Nghiên cứu bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp của công ty C với anh V

14 542 0
Nghiên cứu bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp của công ty C với anh V

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu bồi thường thiệt hại ,đình công bất hợp pháp,công ty C, anh V

ĐỀ BÀI 1. Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp. (3 điểm) 2. Ngày 10 tháng 9 năm 2000, anh V thường trú tại quận 1, thành phố H có kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ti C có trụ sở chính đống tại quận T, thành phố H. Theo bản hợp đồng lao động này, công việc mà anh V là nhân viên đội bảo vệ, tiền lương theo hợp đồng là 2 triệu đồng/ tháng, tiền lương trước khi nghỉ việc là 2,5 triệu đồng/ tháng. Cuối năm 2007, công ti C có chủ trương cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Ngày 12 tháng 12 năm 2007, Tổng Giám đốc công ti C ra quyết định số 08/ QĐ- VL giải thể đội bảo vệ và cho 20 nhân viên bảo vệ thôi việc theo Điều 17 Bộ luật Lao động, trong đó có anh V. Ngày 5 tháng 2 năm 2008 công ti C ra quyết định số 12 chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh V kể từ ngày 8 tháng 2 năm 2008. Khi chấm dứt hợp đồng, công ti trả cho anh V trợ cấp thôi việc theo số năm anh đã làm việc cho công ti. Ngày 3 tháng 2 năm 2008, anh V gửi đơn đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Anh V yêu cầu công ti C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ, thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc. a/ Các cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V? b/ Trong vụ việc trên, anh Vcông ti tranh chấp về vấn đề gì? c/ Theo anh (chị), công ti có thể căn cứ vào cơ sở pháp lí nào để chấm dứt hợp đồng với anh V và để chấm dứt hợp pháp công ti sẽ phải tiến hành những thủ tục gì? d/ Giả sử việc chấm dứt hợp đồng của công ti là hợp pháp thì quyền lợi của anh V sẽ được giải quyết như thế nào? BÀI LÀM 1. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp a) Quy định về bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động đề giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đây là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường. Căn cứ vào quy định của pháp luật về đình công, hiện nay đình công được phân chia làm hai loại: đình công hợp phápđình công bất hợp pháp. Trong đó, đình công bất hợp phápđình công không thực hiện đầy đủ, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Các trường hợp đình công bất hợp pháp được quy định một cách cụ thể theo điều 173 BLLĐ 2006 như sau: “1- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; 2- Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành; 3- Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này; 4- Không lấy ý kiến người lao động về đình công theo quy định tại điều 174a hoặc vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này; 5- Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 172a của Bộ luật này; 6- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định; 7- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.” Đình công tuy là một hiện tượng khách quan nhưng nó bị hạn chế, bị giới hạn bởi quy định của pháp luật. Người tổ chức và tham gia đình công có thể bị xử phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu đó là đình công bất hợp pháp. Điều 179 Bộ luật lao động năm 2006 quy định: “ Khi đã có quyết định của toà án về việc đình côngbất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tuỳ theo từng mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động. Trong trường hợp cuộc đình côngbất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hịa theo quy định của pháp luật”. Như vậy, khi đã có quyết định của Toà án là đình công bất hợp pháp thì người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động nếu thiệt hại có xảy ra. Việc bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra được quy định một cách khá chặt chẽ và rõ ràng theo quy định của Nghị định số 11/2008/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 30/1/2008 và thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 11. Hai văn bản này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp theo quy định của Bộ Luật Lao động. Theo đó, khi đình công bất hợp pháp xảy ra và gây thiệt hại thì thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu. Mức bồi thường thiệt hại (điều 7 nghị định 11/2008) được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất thực tế. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc. Quyền tự định đoạt của các bên được tôn trọng và khuyến khích cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động được bảo đảm để duy trì và phát triển quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 10 nghị định 11/2008) thuộc về tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Những người được cử làm đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Thời hạn yêu cầu bồi thường thiệt hại là một năm, kể từ ngày quyết định của Toà án về tính bất hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực. Thiệt hại phải bồi thường do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công. Mức bồi thường thiệt hại tối đa không vượt quá 3 tháng tiền lương, tiền công liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công. Nghị định số 11/2008/NĐ-CP và Thông tư số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH- BTC cũng quy định rõ trường hợp đình công bất hợp pháp nếu do tổ chức công đoàn cơ sở lãnh đạo thì tổ chức này phải bồi thường bằng nguồn kinh phí lấy từ tài sản của tổ chức công đoàn; đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm theo phần đối với thiệt hại đã gây ra cho người sử dụng lao động. Đối với người lao động tham gia đình công bất hợp pháp, việc bồi thường thiệt hại được khấu trừ dần vào tiền lương, tiền công hàng tháng của người đó. Mức khấu trừ tối đa của một lần là không quá 30% tiền lương, tiền công tháng theo hợp đồng của người lao động. b) Một số ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp là một quy định hoàn toàn mới, đã được BLLĐ sửa đổi năm 2006 quy định lần đầu tiên, đây là một quy định cần thiết trong thực tiễn về giải quyết đình công. Quy định này thể hiện sự công bằng trong việc xem xét giữa bảo vệ quyền lợi NLĐ và quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ. Đình công là quyền của NLĐ, song NLĐ khi thực hiện quyền của mình thì phải tuân thủ quy định của pháp luật và tôn trọng quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ. Mặt khác, vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp có tác dụng ngăn ngừa đình công bất hợp pháp, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động phát triển, mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc quy định bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp hiện nay vẫn còn một số điểm chưa hợp lí. Cụ thể, xin đưa ra một số vấn đề như sau: Thứ nhất, Theo Điều 1 của Nghị định 11 thì Nghị định này chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Tòa án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp. Vậy những cuộc đình công bất hợp pháp nhưng do không có yêu cầu của NLĐ hoặc NSDLĐ nên Tòa án không xét tính hợp pháp của nó, thì vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được quy định như thế nào. Trong khi đó, theo thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tính từ 1995 đến tháng 6 năm 2007 đã có trên 1500 cuộc đình công xảy ra trên toàn quốc song vẫn chưa có trường hợp nào được đưa ra yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp. Do thủ tục giải quyết đình công tại Tòa án phức tạp và kéo dài, dễ gây tâm lý e ngại cho các chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết đình công, kể cả đối với NSDLĐ. Như vậy, luật quy định như vậy có khả thi, có đảm bảo được quyền lợi cho các bên hay không. Đây còn là một vấn đề, mà pháp luật cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa để có thể đảm bảo và thực hiện trong thực tiễn. Thứ hai, Theo Điều 10 Nghị định 11/2008/NĐ-CP thì việc người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cuộc đình côngbất hợp pháp liệu có hợp lý? Bởi lẽ, khi người lao động tổ chức đình công đã là phương án cuối cùng cho việc giải quyết tranh chấp, đa số các cuộc đình công xảy ra khi người lao động đã bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của mình, nhưng do trình độ hiểu biết về luật, và thủ tục đình công còn thấp kém nên người lao động khi tổ chức đình công dễ bị lâm vào tình trạng cuộc đình công là không hợp pháp. Thậm chí, còn có những trường hợp mà người lao động biết nhưng vẫn thực hiện trái với các quy định của pháp luật về điều kiện đình công theo quy định của pháp luật, nhằm nhanh chóng gây sức ép với người sử dụng lao động để đòi hỏi quyền và lợi ích chính đáng của mình. Theo đó, nếu cuộc đình công bị tuyên bố là bất hợp pháp thì người lao động không những không đòi hỏi được quyền lợi của mình mà còn phải gánh chịu việc bồi thường thiệt hại. Mặt khác, người lao động là giai cấp vô sản, họ bỏ công sức của mình để kiếm tiền, trong tay họ tài sản là rất ít, vì vậy việc họ phải bồi thường thiệt hại là một gánh nặng rất lớn. Do đó, theo em luật nên quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đình công bất hợp pháp xảy ra cho tổ chức công đoàn cơ sở, người đại diện cho người lao động…để có thể bảo về quyền và lợi ích cho người lao động. Thứ ba, Về mức bồi thường thiệt hại được quy định được quy định chưa được cụ thể, rõ ràng. Mức này có được đặt ra với trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở bồi thường thiệt hại không, nếu được đặt ra thì việc tính mức tối đa đó sẽ được hiểu như thế nào. Bên cạnh đó, tiền lương của mỗi NLĐ là khác nhau, như vậy lấy mức lương thấp nhất hay cao nhất làm mức tối đa. Vấn đề này cần phải được quy định một cách rõ dàng hơn nữa. Pháp luật lao động nếu sát với thực tiễn thì sẽ điều chỉnh được quan hệ lao động và làm các bên nâng cao trách nhiệm của mình. Nếu ngược lại thì khó cải thiện được quan hệ lao động. Quy định về bồi thường khi đình công bất hợp pháp thực tế đã không khả thi. Do đó, cần phải lấy ý kiến rộng rãi để xây dựng hệ thống các quy định pháp luật lao động về lĩnh vực này cho sát với thực tiễn điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề đình công một cách bài bản, có hiệu quả hơn. 2. Giải quyết tình huống a/ Các cơ quan tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh V? Căn cứ vào những tình tiết của vụ việc trong đề bài ra, ta nhận thấy rằng đây là tranh chấp lao động cá nhân giữa anh Vcông ty C. Do vậy, căn cứ theo Điều 165 Bộ luật Lao động quy định : “Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: 1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động; 2. Tòa án nhân dân.” Như vậy, để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh V có thể gửi đơn yêu cầu của mình đến: 1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Trong trường hợp nếu công ty không có hội đồng hòa giải lao động cơ sở thì có thể gửi đơn đến hòa giải viên lao động. 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền được nêu trên phải tổ chức họp và đưa ra phương án tiến hành hòa giải (khoản 1 Điều 165a). Nếu anh Vcông ty C chấp nhận phương án hòa giải thì việc hòa giải thành công và được lập thành biên bản hòa giải thành (khoản 2 Điều 165a). Trong trường hợp không chấp nhận hòa giải thì có thể làm đơn kiện ra Tòa án nhân dân. Hồ sơ gửi Tòa án nhân dân phải kèm theo bản giải quyết không thành của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. Hoặc anh V có thể gửi đơn khiếu nại đến những người sử dụng lao động để giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu không được giải quyết, anh V có thể tiếp tục khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết theo trình tự sau: Thanh tra viên lao động; Chánh thanh tra sở; Chánh thanh tra Bộ lao động thương binh - xã hội (quyết định thanh tra cuối cùng) – theo Điều 8 Mục II Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005. Theo quy định tại khoản 2 Điều 166 BLLĐ: “ Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở: a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng…”. Như vậy, trong trường hợp của anh V thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 166. Do đó anh V có thể gửi đơn kiện ta Tòa án nhân dân trực tiếp mà không cần qua các bước hòa giải tại cơ sở. b. Trong vụ việc trên, anh Vcông ty tranh chấp về vấn đề gì? Trong tình huống trên ta thấy, anh V đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu: “Công ty C phải rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, nhận trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ. Thanh toán tiền lương trong những ngày không được làm việc” Do vậy, trong trường hợp này, có hai loại tranh chấp lao động đó là tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. c/ Theo anh (chị), công ty có thể căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để chấm dứt hợp đồng đối với anh V và để chấm dứt hợp pháp công ty sẽ phải tiến hành những thủ tục gì? Căn cứ pháp lý để công ty C chấm dứt hợp đồng lao động: Công ty C cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo khoản 1 Điều 17 BLLĐ và Điều 11 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. Điều 11 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP nói trên quy định: “Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật lao động: 1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn; 2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn; 3. Thay đổi cơ cấu tổ chức, sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị”. Pháp luật hiện hành cho phép người sử dụng lao động được phép chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ. Đây chính là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do kinh tế. Điều này là phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà doanh nghiệp phải thay đổi quy trình công nghệ hay thay đổi cơ cấu tổ chức…Như vậy sau khi giải thể đội bảo vệ thì trong cơ cấu của công ty C không còn tồn tại bộ phận bảo vệ nữa. Việc công ty thu hẹp sản xuất, giải thể bộ phận bảo vệ hoặc thuê bộ phận bảo vệ là quyền của doanh nghiệp, phù hợp với các quy định của pháp luật, cần được khuyến khích. Việc làm này nhằm đáp ứng yêu cầu về tính chuyên nghiệp của công tác bảo vệ, giảm chi phí sản xuất và bảo đảm được tính chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ra đối với công ty. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp của công ty C với anh V: Khi cho người lao động thôi việc, công ty C phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật sau đây: - Về thủ tục báo trước: Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật lao động: “ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.” Theo tiết b Điều 1 Mục III Thông tư 21/2003/TT-BLĐTB-XH quy định: “ Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc 38 của Bộ luật Lao động, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện việc báo trước cho bên kia bằng văn bản. Số ngày báo trước của người lao động được quy định tại khoản 2, 3 Điều 37; của người sử dụng lao động tại khoản 3 Điều 38 của Bộ luật Lao động. Số ngày báo trước là ngày làm việc. Riêng trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải thì không phải báo trước. Theo quy định tại tiết b điểm 1 Mục III của Thông tư 21/2003/TT- BLĐTB-XH ngày 22/09/2003 hướng dẫn “Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 37 hoặc 38 của BLLĐ, thì bên có quyền đơn phương phải thực hiện báo trước cho bên kia bằng văn bản.” [...]... lao động Như v y, trư c khi cho anh V thôi vi c thì c ng ty C phải c trách nhiệm đào tạo lại anh V theo quy định c a pháp luật d) Giả sử vi c chấm dứt c a c ng tyhợp pháp thì quyền, lợi c a anh V sẽ đư c giải quyết như thế nào? Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện phát sinh nhằm làm chấm dứt mối quan hệ c a c c bên trong quan hệ hợp đồng Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động v i người lao... theo hợp đồng lao động, đư c tính theo bình quân 6 tháng liền kề trư c khi sự vi c xảy ra, tiền lương c p b c, ch c v , phụ c p khu v c, phụ c p ch c v (nếu c ) Áp dụng v o trường hợp c a anh V, c ng ty Chợp đồng v i anh V số tiền lương hàng tháng là 2 triệu đồng, thời gian anh V làm vi c cho c ng ty là từ ngày 10 tháng 9 năm 2000 tới ngày 8 tháng 2 năm 2008 (ngày c ng ty ra quyết định chấm dứt hợp. .. thì trách nhiệm đặt ra đối v i người sử dụng lao động là rất lớn, bởi xuất phát từ v thế c a người làm chủ, c tài sản v tư liệu sản xuất v xuất phát từ tinh thần bảo v người lao động c a pháp luật Như v y trong trường hợp chấm dứt c a c ng tyhợp pháp thì quyền, lợi ích c a anh V sẽ đư c giải quyết như sau: - C ng ty phải c trách nhiệm trợ c p mất vi c làm cho anh V: Trợ c p mất vi c làm là... động v i anh V) Như v y, anh V đã làm vi c cho c ng ty C 8 năm 5 tháng, thời gian tính trợ c p mất vi c c a anh sẽ là 8 năm (v thời gian 5 tháng dư ra không đư c làm tròn theo quy định tại khoản 5 Điều 14 nghị định số 44/2003/NĐ-CP) Như v y anh V sẽ đư c nhận tiền trợ c p mất vi c ít nhất là 8 triệu đồng Ngoài ra c ng ty C còn phải c trách nhiệm trả lại c c giấy tờ liên quan cho anh V Trư c khi vi c. ..Như v y, trong trường hợp này C ng ty C phải thông báo trư c cho anh V ít nhất là 45 ngày v phải kèm theo v n bản thông báo v vi c chấm dứt hợp đồng lao động c a c ng ty C cho anh V biết - V vi c tham khảo ý kiến c a C ng Đoàn: C n c theo quy định tại khoản 2 Điều 38 BLLĐ hiện hành thì “ Trư c khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo c c điểm a, b, c khoản 1 Điều này, người... đạo c a Đảng C ng sản Việt Nam C ng đoàn đư c thành lập trong c c đơn v sản xuất để bảo v quyền lợi cho người lao động V v y khi người sửu dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không thể không thông qua Ban chấp hành C ng đoàn Vi c tham khảo ý kiến C ng đoàn trư c khi chấm dứt hợp đồng lao động v i người lao động là yêu c u bắt bu c đối v i người sử dụng lao động, nhằm bảo v quyền v lợi ích hợp. .. phương chấm dứt hợp đồng thì c ng ty C phải c trách nhiệm thanh toán c c khoản lợi ích mà trong thời gian làm vi c anh V đư c hưởng như tiền đóng bảo hiểm xã hội, ngoài ra c ng ty C có trách nhiệm trả lại sổ lao động cho lao động Theo quy định c a tại Điều 43 Bộ luật Lao động: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hai bên c trách nhiệm thanh toán đầy đủ c c khoản c liên... hợp pháp cho người lao động khỏi sự xâm phạm từ phía người sử dụng lao động Do đó, trong trường hợp này c ng ty C muốn chấm dứt hợp đồng lao động v i anh V thì c ng ty phải trao đổi v i Ban chấp hành C ng đoàn c sở để triển khai th c hiện - Thủ t c đào tạo lại người lao động trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi c c u ho c c ng nghệ theo Điều 17 Bộ luật Lao động hiện hành Xuất phát từ tinh thần c a. .. trí v i ban chấp hành C ng đoàn c sở Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo c o v i c quan, tổ ch c có thẩm quyền Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho c quan quản lý nhà nư c v lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mói c quyền quyết định v phải chịu trách nhiệm v quyết định c a mình Trường hợp không nhất trí v i quyết định c a người sử dụng lao động, Ban chấp hành C ng đoàn c ... hành C ng đoàn c sỏ v người lao động c quyền yêu c u giải quyết tranh chấp lao động theo trình tụ do pháp luật quy định” Thủ t c trao đổi v i C ng đoàn là yêu c u c n thiết mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động Xuất phát từ vai trò c a C ng đoàn “là tổ ch c chính trị - xã hội rộng lớn c a giai c p c ng nhân v c a người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao . trường. C n c v o quy định c a pháp luật v đình c ng, hiện nay đình c ng đư c phân chia làm hai loại: đình c ng hợp pháp v đình c ng bất hợp pháp. Trong. tính chịu trách nhiệm đối v i c c thiệt hại xảy ra đối v i c ng ty. Thủ t c chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp c a c ng ty C v i anh V: Khi cho người

Ngày đăng: 04/04/2013, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan