phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngờ mọi cái, kể cả cái được cho là chân lý. Một cái thực tại chỉ có thể trở thành chân lý khi được phán xét dưới “tòa án” lý tính để nó tự bào chữa cho sự t.tại của chính mình. “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại” –nguyên lý cơ bản của triết học Rơnê Đềcáctơ: “Dù tôi nghi ngờ về sự tồn tại của mọi cái nhưng tôi không thể nghi ngờ về sự t.tại của chính mình, vì nếu tôi không t.tại thì làm sao tôi có thể nghi ngờ được. Mà nghi ngờ là suy nghĩ, nên tôi suy nghĩ, vậy tôi t.tại. Tôi t.tại với cương vị là người suy nghĩ, nghĩa là suy nghĩ của tôi là có thật. Nó có sự t.tại, sự t.tại đó là không thể nghi ngờ, và cũng không thể bác bỏ được”. Dựa trên nguyên lý cơ bản “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”, ông xây dựng hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 9 người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động bản chất của con người – hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính từ đó rút ra các nguyên tắc phương pháp luân chỉ đạo hoạt động bản chất của linh hồn. - Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên & con người : Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế. Theo ông, Thượng đế thật sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nghĩ về Thượng đế. Hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của giới tự nhiên cũng như của vạn vật sinh tồn trong nó, đảm bảo cho sự tồn tại của thể xác và năng lực nhận thức vô tận của con người… Giới tự nhiên: Vạn vật được tạo thành từ 1 trong 2 thực thể tồn tại độc lập nhau. Đó là thực thể tinh thần phi vật chất với thuộc tính biết suy nghĩ, tạo thành mọi ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng…, và thực thể vật chất phi tinh thần với quãng tính, tạo thành các sự vật có thể đo được theo các đặc tính không gian, thời gian Con người: Sự vật đặc biệt vừa có linh hồn bất tử (tạo thành từ thực thể tinh thần) vừa có cơ thể khả tử (tạo thành từ thực thể vật chất ). Là một sinh vật chưa hoàn thiện nhưng có khả năng đi đến hoàn thiện, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và Hư vô, nên con người vừa cao siêu không mắc sai lầm vừa thấp hèn có thể mắc sai lầm. - Lý luận về linh hồn, nhận thức và các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức. Theo Đềcáctơ: Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn có cả ý chí nữa. Lý trí mang lại khả năng nhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết (khẳng định hay phủ định), khả năng tự do giải quyết, có thể dắt dẫn linh hồn sa vào sai lầm, nhầm lẫn. Linh hồn con người là có chứa 2 loại tư tưởng: tư tưởng hoàn thiện mang tính bẩm sinh luôn đúng đắn(lý tính) và tư tưởng không hoàn thiện có thể sai lầm do linh hồn tự nghĩ ra, hay các tư tưởng được du nhập từ bên ngoài vào khi linh hồn tiếp xúc với thế giới xung quanh. Nhận thức là hoạt động bản chất của linh hồn: nhận thức là nghi ngờ, là tư duy (dấu hiệu không hoàn thiện vươn tới sự hoàn thiện). Đó là quá trình lý trí xâm nhập vào chính mình, khám phá ra tư tưởng bẩm sinh trong mình, sử dụng chúng để tiếp cận thế giới. Trực giác là hình thức nhận thức tối cao của linh hồn lý tính, thế giới mang lại những tư tưởng rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên (bẩm sinh) hay nắm lấy tư tưởng có thể khẳng/phủ định, là lý trí khúc chiết, là điểm khởi đầu của NT, do không khẳng định hay phủ định điều gì cả, nên nó không mắc sai lầm. Các nguyên tắc phương pháp luận: Siêu hình học đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo lý trí trong hoạt động nhận thức khoa học nhằm khám phá ra chân lý. Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 10 [...]... thống duy lý Phương Tây lên đỉnh cao Ông đã đặt nền móng vững chắc cho khoa học lý thuyết Lịch sử triết học, khoa học và văn minh tinh thần của phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng của ông II SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỬA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 1 Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tư biện. .. SỬ:……………………………………………………….3 2 CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ BIỆN: ……………………………………………………………………… 4 II ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VỚI ĐẠI DIỆN LÀ PH.BÊCƠN VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ BIỆN VỚI ĐẠI DIỆN LÀ RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ : ……………………………………………………………4 1 CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH (ĐẠI DIỆN LÀ PH.BÊCƠN) …………………………………………………………………… 4 2 CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ BIỆN (ĐẠI DIỆN LÀ RƠNÊ... trường phái triết học kinh nghiệm Anh là Locke quan niệm tất cả là kinh nghiệm - Cả chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tự biện phương tây thời cận đại đều thể hiện hạn chế qua phương pháp luận siêu hình Trong khi triết học duy vật kinh nghiệm Anh chỉ cho thấy được một mặt của quá trình nhận thức là mặt cảm với phương pháp siêu hình kinh nghiệm thì chủ nghĩa duy lý tự biện với đại điện... thức là mặt lý tính thông qua phương pháp siêu hình tự biện 2 Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tư biện phương tây thời cận đại a Quan niệm về cảm giác: - Theo chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm anh mà đại diện là Ph.Bêcơn cho rằng cảm giác, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức: Mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm chân lý lưỡng tính - chân lý lòng... biện - phương tây thời cận đại Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tự biện phương tây thời cận đại đều nằm trong chuổi phát triển của triết học phương tây thời phục hưng – cận đại, đều phản ánh sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội của xã hội tây âu lúc bấy giờ và đều đi tìm - phương thức nhận thức mới để giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học Chủ nghĩa. .. CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ BIỆN (ĐẠI DIỆN LÀ RƠNÊ ĐỀCÁCTƠ)………8 III SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỬA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI ……………………………………………………………… 12 1 SỰ TƯƠNG ĐỒNG………………………………………………………… 12 2 SỰ KHÁC BIỆT ………………………………………………………………14 IV ĐÁNH GIÁ CHUNG:………………………………………………………… 16 Nguyễn Duy Nam-STT:67- Nhóm 11- Lớp đêm 1 17 ... đối tư ng kiến thức có thể có b )Phương pháp luận siêu hình: - Theo chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm anh mà đại diện là Ph.Bêcơn: Tư tưởng siêu hình học của Ph.Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng cần phải tẩy rửa các ảo - tư ng (Ảo tư ng “loài”, Ảo tư ng “hang động”, Ảo tư ng “thị trường”, Ảo tư ng “nhà hát”) Trong khi đó chủ nghĩa duy lý phương tây thời cận đại với tư tưởng... khám phá ra các tư tưởng bẩm sinh đó e) Về phương pháp luận: - Theo chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh: Ph.Bêcơn bắt đầu bằng quan sát duy nghiệm, áp dụng phương pháp tư duy tổng hợp và quy nạp khoa học để suy luận ra những định lý cao hơn - Phương pháp của Bacon được coi là từ dưới đi ngược lên Trong khi đó, chủ nghĩa duy lý phương tây thời cận đại: Đềcáctơ bắt đầu với những nguyên lý rút ra bằng trực... tư duy khoa học để khám phá trật tự của thế giới khách quan, tiến đến xây dựng một hình ảnh về thế giới trong tư duy giống như nó tồn tại trong hiện thực - Mặc dù theo hai chiều hướng đối lập nhau nhưng cả chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tự biện phương tây thời cận đại đều có nỗ lực đánh giá vai trò của kinh nghiệm trong - việc hình thành kiến thức của con người Cả chủ nghĩa duy. .. chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tự biện phương tây thời cận đại đều thể hiện thế giới quan của giai cấp tư sản chống lại thế giới quan của giai cấp phong kiến, chống lại triết học kinh viện: Với Ph BêCơn muốn phát triển khoa học và triết học, thì trước hết phải khắc phục tính tư biện giáo điều, lề thói lý luận suông xa rời cuộc sống của triết học và khoa học cũ, nghĩa là phải . DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI 1. Sự tư ng đồng giữa chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý tư biện phương tây thời cận đại - Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa. ĐỀCÁCTƠ)………8 III. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC NHAU GIỬA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ TƯ BIỆN PHƯƠNG TÂY THỜI CẬN ĐẠI ……………………………………………………………… 12 1. SỰ TƯƠNG ĐỒNG…………………………………………………………. CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHỆM ANH VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ BIỆN: ……………………………………………………………………… 4 II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT KINH NGHIỆM ANH VỚI ĐẠI DIỆN LÀ PH.BÊCƠN VÀ CHỦ NGHĨA DUY LÝ- TƯ

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan