đề cương hệ thống thông tin địa lí GIS 1 21cau

9 1.7K 17
đề cương hệ thống thông tin địa lí GIS 1 21cau

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong nhiều năm trở lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. GIS (Geographical Information System Hệ thống thông tin địa lý) là một công nghệ mới, phát triển nhanh và có nhiều ứng dụng rộng rãi cho đời sống con người. 1, GIS là một hệ thống máy tính có khả năng lưu giữ và sử dụng thông tin liên quan đến các vị trí trên Trái đất. 2, GIS là một hệ thống dựa trên máy tính cung cấp bốn chức năng để xử lý dữ liệu địa quy chiếu: nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu (lưu trữ và truy cập số liệu), vận dụng và phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu (Aronoff 1993). 3, GIS là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý (Dueker Kjerne ESRI 1990 1997).

Câu 1: GIS là gì? Thành phần và các chức năng của GIS? Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong nhiều năm trở lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. - GIS (Geographical Information System- Hệ thống thông tin địa lý) là một công nghệ mới, phát triển nhanh và có nhiều ứng dụng rộng rãi cho đời sống con người. 1, GIS là một hệ thống máy tính có khả năng lưu giữ và sử dụng thông tin liên quan đến các vị trí trên Trái đất. 2, GIS là một hệ thống dựa trên máy tính cung cấp bốn chức năng để xử lý dữ liệu địa quy chiếu: nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu (lưu trữ và truy cập số liệu), vận dụng và phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu (Aronoff 1993). 3, GIS là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý (Dueker & Kjerne ESRI 1990 - 1997). 4, GIS là công nghệ bản đồ dùng để kết nối thông tin về vị trí địa lý của các đối tượng với tất cả các dạng thông tin khác có liên quan đến tất cả các dạng thông tin đó. Tóm lại, đặc trưng nổi bật nhất về khả năng của GIS mà hệ thống thông tin khác không có được chính là khả năng thao tác không gian và kết nối dữ liệu. 2. Theo hệ thống thành phần của GIS có 4 phần : 1. Con người ; 2 Phần cứng; 3 Phần mềm; 4 Cơ sở dũ liệu - Phần con người: người trực tiếp sử dụng GIS và người quản lý sử dụng. Hai nhóm này tham gia vào việc thành lập, khai thác và bảo trì hệ thống một cách gián tiếp hay trực tiếp. - Phần cứng: máy tính và các thiết bị ngoại vi (bàn số hoá, máy quét, máy in, đĩa cứng, mềm, máy vẽ…). - Phần mềm: Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần cứng thực hiện nhiệm vụ xác định, gồm: hệ điều hành, giao diện, không gian, hệ quản trị cơ sở dữ liệu.(có các phần mềm miễn phí và phần mềm thương mại) - Dữ liệu: gồm có dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian. + Dữ liệu không gian: là dữ liệu về vị trí của các đối tượng trên mặt đất theo một hệ qui chiếu nào đó. Nó có thể được biểu diễn dưới dạng ô lưới hay toạ độ. Không gian: là phần chính làm nên bản đồ, có 3 dạng: Điểm: tỷ lệ nhỏ, ví dụ: cầu, nhà… (toạ độ (x,y)); Đường: tuyến tính, ví dụ: sông, đường giao thông…; . Vùng: lớp phủ thực vật, hồ nước, biển… + Dữ liệu phi không gian: là dữ liệu thuộc tính, mô tả các đối tượng địa lý, được trình bày dưới dạng bảng.Bảng là những thông tin phụ trợ phụ vụ cho thông tin bản đồ, thuộc dữ liệu thuộc tính hay phi không gian. Ảnh: xây dựng nên bản đồ, bao gồm: ảnh vệ tinh, ảnh hàng không và các dữ liệu đã được quét từ giấy vào dưới dạng số. (vừa có thể là dữ liệu không gian vừa có thể là giữ liệu thuộc tính) 3.Chức năng của GIS • Nhập dữ liệu: Là một chức năng của GIS mà qua đó dữ liệu dưới các dạng khác nhau được biến đổi sang dạng số. Việc nhập dữ liệu phụ thuộc vào bàn số hoá. (Nhập các dữ liệu không gian, sửa chữa dữ liệu, đưa về một hệ qui chiếu nào đó gắn với toạ độ thực. Chuyển hoá từ Racter sang Vector và ngược lại. Sau đó xây dựng cơ sở dữ liệu => Đây là bước rất quan trọng. Nhập các dữ liệu bằng bàn phím, máy quét… • Quản lý dữ liệu: Bao gồm việc tổ chức, lưu trữ, truy cập dữ liệu sao cho hiệu quả nhất. • Phân tích dữ liệu: Là chức năng quan trọng nhất của GIS. GIS cung cấp các công cụ cần thiết để phân tích dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và tổng hợp cả hai loại dữ liệu đó ở trong cơ sở dữ liệu để tạo ra thông tin mới. • Xuất dữ liệu (báo cáo của GIS): Cho phép hiển thị và trình bày các kết quả phân tích và mô hình hoá không gian dưới dạng bản đồ, bảng tính, văn bản trên màn hình hay trên các vật liệu truyền thống khác - Mỗi một GIS phải trả lời được 5 câu hỏi:1. Vị trí (Location)? 2. Điều kiện (Condition)? 3. Xu hướng (Trends) 4. Mẫu hình (Patterns). 5. Mô hình hoá (Modeling). Câu 2: Cách tổ chức dữ liệu trong MapInfo? a. Tổ chức thông tin theo các tập tin MapInfo sử dụng 5 loại FILE sau Filename.TAB, những file có phần mở rộng .TAB là các file mô tả cấu trúc của bản đồ. Filename.DAT (hoặc .DBF, .WKS, .XLS) là các file chứa dữ liệu dưới dạng bảng số (bao gồm hàng và cột ) Filename.MAP mô tả các đối tượng địa lý Filename.ID mô tả dữ liệu đặt giữa số liệu và các đối tượng địa lý Filename.IND phục vụ việc tìm kiếm các đối tượng trên bản đồ. Loại file này được sinh ra khi các đối tượng được INDEX (chỉ số hoá). Filename. Wor tập tin quản lý tổng hợp các cửa sổ thổng tin, có tác dụng lưu lại quá trình làm việc với các dữ liệu không gian. b. Tổ chức theo các đối tượng -Text: Thể hiện các đối tượng của bản đồ như: nhãn, tiêu đề, ghi chú, địa danh… -Points: Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý như các điểm mốc, điểm cột cờ, điểm kiểm soát giao thông… -Lines: Thể hiện các đối tượng chạy dọc theo một khoảng cách nhất định và không có đường viền khép kín. Có thể là các đoạn thẳng, đường gấp khúc… -Regions: Thể hiện các đối tượng địa lý có đường viền khép kín, và bao phủ một vùng diện tích nhất định … Trong tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu, MapInfo được chia làm hai phần cơ bản là dữ liệu không gian (bản đồ) và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Các bản ghi trong cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng đồng thời được liên kết với nhau rất chặt chẽ thông qua chỉ số ID - được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại đối tượng bản ghi nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ. Chúng ta có thể tìm kiếm, truy cập hoặc cập nhật thông tin mới thông qua cả hai loại cơ sở dữ liệu này. Chính vì đặc điểm này nên chương trình phần mềm MapInfo có thể đáp ứng và được dùng để xây dựng hệ thống thông tin địa lý cụ thể. Câu 3: Qui trình số hoá bản đồ trong MapInfo? Số hóa bảnđồ là quá trình vẽ lại một bản đồ giấy trên máy tính nhằm tạo một bản vẽ dạng số (digital format) của bản đồ đó. Số hóa là một cách nhập dữ liệu không gian, nó ghi nhận tọa độ địa lý của các đối tượng trên mặtđất, lưu trữ dưới dạng số để có thể xử lý trên máy tính. Có hai phương pháp số hóa bảnđồ: số hóa với bàn số hóa và số hóa từ ảnh quét qua máy quét của bản đồ giấy. Quy trình số hóa bản đồ trong mapinfo bằng ảnh quét. 1. Cài đặt phần mềm MapInfo Professional 9.0 2. Có ảnh bản đồ để số hóa ( định dạng *.JPG) 3. Có thư mục chứa dữ liệu nền. Bước 1: Khai báo tọa độ cho ảnh từ máy quét - Mở file ảnh nền từ cửa sổ Map Vào File/Open…; XHHT Open File of type : Định dạnh file nền (Mapinfo (*.tab)) File nam: Đường dẫn đến file ảnh nền. Open - Mở file ảnh từ cửa sổ Map Vào File/Open…; XHHT: Open File of type : Định dạng của fie ảnh ( Raste Image *.JPG) File name: Đường dẫn tới file ảnh muốn khhai báo tọa độ ảnh. Open - XHHT: Mapinfo - Chọn Register; XHHT: Image Registration + Xác định hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ đã biết của bản đồ thông qua nút Units\degrees + Add: Để gắn thêm các điểm khống chế giữa bản đồ nền và ảnh. + Projection : chọn lưới chiếu ( Longitude/Latitude (Indian for ThaiLan,VietNam) Dựa vào sự thống nhất giữa bản đồ nền và ảnh ta tạo nên gắn các điểm khống chế cho chính xác; Trong cửa sổ hộp thoại Image Registratinon ta kích đúp vào điểm cần khai báo tọa độ sau đó chọn Pick from map chọn tọa độ điểm đó trên bản đồ nền ở trong cửa sổ mapinfo. - Tiếp tục tạo các điểm khống chế tiếp theo . Sau ki đã hoàn thiện click OK * Lưu ý: Phải có ít nhất 4 điểm điều khiển và sai số Error (pixels) trong hộp thoại Image Registration phải nhỏ càng nhỏ thì sai số càng ít. Các điểm điều khiển phải nằm ở ngoại biên của bản đồ. Bước 2: Số hóa bản đồ - Sau khi đã gắn tọa độ điểm ta bắt tiến hành số hóa bản đồ; - Mở ảnh vừa khai báo tọa độ. - Editing : Cosmetic Layer (Tạo một lớp mới) Trên thanh cộng cụ drawing + Select : số hóa điểm ( Xác định các điểm như thủ đô, núi, thị trấn, trường học ) + Polyline : Số hóa đường( Dùng để vẽ đường giao thông … ) + Polygon : Số hóa vùng ( Dùng để vẽ ranh giới lãnh thổ, vẽ thủy văn, rừng ……) +Text: Dùng ghi tên chú thích ký tự trên bản đồ như tên thị trấn, tên sông, quốc lộ - Dùng các công cụ cơ bản trên để đồ lên đối tượng cần số hóa. Trong thanh drawing ta chọn các style cho điểm, đường, vùng cho hợp lý. - Sau khi vẽ đối tượng như ranh giới, hoặc đường giao thông ta lưu đối tượng vào 1 tab mới, vào Map \ Save Cosmetic Objects \ Chọn đường dẫn \ và lưu lớp đối tượng đó vào. Vd: Ranhgioi.tab; hoặc Giaothong.tab … - Chuyển lại Editing\ Cosmetic Layer và vẽ lớp mới và lưu lại với tên mới, tiếp tục vẽ các đối tượng khác. Muốn sửa đối tượng nào thì phải mở đối tượng đó và editing lớp chứa đối tượng đó ta mới có thể chỉnh sửa được đối tượng đó. Bước 3 : Khai báo cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính bảng số liệu của Mapinfo Từ cửa sổ của mapinfo và vào Table \ Maintenance \ Table Structure XHHT: View/ Modify Table Structure Ở đây xẽ suất hiện các lớp bản đồ mà ta đã số hóa, ta cần xác định khai báo cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính ở lớp nào.Ví dụ: Ta cần khai báo dữ liệu rừng, diện tích các xã thì ta chọn lớp rừng, hoặc lớp ranh giới xã… sau đó ấn OK XHHT: Modify Table Structure:_tên lớp + Add field: Thêm 1 cột (trường) mới trong bảng dữ liệu thuộc tính. + Name: Đặt tên cho trường vừa tạo + Type: Chọn kiểu dữ liệu cho trường đó, có thể là kiểu số nguyên, ký tự, ngày tháng, logic … + Sau đó ấn OK + Bấm New Mapper để mở lại bản đồ đã số hóa từ trước. + Bấm New Browser chọn lớp bản đồ vừa tạo để cập nhật dữ liệu cho bảng dữ liệu vừa khai báo - Cập nhật dữ liệu vào bảng bằng 2 cách : Sử dụng Browser trên thanh công cụ Standard nhập trực tiếp số liệu vào bảng cho từng đối tượng một. Hoặc sử dụng công cụ Info chọn đối tượng ở các lớp bản đồ sau đó dùng công cụ info để nhập số liệu vào bảng. Câu 4: Các bước địa mã hoá cho bảng Excel trong MapInfo? Địa mã hóa hay geocode là quá trình tạo đối tượng địa lý (có thể là các điểm) trên bản đồ dựa vào sự giống nhau của 2 trường chìa khóa. Các đối tượng này sau khi được tạo có sự liên với các thông tin địa lý tương ứng tạo thành cơ sở dữ liệu. Sau đó các thông tin đó có thể được biểu hiện được trên bản đồ dưới dạng biểu đồ hình cột, quạt, tròn hoặc làm bản đồ di động cho ta biết thông tin ở những tọa độ khác nhau. Trước khi địa mã hóa ta khai báo cấu trúc dữ liệu cho bảng số liệu của Mapinfo và xác định trường chìa khóa. Ta lấy số liệu thống kê lưu vào bảng excel (*.xls). Ta điều chỉnh cấu trúc dữ liệu của bảng excel giống với cấu trúc bảng số liệu của Mapinfo. Một số đối tượng trong excel có font chữ ở dạng TCVN3 ta cần phải chuyển sang Unicode để có sự giống nhau về kí tự giữa hai bảng dữ liệu ta mới có thể tiến hành địa mã hóa. Trong quá trình địa mã hóa bảng số liệu Excel hiện thời ko được mở trong ở chương trình Excel và bảng Excel nằm trong thư mục chứa dữ liệu Mapinfo để dễ quản lí B1: Mở bảng dữ liệu trong Mapinfo vào File\Open ,XHHT Open … Trong File of type : Chọn Microsoft Excel (*.xls) và chọn file chứa dữ liệu lưu ở dạng Excel - XHHT Excel Information Chọn : Use Row Above Selects Range for Column Titles + Sheet : Other + Other range: Sheet1!A1:K12 ta thay A1 chuyển thành A2 (Để bỏ tiêu đề của bảng Excel) + OK - Flie \ Save copy as …lưu lại với 1 tên khác B2 : Địa mã hóa - Trong MapInfo mở một file có sẵn của MapInfo có trường chìa khoá tương tự với file Excel, mở file Excel để tiến hành geocode. - Table \ Geocode + Geocode table: Bảng dữ liệu cần địa mã hoá (bảng excel) + Using Column: Trường chìa khoá + Search Table: Bảng MapInfo + Chọn kiểu Symbol cho đối tượng mới bằng cách kích vào biểu tượng ngôi sao. + OK - XHHT thông báo số đối tượng đã được Geocode - Layer Control\ Add Bảng dữ liệu vừa được Geocode; vào Map chọn Save cometis Objects để lưu lớp mới chứa các điểm ở các đối tượng đã được geocode. Ngoài việc geocode ta có thể tự cập nhật dữ liệu cho bảng tính dựa trên độ dài của các đường, hoặc diện tích của vùng trong bản đồ mà ta số hóa được, hoặc ta có thể tính được số liệu 1 cột dựa vào 2 cột còn lại. Ví dụ như mật độ dân số thì bằng dữ liệu cột diện tích chia cho cột dân số. Ta vào Table\ Update Column để làm công việc trên. Chú ý : Tạo đối tượng điểm trên trang bản đồ - Ta phải có bảng Dữ liệu Excel có 2 cột kinh độ và vĩ độ - Mở Bảng này từ cửa sổ MapInfo - File\ Save Copy as… đặt tên mới - Mở lại bảng - Table\ Creating Point, XHHT:X: Kinh độ Y: Vĩ độ OK * Ta cũng có thể tạo đối tượng điểm thông qua công cụ Symbol trên Drawing. Câu 5: Cho bảng Excel có tên DLHCVN gồm 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có các trường: tên hành chính, dân số, diện tích, giá trị sản xuất công nghiệp và bản đồ VN_tinh64. Hãy nêu các bước để cập nhật trường giá trị sản xuất công nghiệp của bảng Excel cho bản đồ VN_tinh63? Mở bảng tính Excel DLHCVN bằng chương trình Excel có các cột. Tên hành chính, dân số, diện tích, giá trị sản xuất công nghiệp. B1: Đổi Font chữ cho trường (tên hành chính)trong excel Do fond chữ dùng trong VN_tinh64 là TCVN3 nên ta phải kiểm tra xem tên hành chính trong bảng excel đã đổi về font TCVN3 chưa, nếu chưa ta cần phải đổi sang TCVN3 bằng hộp thoại Unikey Toolkit của phần mềm Unikey. B2: Khai báo cấu trúc dữ liệu cho bảng tính trong mapinfo Từ cửa sổ Mapinfo mở file Vn_tinh64; File\Open…. \ <Đường dẫn tới Vn_tinh64.tab>\Open Table\Maintenance\Table Structure… XHHT: Modify Structure:Vn_tinh64 Ấn Add Field + Name : “giatrisanxuatcongnghiep” + Type: Decimal ta khai báo kiểu số thập phân. +Width : 10 ( Độ rộng tối đa của số thập phân) Sau đó ấn OK B3: Mở dữ liệu bảng excel trong Mapinfo File\Open… XHHT: Open Trong File of type : Chọn Microsoft Excel (*.xls) và đường dẫn tới file excel DLHCVN.xls và ấn open. XHHT: Excel Information + Click chọn : Use Row Above Selects Ranve for Column Titles + Sheet : Other + Other ranger: Sheet1!A1:K12 ta thay A1 thanh A2 +OK XHHT Set Field Properities để khai báo dữ liệu của các trường excel đã mở trong mapinfo + OK File\Save copy as lưu lại với tên DLHCVN.tab B4: Nhập dữ liệu từ bảng tính excel Mở cả 2 file bản đồ DLHCVN.tab chứa số liệu và bản đồ Vn_tinh64.tab Table\Update Column XHHT Update Column + Table to update : Cập nhật vào bảng : Vn_tinh64 + Column to update : Cập nhật dữ liệu cho cột : Giatrisanxuatcongnghiep + Get Value From Table : Lấy dữ liệu từ bảng : DLHCVN Ấn vào Join để kiểm tra 2 trường chìa khóa đều là : Tenhanhchinh + Calulate : Value + of : Lấy giá trị của trường : giatrisanxuatcongnghiep ở table DLHCVN Sau đó ấn OK. Như vậy dựa vào 2 trường chìa khóa ta đã cập nhập dữ liệu từ bảng Excel cho bản đồ VN_tinh64 Câu 6: Hãy trình bày các chức năng trong hộp thoại điều khiển - Layer Cotrol Cách 1: Trên thanh công cụ Main của Mapinfo ta ấn vào biểu tượng Layer Cotrol Cách 2: Trên bàn phím ấn cùng lúc 2 phím <Ctrl> + <L> ; Cách 3: Ấn phải chuột chọn Layer Control => Để xuất hiện hộp thoại Layer Cotrol Chức năng chính của hộp thoại Layer Control là thâm nhập vào cửa sổ điều khiển của các Layer có thể: - Thay đối dạng hiển thị của layer. - Xác lập chế độ cho layer: cho editing, cho chọn, cho zoom. (Visible; Selectable; Auto Label; Edittable) - Thay đổi thứ tự hiển thị của các Layer.( Up; Down) - Thêm hoặc bớt layer cho bản đồ đang hiển thị ( Add; Remove) - Xác lập chế độ ẩn hay hiện của nhãn của các đối tượng bản đồ. Câu 7: Những yêu cầu của bảng Excel và các bước mở bảng Excel trong MapInfo? Yêu cầu của bảng Excel: Bảng tính Excel trong mapinfo có thể được sử dụng để địa mã hóa, hoặc xây dựng nên các điểm có tọa độ trong Excel, - Mapinfo chỉ có thể mở được những bảng tính excel có tên chứa các ký tự “ư,ơ,ô,ê” và các dấu sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng. Nên muốn mở file excel trong Mapinfo phải đổi tên cho các bảng tính trên. - Để có thể địa mã hóa được thì cấu trúc của bảng Excel phải giống cấu trúc của bảng số liệu Mapinfo; Ta có thể xóa những phần không cần thiết của bảng Excel trong phần mềm Excel; - Bảng tính Excel và bảng mapinfo phải có 2 trường (2 cột) chìa khóa giống nhau thì mới có thể tiến hành geocode được. Một số trường hợp trường chìa khóa là các ký tự có font chữ khác nhau, ta cần đổi font chữ của bảng tính Excel cho trùng với trường chìa khóa của Mapinfo bằng hộp thoại Unikey Toolkit của phần mềm Unikey. - Trong quá trình geocode ở Mapinfo bảng số liệu excel không được mở bằng chương trình Excel; - Bảng Excel nằm trong thư mục chứa dữ liệu MapInfo để dễ quản lý. Các bước để mở bảng Excel trong Mapinfo Mở bảng dữ liệu trong Mapinfo vào File\Open ,XHHT Open … Trong File of type : Chọn Microsoft Excel (*.xls) và chọn file chứa dữ liệu lưu ở dạng Excel - XHHT Excel Information Chọn : Use Row Above Selects Range for Column Titles + Sheet : Other + Other range: Sheet1!A1:K12 ta thay A1 chuyển thành A2 + OK - Flie \ Save copy as …lưu lại với 1 tên khác Câu 8: Nêu các bước dựng lưới chiếu cho bản đồ VN_tinh64? Mở bản đồ VN_tinh64 để vẽ lưới trước hết ta kẻ khung cho bản đồ bằng Rectangel trong thanh công cụ drawing, 1. Tạo lưới chiếu. Vào Tools\Tools Manager chọn Grid Maker và Grid Tools => OK Trên thanh công cụ Tools chọn Create Grid và Dùng chuột khoanh vùng cần vẽ lưới; XHHT: Grid Maker + Chọn Straight Polylines ( Lưới dạng đường) + Spacing between lines : Tùy vào độ lớn bản đồ ta chọn khoảng cách lưới giữa các kinh tuyến và các vĩ tuyến cho phù hợp. + Khẳng định tọa độ của khung tại hộp thoại Extents + Chọn Projection chọn lưới chiếu ( Longitude/Latitude (Indian for ThaiLan,VietNam) + OK XHHT: Creat newtable to store Grid.Ta lưu lớp mới chứa lưới chiếu vào thư mục của mình. + Editing lớp lưới và dựa vào khung vừa vẽ ta cắt những phần thừa của lưới ở ngoài khung. 2. Chỉnh sửa lưới chiếu Để ở chế độ làm việc của cửa số lưới chiếu bằng cách vào Query \ Seclect, chọn tên lưới chiếu \ Ok Sau đó vào Oprition\Line Stype , xuất hiện hộp thoại Line Stype + Type : Kiểu đường + Color : Màu đường + Width : độ rộng cảu đường 3. Hiện nhãn lưới chiếu ( tọa độ) Ấn phải chuột chọn Layer control XHHT : Ta chọn lớp lưới chiếu ta chọn lưới chiếu và ấn Up. Chọn Label XHHT: Gird Label Opition + Label With : Chọn DMS + Styles : None + Chọn Horizontal labels + OK\OK Ấn Ctrl + U\ autolbl\ Open Tools\ autolbles\ Draw Auto labels Chọn Allow overlapping labels và Allow duplicate labels Edititng lớp mới và chỉnh sửa cho phù hợp các tọa độ với lưới. Vào Map chọn Save cometis Objects lưu lại lớp tọa độ vừa vẽ. Câu 9: Nêu các thao tác mở một bản đồ, mở một trang làm việc, đóng một trang bản đồ, đóng tất cả các bản đồ? Ý nghĩa của các lệnh: Save Copy as, Save Workspace, Save Table? 1. Thao tác mở một bản đồ hay mở 1 table đã được tạo trong Mapinfo. - File\ Open…màn hình hiện ra hộp thoại tương tự như hộp thoại mở File trong Windows. - Trong hộp thoại đó chúng ta chọn tên các thư mục chứa Table chúng ta muốn mở. - Chọn Table chứa trong thư mục đã chọn, file bản đồ thường là file *.tab, một bản đồ có thể có nhiều lớp khác nhau ta có thể mở nhiều lớp 1 lúc bằng cách ấn <Ctrl> + file chọn sau đó bấm Open để thực hiện lệnh. 2. Thao tác mở một trang làm việc Cách 1: Trong cửa sổ của windows, trong thư mục lưu trang làm việc, ta tìm file có phần mở rộng là *.wor, nháy phải chuột chọn Open. Cách 2: Mở tương tự như mở 1 tab có sẵn trong mapinfo. Fle\Open… trong hộp thoại Open\File of Type chọn Workspace( *.wor), và chọn trang làm việc cần mở và ấn Open. 3. Đóng một trang bản đồ Vào Flie\ Close Table để đóng một trang bản đồ đang được mở. Nếu lúc này có nhiều Table đang cùng mở thì người dùng phải chọn tên Table cần đóng trong danh sách table được hiển thị. Lệnh sẽ đóng Table đã chọn. ấn SHIFT (Ctrl) + phím trái chuột sẽ chọn các file liên tiếp (rời rạc) để đóng các file 4. Đóng tất cả các bản đồ. File\Close All : Lệnh này cho phép đóng tất cả các file đang mở của MapinFo. Lệnh chỉ hoạt động khi có ít nhất một Table đang được mở. 5. Save Copy As. Tạo một Table mới bằng sự ghi lại một table đang mở dưới một tên mới. Nếu tại thời điểm này có nhiều Table đang được mở thì danh sách tên các Table được hiển thị và người dùng phải chọn đúng tên Table cần Copy. Sau đó phải nạp tên file mới. Hoặc chọn tên Table đã có trong danh sách để ghi đè. 6. Save Workspace Khi mở một Workspace thì có ít nhất một Table được mở. Sau khi đã thao tác một số thay đổi, lệnh cho phép ghi lại các thông tin đã thay đổi của các Table trong Workspace. Việc ghi lại này cho phép ghi đè lên file .WOR cũ hoặc ghi ra file mới, tuỳ lúc nạp tên file 7. Save Table. Cho phép ghi lại một Table đang mở và đã được thay đổi. Nếu cùng lúc có nhiều Table đang được mở và edit thì danh sách tên Table được hỏi. Lệnh này sẽ ghi đè lên file Table cũ. Câu 10: Nêu các bước để tạo ra một cửa sổ bản đồ mới? File \ New Table, XHHT: New Table, trong hộp thoại này có 3 cách lựa chọn: + Open new Browser: đánh dấu vào lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ Browser. Browser là một cơ sở dữ liệu dạng bảng và không chứa các thông tin không gian. Cửa sổ này cho phép nhập thông tin thuộc tính trực tiếp. + Open new Mapper: đánh dấu vào lựa chọn này cho phép chúng ta mở một cửa sổ để chứa các thông tin về không gian. + Add to current Mapper: đánh dấu vào lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ để chứa các thông tin về không gian và đồng thời New Table đã được thêm vào cửa sổ đang được kích hoạt có các lớp đã mở trước. + Ấn Create XHHT New Table Structure (Ta khai báo cấu trúc bảng dữ liệu) - Up \ Down: sắp xếp thứ tự cột và trường dữ liệu - Add Field\ Remove Field: thêm hoặc xoá đi các trường đã có - Field Information: xác định tính chất của trường - Name: đặt tên trường (gồm 8 kí tự và không có kí tự trống) - Type: xác định loại dữ liệu - Width: xác định độ rộng của cột khi chọn Character hay Decimal - Decimal: xuất hiện khi chọn trên Type là Decimal: xác định số chữ số thập phân sau dấu thập phân. - Projection : chọn loại lưới chiếu cho bản đồ. + XHHT: Choose Projection. Xác định loại lưới chiếu và tên hệ toạ độ thuộc loại lưới chiếu đó\ OK. Sau khi đã xác định xong cấu trúc bảng thì nhấn Create, đặt tên cho Table mới \OK. Câu 11: Tại sao không nên copy bản đồ từ cửa sổ Windows Explore? Mapinfo quản lý một lớp thông tin gồm 5 dạng file khác nhau ( tab, map, id, dat, ind) .Nên khi copy một lớp thông tin từ thư mục này sang thư mục khác thì chúng ta không nên copy từ cửa sổ Window Explore có thể chúng ta sẽ không mở được thông tin ra vì có thể chúng ta đã copy thiếu file của lớp thông tin đó hoặc lỗi do thay đổi đường dẫn tới các lớp thông tin. Muốn copy bản đồ 1 lớp thông tin nào đó vào thư mục của mình thì nên copy từ của sổ Mapinfo bằng cách Save As từng table một vào thư mục cần lưu. Câu 12: Làm thế nào để tạo được đường biên giới chung giữa hai vùng số hoá? Sau khi số hóa ta vẽ được 2 Vùng là vùng A và vùng B; Hai vùng này có thể có ranh giới trờm lên nhau, ta có thể tạo được đường ranh giới chung giữa 2 vùng bằng cách cắt bỏ phần thừa của vùng B thừa lên vùng A; Editing lớp số hóa 2 vùng trên; Chọn vùng B vào Object\ Set Target ( ta có thể ấn phím <Ctrl> + <T>; Sau đó chọn vùng A ; Vào Object\Erase … Sau khi đã cắt được phần thừa của vùng B ta chỉnh sửa lại thuộc tính đường ranh giới về dạng nét đứt. Câu 13: Tại sao khi Geocode bảng dữ liệu Excel thì có một số đối tượng không Geocode được? Cách khắc phục? Một số đối tượng trong quá trình Geocode không thực hiện được là do tên của chúng trong 2 trường chìa khoá không trùng khớp với nhau. Ta có thể khắc phục bằng cách Copy tên của đối tượng đó từ trường chìa khoá của bảng này và Paste đè lên trường chìa khoá của bảng khác hoặc tạo một trường mới trước khi sửa tên. Câu 14: Nếu khi xác định tỉ lệ bản đồ, lại có thông báo 1 in = mm, thì làm thế nào để chuyển thành 1 cm = km. Để có thể chuyển được 1 in = …cm thì ta làm như sau: - Vào Option / Preferences . XHHT Preferences Chọn Systems Settings => XHHT Systems Settings Preferences - Trong Paper and Layout units : đổi Inches -> Centimeters + Chọn OK\OK Để có thể chuyển được 1 cm = … km thì ta làm như sau: - Map \ Option XHHT Map Options - Ở Distance units : đổi Miles -> Kilometers Chọn OK - Muốn kiểm tra ấn phải chuột chọn Change View\ Map scale là thấy Câu 15: Có tình huống sau: Một sinh viên đã có bản đồ BTB về vùng Bắc trung bộ (không có tỉnh Thừa thiên - Huế và Quảng trị) lấy ra từ bản đồ Vn_tinh. Làm thế nào để ghép thêm hai tỉnh này vào cơ sở dữ liệu BTB? Ta dùng lệnh Append Rows to Table trong trường hợp chèn thêm đối tượng vào bảng dữ liệu. Ta cần chèn thêm 2 tỉnh này vào lớp BTB thì ta tiến hành như sau: + Mở đồng thời 2 lớp bản đồ Vn_tinh và BTB + Giữ Shift để chọn đồng thời 2 tỉnh Thừa thiên – Huế và Quảng Bình ở lớp Vn_tinh + Vào Table \ Append Rows to Table , XHHT Append Rows to Table + Ở Append Rows to Table : Selection ( Chỉ chèn thêm 2 vùng được chọn ) + To Table : BTB + Ấn OK - Lưu lại : File\Save table - Kiểm tra : Chuột phải \ Layer Control \ Đóng mắt tinhvn64 Câu 16: Nêu các thao tác biên tập cấu trúc cho một Table? Đổi tên cho Table, xoá Table, đóng gói Table? Chúng ta có thể thay đổi cấu trúc của table trong chương trình Mapinfo như thêm vào các trường mới hay loại bỏ bớt các trường đã có, hoặc thay đổi loại dữ liệu, cũng như thay đổi vị trí các trường hoặc tạo ra chỉ số mã hóa. cách làm: vào table\ maintenance\ table structure, xác định tên của table cần thay đổi cấu trúc\ Ok. XHHT Modify table structure, từ đây ta có thể thay đổi cấu trúc bảng mà ta đã chọn. Đổi tên cho table: ta vào: Table\ maintenance\ Rename table Chọn table cần đổi tên rồi nhấn rename , nhập tên mới cho Table\ OK. Chú ý: chức năng này không cho đổi tên Browser chỉ có thông tin thuộc tính, không có thông tin đồ họa. Xóa Table: khi một table đã được mở thì có thể xóa nó khỏi hệ thống cơ sở dữ liệu từ thực đơn: Table\ maintenance\ delete table, XHHT delete table, chọn tên table - lớp thông tin cần xóa và nhấn nút delete. Đóng gói table: Sau khi chúng ta đã sửa xong các cấu trúc hay dữ liệu cho table xong thì chúng ta tiến hành đóng gói table: table\ maintenance\ pack table, XHHT pack table chọn bảng cần đóng gói sau đó tích vào ô Pack Tabular Data\ OK xong đó mapinfo hỏi là bạn có đồng ý lưu không thì ta nhấn save. Câu 17: Hãy trình bày các cách cập nhật dữ liệu về diện tích cho bản đồ VN_tinh 64? Bản đồ Vn_tinh64 là bản đồ vẽ 64 tỉnh thành phố của Việt Nam và bản đồ được số hóa bởi các đa giác (vùng) khép kín; Bản đồ có 2 trường ( cột) ID và Tenhanhchinh; Trong trường tenhanhchinh có dữ liệu tên 64 tỉnh và thành phố; Dữ liệu diện tích của bản đồ Vn_tinh64 ở dạng dữ liệu không gian được xác định bằng diện tích của các vùng ( các tỉnh và thành phố ) trên bản đồ; Cách nhập dữ liệu cho bản đồ Vn_tinh64: Bước 1: Mở bản đồ Vn_tinh64 Từ cửa sổ phần mềm Mapinfo Vào File/Open… XHHT : Open Chọn đường đẫn tới bản file Vn_tinh64.tab Chọn Open Bước 2: Khai báo cấu trúc dữ liệu cho bản đồ Vn_tinh64 Table\Maintenance\Table Structure… XHHT: Modify Structure:Vn_tinh64 Ấn Add Field ( Để thêm cột diện tích cho bản đồ) + Name : “dientich” + Type: Decimal ta khai báo kiểu số thập phân. +Width : 10 ( Độ rộng tối đa của trường diện tích) Sau đó ấn OK Bước 3: Nhập dữ liệu từ bảng tính excel Sau khi khai báo ta nhập dữ liệu vào bảng tính cho cột Diện tích; ở đây có 2 cách để nhập dữ liệu: 1. Dùng hàm AREA để nhập dữ liệu cho bảng tính. 2. Xem dữ liệu thuộc tính của vùng; xác định được diện tích của vùng và dùng thanh công cụ Browser trên thanh công cụ Standard và sử dụng công cụ Info ở thanh drawing để nhập dữ liệu cho bảng tính. Cách 1: Nhập bằng công thức; Vào Table\Update Column XHHT Update Column + Table to update : Cập nhật vào bảng : Vn_tinh64 + Column to update : Cập nhật dữ liệu cho cột : Dientich + Get Value From Table : Lấy dữ liệu từ bảng : Vn_tinh64 Value : Ở đây ta xác định công thức cho bảng tính; Ta nháy chuột vào button Asisst, xuất hiện cửa sổ Expression, vào Drop dow Function chọn Area, sửa sq mi thành hectare Click và Assist để lập công thức: Dientich = Area(obj, "hectare") Click bỏ ô Browse Results Sau đó ấn OK. Sau đó kiểm tra lại bảng tính xem diện tích đã được cập nhật đầy đủ chưa. Như vậy dựa vào diện tích của các vùng trong bản đồ Vn_tinh64 ta đã nhập dữ liệu diện tích cho 64 tỉnh thành phố. Cách 2: Nhập bằng thanh công cụ Chọn Select trên thanh công cụ drawing sau đó đúp chuột vào vùng “các tỉnh thành phố ở bản đồ” => XHHT Region Object nêu các thông tin thuộc tính của vùng đó trong đó có Total Area: tổng diện tích của tỉnh đó; Ấn Ok Ấn vào Info; Click vùng tỉnh vừa xem diện tích ; => XHHT : Info Tool Từ đây ta nhập dữ liệu cho trường dientich của hộp đó; Làm lần lượt như vậy với các tỉnh còn lại; Chú ý: Để chuyển đơn vị diện tích bảng tính về km 2 ta phải chuyển tỷ lệ bản đồ về cho hợp lý. Câu 18: Cho bản đồ VN_tinh64 có các trường: Tên hành chính, diện tích, dân số. Hãy trình bày các bước để tạo thêm một trường dữ liệu mới về mật độ dân số? Bước 1: Tạo một trường mới có tên là MDDS bằng cách Table/maintenance/ Table structure, XHHT Bấm Add Field, đặt tên cho trường mới là MDDS, kiểu dữ liệu Float Ok./ ta thu được bảng mới có thêm một trường mới là Mật độ dân số. tuy nhiên trường này còn trống và chưa có dữ liệu. Bước 2: - Chọn table/ update column, XHHT update column • Table to update: VN_tinh 64 • Column to update: MDDS • Get value from table: VN_tinh 64 • Viết câu lệnh: “Dan so/Dien tich” vào ô value hoặc dùng nút Assit… + Column: Dan so + Operator: “/” + Column: Dien tich Bấm Verify để kiểm tra câu lệnh. Oke/ok. Câu 19: Đặc điểm cơ sở dữ liệu trong MapInfo? * Cấu trúc bảng cơ sở dữ liệu chương trình MapInfo: Cơ sở dữ liệu chương trình MapInfo có cấu trúc cơ bản là cấu trúc bảng (Table). Mỗi Table được xác định bởi các bản ghi, các trường và chỉ số (Record, Field và Index). Mỗi bản ghi là một dòng trong cơ sở dữ liệu và bao gồm nhiều trường khác nhau. Các trường khác nhau được sắp xếp theo thứ tự - sự sắp xếp đó gọi là chỉ số hoá. Về bản chất chỉ số của các trường dữ liệu là một mảng con trỏ (pointer) giúp cho hệ thống truy cập các thông tin nhanh và hiệu quả. * Chương trình MapInfo quản lí cơ sở dữ liệu bao gồm 3 loại: - Loại thứ nhất: chương trình MapInfo quản lí đồng thời cả dữ liệu về không gian (Đồ hoạ - Map) và dữ liệu thuộc tính trong bảng (Browser) bao gồm các thông tin đặc tả về tính chất của đối tượng, 2 loại dữ liệu này luôn gắn kết với nhau một cách rất chặt chẽ. Nếu thay đổi, hay cập nhật một trong hai loại dữ liệu này thì loại kia cũng lập tức thay đổi theo. - Loại thứ hai: chương trình MapInfo quản lí loại Table không chứa thông tin không gian - bản đồ: như các thông tin dữ liệu trong dạng DBF, XLS. Thực chất chỉ có các bảng dữ liệu dạng các cột (Table dạng Browser) - Loại thứ ba: chương trình MapInfo quản lí các loại bảng Raster (không có Browser), loại này chia làm hai: Loại Table Raster chỉ hiện thị hình ảnh Loại Table Raster đã được khai báo toạ độ địa lý. Câu 20: Nêu các cách cập nhật dữ liệu vào bản đồ vừa số hoá? Dữ liệu được nhập cho bảng dữ liệu có 2 loại dữ liệu đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính; Dữ liệu không gian là dữ liệu về các đối tượng đã được số hóa trên bản đồ. Còn dữ liệu thuộc tính hay dữ liệu phi không gian được trình bầy dưới dạng bảng thường được trình bầy dưới bảng excel. Bản đồ sau khi số hóa ta cần khai báo hoặc chỉnh sửa cấu trúc cho bản đồ. Bước 1 : Khai báo hoặc chỉnh sửa cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính bảng số liệu của Mapinfo Từ cửa sổ của mapinfo và vào Table \ Maintenance \ Table Structure XHHT: View/ Modify Table Structure Ở đây xẽ suất hiện các lớp bản đồ mà ta đã số hóa, ta cần xác định khai báo cấu trúc bảng dữ liệu thuộc tính ở lớp nào. Sau đó ấn OK XHHT: Modify Table Structure:_tên lớp + Add field: Thêm 1 cột (trường) mới trong bảng dữ liệu thuộc tính. + Name: Đặt tên cho trường vừa tạo + Type: Chọn kiểu dữ liệu cho trường đó, có thể là kiểu số nguyên, ký tự, ngày tháng, logic … + Sau đó ấn OK + Bấm New Mapper để mở lại bản đồ đã số hóa từ trước. + Bấm New Browser chọn lớp bản đồ vừa tạo để cập nhật dữ liệu cho bảng dữ liệu vừa khai báo Bước 2: Cập nhật dữ liệu vào bảng Cách 1: Sử dụng Browser trên thanh công cụ Standard nhập trực tiếp số liệu vào bảng cho từng đối tượng một. Ấn vào biểu tượng Browser chọn lớp cần nhập dữ liệu Ấn Ok. Sau đó nhập các dữ liệu cho các trường đã khai báo từ trước. Nhập xong vào File\ Save Table \[ chọn lớp bản đồ cần lưu] sau đó ấn Save. Cách 2: Sử dụng công cụ Info trên thanh Drawing; Click vào vùng cần nhập dữ liệu => XHHT : Info Tool \ Ta chọn trường cần nhập nếu có nhiều trường. Sau đó nhập dữ liệu vào từng trường hộp thoại. Câu 21: Nêu các cách để lấy được tọa độ điểm điều khiển cho file ảnh khi đăng kí hệ tọa độ? Cách 1: Dựa vào tọa độ các điểm đã biết trên bản đồ Raster File\Open Table \ chọn ở hộp File Format là Raster image, sau đó chọn tên File hình ảnh cần mở và bấm nút Open, màn hình sẽ hiện ra hộp thoại, chúng ta chọn nút Register, khi đó XHHT Image Registration: . Xác định hệ toạ độ trùng với hệ toạ độ các điểm đã biết của bản đồ thông qua nút Units Chọn đơn vị toạ độ cho hình ảnh nhập vào thông qua nút Units. . Chúng ta công trình thể bấm nút New để thêm điểm khống chế mới vào bản đồ. Dựa vào tọa độ trên ảnh để chúng ta lựa chọn các điểm điều khiển, thường ta chọn gaio điểm của các kinh vĩ tuyến đã biết tọa độ trên bản đồ Raster. Cách 2: dựa vào dữ liệu bản đồ Vector có sẵn. Mở Table dạng Raster và một File dạng vector đã đăng ký tọa độ. File\Open Table \ chọn ở hộp File Format là Raster image. - Trong cửa sổ Image Registation chọn lưới chiếu tương ứng như lưới chiếu của bản đồ vector. - Bấm thẻ Pick from maps. - Trên bản đồ Vector chọn các điểm khống chế tương ứng với trên ảnh Raster. Click chuột vào các điểm đặc biệt (Biên giới xa nhất)/ ok - Sau đó Click vào điểm tương ứng trên ảnh Raster cần đăng ký tọa độ. - Thao tác này có nghĩa là chúng ta đã lấy tọa độ của điểm điều khiển từ file Vector sang cho file Raster. Nhấn ok để kết thúc . Câu 1: GIS là gì? Thành phần và các chức năng của GIS? Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình thành vào những năm 1960. rãi trong nhiều năm trở lại đây. GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ. liệu đầu vào. - GIS (Geographical Information System- Hệ thống thông tin địa lý) là một công nghệ mới, phát triển nhanh và có nhiều ứng dụng rộng rãi cho đời sống con người. 1, GIS là một hệ thống

Ngày đăng: 13/04/2015, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan