Bài giảng Quản lý và xử lý chất thải rắn

14 636 0
Bài giảng   Quản lý và xử lý chất thải rắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm chất thải, chất thải rắn 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và nguồn gây ô nhiễm. 3. Trình bày được ảnh hưởng của rác thải đến vấn đề sức khỏe 4. Trình bày được các biện quản lý và xử lý rác thải 5. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe NỘI DUNG: 1. Giới thiệu chung Khái niệm về quản lý chất thải là một khái niệm còn khá mới, cho tới thế kỉ thứ 20 việc loại bỏ rác thải vẫn còn là trách nhiệm của những đơn vị cá thể. Sự gia tăng liên tục của số lượng rác thải đang làm cho các vấn đề về xử lí chất thải trở nên trầm trọng thêm; ở một số khu vực trên thế giới, bao gồm cả ở một số nơi trên lãnh thổ nước Mỹ, những khu vực dành riêng cho việc vứt bỏ rác thải đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Hệ quả là, trong thế kỉ thứ 21 này còn rất nhiều việc cần phải được làm bởi xã hội toàn cầu nhằm đương đầu với sự gia tăng nhanh của lượng rác thải rắn. 2. Định nghĩa chất thải rắn Khái niệm chất thải được dùng để chỉ những chất liệu được cho là không có có giá trị.Vậy tại sao chúng ta lại quan tâm đến việc xử lý những chất thải đó? Một trong những lý do là nếu chúng ta không xử lý rác thải một cách hợp lý thì những vấn đề cấp bách sẽ nảy sinh. Vấn đề được quan tâm chính cho việc xử lý rác thải đó là việc môi trường có thể bị ô nhiễm trong quá trình xử lý đó Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại, dịch vụ đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng v.v… Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị, chất thải rắn do hoạt động công nghịêp được gọi là chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn do hoạt động y tế được gọi là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn do hoạt động sản xuất nông nghiệp được gọi là chất thải rắn nông nghiệp. 3. Phân loại và thành phần chất thải rắn 3.1 Phân loại theo nguồn phát sinh rác thải Rác thải trong sinh hoạt khu trú trong phạm vi gia đình, trong khu dân cư của đô thị và các công trình công cộng. Rác thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng khai thác mỏ, địa chất, bệnh viện. Về thành phần tính chất của rác phụ thuộc nhiều vào nguồn thải. Rác thải nhà bếp: có nhiều chất hữu cơ như thực phẩm bị loại bỏ khi chế biến thức ăn (phần không ăn được), thức ăn thừa, bao giấy gói thực phẩm… Rác sinh hoạt: Giấy vụn, bao túi nilon,gỗ que, vải, lá cây, bụi đất, thuỷ tinh, nhựa, xác súc vật chết và kể cả cặn bùn của hố gas, hố xí tự hoại Chất thải các công trình công cộng : rác thải bệnh viện, trường học, chợ, rác đường phố và từ các công sở. Các phế thải trong xây dựng (cát, đá, gỗ…), trong sản xuất công nghiệp (tuỳ thuộc vào từng ngành sản xuất). Tỷ trọng thành phần rác thải có thể phân bố như sau Chất hữu cơ : 4060% Vật liệu xây dựng thuỷ tinh, sành sứ : 2535% Giấy, bìa gỗ : 1014% Kim loại: 12% Các thứ khác 34% Số lượng rác thải sinh hoạt, tính theo đầu người trong 24g rất khác nhau, dao động 0.252.5 kg tuỳ thuộc vào điều kiện sống, lối sống, vùng nông thôn hay thành thị, mức độ đô thị hoá và công nghiệp hoá. Với số lượng này tương đương với 15m3ngườinăm. Lượng rác thải sản xuất tuỳ thuộc vào nghành nghề và trình độ kỹ thuật công nghệ 3.2 Phân loại theo mức độ nguy hại 3.2.1 Chất thải nguy hại Bao gồm các loại chất dễ gây phản ứng phụ, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rửa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ con người, động vật, cây cỏ v.v…. Chất thải nguy hại là những chất mang ít nhất một trong 4 đặc tính nguy hại như sau: độc tính, để cháy, ăn mòn, tính phản ứng. Độc tính: độc tính ở đây mang nghĩa là mức độc hại tiềm tàng đối với sức khoẻ con người. Dễ cháy: các hợp chất dễ cháy là các chất lỏng có điểm bốc cháy dưới 600C hoặc các chất không phải dạng lỏng có khả năng gây cháy thông qua va chạm, hút ẩm, hoặc thay đổi hoá học tự nhiên. Các dung môi hữu cơ, dầu, chất dẻo và sơn là những hợp chất dễ cháy. Ăn mòn: các chất thải ăn mòn là những chất có pH dưới 2 hoặc hơn 12,5; có thể phá huỷ các mô sống hoặc ăn mòn các chất thông qua các phản ứng hoá học. Những hợp chất ăn mòn này, chẳng hạn như các loại acid, kiềm, các chất tẩy rửa, chất thải của ắc quy là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người. Tính phản ứng: các chất thải phản ứng gồm các loại đạn dược cũ hoặc những chất thải hoá học nhất định có khả năng phản ứng mạnh với không khí hoặc với nước. Chúng có thể nổ và tạo ra các khí độc hại. Do tính nguy hiểm của chất thải rắn độc hại như trên, chúng ta có các biện pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển, và sử lý thích hợp, tránh không để lại tác động xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người. 3.2.2 Chất thải không nguy hại. Chất thải không nguy hại là những loại chất thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. 4. Chất thải rắn đô thị Phế thải hoặc rác thải còn được gọi bằng cái tên khác là Chất thải rắn của đô thị MSW (Municipal Solid Waste). 4.1 Khái niệm Hiện nay vẫn chưa có những định nghĩa rõ ràng về chất thải rắn đô thị. Như trên đã trình bày: chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị. Theo khái niệm Ngân hàng thế giới (World Bank), chất thải rắn đô thị là loại chất thải rắn được phát sinh từ nhiều nguồn thải như: sinh hoạt, thương mại, công nghiệp, xây dựng, từ các hoạt động sản xuất, phá huỷ hoặc các hoạt động khác tại đô thị (WB, 1999). Trong các loại chất thải rắn, chất thải rắn đô thị được coi là loại chất thải có nguồn phát sinh đa dạng nhất. 4.2 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị (LPSCTRĐT) Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thái phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kgngườingày đêm). Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB, 1999), những nước nghèo có tỷ lệ phần trăm dân đô thị thấp nhất và lượng phát sinh chất thải rắn đô thị cũng thấp nhất, khoản từ 0,4 đến 0,9kgngười ngày đêm. Các nước có GNPngười thấp hơn 400 USD có lượng phát sinh chất thải rắn đô thị dưới 0,7kgngườingày đêm. Do vậy, nên đối với các nước có tỷ lệ GNPngười ở mức trung bình theo đánh giá của WB, tỷ lệ lượng phát sinh chất thải rắn đô thị giao động trong khoản 0,5 đến 1,1 kgngườingày Trong khi các nước giàu, có GNPngười cao, tỷ lệ này khoản 1,1 đến 5,07 kgngườingày. Sự khác nhau về lượng rác thải rắn ở một số nước, cho thấy các nước giàu chính là các nước phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng ô nhiễm hiện nay trên phương diện toàn cầu.

Bài: QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm chất thải, chất thải rắn 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và nguồn gây ô nhiễm. 3. Trình bày được ảnh hưởng của rác thải đến vấn đề sức khỏe 4. Trình bày được các biện quản lý và xử lý rác thải 5. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe NỘI DUNG: 1. Giới thiệu chung Khái niệm về quản lý chất thải là một khái niệm còn khá mới, cho tới thế kỉ thứ 20 việc loại bỏ rác thải vẫn còn là trách nhiệm của những đơn vị cá thể. Sự gia tăng liên tục của số lượng rác thải đang làm cho các vấn đề về xử lí chất thải trở nên trầm trọng thêm; ở một số khu vực trên thế giới, bao gồm cả ở một số nơi trên lãnh thổ nước Mỹ, những khu vực dành riêng cho việc vứt bỏ rác thải đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Hệ quả là, trong thế kỉ thứ 21 này còn rất nhiều việc cần phải được làm bởi xã hội toàn cầu nhằm đương đầu với sự gia tăng nhanh của lượng rác thải rắn. 2. Định nghĩa chất thải rắn Khái niệm chất thải được dùng để chỉ những chất liệu được cho là không có có giá trị.Vậy tại sao chúng ta lại quan tâm đến việc xử lý những chất thải đó? Một trong những lý do là nếu chúng ta không xử lý rác thải một cách hợp lý thì những vấn đề cấp bách sẽ nảy sinh. Vấn đề được quan tâm chính cho việc xử lý rác thải đó là việc môi trường có thể bị ô nhiễm trong quá trình xử lý đó Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại, dịch vụ đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng v.v… Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị, chất thải rắn do hoạt động công nghịêp được gọi là chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn do hoạt động y tế được gọi là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn do hoạt động sản xuất nông nghiệp được gọi là chất thải rắn nông nghiệp. 3. Phân loại và thành phần chất thải rắn 3.1 Phân loại theo nguồn phát sinh rác thải - Rác thải trong sinh hoạt khu trú trong phạm vi gia đình, trong khu dân cư của đô thị và các công trình công cộng. 1 - Rác thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng khai thác mỏ, địa chất, bệnh viện. Về thành phần tính chất của rác phụ thuộc nhiều vào nguồn thải. - Rác thải nhà bếp: có nhiều chất hữu cơ như thực phẩm bị loại bỏ khi chế biến thức ăn (phần không ăn được), thức ăn thừa, bao giấy gói thực phẩm… - Rác sinh hoạt: Giấy vụn, bao túi nilon,gỗ que, vải, lá cây, bụi đất, thuỷ tinh, nhựa, xác súc vật chết và kể cả cặn bùn của hố gas, hố xí tự hoại - Chất thải các công trình công cộng : rác thải bệnh viện, trường học, chợ, rác đường phố và từ các công sở. Các phế thải trong xây dựng (cát, đá, gỗ…), trong sản xuất công nghiệp (tuỳ thuộc vào từng ngành sản xuất). Tỷ trọng thành phần rác thải có thể phân bố như sau - Chất hữu cơ : 40-60% - Vật liệu xây dựng thuỷ tinh, sành sứ : 25-35% - Giấy, bìa gỗ : 10-14% - Kim loại: 1-2% - Các thứ khác 3-4% Số lượng rác thải sinh hoạt, tính theo đầu người trong 24g rất khác nhau, dao động 0.25-2.5 kg tuỳ thuộc vào điều kiện sống, lối sống, vùng nông thôn hay thành thị, mức độ đô thị hoá và công nghiệp hoá. Với số lượng này tương đương với 1-5m3/người/năm. Lượng rác thải sản xuất tuỳ thuộc vào nghành nghề và trình độ kỹ thuật công nghệ 3.2 Phân loại theo mức độ nguy hại 3.2.1 Chất thải nguy hại Bao gồm các loại chất dễ gây phản ứng phụ, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rửa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ con người, động vật, cây cỏ v.v…. Chất thải nguy hại là những chất mang ít nhất một trong 4 đặc tính nguy hại như sau: độc tính, để cháy, ăn mòn, tính phản ứng. - Độc tính: độc tính ở đây mang nghĩa là mức độc hại tiềm tàng đối với sức khoẻ con người. - Dễ cháy: các hợp chất dễ cháy là các chất lỏng có điểm bốc cháy dưới 60 0 C hoặc các chất không phải dạng lỏng có khả năng gây cháy thông qua va chạm, hút ẩm, hoặc thay đổi hoá học tự nhiên. Các dung môi hữu cơ, dầu, chất dẻo và sơn là những hợp chất dễ cháy. - Ăn mòn: các chất thải ăn mòn là những chất có pH dưới 2 hoặc hơn 12,5; có thể phá huỷ các mô sống hoặc ăn mòn các chất thông qua các phản ứng hoá học. Những hợp chất ăn mòn này, chẳng hạn như các loại acid, kiềm, các chất tẩy rửa, chất thải của ắc quy là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người. - Tính phản ứng: các chất thải phản ứng gồm các loại đạn dược cũ hoặc những chất thải hoá học nhất định có khả năng phản ứng mạnh với không khí hoặc với nước. Chúng có thể nổ và tạo ra các khí độc hại. 2 Do tính nguy hiểm của chất thải rắn độc hại như trên, chúng ta có các biện pháp thu gom, bảo quản, vận chuyển, và sử lý thích hợp, tránh không để lại tác động xấu đối với môi trường và sức khoẻ con người. 3.2.2 Chất thải không nguy hại. Chất thải không nguy hại là những loại chất thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. 4. Chất thải rắn đô thị Phế thải hoặc rác thải còn được gọi bằng cái tên khác là Chất thải rắn của đô thị MSW (Municipal Solid Waste). 4.1 Khái niệm Hiện nay vẫn chưa có những định nghĩa rõ ràng về chất thải rắn đô thị. Như trên đã trình bày: chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô thị. Theo khái niệm Ngân hàng thế giới (World Bank), chất thải rắn đô thị là loại chất thải rắn được phát sinh từ nhiều nguồn thải như: sinh hoạt, thương mại, công nghiệp, xây dựng, từ các hoạt động sản xuất, phá huỷ hoặc các hoạt động khác tại đô thị (WB, 1999). Trong các loại chất thải rắn, chất thải rắn đô thị được coi là loại chất thải có nguồn phát sinh đa dạng nhất. 4.2 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị (LPSCTRĐT) Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thái phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người/ngày đêm). Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB, 1999), những nước nghèo có tỷ lệ phần trăm dân đô thị thấp nhất và lượng phát sinh chất thải rắn đô thị cũng thấp nhất, khoản từ 0,4 đến 0,9kg/người/ ngày đêm. Các nước có GNP/người thấp hơn 400 USD có lượng phát sinh chất thải rắn đô thị dưới 0,7kg/người/ngày đêm. Do vậy, nên đối với các nước có tỷ lệ GNP/người ở mức trung bình theo đánh giá của WB, tỷ lệ lượng phát sinh chất thải rắn đô thị giao động trong khoản 0,5 đến 1,1 kg/người/ngày/ Trong khi các nước giàu, có GNP/người cao, tỷ lệ này khoản 1,1 đến 5,07 kg/người/ngày. Sự khác nhau về lượng rác thải rắn ở một số nước, cho thấy các nước giàu chính là các nước phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng ô nhiễm hiện nay trên phương diện toàn cầu. Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước Tên nước GNP/người (1995, USD) Dân số đô thị hiện nay (% tổng số) LPSCTRĐT hiện nay (kg/người/ngày) Nước thu nhập thấp 490 27,8 0,64 Nepal 200 13,7 0,5 Băngladesh 240 18,3 0,49 Việt Nam 240 20,8 0,55 Ấn Độ 340 26,8 0,46 Trung Quốc 620 30,3 0,79 3 Nước thu nhập trung bình 1410 37,3 0,73 Indonesia 980 35,4 0,76 Philippines 1050 54,2 0,52 Thái Lan 2740 20 1,1 Malaysia 3890 53,7 0,81 Nước có thu nhập cao 30990 79,5 1,64 Hàn Quốc 9700 81,3 1,59 Hồng Kông 22990 95 5,07 Singapore 26730 100 1,10 Nhật Bản 39640 77,6 1,47 Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và thụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực. 4.3 Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới rác thải rắn đô thị Nếu rác thải không được quản lý một cách hợp lý, rác thải rắn đô thị sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Dưới đây trình bày một trong số những ảnh hưởng chính của sự ô nhiễm rác thải tại đô thị. Rác thải không được thu gom lại đầu cuối các cống thoát nước của đô thị có thể dẫn tới lụt khi mưa lớn và ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh có thể phát triển trên một số loại chất thải. Phân người và các động vật nuôi, các loại thức ăn thải bỏ là môi trường thuận lợi cho các loài côn trùng trung gian truyền bệnh như: ruồi, nhặng, gián.Trên thực tế, phần lớn chất thải rắn ở nước ta đều có chứa phân người, giấy vệ sinh. Phân người là một phương tiện lan truyền bệnh nguy hiểm. Phân người lẫn trong rác thải chứa nhiều mầm bệnh và rất dễ phát tán ra ngoài. Các mầm bệnh trực tiếp gây tác hại cho sức khoẻ của các công nhân vệ sinh , những người nhặt rác, bới rác và trẻ em chơi trên sân. Nước ứ đọng tại các chất thải rắn như can, chai, lọ bỏ đi là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại muỗi véc-tơ quan trọng trong việc truyền các bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Nơi cư trú ưa thích của chuột là các đống rác và thức ăn thải bỏ. Chuột không những là nguyên nhân truyền bệnh dịch hạch mà còn là nguyên nhân của nhiều sự khó chịu khác đối với con người. Đốt rác dẫn tới ô nhiễm không khí do những sản phẩm sau : trong quá trình đốt có thể chứa các chất độc hại như dioxin, khói từ những nơi đốt rác có thể làm giảm tầm nhìn, nguy cơ gây cháy nổ những bình khí và nguy cơ gây hoả hoạn những vùng lân cận. Một nguy cơ nghiêm trọng đối với rác đô thị đó là các loại túi chất dẻo tổng hợp, những loại túi này gây mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân gây chết những động vật ăn phải. Những chất thải nguy hiểm như các vật sắc nhọn, các chất thải y sinh, các bình chứa chất có khả năng cháy nổ, các hoá chất công nghiệp có thể dẫn đến những chấn thương hoặc nhiễm độc, đặc biệt đối với trẻ em và những người tiếp xúc với rác thải. 4 (Nguồn world bank ) Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có thể ngấm vào nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm . Rác thải bệnh viện được đổ chung vào rác thải đô thị là nguồn nguy hiểm đáng kể.Các mầm bệnh truyền nhiễm có thể theo đó mà lan truyền ra mội trường xung quanh. Đặc biệt, rác thải bệnh viện trực tiếp tác động lên sức khoẻ của những người nhặt rác, bới rác hoặc xử lý rác. 4.4 Những tác động của chất thải rắn lên môi trường và sức khoẻ của con người: 4.4.1 Tác động lên môi trường đô thị : Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm không khí, tạo ra mùi khó chịu cho một khu vực rộng lớn quanh bãi rác. Trong quá trình phân huỷ, một số chất tạo ra các loại khí độc có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, các loại động vật và cây cối xung quanh. Các bãi rác đổ đống ngoài trời và các bãi chôn lấp rác không được xây dựng đúng tiêu chuẩn cũng là nguồn tiềm tàng ô nhiễm nguôn nước, đặc biệt là nguồn nước ngầm. Một số chất độc, kim loại nặng được tạo ra và ngấm vào nguồn nước, gây nguy hại sức khoẻ cộng đồng và hệ sinh thái quanh khu vực. Chất thải rắn cũng có nguy cơ cao gây nên ô nhiễm đấtCác khu vực được sử dụng để chôn lấp rác, chất thải rắn bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến việc mất đất canh tác. Những thay đổi này cũng dẫn tới sự thay đổi về mặt sinh thái học, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái. 4.4.2 Tác động lên sức khoẻ con người: Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người, đặc biệt của dân cư quanh khu vực có chứa chất thải rắn. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn : các chất ô nhiễm có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người v.v…qua lưới và chuỗi thức ăn những loại chất ô nhiễm này tác động xấu tới sức khỏe con người. Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn v.v Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh ( ruồi, muỗi, gián ) và các loại gặm nhấm ( chuột ) cũng ưa thích sống ở những khu vực có chứa rác thải. Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe doạ nguy hiểm với sức khoẻ con người khi họ dẫm phái hoặc bị cào xước vào tay chân. Các loại hoá chất độc hại và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe doạ đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của những người tham gia bới rác. Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mĩ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến mĩ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh. 5.Quản lý chất thải rắn Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng : để quản lý chất thải rắn có hiệu quả, cần thực hiện đúng theo trật tự các bước sau : - Giảm thiểu nguồn phát sinh. - Tái sử dụng – tái chế . 5 - Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn. - Chôn lấp hợp vệ sinh. 5.1 Giảm thiểu nguồn phát sinh Để giảm thiểu nguồn phát sinh, cần thay thế hoặc loại bỏ hẳn những chất tạo ra một lượng lớn chất thải bằng các chất tạo ra ít hoặc không tạo ra chất thải.Thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại để tạo ra ít chất thải hơn. 5.2 Tái sử dụng – tái chế Để tái sử dụng – tái chế, cần phải phân loại, cách ly chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh, không để các chất thải độc hại lẫn với các chất thải không độc hại. Đối với các chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Đối với chất thải không độc hại, chúng ta có thể tái sử dụng lại để dùng vào mục đích khác. Một số loại chất thải rắn khác có thể tái chế để sử dụng cho mục đích khác: tái chế nhựa, thuỷ tinh, kim loại v.v… 5.3 Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn Sử dụng lò đốt rác ở các khu đô thị là một biện pháp xử lý chất thải rắn.Nhiệt độ trong lò rất cao (khoảng trên 1000-1200 o C) để phòng ngừa ô nhiễm không khí. Lò đốt phải đảm bảo 3 T: Temperature- Time- Turbulence : Nhiệt độ, thời gian, đảo trộn. ` Tuy nhiên lò đốt có thể không phù hợp với nước đang phát triển vì bản chất rác thải thường có độ ẩm cao và chủ yếu là các hợp chất hữu cơ nên khi đốt sẽ không cháy hoàn toàn tạo khói và mùi khó chịu. 5.4 Chôn lấp vệ sinh Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay.Trong một bãi chôn lấp vệ sinh, chất thải rắn được chôn lấp và phủ đất lên trên. 6.Thu gom và vận chuyển chất thải rắn. 6 Rác thải sinh hoạt Xe gôm rác Điểm tập kết Ủ thành phân bón Rác thải công cộng Rác công nghiệp, bệnh viện Xe vận chuyển rác chuyên dụng Tái chế Xử lý riêng biệt Đốt rác Bãi chôn lấp rác Nhà máy xử lý rác SƠ ĐỒ THU GÔM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở Việt Nam có hai phương hướng thu gom chính. - Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ quét dọn. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom rác.Rác được mang đến một điểm tập trung rồi có xe chở rác mang đến điểm xử lý.Hiện nay tại các thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng để thu gom rác theo giờ quy định. - Thu gom rác từ các khu tập thể : mỗi khu dân cư có một địa điểm đổ rác hay bể đựng rác.Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào điểm tập kết rồi sau đó có xe chở rác đi. Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Phân bùn từ các bể nhốt định kỳ có các xe hút hầm cầu đến hút chở ra ngoại thành. 7. Xử lý chất thải rắn tại Việt Nam Cho mãi tới gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn, đốt và một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho động vật. Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn với chuột, ruồi, gián, muỗi, rận, ô nhiễm đất và nước. Người ta không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi sinh sống của một số loại véc-tơ truyền các bệnh: sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất huyết, sốt rét, tả… Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng các bãi rác ngoài trời. Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi sau này, chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều nơi lựa chọn. Ở Việt Nam, có nhiều phương pháp xử lý rác nhưng chủ yếu là đổ vào bãi rác, chôn lấp rác, ủ rác và đốt rác. 7.1. Bãi rác Đổ rác vào bãi không có xử lý là một biện pháp hiện tại còn phổ biến ở Việt Nam. Những đô thị có một hoặc nhiều khu đất được dùng để dổ rác. Rác được đổ chất đống gây ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí và là nơi cư trú của các vật chủ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián. Đây là phương pháp rẻ tiền nhưng rất nguy hiểm về mặt sức khoẻ. 7.2. Chôn lấp rác Bãi chôn lấp rác được chia thành ô, mỗi ô có diện tích từ 500-1000m2. Các ô được xe lu làm chống thẩm thấu bằng đất sét. phế thải được đổ xuống từng ô thành từng lớp khoảng 1m, sau đó được phủ bằng đất trơ lèn chặt. Hiện tại giải pháp này là giải pháp có chi phí thấp nhất đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới vàViệt Nam (bãi rác Mễ Trì Hà Nội). Tuy nhiên, giải pháp này có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nếu không được xử lý tốt (thường phải phun thuốc diệt ruồi). Việc thu khí sinh học cũng đang được nghiên cứu áp dụng tại các bãi chôn lấp rác để có thể thu hồi một nguồn năng lượng đáng kể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Cứ 500 tấn rác thải/ngày có thể thu hút được 1MW khí do chôn lấp tạo nên 7 7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân (composting) Phương pháp ủ tự nhiên: thường áp dụng cho đa số các vùng nông thôn tái sử dụng rác thải làm phân bón bằng 2 cách : cho vào trực tiếp chuồng phân gia súc hoặc đánh từng đống ủ ngoài trời. Phương pháp này tiện dụng, đon giản, có thể tận dụng được thêm nguồn phân bón trong nông nghiệp. Tuy nhiên việc ủ chung với phân chuồng có thể gây nguy hiểm cho người làm nông nghiệp, khi không loại bỏ các vật sắc và cũng có thể reo rắc bệnh từ người sang động vật nuôi và ngược lại cho người. Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải: Ủ chế biến phân hữu cơ có các chất thải rắn, rác là phương pháp xử lý tổng hợp cả rác với chất thải người. Bản chất của nó là quá trình phân huỷ tự nhiên của các chất hữu cơ trong rác phế thải do các vi sinh vật hoại sinh. 7.4. Đốt rác Phương pháp đốt cóthể giảm thể tích xuống tới 75%, do đó tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp. Quá trình đốt cũng tiêu diệt được toàn bộ vi trùng gây bệnh. Nhiệt lượng đốt rác có thể được tái sử dụng để đun nước nóng cho các nhà tắm công cộng. 7.5. Thu hồi và tái sử dụng Trong chất thải rắn thành phố vẫn còn chứa nhiều vật liệu có thể thu hồi và tái sử dụng. Ở Việt Nam vấn đề này chưa được chú trọng lắm vì hiện tại chúng ta có một số lượng người đào bới rác và thu hồi phế liệu rất đông đảo. Tuy vậy, việc quản lý sức khoẻ của những người bới rác lại là một mối quan tâm lớn của xã hội và ngành y tế . 8 CASE STUDY “Sống vùi” giữa bãi rác khổng lồ Thứ Tư, ngày 02/03/2011, 11:22 (Tin tuc 24h) - Nằm lọt trong khu dân cư, bãi rác thải Tuần Quán (phường Yên Ninh, TP Yên Bái) do Công ty Công trình và Môi trường Đô thị Yên Bái quản lí, đều đặn hàng ngày “vắt” ra mương nước thải một nguồn nước đen sì, sền sệt và mùi của nó nếu ai đứng lâu hít phải có lẽ cũng "lăn quay" ra mà ốm. Kinh hoàng bãi rác lộ thiên Con đường dẫn chúng tôi vào khu vực bãi rác Tuần Quán phải vượt qua khá nhiều nhà dân sống xung quanh. Những ngày trời mưa, con đường này ngập lên một lớp bùn nhão nhoét gần tới mắt cá chân. Người dân ở đây cho biết những hôm trời nắng mỗi lần có xe đi qua, bụi đường bay lên mù mịt không nhìn rõ mặt người. Kèm theo đó là những làn khói đen ngòm từ bãi rác bủa vây, khiến nhiều người dân hít phải cũng cảm thấy choáng váng đầu óc. Còn vào những ngày thời tiết thay đổi, ruồi muỗi từ bãi rác Tuần Quán bay vào nhà dân không khác gì những trận mưa rào. Theo tìm hiểu của phóng viên, bãi rác Tuần Quán rộng hàng chục nghìn mét vuông là nơi tập trung toàn bộ rác thải của TP Yên Bái. Tuy nhiên các quy trình đảm bảo môi trường của bãi rác lộ thiên này đang được bỏ qua. Người dân choáng váng vì những đợt đốt rác kiểu này Ngày 28/2, khi phóng viên có mặt, bãi rác Tuần Quán cao ngất ngưởng như một núi rác khổng lồ lộ thiên không hề được chôn lấp. Một số đểm bãi rác đang âm ỉ cháy, khói bốc lên nghi ngút, phát ra mùi khét lẹt mà ai đó vô tình hít phải cũng tức ngực. 9 Ngoài ra theo quan sát của phóng viên, xung quanh bãi rác không hề có hệ thống bể lắng để lọc nước thải. Toàn bộ số nước thải đen ngòm này tự do chảy đi nhiều nơi, nhiều hướng, lâu ngày trở thành các mạch nước ngầm ngấm vào các giếng khơi của người dân, phần còn lại chảy ra một con mương nhỏ rồi tất cả lại đổ ra sông Hồng; một lượng nước thải thì chảy vào con mương lộ thiên nhỏ gây ra mùi hôi thối khó chịu. Giếng bỏ hoang, người ung thư Chúng tôi tìm đến nhà anh Trần Văn Thắng (tổ dân phố 37). Anh Thắng không có nhà, chỉ có đứa con trai lớn hơn 10 tuổi đang đứng tần ngần bên di ảnh mẹ. Năm 2007, căn bệnh ung thư vòm họng đã cướp đi người mẹ sinh năm 1963 của em. Chỉ vào giếng nước vừa mới đào trên sườn đồi, cậu bé khoe: “giếng nước dưới vườn nhà em giờ bỏ không, do mùi nước hôi, tanh không không thể nào dùng được. Nhà em phải đào giếng mới lên trên đồi, nước mới đỡ mùi hôi”. Nhiều giếng khơi bỏ hoang vì nguồn nước bị ô nhiễm nặng Bên cạnh nhà anh Thắng là nhà ông Lê Văn Việt, ông Việt cũng vừa qua đời vì căn bệnh ung thư vòm họng. Anh Lê Hồng Nam con trai ông Việt cho biết, hiện giếng nước nhà anh cũng không thể dùng được, vì vậy hàng ngày anh phải đi xa gần 5km để chở 4 can nước sạch về cho mẹ sinh hoạt. Theo ghi nhận của phóng viên, nước giếng nhà ông Việt cũng nổi váng, bốc mùi tanh, hôi. 10 . được gọi là chất thải rắn đô thị, chất thải rắn do hoạt động công nghịêp được gọi là chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn do hoạt động y tế được gọi là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn do hoạt. Bài: QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm chất thải, chất thải rắn 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và nguồn gây ô nhiễm. 3. Trình. 1999). Trong các loại chất thải rắn, chất thải rắn đô thị được coi là loại chất thải có nguồn phát sinh đa dạng nhất. 4.2 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị (LPSCTRĐT) Lượng chất thải tạo thành hay

Ngày đăng: 13/04/2015, 17:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1 Phân loại theo nguồn phát sinh rác thải

  • 3.2 Phân loại theo mức độ nguy hại

    • 3.2.1 Chất thải nguy hại

    • 4.1 Khái niệm

    • 4.2 Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị (LPSCTRĐT)

    • 4.3 Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới rác thải rắn đô thị

    • 4.4 Những tác động của chất thải rắn lên môi trường và sức khoẻ của con người:

      • 4.4.1 Tác động lên môi trường đô thị :

      • 4.4.2 Tác động lên sức khoẻ con người:

      • 5.2 Tái sử dụng – tái chế

      • 5.3 Thu hồi năng lượng từ chất thải rắn

      • 5.4 Chôn lấp vệ sinh

      • 6.Thu gom và vận chuyển chất thải rắn.

      • 7.1. Bãi rác

      • 7.2. Chôn lấp rác

      • 7.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ phân (composting)

      • 7.4. Đốt rác

      • 7.5. Thu hồi và tái sử dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan