THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

121 3.8K 7
THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG  Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÙY THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Nghiên cứu trường hợp trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ quận 4 và trường trung học phổ thông Tạ Quang Bửu quận 8 thành phố Hồ Chí Minh) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 30 31 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRỊNH HÒA BÌNH Hà Nội, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát từ thực tế trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng các nguyên tắc nghiên cứu khoa học. Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Hà Nội, tháng 04 năm 2014 Nguyễn Thị Thùy LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô, gia đình và bạn đồng học. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Sau đại học, Khoa Xã hội học và Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp cao học Xã Hội Học niên khóa 2012-2014. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường THCS Nguyễn Huệ và trường THPT Tạ Quang Bửu cùng Quý Thầy Cô của hai trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu. Đặc biệt, xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn của tôi – TS. Trịnh Hoà Bình đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Dù đã rất cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp và các bạn đồng khóa để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 04 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thùy MỤC LỤC 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6 BLHĐ Bạo lực học đường THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông GD-ĐT Giáo dục và đào tạo VKSNDTC Viện kiểm soát nhân dân tối cao WHO World Health Orgnization: Tổ chức Y tế thế giới UNICEF United Nations Children's Fund: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNIFEM United Nations Development Fund forWomen: Qũy phát triển phụ nữ liên hợp quốc ĐTV Điều tra viên DANH MỤC CÁC BẢNG 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả các cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ diễn ra học sinh nam mà còn ở học sinh nữ, không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với giáo viên. Ở Việt Nam trong thời gian qua bạo lực học đường đã và đang lan tỏa một cách nhanh chóng ở mức báo động. Bạo lực học đường không còn là hiện tượng cá biệt mà nó trở thành vấn nạn của toàn xã hội, xảy ra hầu hết các trường ở thành thị cũng như nông thôn, đồng bằng cũng như miền núi bạo lực học đường đều gia tăng. Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cho thấy từ năm 2005-2009 trong số những vụ việc xâm hại, bạo lực gia đình tăng gấp 3 lần, bạo lực cộng đồng tăng 7 lần, bạo lực học đường tăng 13 lần so với những năm trước đó. Theo thống kê Bộ giáo dục - Đào tạo, trong năm học 2009-2010, cả nước có 1.548 vụ việc học sinh bị kỷ luật, khiển trách; 5.555 học sinh thì có một học sinh bị cảnh cáo; 11.111 học sinh thì có một học sinh bị thôi học có thời hạn vì đánh nhau. Những con số trên phần nào cho ta thấy tình trạng bạo lực học đường tăng đột biến và cao hơn hẳn so với những trường hợp bạo lực khác.[38] Lứa tuổi vị thành niên luôn được nhà trường, gia đình và xã hội dành một sự quan tâm rất lớn bởi các em chính là thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi thì các em có điều kiện học tập vui chơi giải trí tuy nhiên cũng bị ảnh hướng bởi những luồng văn hóa, tư tưởng lệch lạc dẫn đến có những hành vi hành động vi phạm đến lối sống đạo đức của con người. Đi sâu tìm hiểu về thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay là một vấn đề cấp bách cần thiết bởi tầm quan trọng trong việc phát triển con người của mỗi quốc gia - con người là nguồn lực vô cùng quý giá đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Cũng như trước những thực trạng đáng báo động về tình hình 8 bạo lực học đường và những hậu quả gây ra từ bạo lực học đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng giá trị của học sinh, xói mòn giá trị văn hóa và suy giảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Cho đến nay các công trình nghiên cứu về bạo lực học đường chủ yếu tập trung nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường, nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường hiện nay cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khởi điểm bắt đầu là cần có những nghiên cứu cơ bản. Bạo lực học đường đang tồn tại dưới những hình thức nào? Việc thực hiện hình thức và hành vi nào phổ biến nhất ở các em học sinh? Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi bạo lực học đường ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra đòi hỏi phải có những lí giải mang tính khoa học để tìm hiểu được hiện trạng bạo lực học đường hiện nay. Với ý nghĩa đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên” (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Nguyễn Huệ Quận 4 và THPT Tạ Quang Bửu Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh) làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp, tác giả tập trung đi sâu tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn phân tích, hệ thống hoá những nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nước và nước ngoài về vấn đề bạo lực học đường. Trên cơ sở thao tác hóa các khái niệm và vận dụng một số lý thuyết, phương pháp nghiên cứu liên quan, luận văn góp phần đưa ra mô hình phân tích bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên. Từ hướng tiếp cận xã hội học luận văn góp phần làm phong phú thêm mảng lý luận về lĩnh vực nghiên cứu bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng cơ bản về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay. Trong giai đoạn đất 9 nước đang có nhiều biến chuyển sâu sắc, kết quả nghiên cứu này bước đầu giúp hiểu rõ hơn những thay đổi trong hành vi, nhận thức của học sinh, để từ đó đề ra những biện pháp giáo dục, điều chỉnh, định hướng phù hợp. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ đưa ra được một số kiến nghị bổ ích, thiết thực nhằm từng bước khắc phục có hiệu quả hiện tượng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề bạo lực học đường đang là vấn nạn xã hội của toàn thế giới chính vì vậy đây là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở nước ta hiện nay tình trạng bạo lực học đường được báo chí phản ánh rất nhiều. Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số công trình nghiên cứu liên quan tới bạo lực học đường: 3.1. Các nghiên cứu nước ngoài: Wang.J trong nghiên cứu: Bulling Among US Adolescent, Mỹ [29],tác giả đã nêu và phân tích các hình thức bắt nạt học đường: Bắt nạt thể chất, bắt nạt lời nói, bắt nạt quan hệ và bắt nạt sử dụng công nghệ. Đồng thời trong nghiên cứu này tác giả tập trung đi vào phân tích những ảnh hưởng tới các hình thức bắt nạt, đi vào tìm hiểu sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, đặc điểm của những học sinh bị bắt nạt và bắt nạt, ảnh hưởng những vấn đề bắt nạt đến hành động, tâm lý của các em học sinh. Tác giả đề cập đến 3 yếu tố chính có ảnh hưởng đến hành vi của các em học sinh: cha mẹ, bạn bè và nhà trường. Clive Harber trong tác phẩm “Schooling as Violence: How school Harm Pupils and Societies, [23] ông đã xem xét mối quan hệ giữa giáo dục cá nhân và xã hội, từ đó ông đưa ra các hình thức và nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong trường học, C.Harber cho rằng giáo dục trong trường học có ảnh hưởng mạnh đối với xã hội, khi giáo dục trong nhà trường xuống cấp sẽ làm cho xã hội tồi tệ và bạo lực trong trường học sẽ là mầm mống dẫn đến bạo lực trong xã hội. 10 [...]... nhất ở các em trong độ tuổi vị thành niên ? Bạo lực học đường ở học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt hay không? 18 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi bạo lực giữa các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên? 7 Giả thuyết nghiên cứu Từ các câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu như sau: Thực trạng bạo lực học đường giữa các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên. .. chống bạo lực học đường 16 nói chung chỉ ra những hậu quả để lại của vấn đề bạo lực học đường, hay việc phân tích thực trạng bạo lực học đường được nghiên cứu chủ yếu ở hành vi đánh nhau.Với nghiên cứu này chúng tôi muốn tập trung tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh ở lứa tuổi vị thành niên (thông qua nghiên cứu ở hai cấp học) với những hành vi được đưa ra nghiên cứu ở các... hình thức bạo lực: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục Đi vào tìm hiểu sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc thực hiện các hành vi bạo lực và đồng thời phản ảnh những yếu tố tác động dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay Đưa ra các nhóm giải pháp nhằm khắc phục và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường 5.2... hành thực hiện một cuộc điều tra Xã hội học bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng ở trường THCS Nguyễn Huệ Quận 4 và THPT Tạ Quang Bửu Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích rõ thực trạng vấn đề bạo lực học đường được thể hiện ở các nhóm hình thức bạo lực: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục ở lứa tuổi vị thành niên và sự khác biệt giữa học. .. quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, cũng như cho ta thấy được mức độ bạo lực học đường diễn ra hiện nay ở học sinh THPT Ở đây thì các tác giả đã nêu lên được nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường xét ở 14 nhiều khía cạnh, tuy nhiên các tác giả chưa đi vào phân tích thực trạng bạo lực học đường ở các em học sinh Bài báo Bạo lực học đường , Dương Trọng Dật, Báo Doanh nhân và... diễn ra trên cả 4 hình thức được đưa ra trong nghiên cứu: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục Bạo lực học đường diễn ra có sự khác biệt ở học sinh nam so với học sinh nữ ở các nhóm bạo lực được đưa ra trong nghiên cứu Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường ở trẻ vị thành niên như: bản thân các em học sinh; đời sống gia đình; nhà trường thầy cô giáo;... phận cấu thành trong hoạt động của cá nhân, các cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình Khi nghiên cứu hành vi bạo lực ở lứa tuổi vị thành niên dựa trên lý thuyết của Weber với hành động cảm tính, cảm xúc Trong nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên, việc thực hiện các hành vi bạo lực ở các em xuất phát từ những hành động cảm tính, bồng bột ở tuổi mới... sinh lớp khác, khiến cho học sinh này phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và nhiều vụ việc khác khiến cho Thầy Cô và các bạn học sinh tại trường hết sức hoang mang Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay.[Nguồn số liệu thu thập tại trường học] 32 Chương 2 CÁC NHÓM BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 2.1 Đặc điểm mẫu... thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (thông qua cuộc khảo sát tại trường THCS Nguyễn Huệ và trường THPT Tạ Quang Bửu) Trong nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường chúng tôi sẽ tập trung đi vào phân tích các hành vi liên quan đến 4 nhóm hình thức bạo lực được đưa ra trong nghiên cứu: Bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh... (WHO) trẻ vị thành niên (VTN) là thuật ngữ chỉ nhóm người từ 10-19 tuổi 26 Qũy nhi đồng liên hiệp quốc Unicef cũng xếp các em từ 10 tuổi đến 19 tuổi là nhóm tuổi vị thành niên [UNICEF] Theo từ điển luật học (1999) vị thành niên là người chưa đến tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm Người chưa đủ 18 tuổi là vị thành niên Ở Việt Nam vị thành niên được

Ngày đăng: 11/04/2015, 18:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Ý nghĩa của đề tài

      • 2.1. Ý nghĩa khoa học

      • 2.2. Ý nghĩa thực tiễn

      • 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

        • 3.1. Các nghiên cứu nước ngoài:

        • 3.2. Các nghiên cứu trong nước

        • 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi khảo sát

          • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

          • 4.2. Khách thể nghiên cứu

          • 4.3. Phạm vi nghiên cứu

          • 5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

            • 5.1. Mục tiêu nghiên cứu

            • 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

            • 6. Câu hỏi nghiên cứu

            • 7. Giả thuyết nghiên cứu

            • 8. Khung phân tích

            • 9. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu.

              • 9.1. Phương pháp chọn mẫu

              • 9.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

              • 9.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

              • 9.4. Phương pháp xử lý thông tin

              • 10. Bố cục của luận văn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan