Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52

17 1.3K 9
Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại những khu vực dễ cháy, nên việc lắp đặt hệ thống báo cháy có tầm quan trọng rất lớn trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Nó giúp chúng ta phát hiện nhanh chóng và chữa cháy kịp thời kỳ đầu của vụ cháy đem lại sự bình yên và an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân, nhà máy, xưởng sản xuất… Ngày nay, việc phòng cháy chữa cháy đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nước ta cũng như là nhiều nước trên thế giới. Nó trở thành nghĩa vụ của mỗi người dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn tuyên truyền giáo dục cho mỗi người dân ý thức phòng cháy chữa cháy, nhằm mục đích hạn chế những vụ cháy đáng tiếc xảy ra. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật thì hệ thống báo cháy tự động cũng từng bước được tự động hóa, nó giúp chúng ta phát hiện kịp thời về các vụ cháy, có thông tin sớm nhất để báo cho cơ quan chức năng kịp thời xử lý. Sinh Viên 1.Nguyễn Văn Thiềng 2.Phan Văn Thành 3.Trần Thiết Thích 4.Ngô Văn Oanh 5.Nguyễn Văn Phóng 6.Lê Duy Hoàng GVGD: Bùi Thị Duyên 1 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG 1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục 24/24 giờ. 1.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau: 1.2.1. Trung tâm báo cháy. Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính : một mainboard, một biến thế, một battery. 1.2.2. Thiết bị đầu vào. • Đầu báo : Báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa. • Công tác khẩn (nút nhấn khẩn). 1.2.3. Thiết bị đầu ra. GVGD: Bùi Thị Duyên 2 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 • Bảng hiện thị phụ ( bàn phím ). • Chuông báo động, còi báo động. • Đèn báo động, đèn exit. • Bộ quay số điện thoại tự động 1.3. CÁC HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lý hệ báo cháy 12V có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V. 1.3.1. Hệ thống báo cháy thông thường. Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2), số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng); lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ… Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát. 1.3.2. Hệ thống báo cháy địa chỉ. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m 2 ), được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng. GVGD: Bùi Thị Duyên 3 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 CHƯƠNG II: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG VÀ NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG 2.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. GVGD: Bùi Thị Duyên 4 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 Trong đó: 1 : Bình chữa cháy 2 : Hệ thống ống dẫn 3 : Vòi phun 4 : Màn hình hiển thị 5 : Chuông báo 6 : Bộ phận kích hoạt hệ thống bằng tay 7 : Đồng hồ chỉ thị chế độ hoạt động 8 : Đầu dò, đầu báo 9 : Màn chán lửa 10 : Tủ trung tâm 2.2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG BÁO CHÁY. 2.3.1. Hệ báo cháy thông thường. • Tủ báo cháy thường có độ lớn từ 1 kênh đến trên 60 kênh. GVGD: Bùi Thị Duyên 5 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 • Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực của tòa nhà. • Mỗi kênh có thể là một hoặc nhiều phòng gần nhau. • Mỗi kênh cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều • Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bi sự cố trong kênh. Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các dự án có diện tích vừa và nhỏ, số lượng các phòng không nhiều…Nhiều thiết bị được lắp trên cùng một kênh lên khi xảy ra sự cố chỉ có thể biết khái quát và hiển thị khu vực kênh có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố, điều này làm giảm khả năng xử lý giám sát của hệ thống. 2.3.2. Hệ báo cháy địa chỉ. • Dung lượng điểm của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC – Signaling Line Circuits) của nó. • Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó. • Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất. • Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt. • Giám sát được thực hiện từ tủ điều khiển bằng tay, quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop. • Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy. • Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào ra mềm dẻo để kết nối cá thiết bị đầu vào với các thiết bị đầu ra. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho việc phát hiện sự cố một cách nhanh chóng rõ ràng, chính xác. Hệ thống cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi và các hệ thống khác nhau trong tòa nhà khi có cháy. GVGD: Bùi Thị Duyên 6 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 2.4. GIẢI THÍCH CHI TIẾT CÁC THIẾT BỊ. 2.4.1. Trung tâm điều khiển. Đây là thiết bị quan trọng nhất và quyết định chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động. Có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch. 2.4.2. Thiết bị đầu vào. Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy ( sự tăng nhiệt, tỏa khói, phát sáng, phát lửa ), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu dến trung tâm báo cháy . 2.4.2.1. Đầu báo. 2.4.2.1.1. Đầu báo khói. Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hieenjnra dấu hiệu khói để chuyển tín hiệu khói về trung tâm xưu lý. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến trung tam báo cháy không quá 30s. Mật dộ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu nồng dộ khói trong môi trường tại khu vực vượt quá ngưỡng cho phép (10% - 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý. Các đầu báo khói thường được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các kho quỹ, các khu vực có mật độ không gian kín và các chất gây cháy thường tạo khói trước. Đầu báo khói được chia làm 2 loại chính như sau: • Đầu báo khói dạng điểm: Được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp (văn phòng, chung cư…) • Đầu báo khói Ion: Thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm, từ đó thiết bị sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý GVGD: Bùi Thị Duyên 7 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 • Đầu báo khói Quang (photo): Thiết bị bao gồm một cặp đầu báo (một đầu phát tín hiệu, một đầu thu tín hiệu ) bố trí đối nhau, khi có khói xemn giữa hai đầu báo khói, khói sẽ làm cản trở đường truyền tín hiệu giữa hai đầu báo, từ đó đầu báo sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý. 2.4.2.1.2. Đầu báo khói dạng Beam. Gồm một cặp thiết bị nhiệt được lắp đặt ở hai đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối nghịch với nguyên lý tán sắc ánh sáng ( cảm ứng khói ngay tại đầu báo ). Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (15 m ×10 m), sử dụng thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen. Hơn nữa đầu báo loại Beam có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp chất … Do đầu báo dạng Beam có thể đặt dằng sau cửa sổ có kính trong, nên rất dễ lau chùi, bảo quản. Đầu báo dạng Beam thường được lắp đặt trong khu vực có phạm vi giám sát lớn, trần nhà quá cao không thể lắp đặt các đầu báo điểm (các nhà xưởng …) 2.4.2.1.3. Đầu báo nhiệt: (Heat Detector). Đầu báo nhiệt là loại dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ, khi nhiệt độ của môi trường không thỏa mãn những quy định của các đầu báo nhiệt do nhà sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm xử lý. Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp đặt được các đầu báo khói (nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy, nhà bếp …) 2.4.2.1.4. Đầu báo ga. Là thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu có ga khi tỉ lệ ga vượt quá mức 0.503% và gởi tín hiệu về trung tâm xử lý . GVGD: Bùi Thị Duyên 8 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các phòng vô gas hay các kho chứa gas. Các đầu báo gas được lắp trên tường, cách sàn nhà từ 10- 16 cm, tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà. 2.4.2.1.5. Đầu báo lửa. Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu rồi gửi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa. Được sử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ, những nơi mà ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy. Đầu báo lửa rất nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh tình trạng báo giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ là 5 s. 2.4.3. Công tắc khẩn. Được lắp đặt tại những nơi dễ cháy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện dieenjtrong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hảo hoạn và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm. 2.4.4. Thiết bị đầu ra. Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cahys truyền đến và có tính năng phát đi các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu pahts sáng (đèn), giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra. 2.4.4.1. Bảng hiển thị phụ. Hiển thị thông tin các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến giúp nhận biết tình trạng nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời. 2.4.4.2. Chuông báo cháy. Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang, cầu thang, hoặc những nơi đông người qua lại nhằm thông báo cho những người xung quanh có thể biết được sự cố đang xảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp thời. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông GVGD: Bùi Thị Duyên 9 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế “Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hỏa hoạn (bảng hiển thị phụ) sẽ biết khu vực nào xảy ra hỏa hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp. 2.4.4.3. Còi báo cháy. Có tính năng và vị trí lắp đặt giống như chuông báo cháy, tuy nhiên còi được sử dụng khi khoảng cách giữa nơi phát thông báo đến nơi cần nhận thông báo động quá xa. 2.4.5. Đèn. Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau và được lắp đặt ở tại các vị trí thích hợp để phát huy tối đa tính năng cảu thiết bị này. CHƯƠNG III: YÊU CẦU KỸ THUẬT – TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 3.1. YÊU CẦU KỸ THUẬT. [1] Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được các cơ quan phóng cháy, chữa cháy có thẩm quyền chấp nhận. Hệ thống báo cháy tự động phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Phát tín hiệu cháy nhanh chóng theo chức năng đã đề ra. - Chuyển phát tín hiệu cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện các biện pháp thích hợp. - Có khả năng chống nhiễu tốt. - Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống. - Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác được lắp đặt chung hoặc riêng rẽ. - Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy. 3.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với trung tâm báo cháy. GVGD: Bùi Thị Duyên 10 SVTH: Nhom Đề Tài 9 [...]... • Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả Cho phép sử dụng các trung tâm báo cháy tự động không có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động • Phải đặt trung tâm báo. .. loại thiết bị, đồng thời cũng quy định những ký hiệu bổ xung kèm theo những ký hiệu cơ bản và ý nghĩa của từng ký hiệu Những ký hiệu quy định trong tiêu chuẩn áp dụng cho những đối tượng sau: • Thiết bị báo động ban đầu • Thiết bị báo cháy Bảng 4 GVGD: Bùi Thị Duyên 15 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 STT Tiếng Việt Tiếng Anh 1 Thiết bị kiểm... type, manual or tay hay tự động) 3 Thiết bị báo động ban đầu (dạng điểm, điều khiển bằng 2 automatic) Thiết bị báo cháy Fire – warning device 4 Nhiệt Heat 5 Khói Smoke 6 Ngọn lửa Flame 7 Chuông Bell 8 Còi báo cháy Sounder 9 Loa Loud - speaker GVGD: Bùi Thị Duyên 16 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL GVGD: Bùi Thị Duyên Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 17 SVTH: Nhom Đề Tài... và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau Khi các cặp đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây) 3.1.2.Yêu cầu kỹ thuật đối với đầu báo cháy tự động 3.1.2.1 Các đầu báo cháy tự động phải đảm... Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 Hộp nút ấn báo cháy phải được lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng Khoảng cách giữa các hộp nút ấn báo cháy không quá 50 m Nếu hộp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữ các hộp nút ấn báo cháy là 150... thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập Một nguồn 220V xoay chiều và một nguồn là nguồn ắc quy dự phòng GVGD: Bùi Thị Duyên 14 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ±10% Trường hợp giá trị dao động này vượt quá 10% phải sử dụng ổn... đầu báo cháy khói Bảng 2 Khoảng cách tối đa, m Độ cao lắp dầu báo Diện tích bảo vệ của một cháy, m đầu báo cháy, m2 cháy Dưới 3,5 m Nhỏ hơn 100 10 5,0 Từ 3,5 đến 6 Nhỏ hơn 80 8,5 4,0 Lớn hơn 6 đến 10 Nhỏ hơn 65 8,0 4,0 Lớn hơn 10 đến 12 Nhỏ hơn 65 7,5 3,5 GVGD: Bùi Thị Duyên 12 Giữa các đầu báo Từ đầu báo cháy đến tường nhà SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử. .. bảo vệ Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 Từ -10o đến 170oC Từ 15 m2 đến 50 m2 Từ -10o đến 50oC Lớn hơn 50 m2 đến 100 m2 Từ -10o đến 50oC Hình chóp có góc 120o chiều cao từ 3 đến 7 m Ghi chú: (*) là ngưỡng tác động của đầu báo cháy khói được tính bằng độ che mờ do khói trên một khoảng cách đo trước 3.1.2.2 Các đầu báo phải có đền chỉ thị tác động Số lượng đầu báo cần... Các mạch tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra tự động về tình trạng kỹ thuật theo suốt chiều dài của mạch tín hiệu Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng Cho phép sử dụng cáp thông tin lõi đồng của mạng thông tin hỗn hợp nhưng phải tách riêng kênh liên lạc Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy tự động đến đường cáp trục chính... Thiết bị báo cháy tự động Sử dụng vđk 89c52 3.1.2.6 Đầu báo cháy nhiệt Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhiệt, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường nhà cần xác định theo bảng 3 nhưng không lớn hơn các trị số ghi trong điều kiện kỹ thuật và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy nhiệt Bảng 3 Độ cao lắp dầu báo cháy, m Khoảng cách tối đa, m Diện . Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ HỆ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG 1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. Hệ thống báo cháy tự. 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 CHƯƠNG II: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG VÀ NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG 2.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG. GVGD:. trung tâm báo cháy. GVGD: Bùi Thị Duyên 10 SVTH: Nhom Đề Tài 9 Đồ án VXL Nghiên cứu thiết kế Thiết bị báo cháy tự động” Sử dụng vđk 89c52 • Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động

Ngày đăng: 11/04/2015, 17:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan