SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

32 2.1K 6
SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : -Từ xa xưa cha ông ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định chuẩn mực. Bất cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn tri, trật tự. Trong giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tich đã dạy: ”Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”. Do đó trong nhà trường giáo dục đạo đức là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học là: ”Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài, về tình cảm, trí tuệ, và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”. -Như chúng ta biết, nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục cho học sinh ở hai mặt chính: Đức dục và Trí dục. Đức dục và Trí dục phải được tiến hành song song và đồng bộ. -Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của cha ông, biết điều hay lẽ phải tránh những thói hư tật xấu, biết thương yêu giúp đỡ người kém may mắn hơn -Theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có 1 nhiều thay đổi. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên đặc biệt là ở học sinh sa sút rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy học sinh nói tục chửi thề, có em hỗn láo với cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học … Đạo đức học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là gần gũi giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình. Mặt khác có lẽ do chúng ta chưa tìm ra những biện pháp tốt có hiệu quả trong việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cho học sinh khi xã hội ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay. Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho nhà trường là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm hiểu thực tế đối tượng để tìm ra những biện pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt, có ích cho xã hội . -Ngoài ra phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh được rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạt động Đội là hoạt động phong phú với nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh động phù hợp và thu hút học sinh. Do đó các hoạt động Đội mang tính giáo dục cao và đầy hiệu quả trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. -Vai trò giáo dục đạo đức học sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như gia đình và xã hội. Nhưng không phải trường nào cũng có sự phối kết hợp nhịp nhàng 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt 2 hiện nay Đảng và nước đang trong thời kì thực hiện việc xã hội hóa giáo dục. Làm thế nào để chúng ta nâng cao chất lượng giáo dục từ việc phối hợp đồng bộ các môi trường này. -Hiện nay trong công cuộc đổi mới đất nước, việc Đảng và Nhà Nước luôn quan tâm hàng đầu là đổi mới giáo dục. Đảng ta đã nhận định giáo dục là quốc sách, là nền tảng của xã hội. Một đất nước muốn phát triển về lâu dài thì việc đầu tư vào giáo dục là việc nên làm. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : - Nhằm đánh giá lại việc giáo dục đạo đức ở các trường tiểu học trong những năm qua có những ưu, khuyết như thế nào về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách đánh giá. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao việc giáo dục đạo đức ở các trường tiểu học hiện nay chưa đáp ứng được sự mong muốn của xã hội. - Đánh giá lại kết quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong những năm gần đây. Việc phối kết hợp các môi trường giáo dục trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. - Đưa ra một số giải pháp trong việc quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức hiện nay nhằm nâng cao chất lượng việc giáo dục đạo đức học sinh hơn nữa. V/ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI : 3 + Có nên chăng một số em học sinh học lực giỏi và thông minh nhưng lại vô kỉ luật luôn vi phạm những nội qui nhà trường, đánh nhau, chửi tục… và cuối cùng bỏ học vì quá ham chơi. Tham gia cùng đối tượng xấu phá làng, phá xóm. + Và tại sao hiện nay tình trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp trầm trọng. Như không biết chào hỏi thầy cô, nói tục, đánh nhau, trộm cắp, không vâng lời bố mẹ thầy cô. Một số không nhỏ học sinh lười biếng học bài, trốn học đi chơi, say mê trò chơi điện tử… Và rồi số phận những em đó sẽ đi vào con đường phạm pháp, bị tù tội. Hoặc là vô công rồi nghề, tương lai đói nghèo, lạc hậu. vv…Và những khuyết điểm trên của học sinh trên chúng ta có thể khắc phục được hay không? Nhiệm vụ của đề tài này là đi giải quyết vấn đề đó!. + Nguyên nhân : -Học sinh vi phạm đạo đức là do học sinh chưa được giáo dục đến nơi đến chốn. Người ta nói :”Nhân chi sơ, tính bổn thiện” Bước chân chào đời học sinh như tờ giấy trắng. Theo dòng thời gian trên tờ giấy trắng đó là những hoa văn kiến thức khoa học, là những kinh nghiệm sống, là những lời hay, ý đẹp hay là những vết đen nham nhở của thói hư tật xấu tất cả đều do chúng ta: Phụ huynh, thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục vẽ nên. -Trong nhà trường hiện nay một số trường mãi lo cung cấp kiến thức cho học sinh mà quên hẳn việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều nghịch lý đã diễn ra như học sinh không rành tiếng Việt mà lại biết hai, ba ngoại 4 ngữ. Phong tục, tập quán tốt đẹp người Việt không gìn giữ mà lại chạy theo cách sống thực dụng phương Tây. Phụ huynh chưa quan tâm, coi trọng đến việc giáo dục đức giáo dục đạo đức cho con em mình, chỉ biết cuộc sống hiện tại, chỉ biết lo cho bản thân mình. -Khi nước ta áp dụng nền kinh tế thị trường thì xã hội phần nào bị đồng tiền chi phối, gần như tất cả mọi người đều chạy theo đồng tiền. Nhiều giáo viên vì đồng tiền mà bán rẻ nhân cách của mình. Từ đó vị trí người thầy trong xã hội bị giảm đi. Khi mà ở nhà trường, ai có tiền thì mua được tất cả từ điểm thi, vị trí ngồi, trường tốt vv… thì ở học sinh cũng hình thành những hành vi, suy nghĩ xấu. -Ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có đầy đủ cơ sơ,û vật chất, để tổ chức các phong trào giáo dục đạo đức cho học sinh. Học sinh còn thiếu những hoạt động có tính tập thể, cộng đồng và sự va chạm, làm quen dần với môi trường cuộc sống hàng ngày cần thiết để có thể phát triển, rèn luyện tư cách đạo đức trong mỗi bản thân mình. Giáo viên chưa có kinh nghiệm để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh. + Hướng giải quyết : Muốn nâng cao chất lượng đạo đức ở học sinh tiểu học thì nhiệm vụ của đề tài này là : - Đưa ra phương pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu 5 quả. - Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trên lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh. - Cải tiến các công tác hoạt động phong trào của liên đội trong trường. Cách thức phối hợp với các tổ chức đoàn, đội … ở địa phương, huyện , tỉnh tạo nhiều sân chơi cho học sinh va chạm, làm quen với cuộc sống. Hình thành và phát triển nhân cách. - Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh. Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm rèn luyện, giáo dục đạo đức của con em mình. C. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. I/ Cơ Sở Lý Luận : + Các khái niệm: Đạo đức: Là phép tắc về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Là những chuẩn mực hành vi đạo đức của con người. Giáo dục đạo đức: Là những tác động có hệ thống để con người có phẩm chất tốt đẹp, biết những phép tắc về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Giáo dục đạo đức học sinh: Là những tác động có hệ thống của những 6 người làm công tác giáo dục lên đối tượng là học sinh để học sinh có phẩm chất tốt đẹp, biết những phép tắc về quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với tập thể. Trở thành người công dân có ích cho đất nước. Là cung cấp cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức, cũng như rèn luyện các em nên người. Quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh: Là tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong đơn vị mình quản lý, cụ thể là nhà trường tiểu học. + Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học : Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý học sinh bắt đầu hình thành và phát triển. Học sinh rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt. Học sinh thường bắt chước những hành vi của người lớn. Nên trong việc hình thành nhân cách đạo đức học sinh phụ thuộc rất nhiều vào người lớn. Chúng ta thường thấy ở trẻ nhỏ xuất hiện nhữõng hành vi xấu mà chúng ta không dạy cho chúng (Nói tục, chửi thề). Tất cả do học sinh tình cờ nghe được từ người lớn xung quanh vàø bắt chước theo. Ở trường học đối với học sinh tất cả những gì thầy cô dạy, những hành vi của thầy cô học sinh đều cho là đúng nhất. Đối với chúng thầy cô luôn là thần tượng, là pháp lý. Ngoài ra ở trường học sinh được sống trong môi trường tập thể, sự va chạm giữa cộng đồng cùng trang lứa cũng là một cách hình thành đạo đức ở các em. Do đó nhà trường là nơi giáo dục đạo đức học sinh tốt nhất. Mà muốn có được những thân tre mọc thẳng để làm rường cột nước nhà ngay từ bây giờ chúng ta phải biết uốn nắn những búp măng. Vì ở lứa tuổi nhỏ chúng ta không rèn luyện các 7 hành vi đạo đức cho học sinh thì sau này lớn lên khi những thói hư tật xấu đã nhiễm vào học sinh thì chúng ta không thể uốn nắn các em được nữa và sản phẩm chúng ta làm ra lại là sản phẩm hỏng. Đây là điều mà ngành giáo dục không bao giờ cho phép. + Những vấn đề lý luận khác: -Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:”Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Qua đó ta thấy vai trò, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói riêng và của xã hội nói chung đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh là then chốt. Bản tính mỗi cá nhân không phải là cái có sẵn mà là do giáo dục. Giáo dục rèn luyện cho học sinh những hành vi nhỏ nhất như: đi, đứng, nói năng, sinh hoạt, giao tiếp… Đến những yêu cầu lớn lao như: lý tưởng, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội… -Việc giáo dục đạo đức học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục, có rất nhiều phương pháp, trong nhiều môi trường khác nhau. Trong quá trình sống học sinh bị tác độïng nhiều từ môi trường sống, từ các cộng đồng, tập thể, bạn bè, người thân mà các em tiếp xúc. Ngoài ra học sinh còn bị ảnh hưởng bởi tác động tự phát mà trẻ bắt gặp hết sức đa dạng ở ngoài đời như phim ảnh, ti vi, băng đĩa, internet vv… -Gia đình là tế bào xã hội, là nơi mỗi cá nhân ra đời, lớn lên và hình thành nhân cách. Gia đình là một môi trường giáo dục đạo đức tốt nhất cho học sinh. Cha ông ta nói “Cha nào, con đó”. Khả năng giáo dục của gia đình là rất lớn, đứa trẻ ra đời nhận sự giáo dục đầu tiên từ gia đình. Từ những câu hát ru của mẹ khi còn nằm trên nôi đến sự dạy dỗ của bố mẹ đến khi 8 trưởng thành. Trẻ không những bị tác độïng của người lớn mà còn tác động ngược lại bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Khả năng hình thành nhân cách ở học sinh chủ yếu thông qua các hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm, trong sự tiếp xúc hàng ngày của học sinh đối với môi trường xung quanh. -Học sinh đạo đức tốt hay xấu đều do tác động của hệ thống giáo dục. Do đó nhà trường, các tổ chức ở địa phương, gia đình là môi trường tốt nhất giáo dục đạo đức học sinh. Vậy chúng ta phải biết kết hợp hài hòa ba môi trường giáo dục này nhằm phát huy tốt nhất khả năng giáo dục toàn diện. Bản chất của việc kết hợp 3 môi trường này là tạo ra một môi trường và điều kiện thích hợp đểû giáo dục đúng đắn, mà trong đó tất cả các mối quan hệ ở các lĩnh vực của đời sống xã hội đều mang tính chất chuẩn mực. Điều đó không những hình thành nhân cách ởû học sinh mà tạo ra điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhà trường và gia đình. -Nhiệm vụ giáo dục của chúng ta hiện nay là giáo dục giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện về: “Đức, Trí, The,Å Mỹ”, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nhằm giúp học sinh dễ hòa đồng với cuộc sống sau này. Và đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh là điều tối quan trọng. Đây là khả năng giúp học sinh có nhân cách tốt, có những phẩm chất tốt đẹp và có khả năng làm chủ mình trong cuộc sống hàng ngày. Không làm hại đến người khác, không gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. II/ Quá trình thực hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ (giáo dục đạo 9 đức). 1. Công tác quản lý GDĐĐ học sinh trong nhà trường. 1.1Ban giám hiệu (BGH) quản lýGDĐĐ qua công tác chủ nhiệm của giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Là người hiểu rõ trẻ hơn ai hết như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến yêu”. Việc hình thành nhân cách và những hành vi tốt, xấu của học sinh đều phụ thuộc vào quá trình giáo dục của GVCNù. Như học sinh đánh nhau, trốn học, không học bài, làm bài, nghịch ngợm vv…GVCN đều nắêm rất rõ. Do đó ngay từ đầu năm học BGH yêu cầu GVCN phải thường xuyên chú ý đến hành vi của từng học sinh. Qua công việc hàng ngày của GVCN như kiểm tra việc học, thực hiện nội qui trường, lớp của học sinh GVCN sẽ biết đánh giá về mặt đạo đức của từng học sinh. Từ đó kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học sinh có thái độ, hành vi đạo đức không tốt. VD: Khi có một học sinh đi học trễ, hay không thuộc bài thì giáo viên chủ nhiệm là người biết rõ trước nhất và phải kịp thời có biện pháp giáo dục (nhắc nhở…) để các em thay đổi ý thức, hành vi của mình là không đi học trể nữa. Đặc biệt công tác chủ nhiệm là khâu quan trọng nhất trong việc GDĐĐ cho học sinh. Ngay từ đầu năm học BGH yêu cầu GVCN phải tìm hiểu được hoàn cảnh, cá tính của từng học sinh, có sổ kế hoạch, sổ chủ nhiệm để theo dõi và phổ biến nhiệm vụ của người học sinh, nội qui của trường, 10 [...]... học sinh tham gia: -BGH quản lý việc chào cờ đầu tuần để việc giáo dục đạo đức học sinh -BGH yêu cầu thầy cô giáo làm gương cho các em 30 -BGH phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh + Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh + Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh Tóm lại công tác GDĐĐ một. .. công an xã dẹp các quầy bán đồø chơi nguy hại trước cổng trường Các dịch vụ vi tính mở cửa cho học sinh vào chơi trong giờ học đều được nhắc nhở, các đối tượng xấu vào trường quậy phá cũng đều được thông báo cho phía xã xử lý III/ NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ Sau một năm vận dụng các biện pháp trên vào quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học Xuyên Mộc Sự quản lý chặt chẽ các 28 biện. .. biện pháp giáo dục tại trường, cũng như sự phối hợp với các môi trường giáo dục Công tác GDĐĐ đạo đức học sinh đã có những kết quả khả quan Học sinh đã có nề nếp hơn, ngoan hơn và có ý thức hơn trong nhiệm vụ học tập, sinh hoạt đội, tham gia các phong trào tại trường Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng giảm hẳn so với mọi năm Như ăn cắp, đánh nhau, trốn học, nói tục chửi thề Kết quả giáo dục. .. phải có mặt để quản lý học sinh Phối hợp với công đoàn theo dõi chấm thi đua cho việc thực hiện nề nếp của giáo viên Một trường có nội qui chặt chẽ, giáo viên thực hiện nghiêm túc nôi qui thì học sinh cũng sẽ nghiêm túc thực hiện các nội qui của nhà trường Khi một trường có nề nếp thì đạo đức của học sinh trường đó cũng sẽ tiến bộ 2.1Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh 25 Không... giao lưu với toàn thể học sinh trong trường để học sinh khác noi theo gương tốt, tránh tời gian chơi bời vô ích 1.5 Chào cờ đầu tuần và việc giáo dục đạo đức học sinh -Giờ chào cờ vào sáng thứ hai là tiết học quan trọng nhất Bởi đây là tiết học đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, thángNó giáo dục đạo đức học sinh một cách trực tiếp và có hiệu quả cao Ở tiết học này chủ yếu là do... lại lớp Hay một số học sinh chưa ngoan ở nhà như trộâm cắp, đánh nhau ở địa phương Nhà trường cũng nhờ BCH hội phụ huynh đến nhắc nhở gia đình em đó… 2.2Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh Việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục Đạo đức học sinh là việc làm rất quan trọng Vì môi trường sốâng học sinh tốt thì học 27 sinh mới trở... LUẬN Trong tình hình phát triển của đất nước cũùng như đổi mới của ngành giáo dục Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ không thể thiếu của nhà trường Không thể nào xem nhẹ vấn đề này khi mà đất nước đang đi vào nên kinh tế thị trường và đang hòa nhập với thế giới Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc giáo dục đức dục là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh. .. trong việc GDĐĐ cho học sinh BGH đã thực hiện các biện pháp quản lý như sau: 13 a BGH tạo điều kiện tốt cho TPT hoạt động: Hiện nay một số trường BGH chưa coi trọng công tác đội và vai trò TPT đội trong việc giáo dục đạo đức học sinh cũng như tổ chức các hoạt động cho nhà trường Thường thường những giáo viên nào yếu kém chuyên môn, thiếu bằng cấp không có khả năng dạy học thì BGH đưa qua làm công tác. .. trường đều là 29 những công dân có ích cho xã hội Muốn làm được như thế cần chú đến những vấn đề sau: -Tất cả các thành viên trong nhà trường phải có ý thức trong việc giáo dục đạo đức học sinh BGH phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng công việc này -BGH quản lý tốt việc GDĐĐ cho học sinh thông qua việc hoạt động giảng dạy các bộ môn văn hóa trong nhà trưòng Đặc biệt môn đạo đức -BGH quản lý. .. hạnh kiểm trong năm không có học sinh nào thực hiện chưa đầy đủ Về phía phụ huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm giáo dục con em mình Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên thăm hỏi về việc học của học sinh Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em họ Song song với đạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào của nhà trường cũng . SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : -Từ xa xưa cha ông ta rất coi trọng về đạo đức, các qui định. hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ (giáo dục đạo 9 đức) . 1. Công tác quản lý GDĐĐ học sinh trong nhà trường. 1.1Ban giám hiệu (BGH) quản lýGDĐĐ qua công tác chủ nhiệm của giáo viên. Giáo viên. cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức, cũng như rèn luyện các em nên người. Quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh: Là tổ chức, điều khiển hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong

Ngày đăng: 12/04/2015, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan