TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ Phần Viglacera Tiên Sơn

24 990 4
TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ Phần Viglacera Tiên Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o NGUYỄN DUYÊN KHUY HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 05 TÓM T ẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN ANH THU Hà Nội – 2012 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong khung cảnh toàn cầu hoá thị trường, sự phát triển của công nghệ không ngừng biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh để tồn tại và phát triển. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, tập trung nỗ lực và các nguồn lực vào các mục tiêu chính sao cho có hiệu quả nhất, ứng phó với những tình huống bất định, thích nghi với sự thay đổi. Hơn thế nữa để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xây dựng phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Với các chiến lược kinh doanh Công ty đã và đang áp dụng phần nào thu được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Đứng trước những biến đổi không ngừng đang diễn ra trong môi trường kinh doanh như: ngày càng nhiều xuất hiện nhiều đối thủ mới trong nghành, công nghệ sản xuất liên tục thay đổi và nâng cấp, công ty phải có những thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp. Xuất phát từ thực tế này tác giả đã chọn đề tài : “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn.” 2. Tình hình nghiên cứu. Hiện nay, hoạch định chiến lược là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi công ty. Vì vậy mà đã có rất nhiều tác giả đã chọn đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, như: Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh Eximbank đến năm 2010 của tác giả Trần Minh Khoa năm 2010, Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của trung tâm điện thoại CDMA S- Telecom từ năm 2010 đến năm 2014 của tác giả Trần Thị Bích Nhung năm 2010,… Tuy nhiên, việc chọn đề tài hoạch định riêng với Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn thì chưa có đề tài nghiên cứu luận tốt nghiệp. Do vậy tác giả đã quyết định chọn nghiến cứu đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu : Đề tài đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn từ năm 2009 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu. Ðề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những kiến thức đã học đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích nhằm phân tích đánh giá và đưa ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. 5. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích mặt ưu điểm và nhược điểm của Công ty, những khó khăn và thuận lợi từ những nhân tố bên trong và bên ngoài đem lại. Bằng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp để đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại trong đường lối chiến lược phát triển của Công ty. Đánh giá sơ bộ và đưa ra những đường lối sách lược định hướng các bước phát triển trong tương lai cho Công ty. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Phân tích thực trạng tình hình phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera từ năm 2009 đến năm 2011, trong đó tập trung vào tình hình phát triển thị trường, doanh thu và tình hình tài chính. Trên cơ sở những phân tích, đề xuất ra một số chiến lược kinh doanh mới có tính đóng góp cho việc hoạch định chiến lược của Công ty trong năm tiếp theo. 7 . Kết cấu của bài luận văn. Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các sơ đồ, danh mục các bảng và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh. Chương 2: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực trong thị trường xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tạo ra lợi thế cạnh tranh để tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. 1.1.2. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh. Các đặc trưng cơ bản đó là: + Chiến lược kinh doanh có tính định hướng trong một thời gian dài. + Chiến lược kinh doanh có tính linh hoạt, mềm dẻo. + Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo thời gian dài (5 năm hoặc 10 năm) do vậy chiến lược kinh doanh mang tính lộ trình và khi có chiến lược dài hạn thì sẽ thường được cụ thể hoá bằng những chiến lược ngắn hạn hơn đó còn gọi là kế hoạch. + Chiến lược kinh doanh là một quá trình liên tục từ khâu xây đựng đến khâu thực hiện, kiểm tra giám sát + Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. + Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện , đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh. 1.1.3. Vai trò của chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp định hướng được hướng đi vươn tới tương lai bằng sự nỗ lực của chính mình; giúp doanh nghiệp xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp hoặc cơ quan, nhằm khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực, phát huy những lợi thế và nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh. 1.2. Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. 1.2.1. Phân tích tình hình môi truờng kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét như một yếu tố tác động quan trọng tới các hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi khi tham gia vào họa động sản xuất kinh doanh.tranh giữa các doanh nghiệp với nhau về các nguồn lực từ môi trường. Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là để xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô. Ðó là quá trình xem xét các nhân tố môi trường khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp. Phán đoán môi trường dựa trên cơ sở những phân tích, nhận định về môi trường để từ đó tận dụng cơ hội hoặc làm chủ được những nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường bao gồm: 1.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô. • Môi trường kinh tế • Môi trường chính trị, pháp luật • Môi trường văn hóa xã hội • Môi trường tự nhiên: • Môi trường công nghệ 1.2.1.2. Phân tích môi trường ngành. 1.2.2. Phân tích các nguồn lực bên trong và bên ngoài. 1.2.3. Phân tích các chính sách của doanh nghiệp a- Chính sách về sản phẩm b- Chính sách về giá c- Chính sách phân phối d- Chính sách marketing đối với sản phẩm 1.2.4. Sử dụng ma trận SWOT trong việc đánh giá và lựa chọn các mục tiêu Phương pháp xây dựng ma trận giúp cho nhà quản trị nhận biết được những cơ hội tốt nhất và những nguy cơ xấu nhất, đồng thời cân đối được giữa các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ sao cho có lợi nhất. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc nguồn lực có hạn của mỗi doanh nghiệp, do vậy phải phân định các yếu tố theo thứ tự ưu tiên. Các mô hình này dựa trên giá trị kỳ vọng, được tính bằng giá trị của kết quả kỳ vọng nhân với xác suất có thể xảy ra. 1.2.2. Xây dựng chiến lược. Xây dựng chiến lược bao gồm việc thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho tổ chức. Ðể thực hiện việc này cần phải xem xét từ nhiều cấp tổ chức khác nhau và đề ra các kiểu chiến lược:  Chiến lược Công ty  Chiến lược chức năng  Chiến lược cạnh tranh 1.2.6. Ra quyết định hoạch định chiến lược 1.2.7. Thực hiện công việc hoạch định chiến lược. Thực hiện chiến lược là quá trình đưa những chiến lược khác nhau của tổ chức vào thực thi. Các biện pháp thực hiện những cấp khác nhau của chiến lược được gắn chặt với việc xây dựng chiến lược. Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh gồm 5 bước: Thiết lập mục tiêu, đánh giá vị trí hiện tại, xây dựng chiến lược, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: Bước 1: Thiết lập mục tiêu của công ty. Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại. Bước 3: Xây dựng chiến lược. Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch chiến lược. Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch 1.2.8. Đánh giá chiến lược. Ba hoạt động chính yếu của giai đoạn này là:  Xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại.  Đo lường các thành tích.  Thực hiện các hoạt động điều chỉnh. 1.2.5. Yêu cầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh.  Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường.  Phải tính đến vùng an toàn trong kinh doanh.  Xác định mục tiêu then chốt.  Thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa hai loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung và chiến lược kinh doanh bộ phận. 1.3. Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược. 1.3.1.Nhiệm vụ chiến lược. 1.3.2. Mục tiêu chiến lược. Mục tiêu chiến lược là để chỉ đích cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được, được suy ra trực tiếp từ chức năng nhiệm vụ nhưng cụ thể và rõ ràng hơn, được lượng hóa thành những con số: mức tăng trưởng, mức lợi nhuận, doanh số, thị phần. Thường có hai loại mục tiêu:  Mục tiêu dài hạn  Mục tiêu ngắn hạn 1.4. Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược. SWOT Cơ hội: (0): 01, 02…Ðe dọa (T): T1, T2… Ðiểm mạnh (S) S1, S2… S/O: Chiến lược tận dụng cơ hội bằng cách sử dụng điểm mạnh S/T: chiến lược sử dụng điểm mạnh để vượt qua đe dọa Ðiểm yếu (W) W1, W2 W/O: Chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu W/T: Giảm thiểu các điểm yếu tránh khỏi đe dọa 1.5. Các loại hình chiến lược kinh doanh. 1.5.1. Các chiến lược kinh doanh tổng quát. 1.5.1.1 .Chiến lược tăng trưởng tập trung. Chiến lược xâm nhập thị trường. Là tìm cách tăng trưởng trong thị trường hiện tại với các sản phẩm hiện đang sản xuất có thể được thực hiện theo các hướng sau: 1. Tăng sức mua sản phẩm. 2. Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. [...]... tương lai Chiến lược giá cả: Chiến lược giá bao gồm những nội dung sau: + Chiến lược ổn định giá + Chiến lược tăng giá + Chiến lược giảm giá + Chiến lược giá phân biệt 1.5.2.2 Chiến lược tài chính 1.5.2.3 Chiến lược nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức 1.5.2.4 Chiến lược Marketing 1.5.2.5 Chiến lược phân phối sản phẩm Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN 2.1 KHÁI... phát triển của Công ty Dựa trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra những chiến lược kinh doanh tổng quát và những chiến lược kinh doanh bộ phận chức năng cho Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn Rất hy vọng những chiến lược tác giả đề ra đó có thể giúp được một phần nào trong kế hoạch kinh doanh mới của Công ty, để có thể đạt được những mục tiêu của Công ty đã lập ra và quan trọng hơn là giúp Công ty luôn ngày... thành Công Ty Granite Viglacera Tiên Sơn - Theo quyết định số 1309/QĐ – BXD (Bộ Xây dựng) ngày 19/10/2007 của Bộ Xây dựng, về việc Công ty Granite Tiên Sơn trực thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng thành Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 01/11/2007 2.1.3 Sứ mệnh của Công ty Sứ mệnh của công ty luôn được đề ra trong tất cả... các doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược hỗn hợp Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào thực hiện chiến lược hỗn hợp sẽ năng động hơn, cơ hội kinh doanh tốt hơn, rủi ro ít hơn 1.5.2 Các chiến lược kinh doanh bộ phận • Chiến lược sản xuất sản phẩm • Chiến lược tài chính • Chiến lược nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức • Chiến lược Marketing • Chiến lược phân phối sản phẩm 1.5.2 Các chiến lược kinh doanh. .. là bài học kinh nghiệm cho công ty trong những kế hoạch tiếp theo trong những năm tới, để đối phó với tình hình thị trường hiện tại, đồng thời có những thay đổi nhằm đạt được những chỉ tiêu đặt ra CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP VIGLACERA TIÊN SƠN 3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phải dựa... bao gồm: 1 Chiến lược cắt giảm chi phí 2 Chiến lược thu lại vốn đầu tư 3 Chiến lược giải thể 1.5.1.6 Chiến lược hỗn hợp Nhiều chiến lược được thực hiện hỗn hợp để tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh Việc hình thành chiến lược này là do hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường không thể có những chiến lược một cách ổn định và lâu dài, chiến lược nào cũng... môi trường kinh doanh bên ngoài và môi trường nội bộ, cũng như các nguồn lực , phân tích các yếu tố hình thành chiến lược kinh doanh công ty Sau đây sẽ là các chiến lược cụ thể đề xuất cho hoạt động sản xuất của công ty như sau: 3.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung 3.2.1.1 Chiến lược tăng quy mô sản xuất 3.2.1.2 Chiến lược duy trì và mở rộng phát triển thị trường 3.2.1.3 Chiến lược đổi mới công nghệ... Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây dựng ký quyết địnhh số 305/QÐ – HÐQT (Hội đồng Quản trị) đổi tên Công ty Gạch ốp lát Thăng Long – Viglacera thành Công ty Granite Tiên Sơn – Viglacera - Ngày 23 tháng 01 năm 2007 , Chủ tịch hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng ký quyết định số 28/QÐ - HÐQT (Hội đồng Quản trị ) đổi tên Công ty Granite Tiên Sơn – Viglacera thành Công Ty Granite Viglacera. .. doanh bộ phận 1.5.2.1 Chiến lược sản xuất sản phẩm Chiến lược sản phẩm dịch vụ Các loại chiến lược sản phẩm dịch vụ như sau: + Chiến lược thiết lập chủng loại + Chiến lược hạn chế chủng loại + Chiến lược thay đổi chủng loại + Chiến lược hoàn thiện sản phẩm + Chiến lược đổi mới chủng loại Chiến lược thị trường: là xác định nơi sản xuất, cung cấp, nơi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong... trong chương trình Cao học Quản trị kinh doanh và những kiến thức là kinh nghiệm trong quá trình làm việc thực tiễn, tác giả đã thực hiện đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn , trong đó tác giả đã tiến hành tìm ra, phân tích và đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, các yếu tố bên trong doanh nghiệp, cũng như quá trình quá . 1.5.2.4 Chiến lược Marketing. 1.5.2.5 Chiến lược phân phối sản phẩm. Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TIÊN SƠN. 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ PHẦN VIGLACERA. kiểu chiến lược:  Chiến lược Công ty  Chiến lược chức năng  Chiến lược cạnh tranh 1.2.6. Ra quyết định hoạch định chiến lược 1.2.7. Thực hiện công việc hoạch định chiến lược. Thực hiện chiến. chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh. Chương 2: Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn. Chương 3: Một số định hướng

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Sự cần thiết của đề tài.

  • 2. Tình hình nghiên cứu.

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

  • 4. Phương pháp nghiên cứu.

  • 7 . Kết cấu của bài luận văn.

    • Những điểm mạnh cơ bản của công ty:

    • 3.1.2 Mục tiêu trước mắt.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan