SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM HY LẠP

14 1K 0
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM HY LẠP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Viện Đào Tạo Sau Đại Học  TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC Đề tài: " SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM HY LẠP ". Học viên thực hiện: Nguyễn Thanh Danh STT: 13 Nhóm 5 - Lớp Đêm 1 - Khóa 23 Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa TP.HCM, tháng 12/2014 1 MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Triết học theo nghĩa chung nhất đó là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài và phức tạp. Khi chúng ta nghiên cứu lịch sử triết học nói chung thì vấn đề cơ bản nhất của lịch sử triết học đó là nghiên cứu về các trào lưu - trường phái của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong từng giai đoạn lịch sử; từ đó giúp ta thấy được sự hình thành và đấu tranh cũng như sự khác biệt và tương đồng giữa chúng. Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử triết học, nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện và chứa đựng trong mình những khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại, đồng thời làm cơ sở - tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Được hình thành trên cơ sở của nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, xã hội chiếm nô đạt tới mức cao, người Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra những tư tưởng triết học với các hình thái, xu hướng khác nhau, phản ánh những quản điểm của các giai cấp với các khuynh hướng kinh tế - chính trị khác nhau. Trong đó đỉnh cao là sự xuất hiện trào lưu duy vật của Democrite và trào lưu duy tâm của Platon. Để có cái nhìn sâu sắc và tổng quan về các trào lưu, trường phái duy vật - duy tâm và sự giống nhau cũng như khác nhau giữa chúng ở Hy Lạp thời cổ đại, chúng ta sẽ đến với đề tài : " Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại ". Qua đó sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa và vai trò của chúng trong việc tạo ra cơ sở và tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tâu sau này. Tài liệu tham khảo chủ yếu của đề tài là giáo trình " Đại cương về lịch sử triết học " của TS. Bùi Văn Mưa và một số nguồn khác. 3 I. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển và các đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại 1. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển a. Điều kiện tự nhiên: Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ. b. Kinh tế: Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. c. Chính trị - xã hội: Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa. 4 d. Sự ra đời, phát triển: Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet, trường phái Heraclite, trải qua trường phái đa nguyên và đạt được đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận. Chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái Pytago, trải qua trường phái duy lý Êlê, phái ngụy biện và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon. Aristote đã cố gắng khắc phục sự đối lập giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm, tiến hành phê phán và tổng kết triết học và khoa học thời này, do vậy ông đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao cực thịnh và trở thành " bộ óc bách khoa toàn thư " vĩ đại nhất trong nền triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại. 2. Các đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau: • Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình. • Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị- tư tưởng. • Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó. • Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ và được các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên cứu và sử dụng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm của mình và để tìm ra chân lý. • Triết học Hy Lạp cổ đại còn coi trọng vấn đề về con người, khẳng định con người là tinh hoa cao quí của tạo hóa. II. Khái quát chung về chủ nghĩa duy vật và duy tâm thời Hy Lạp cổ đại 1. Chủ nghĩa duy vật: 5 Chủ nghĩa duy vật ở thời kỳ này được hình thành từ trường phái Milet, trường phái Heraclite, trường phái Đa nguyên (Empedocles-Anaxagoras) và đạt được đỉnh cao trong trường phái Nguyên tử luận (Leucippe-Democrite) 1.1. Trường phái Milet: Là trường phái triết học đầu tiên của xứ Lonie-một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp. Trường phái này được xây dựng bởi ba nhà triết học là Thales, Anaximandre, Anaximene. Trong đó, Thales cho rằng khởi nguồn của thế giới là nước, thì Anaximandre cho là apeiron, còn Anaximene là không khí. Những quan niệm tuy còn thô sơ của trường phái Milet nhưng nó đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phát và đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm. 1.2. Trường phái Heraclite: Trường phái này được xây dựng bởi Heraclite, một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô. Trường phái của ông thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát thời Hy Lạp cổ đại. Heraclite coi bản nguyên của thế giới là lửa và ông cho rằng thế giới vật chất vừa đa dạng vừa thống nhất, bao gồm các sự vật, hiện tượng, những trạng thái quá độ của lửa, chứa đựng trong mình các mặt đối lập; mọi sự chuyển hóa của các mặt đối lập đều phải thông qua đấu tranh; đấu tranh là nguồn gốc của tất cả. Như vậy, Heraclite là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, phép biện chứng duy vật chất phát là đóng góp to lớn của Heraclite cho nền triết học của nhân loại. 1.3. Trường phái đa nguyên: Để vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường phái Milet và trường phái Heraclite nhằm giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empedocle và Anaxagore đã xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Empedocle thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố: đất, nước, lửa. không khí và cho rằng chúng chịu tác động của hai loại lực là: tình yêu và hận thù. Còn Anaxagore cho rằng 6 vạn vật được sinh ra từ những hạt giống và chứa đựng trong nó tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, nên ông cho rằng " mỗi cái chứa mọi cái ". Mặc dù đưa ra các ý tưởng biện chứng khá độc đáo như hạt giống của Anaxagore mà ngày nay khoa học hiện đại vẫn đang khai khác, tuy nhiên quan điểm của trường phái đa nguyên vẫn còn mang tính sơ khai, hạn chế. 1.4. Trường phái nguyên tử luận: Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật thời Hy Lạp cổ đại, trong đó Leucippe là người sáng lập còn Democrite là người kế thừa và phát triển. Leucippe cho rằng nguyên tử là khởi nguyên của thế giới. Sau đó Democrite là học trò của Leucippe đã phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không, được trình bày trong thuyết nguyên tử. 2. Chủ nghĩa duy tâm Trong giai đoạn triết học Hy Lạp thời cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon. 2.1. Trường phái Pythagore: Pythagore là nhà triết học, toán học uyên bác và do ảnh hưởng toán học nên ông cho rằng con số là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Mỗi vật ứng với một con số nhất định và con số có trước vạn vật. Do ảnh hưởng bởi quan điểm duy tâm và tôn giáo của triết học phương Đông nên ông cho rằng linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối vởi luật luân hồi. 2.2. Trường phái Elee: Được Xenophane thành lập theo chủ nghĩa duy vật nhưng sau đó được Parmenide phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy. Xenophane chịu cảnh hưởng bởi quan điểm duy vật của Thales nên ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra và cuối cùng cũng trở về với đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống cho muôn loài. Parmenide cho rằng tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong 7 thế giới. Theo Parmenide có hai cách nhận thức thế giới là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, trong đó chỉ có nhân thức lý tính, tức phải thông qua hoạt động trí óc mới có thể phát hiện ra bản chất thực sự của thế giới. 2.3. Trường phái duy tâm khách quan: Trường phái này do Socrate đặt nền móng và được học trò của ông là Platon hoàn thiện. Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Socrate cho rằng hiện tượng tự nhiên do thần thánh an bài, không thể cái đổi nên theo ông triết lý thật sự phải bàn đến con người, đạo đức và cho rằng chỉ có những người có tri thức như giai cấp quý tộc và các triết gia mới là những người có đạo đức. Ảnh hưởng sâu đậm của người thầy Socrate, Platon đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội. 3. Triết học nhị nguyên của Aristote Aristote đã để lại cho nhân loại một hệ thống tri thức đồ sộ và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống nhân loại; đặc biệt ông đã xây dựng Logic học.Aristote là học trò xuất sắc nhất của Platon, tuy nhiên ông lại phê phán thuyết ý niệm của thầy vì theo ông ý niệm là cái tồn tại bên ngoài và độc lập với sự vật nên nó không thể là bản chất của sự vật. Nhưng ông cũng không ủng hộ quan điểm của các trường phái duy vật khi bàn về khởi nguyên vật chất của vũ trụ. Từ đó ông đưa ra thuyết nguyên nhân - cơ sở của siêu hình học và thuyết vận động - cơ sở của vật lý học. Tuy triết học của ông dao động giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho sự phát triển của khoa học phương Tây. Nhưng do những hạn chế của lịch sử .và bản thân là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô quý tộc nên về mặt triết học, ông do dự giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; về mặt chính trị, ông chỉ bảo vệ lợi ích cho tầng lớp chủ nô trung lưu của chính mình. 8 III. Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 1. Sự tương đồng • Về mặt phương pháp luận: Nhằm nâng cao nghệ thuật tranh luận và hùng biện để bảo vệ quan điểm của các nhà triết học và tìm ra chân lý, nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng thô sơ, chất phát, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng; tuy nhiên nó chưa được trình bày như một hệ thống lý luận chặt chẽ. Điều này được thể hiện trong cả hai trường phái duy vật và duy tâm. Đối với triết học duy vật: Trường phái Milet do ba nhà triết học Thales, Anaximandre, Anaximene xây dựng đã lần lượt đưa ra các bản nguyên để lý giải sự tồn tại trong tính thống nhất của vạn vật trong thế giới là : nước, aperiron và không khí. Điều này cho thấy trong trường phái Milet đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phát, tuy còn mộc mạc, thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời. Đến giai đoạn trường phái Heraclite, các tư tưởng biện chứng chất phác đã được thể hiện rõ hơn thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông cho rằng vạn vật chứa đựng trong mình các mặt đối lập luôn thống nhất và đấu tranh với nhau; cho rằng vạn vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng nằm trong quá trình sinh thành - biến đổi - chuyển hóa. Và đến thời kỳ của trường phái nguyên tử, Democrite đã cho ra đời thuyết nguyên tử trong đó bao gồm hai mặt: nguyên tử (cái tồn tại) và chân không (cái không tồn tại) bằng hệ thống quan điểm duy vật đầy đủ, nhất quán. Đối với triết học duy tâm: Trong trường phái Elee, Parmenide đã cho rằng " tồn tại " là bản chất chung của vạn vật; sau đó Zenon đã xây dựng các aporie để đào sâu tư duy lý luận và chứng minh: tồn tại là đồng nhất, đơn nhất và bất biến. Sau đó, bằng hệ thống nhất quán, chặt chẽ Platon đã nâng chủ nghĩa duy tâm Hy Lạp lên đỉnh cao. Điều này thể hiện trong " thuyết ý niệm " với giá trị 9 bên trong là phép biện chứng khái niệm, ông đã chia thế giới ra thành thế giới ý niệm (lý tính) và thế giới sự vật (cảm tính). Platon cho rằng sự ra đời thế giới sự vật gắn liền với 4 yếu tố cơ bản: tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số (tỷ lệ) và sự vật cảm tính. • Về chính trị - xã hội: Triết học duy vật và duy tâm thời Hy Lạp cổ đại đều thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị; nhằm giúp giai cấp này duy trì trật tự xã hội và củng cố vai trò thống trị của mình. Đối với chủ nghĩa duy vật, vấn đề này được thể hiện rõ trong trường phái của Democrite, nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học duy vật Hy Lạp cổ đại và cũng chính là đại biểu kiệt xuất nhất của tầng lớp chủ nô dân chủ thời kỳ này. Ông đã dùng những quan niệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô. Còn trong chủ nghĩa duy tâm, trường phái duy tâm khách quan của Socrate và Platon chính là đại diện tiêu biểu thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ để chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Người hoàn thiện trường phái này là Platon cho rằng chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hòa quý tộc, do một vị vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo. Dù quan niệm về chính trị-xã hội của Platon bảo thủ và tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng mục đích cuối cùng của nó cũng là ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích, địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Athen. • Về nhận thức: Mặc dù chủ nghĩa duy vât và chủ nghĩa duy tâm có quan điểm trái ngược nhau về vấn đề vật chất hay ý thức có trước và quyết định cái còn lại, nhưng nó vẫn có điểm tương đồng khi cả hai đều khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới, do con người có lý trí, cảm tính và lý tính. Democrite của chủ nghĩa duy vật đã chia nhận thức chân thực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờ tối (tức nhận thức cảm tính) và nhận thức sáng suốt ( tức nhận thức lý tính); ông cho 10 [...]... bản giữa chúng Qua đó, giúp ta hiểu rõ hơn về triết học duy tâm và triết học duy vật thời kỳ này Nhìn chung, triết học Hy Lạp cổ đại mang tính duy vật chất phác và biện chứng sơ khai Mặc dù nhận thức khoa học còn nhiều hạn chế nhưng các nhà triết học cổ đại Hy Lạp đã mang lại những học thuyết, những quan điểm vô cùng quý báu, những thành tựu to lớn làm nền tảng cho sự phát triển của các ngành khoa học. .. học duy vật trong triết học Hy Lạp là coi trọng vấn đề con người Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức-chính trị-xã hội của họ Dù còn nhiều bất đồng, nhưng nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa 2 Sự khác biệt Trong nền triết học Hy Lạp. .. tạo hóa 2 Sự khác biệt Trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, sự khác nhau giữa triết học duy vật và triết học duy tâm thể hiện rõ nhất trong trường phái duy vật của Democrite và duy tâm của Platon • Về vấn đề khởi nguyên của thế giới Democrite cho rằng vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không màu sắc, không... nói chung và triết học nói riêng Nếu không có Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu âu hiện đại Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử quy định, nó cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra những vấn đề triết học như bản thể luận, nhân sinh quan, chính trị-xã hội, những mầm móng của thế giới quan sau này, mở ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, góp... sự vật bằng nhận thức lý tính của mình Tương tự Democrite, trong chủ nghĩa duy vật, Platon cho rằng nhận thức bằng chính linh hồn vũ trụ trong con người (đó là lý trí) sẽ giúp con người nhận thức được thế giới trong đó có thần linh, linh hồn vũ trụ ( tức cái tồn tại trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, bất biến ) • Về con người: Điểm tương đồng khác giữa triết học duy tâm và triết học. .. tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời Do đó theo Platon, con người không thể tìm thấy hạnh phúc ở xung quanh mình, dưới trần gian; con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời sau khi chết 13 KẾT LUẬN Xuyên suốt đề tài, chúng ta đã phần nào hiểu thêm được các trường phái triết học khác nhau ở thời Hy Lạp cổ đại và đặc biệt là sự tương đồng và khác biệt cơ... duy tâm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của triết học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Bùi Văn Mưa (2010), Giáo trình Triết học tập 1,2,3, Trường Đại học kinh tế TP.HCM 2 TS Nguyễn Ngọc Thu (2003), Đại cương lịch sử triết học, NXB tổng hợp TP.HCM 3 GS.TS Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, NXB chính trị quốc gia Hà nội 4 Triết học II, NXB chính trị quốc gia Hà nội, 1993 5 Và một số bài giảng của thầy... được, không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự; sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành các sự vật trong thế giới Ông quan niệm sinh vật biến đổi là do sự sắp xếp các nguyên tử, và nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả Khác với Democrite, Platon cho rằng ý niệm là cái sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là bản chất, là nguồn gốc sinh ra thế giới, coi sự vật là cái... cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi phải xây dựng nhà nước cộng hòa lý tưởng lại vừa ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích địa vị của tầng lớp chủ nô quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Athen • Về quan niệm đạo đức Bằng tư tưởng triết học duy vật, Democrite cho rằng sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức; sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người khác. .. và con người của thần thánh Theo ông, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng của nhiệt độ, sau đó biến đổi dần từ thấp đến cao và cuối cùng là sự xuất hiện của con người Democrite đã phân biệt rõ chỉ có sinh vật mới có linh hồn ( được tạo thành từ các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh) Còn theo Platon, con người bao gồm linh hồn và thể xác tồn tại độc lập với nhau; . tạo hóa. 2. Sự khác biệt Trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, sự khác nhau giữa triết học duy vật và triết học duy tâm thể hiện rõ nhất trong trường phái duy vật của Democrite và duy tâm của Platon. •. ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Viện Đào Tạo Sau Đại Học  TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC Đề tài: " SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM HY LẠP ". Học. trường phái triết học khác nhau ở thời Hy Lạp cổ đại và đặc biệt là sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa chúng. Qua đó, giúp ta hiểu rõ hơn về triết học duy tâm và triết học duy vật thời kỳ

Ngày đăng: 13/04/2015, 21:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan