đề tài:nghiên cứu sự suy thoái của đất và cách bảo vệ tài nguyên đất

19 1.1K 4
đề tài:nghiên cứu sự suy thoái của đất và cách bảo vệ tài nguyên đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Diện đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 59200 nước, nhưng dân số đông (khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại thấp (0,5 ha) và xếp vào thứ 159. Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất tốt có đất bazan 2,4 triệu ha chiếm 7,2%, đất phù sa 3,0 triệu ha chiếm 8,7%. Nhìn chung đất tốt chỉ được xấp xỉ 20%.

1.3 Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta Diện đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 59/200 nước, nhưng dân số đông (khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại thấp (0,5 ha) và xếp vào thứ 159. Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất tốt có đất bazan 2,4 triệu ha chiếm 7,2%, đất phù sa 3,0 triệu ha chiếm 8,7%. Nhìn chung đất tốt chỉ được xấp xỉ 20%. Đất nông nghiệp khoảng 7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, lương thực thực phẩm (số liệu năm 1994). Đất rừng khoảng 9,91 triệu ha. Ngoài ra, có khoảng 13,58 triệu ha chưa được sử dụng trong đó chỉ có khoảng 400.000 ha có thể sử dụng vào nông nghiệp, còn lại là đồi núi trọc và mặt nước ao hồ sông suối. Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam cũng có xu hướng giống thế giới: tăng đất nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc. 55% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào 4 mục đích cơ bản: nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dụng và các khu dân cư. Khoảng 7 triệu ha đất (21,13% diện tích đất tự nhiên) được sử dụng vào nông nghiệp như trồng cây hàng năm (5,5 triệu ha), trồng cây lâu năm (1,1 triệu ha), đồng cỏ chăn nuôi (0,35 triệu ha). Bảng 11. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam (%) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tổng diện tích đất : 33.104,22 triệu ha Đất nông 21,17 22,03 22,20 22,25 22,26 24,09 1 nghiệp Đất rừng 29,05 28,77 29,12 29,95 32,61 32,84 Đất chuyên dụng 3,03 3,34 3,35 3,39 3,84 3,93 Đất định cư 2,44 2,34 2,34 2,17 2,50 2,62 Đất chưa sử dụng 44,31 43,52 42,99 42,24 38,80 36,52 Bảng 12. Diện tích đất nông nghiệp và đất rừng so với diện tích đất tự nhiên năm 1994 chia theo vùng Đất Tự nhiên (%) Nông nghiệp (%) Rừng (%) Cả nước 100 22,3 30,0 Miền núi và trung du Bắc bộ 100 3,6 6,2 Đồng bằng sông Hồng 100 2,1 0,2 Khu Bốn cũ 100 2,0 5,7 Duyên hải miền Trung 100 1,6 5,6 Tây Nguyên 100 1,9 9,9 Đông Nam bộ 100 2,9 1,5 Đồng bằng sông Cửu Long 100 8,0 0,9 2 1.4 Những biểu hiện của sự suy thoái đất và thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng (Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007) và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 17-6 năm nay. Văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (Số liệu công bố tháng 12-2006). Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Bảng 1. Đặc điểm xuất hiện ở các cấp tiềm năng thoái hoá đất Cấp thoái hoá Đặc điểm xuất hiện Khả năng phục hồi và sử dụng Mạnh và rất mạnh (T3) - Đất tàn tích trên bazan cổ (N2-Q11) và bazan trẻ (Q12-Q2) có nền laterit. - Địa hình chia cắt rất mạnh, dốc 15-25o. - Nằm trên các trung tâm khô hạn hoặc mưa. - Xói mòn rửa trôi mạnh. - Khó phục hồi - Bảo vệ rừng phòng hộ và trồng rừng Trung bình (T2) - Đất sườn tích bazan trẻ (Q12-Q2) hoặc cổ (N2- - Có thể phục hồi - Phương thức nông lâm 3 Q11) không có nền bauxit, các thung lũng tích tụ. - Địa hình lượn sóng, dốc 8-15 o . - Mùa khô không gay gắt hoặc mưa lớn không tập trung. - Vùng tiếp xúc có điều kiện xuất hiện laterit kết hợp Yếu (T1) - Đất sườn tích trên bazan trẻ (Q11-Q12) hoặc cổ (N2-Q11) không có nền laterit. - Địa hình bằng, lượn sóng, dốc nhẹ 0-8 0 . - Không có cực đoan về nhiệt ẩm. Phục hồi bằng các biện pháp nông học, sản xuất nông lâm kết hợp 1.4.1 Xói mòn, xói lở Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn và phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn đất/ha/năm. Theo nghiên cứu về lượng xói mòn trên đất canh tác rẫy ở Tây Bắc của hội Khoa Học Đất Việt Nam: Vụ Độ dày tầng đất bị xói mòn (cm) Lượng đất mất (tấn/ha) Vụ 1 (1962) 0,79 119,2 Vụ 2 (1963) 0,88 134,0 Vụ 3 (1964) 0,77 115,5 Cả 3 vụ gieo 2,44 366,7 Trung bình, lượng chất dinh dưỡng của đất hàng năm bị mất đi là chất hữu cơ 5.600 tấn/năm; nitơ 199,2 kg/năm; lân 163,2 kg/năm; Ca và Mg 33 kg/năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m 3 /ha), trong đó có khoảng 6 tấn mùn (tương 4 đương khoảng 100 tấn phân chuồng) và 300kg N (tương đương khoảng 1,5 tấn sunphat amon). Đặc biệt, có nơi như Tây Bắc mất đi khoảng 3cm đất mặt, tương đương 150 - 300 tấn đất/ha. Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng sông Hồng mất đi khoảng 80 triệu m 3 /năm. Xói mòn làm thay đổi tính chất hóa lí đất, số liệu thể hiện trong bảng sau: Chỉ tiêu qua sát Số lượng bị trôi (%) Cấp hạt lớn hơn 1mm 21,00 Cấp hạt nhỏ hơn 1mm 79,00 N % 0,48 P 2 O 5 % 0,23 K 2 O % 5,80 Mùn 11,00 (Nguồn: “Thổ Nhưỡng học”, Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, 1979 Theo PTS Bùi Đạt Trâm, phụ trách trạm Khí tượng – thủy văn tỉnh An Giang nạn sụp lỡ đất trước nay chỉ xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở dọc sông Tiền: bờ phía An Giang khoảng 5 – 10 m/năm, phía Đồng Tháp 10 – 20 m/năm. Nhưng những năm gần đây, sông Hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều bãi bồi mới hình thành, sụp lỡ đất ven bờ xảy ra nhiều hơn. Xói mòn đất Hàng triệu ha đất đồi dốc đang trong tình trạng xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng do canh tác nương rẫy và chặt phá rừng 1.4.2 Sa mạc hóa 5 Sa mạc hóa là sản phẩm cuối cùng của thoái hóa đất xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn. Nguyên nhân do tác động qua lại giữa hạn hán và sử dụng môi trường đất không hợp lý. Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận). Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất hoang hóa. Ở Điện Biên: Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa mạnh chiếm 14.3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 145674,99 ha, có nhiều thời kì thiếu nước kéo dài 6-9 tháng, thời kỳ khô hạn 4-5 tháng.Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa trung bình chiếm 47,22% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 451.546,78ha. Có 6-8 tháng thiếu nước, thời kỳ khô hạn từ 1-3 tháng.Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa yếu chiếm 30,11% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 281.952,87ha, có 4-5 tháng thiếu nước và 1-3 tháng hạn.Vùng không bị nguy cơ hoang mạc hóa có 75.216,72 ha, chiếm 7.87% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Duyên hải Nam Trung bộ đối mặt với hoang mạc hóa:Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3 triệu ha), đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa và hoang mạc hóa diễn ra trên phạm vi nhiều địa phương. 6 Vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích hoang mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, địa hình của dãy Kon Tum và hướng gió thổi gần song song với hướng địa hình ven biển đã ảnh hưởng và làm cho khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận). Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô hạn nhất nước, đã tạo thành vùng cát hoang mạc hóa trên diện tích hơn 131.000 ha. Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hóa khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển. Riêng các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5.000 ha và hiện là nguy cơ suy thoái hàng đầu trong khu vực. Với điều kiện khô hạn và gió mạnh, đã thường xuyên tạo ra những cơn bão cát đe dọa chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp Quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn hécta. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong - Bình Thuận) ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của khu vực. Nghiên cứu thực trạng hạn hán, hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, GS-TS Lê Sâm và cộng sự (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) đã ghi nhận: tổng số diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là hơn 41.000 ha, chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Và cho đến hiện nay, tình trạng hoang mạc hóa vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng. 7 Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Xúc tiến phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho biết: trong tổng số khoảng hơn 852.000 ha đất trống đồi núi trọc và hoang hóa của vùng duyên hải Nam Trung bộ thì diện tích đã và đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa vào khoảng 45%. Cát lấn ở ven biển duyên hải Nam Trung Bộ Cánh đồng bị sa mạc hóa 1.4.3 Ô nhiễm đất Môi trường đất có thể bị ô nhiễm dẫn đến thoái hóa do nhiều tác nhân như: nhiễm mặn, nhiễm phèn, gley hóa, ô nhiễm dầu, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất hữu cơ, chất phóng xạ 8 Theo kết quả các công trình nghiên cứu của Bộ Quốc phòng VN được tiến hành từ năm 2000 - 2004, hàm lượng trung bình của dioxin ở sân bay Đà Nẵng là 35ppb TEQ (phần ngàn tỷ) - cao gấp 35 lần cho phép đối với đất phi nông nghiệp được quy định ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn Môi trường Hatfield (Canada) cũng cho thấy, mức độ ô nhiễm dioxin cao nhất trong mẫu đất ở sân bay Đà Nẵng là 365ppb; trong mẫu máu của người dân sống gần sân bay là 1.220ppt và của hai người dân khác sống ở khu vực lân cận khoảng 600ppt, cao hơn nhiều lần so với mức cho phép hàm lượng dioxin trong người của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Đất ô nhiễm do đioxin 9 Ô nhiễm đất do chất thải rắn Ô nhiễm đất do nước thải ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng Đất bị ô nhiễm dầu Theo điều tra của Viện Lúa ĐBSCL thì trong 3 vụ lúa hàng năm, nông dân tại Cần Thơ, Đồng Tháp bón phân hóa học các loại từ 514 - 613kg/ha. Nếu chỉ sản xuất 2 vụ hè thu và đông xuân trong năm, nông dân bón từ 348 – 435kg/ha. Nông dân các tỉnh còn lại trong vùng cũng bón với số lượng tương tự. Chỉ tính lượng phân bón theo mức thấp nhất (348kg/ha) trong 2 vụ lúa đông xuân và hè thu từ năm 1995 đến nay, mỗi năm ruộng đồng vùng ĐBSCL tiếp nhận từ 1,357 – 1,696 triệu tấn phân hóa học. Còn về nông dược, hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo các nhà chuyên môn thì mỗi năm đồng ruộng nhận từ 10.000 tấn trở lên. Đa số nông dân hiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất rất nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. 10 [...]... cụng sao cho nh ca ờ chn phớa di cao ngang tõm im gia on sn dc ti ờ k tip phớa trờn Sau vi nm canh tỏc thm s c hỡnh thnh do s bi p t nhiờn Loi ny thng ch ỏp dng cho sn dc 7-12o 16 b)Thềm tự nhiên bảo vệ đất Cỏ hay thảm thực vật Thềm cây ăn quả 2.1.2 Cỏc bin phỏp nụng nghip Bin phỏp bo v bng nụng nghip thc cht l cỏc k thut ó c ỏp dng qua vic qun lý, s dng t trng, chỳng liờn quan... thuc vo dc v tng dy t 15 - ét b san lm tng khụng vt quỏ 2/3 dy tng t ban u, phi m bo tr li c lp t mu trờn mt, t l s dng t phi t 6570% so vi din tớch ban u a)Ruộng bậc thang Mặt đất ban đầu Bờ chắn Vùng phân bố dòng xói Mặt đất ban đầu Mặt thềm nằm ngang *Cỏc cụng trỡnh v thm n gin Thm cõy n qu: l mt dng thm canh tỏc khụng liờn tc ca dng thm bc thang hp, dc nghch Thm cõy n qu cú th lm trờn sn dc > 30... suy thoỏi ti nguyờn t ang l mt vn rt cp bỏch cú nh hng trc tip n cuc sng ca con ngi v cỏc sinh vt Vỡ vy, chỳng ta phi qun lý v s dng ti nguyờn t trờn quan im bn vng m bo cho s phỏt trin bn vng trong tng lai ca nhõn loi Chỳng ta cn thng xuyờn thm nh, ỏnh giỏ v thng kờ hin trng ti nguyờn t bit c nhng nh hng ca chỳng ta n mụi trng t nh th no t ú tỡm ra nhng bin phỏp thit thc s dng hp lý, hn ch suy. .. trng ti nguyờn t bit c nhng nh hng ca chỳng ta n mụi trng t nh th no t ú tỡm ra nhng bin phỏp thit thc s dng hp lý, hn ch suy thoỏi t v ci to nhng vựng t ó v ang b thoỏi húa 2.1 Mt s bin phỏp hn ch suy thoỏi t 2.1.1 Lm rung bc thang é xõy dng rung bc thang t ai phi cú cỏc iu kin sau õy: - ét phi cú tng dy ti thiu t 60 cm tr lờn, t cng dy lm rung bc thang cng thun li, b rng ca mt rung cng rng - é... (ph phm ca ngnh ch bin g) a vo t to cho t cú th liờn kt chng xúi mũn Ngoi ra ngi ta cũn dựng mt s cht cú kh nng gi t khỏc nh thch cao, si, thy tinh to thnh mng bo v trờn mt t 2.2 Mt s bin phỏp ci to t suy thoỏi 2.2.1 Bin phỏp ci to t xúi mũn - Trng cõy xanh l bin phỏp tt nht ci to t xúi mũn, che ph mt t bng xỏc bó thc vt Trng cõy cú b r n sõu xen vi cõy h u va bo v t va cung cp cỏc cht dinh dng cho... ngt vo ra mn cho t 2.2.3 Bin phỏp ci to t phốn - S dng nc ngt ra phốn: t phốn sau khi v hoang, cho ngp nc mt vi v ó cú th tin hnh khai thỏc - Bún vụi: gim c cht Fe, Al, Mn trong t, ngn chn quỏ trỡnh suy thoỏi t, phc hi cu trỳc t, lm cho t thụng thoỏng, thm nc tt, tng hiu qu ca kt ta ion st, nhụm ca phõn lõn - Bún phõn lõn nung chy: Khi bún lõn, mt phn lõn kt hp vi Al, Fe tr thnh pht phỏt Al, Fe khú . và t p trung lại m t chỗ trong đ t với m t độ cao. Các cation này hấp thụ v o m t nhóm mang điện t ch âm (h t keo đ t, oxit s t ) hoặc hấp phụ v o m t tác nhân khác để có thể t o sự k t. k t chống xói mòn. Ngoài ra người ta còn dùng m t số ch t có khả năng giữ đ t khác như thạch cao, sợi, thủy tinh t o thành màng b o vệ trên m t đ t. 2.2 M t số biện pháp cải t o đ t suy thoái 2.2.1. khai thác. - Bón vôi: giảm độc ch t Fe, Al, Mn trong đ t, ngăn chặn quá trình suy thoái đ t, phục hồi cấu trúc đ t, làm cho đ t thông thoáng, thấm nước t t, t ng hiệu quả của k t tủa ion s t,

Ngày đăng: 13/04/2015, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.3 Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta

  • 1.4 Những biểu hiện của sự suy thoái đất và thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta

    • 1.4.1 Xói mòn, xói lở

    • 1.4.2 Sa mạc hóa

    • 1.4.3 Ô nhiễm đất

    • 1.4.4 Laterit hóa

    • 1.4.5 Nhiễm mặn

    • 1.4.6 Nhiễm phèn

    • 2. Sử dụng tài nguyên đất lâu dài bền vững

      • 2.1 Một số biện pháp hạn chế suy thoái đất

        • 2.1.1 Làm ruộng bậc thang

        • 2.1.2 Các biện pháp nông nghiệp

        • 2.1.3 Biện pháp lâm nghiệp

        • 2.1.4 Biện pháp hóa học

        • 2.2 Một số biện pháp cải tạo đất suy thoái

          • 2.2.1 Biện pháp cải tạo đất xói mòn

          • 2.2.2 Biện pháp cải tạo đất mặn

          • 2.2.3 Biện pháp cải tạo đất phèn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan