LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930- 1945

21 1.3K 1
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930- 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930- 1945 Thời lượng: 8 tiết. GIÁO VIÊN: ĐINH THỊ HỒNG THẮNG TRƯỜNG THCS PHÚC THẮNG – PHÚC YÊN- VĨNH PHÚC A. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ( Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã nêu rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng đã khẳng định vai trò của “người tài”. Họ là lực lượng khởi đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đem đến cho mỗi quốc gia nền văn minh, tiến bộ không ngừng. Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhất là trong nền kinh tế tri thức, vai trò của “ người tài” càng tăng lên gấp bội. Chính vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Công tác này được xác định là một hoạt động mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đang được Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm. Bên cạnh các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá thì việc dạy các môn khoa học xã hội trong đó có môn Lịch sử đang được ngành đặc biệt chú ý. Mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông đã gây ra nhiều bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn Lịch sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn này, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán. Giáo sư Phan Huy Lê nói: Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử và văn hoá nhân loại, không có một niềm tự tin dân tộc thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông. Dạy học lịch sử ở trường THCS là một quá trình sư phạm, bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích cho học sinh nắm được tri thức lịch sử, yêu thích môn học, từ đó phát triển tư duy lịch sử, biết nhận định, đánh giá cá sự kiện lịch sử một cách khách quan, đúng đắn. Có rất nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn lịch sử, điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp giảng dạy sao cho hài hoà, phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy mới tạo được hứng thú học tập, tạo lòng đam mê, yêu thích môn học ở học sinh. Nhưng làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, đặc biệt là đối với môn lịch sử?, đó là câu hỏi luôn trăn trở của các nhà quản lý và của giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn hoá trong các nhà trường nói chung và môn lịch sử nói riêng là vấn đề quan trọng, cơ bản, cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục trí lực cho học sinh; mũi nhọn học sinh giỏi ở trong mỗi nhà trường nó đánh giá chất lượng đào tạo cơ bản để nâng cao uy tín của nhà trường và uy tín của giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kết quả mang lại không cao. Qua thực tiễn giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử, bản thân tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm, đó có thể là những giải pháp góp phần nhỏ song hành cùng các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử. B. PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử: Trong những năm gần đây, bộ môn Lịch sử ở phòng GD-ĐT thị xã Phúc Yên tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt kết quả chưa cao, mỗi năm chỉ có 3-5 em đạt giải/20em dự thi, và kết quả cũng chỉ dừng lại ở giải 3 và giải KK là nhiều. Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, theo tôi đó là: Thứ nhất, Giáo viên tham gia giảng dạy chưa xây dựng được một nội dung, chương trình, giảng dạy chi tiết, phù hợp. Thứ hai, học sinh không yêu thích môn học Lịch sử, xem đó là môn phụ, là môn thi của những người không được học khối A,B,D, là môn của những người học thuộc lòng. Và đã là môn phụ thì rất khó để học sinh quan tâm học hành tử tế. Thực tế những em tham dự môn học là những em “ không sắc”, hơn nữa, gia đình các em không muốn con mình tham gia dự thi môn học này. Theo như lời một phụ huynh nói thì đó là môn phụ, không giúp gì cho cháu thi vào cấp 3 và thi đại học, chúng tôi chỉ muốn cháu học : Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ thôi Thứ ba, các em chưa biết cách học môn Lịch sử, chỉ biết học thuộc lòng, “ học vẹt”, bởi vậy kiến thức nhớ không lâu, không hiểu bản chất sự việc. Người học tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, máy móc. Thứ tư, các em chưa biết cách làm bài môn lịch sử. Nhiều em làm bài theo ý, gạch đầu dòng như cách ghi thông thường trên bảng của các thầy cô dạy trên lớp. Chưa biết phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. Chưa biết tổng hợp, chọn lọc kiến thức cho các câu hỏi mang tính khái quát Thứ năm, trong quá trình giảng dạy, giáo vên chưa kiểm tra thường xuyên để biết được sự tự học của các em. Giáo viên chưa dạy các em kỹ năng trình bày, phân tích , đánh giá các sự kiên lịch sử mình đang học, chưa giúp các em biết tự đặt ra các câu hỏi cho những nội dung mình tiếp cận. Thứ sáu, BGH nhà trường chưa thực sự vào cuộc, chưa có những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ thực tế đó, tôi đưa ra các giải pháp để chúng ta cùng thảo luận. II. Các giải pháp a. Đối với Ban giám hiệu: - BGH các nhà trường cần chỉ đạo lấy phương châm chất lượng giáo dục đại trà là nền tảng để nâng cao chất lượng mũi nhọn. - Phân công chuyên môn, phân công GV dạy đội tuyển một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên . - Phát hiện và xây dựng nguồn HSG bắt đầu từ lớp 6. - Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Động viên khuyến khích thầy dạy cho học sinh giỏi và học sinh thi học sinh giỏi đạt kết quả cao, kết hợp hài hoà giữa động viên tinh thần với những biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất. Nguồn kinh phí cho công tác này được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách của nhà nước, xã hội hóa - Tổ chức khảo sát các đội tuyển vào các thời điểm thích hợp. b. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng. Muốn có HSG phải có Thầy giỏi và tâm huyết với nghề, vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu… người thầy phải luôn trăn trở, tìm ra các phương pháp dạy học thích hợp;… Thứ nhất, Về chương trình bồi dưỡng: - GV dạy bồi dưỡng phải xây dựng chương trình cho toàn bộ đợt bồi dưỡng một cách cụ thể, chi tiết. Trên cơ sở đó, phân bố thời gian hợp lý cho từng buổi dạy, tiết dạy. - Xác định rõ kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, kiến thức nâng cao mở rộng ở từng bài, từng chương, từng phần…để có kế hoạch giảng dạy, phương pháp giảng dạy phù hợp. - Xây dựng giáo án cụ thể cho từng tiết dạy, giáo án phải tập trung chú trọng nâng cao kiến thứ bộ môn, mở rộng kiến thức, nhưng phải hệ thống, giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng trong làm bài. Xây dựng giáo án có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện nội dung xuyên suốt trong cả quá trình bồi dưỡng. Thứ hai, về việc dạy bồi dưỡng (Đây là quá trình quan trọng nhất) Học sinh được lựa chọn tham gia vào đội tuyển HSG là những em có những phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ hơn học sinh khác. Chính vì thế, những học sinh này cần được tổ chức dạy học đặc biệt sao cho nhịp độ giảng dạy được cao hơn, nội dung giảng dạy cao hơn, phương pháp giảng dạy đặc biệt hơn, để các em được học tập, làm việc, phát triển hết khả năng của mình. Người giáo viên phải làm được: Giúp học sinh thực sự yêu thích học bộ môn Lịch sử Đây là vấn đề khó khăn nhất của mỗi giáo viên đứng lớp. Làm sao để học sinh thực sự yêu thích môn học của mình, làm sao giáo viên truyền được lòng đam mê học tập cho học sinh? Dạy sử không đơn thuần là sự truyền đạt kiến thức một chiều, càng không phải là áp đặt những khuôn sáo có sẵn…mà là sự đối thoại hai chiều giữa thầy cô giáo với học sinh để lớp trẻ đi vào môn Lịch sử một cách năng động, thích thú và thoải mái. Người thầy không đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà thầy còn là người giúp đỡ, động viên học sinh, gần gũi, tìm hiểu tâm tư của các em trong cuộc sống. Đặc biệt, Thầy cần biết khéo léo, động viên, khích lệ các em trong giờ học. Trong quá trình giảng dạy, nên kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp kể 1 số câu chuyện về Lịch sử để giờ học đỡ khô khan, không nhàm chán. Giáo viên cần khéo léo động viên để gắn trách nhiệm của các em cũng là cách để các em thêm yêu thích môn học. Hãy cho các em thấy rằng mình là niềm tự hào, niềm tin tưởng của gia đình, dòng họ, của thầy cô, bạn bè, của nhà trường của Phòng, Sở… Giúp các em phương pháp học tập bộ môn Lịch sử Hầu hết học sinh khi học môn Lịch sử đề cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng phân tích, khái quát, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại, từ đó thấy rõ bản chất, nguyên nhân và mối liên hệ của các sự kiện để hệ thống hoá vấn đề cho dễ nhớ các sự kiện điển hình, tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử, không sa đà vào chi tiết vụn vặt. Học Lịch sử phải hiểu được bản chất vấn đề, tránh lối “học vẹt”. Chính vì thế học sử tuyệt đối không phải là thuộc lòng các năm tháng, sự kiện, tên tuổi, nhân vật cùng với những con số khô cứng… mà là hiểu biết một cách thông minh những diễn biến cơ bản của Lịch sử, thấm nhuần một cách hứng thú những giá trị tiêu biểu của Lịch sử và văn hoá, xây dựng tư duy Lịch sử. Phương pháp học bắt đầu từ cách ghi vở. Ghi vở, học sinh chỉ cần ghi những ý chính, trọng tâm, ghi những sự kiện cơ bản, còn giành thời gian để nghe giảng, để hiểu, để hỏi lại thầy những vấn đề mình chưa rõ… Bên cạnh đó, việc tự học của các em là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải hướng dẫn các em cách tự học ở nhà. Không nên “học vẹt” mà phải nắm vững những kiến thức lịch sử chính ở từng bài, từng chương, từng giai đoạn, sau đó mới liên hệ với các sự kiê khác có liên quan. Phải phân biệt được đâu là sự kiện chính? Sự kiện đó nằm trong bối cảnh lịch sử nào diễn ra như thế nào? kết thúc ra sao? Có tác dụng gì? Hướng dẫn các em làm bài thi môn lịch sử Dạy học sinh giỏi cần phải dạy và rèn luyện kỹ năng làm bài. Kỹ năng làm bài thi của HS có có nhiều hạn chế, vì vậy GV phải là người hướng dẫn, rèn luyện cho HS cách làm bài, trình bày bài thi một cách khoa học. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục Kỹ năng làm bài thi là một yêu cầu quan trọng trong quá trình bồi dưỡng. Học sinh phải đọc qua tất cả các câu hỏi trong đề ra trước khi làm bài. Trước khi làm bài nên ghi dàn ý. Bài thi môn lịch sử cần chú ý: + Phần mở bài ( Có thể sử dụng hoàn cảnh lịch sử để mở bài), lưu ý không nên quá dài dòng, chỉ cần vài câu, đủ ý để dẫn dắt vào nội dung. + Phần thân bài: Đây là phần trọng tâm câu trả lời. Dựa trên cơ sở những ý cơ bản đã vạch ra học sinh tập trung liên hệ những kiến thức đã học, đã nắm được và học sinh sử dụng phương pháp liên kết câu, liên kết đoạn văn để làm bài. Đây là phần cơ bản nhất, học sinh cần đưa ra đầy đủ các kiến thức mà đề yêu cầu, đồng thời phải có sự đánh giá, liên hệ thực tế. + Phần kết luận: Tóm tắt ý nghĩa, tác dụng của phần thân bài để làm kết luận. Phần kết luận không cần dài dòng. (Có thể dùng phần kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm cho phần kết luận) Lưu ý: Chọn câu dễ làm trước, Tuy nhiên trong kỳ thi HSG môn Lịch sử khuyến khích làm các câu hỏi theo tiến trình lịch sử. Câu nào sự kiện trước thì làm trước. Phải tập trung vào làm bài, nhưng cần phân bố thì gian hợp lý. Cố gắng làm hết các câu hỏi trong đề thi. Tuy theo từng câu để phân bố thời gian cho phù hợp. Cuối giờ nên để giành khoảng 10 phút để đọc lại bài trước khi nộp. Thường xuyên kiểm tra sự tự học ở nhà. Sau mỗi buổi học, giáo viên dạy bồi dưỡng cần đưa ra các câu hỏi, những bài tập yêu cầu học sinh học bài, làm bài ở nhà. Hôm sau giáo viên giành khoảng thời gian 30 phút để kiểm tra lại việc học của học sinh. (GV nắm được học sinh học như thế nào? học đến đâu? Đồng thời giáo viên kiểm tra được cách diễn đạt của học sinh, từ đó có phương pháp uốn nắn kịp thời). Với mỗi bài kiểm tra của học sinh, thầy cần chấm kỹ phát hiện những cái mới, hay mang tính sáng tạo, đồng thời cũng phát hiện những điểm sai, bỏ sót về kiến thức, cách trình bày. Sau đó trả bài và chữa cẩn thận lại từng câu hỏi, các lỗi sai phổ biến cho học sinh. Tăng cường hướng dẫn học sinh biết sử dụng sách giáo khoa, học sinh phải hiểu và khai thác hết kiến thức có trong sách giáo khoa Giáo viên cần sưu tầm các dạng câu hỏi, các dạng đề thi của các năm trước, của các đơn vị bạn để học sinh tham khảo Mỗi nội dung lịch sử, người ra đề có thể hỏi bằng nhiều cách hỏi khác nhau, trong quá trình giảng dạy sau mỗi nội dung, giáo viên nên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, đồng thời giáo viên nên tập cho học sinh cách đặt ra các câu hỏi theo ý của mình và hướng trả lời các câu hỏi đó. Có như vậy các em tự phải tư duy và chắc chắn sẽ nhớ kiến thức một cách lâu hơn. III. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: Giai đoạn lịch sử 1930- 1945. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, người giáo viên cần xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức mở rộng, nâng cao để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Trong giai đoạn 1930- 1945 của Lịch sử Việt Nam, tôi có thể đưa ra 1 số dạng câu hỏi cụ thể như sau: 1. Kiến thức trọng tâm: + Nguyên nhân diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 và cuộc vận động dân chủ 1936- 1939. + Những cuộc khởi nghĩa mở đầu cho thời kỳ đấu tranh mới (Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ, Binh biến Đô Lương): Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm) + Sự chuyển chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kỳ 1936- 1939; 1939-1945. + Mặt trận Việt Minh và công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa. + Cao trào kháng nhật cứu nước( Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa) + Cách mạng tháng Tám: Thời cơ, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, tuyên ngôn độc lập 2.9.1945) 2. Kiến thức nâng cao + So với thời kỳ 1930- 1931 chủ trương sách lược của Đảng và hình thức đấu tranh trong thời kỳ 1936- 1939 có gì khác? Vì sao? + Tại sao nói phong trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh và phong trào cách mạng 1936- 1939 là hai cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho cách mạng tháng 8- 1945? + Bối cảnh lịch sử và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng trong thời kỳ 1939- 1945? + Mặt trận Việt Minh có vai trò như thế nào đối với cách mạng tháng 8 -1945? + Hãy phân tích yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến thời cơ Cách mạng tháng Tám năm 1945? Tại sao nói đây là thời cơ ngàn năm có một? 3. Những định hướng cơ bản ( Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong giai đoạn 1930- 1945) Câu1: Tình hình Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử CNTB. Nó chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của CNTB trong những năm 20. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 không những tàn phá nặng nề các nước TB mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các nước thuộc địa trong đó có VN: Sản xuất đình đốn, hàng hoá ế ẩm, nhiều xí nghiệp nhất là của tư sản VN và những người sản xuất nhỏ bị phá sản, công viên chức bị sa thải ngày càng nhiều, nạn thất nghiệp thường xuyên bị đe doạ, nông dân đói khổ, điêu đứng vì nạn khủng hoảng kinh tế Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng trợn, gắt gao trên phạm vi toàn quốc. Cả nước bao trùm 1 không khí bắt bớ, đàn áp. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ yêu nước bị bắt, tù đày. Trong tình hình đó, ĐCS VN ra đời 3.2.1930 là nguồn cổ vũ lớn lao đối với công nhân, nhân dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân, nhân dân cả nước liên tiếp vùng lên đấu tranh. Câu 2: Nguyên nhân, diễn biến phong trào cách mạng 1930- 1931? Vì sao ở Nghệ Tĩnh phong trào lại lên cao như vậy? * Nguyên nhân: - Do nhân dân ta bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Thêm vào đó tác động của cuộc khủng hoảng KT 1929-1933 làm cho kinh tế NN, CN, TN nước ta suy sụp. Đời sống nhân dân đã khổ lại càng khổ thêm, do vậy, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc phong kiến ngày càng sâu sắc. - Đầu 1930 khởi nghĩa Yên Bái thất bại, TD Pháp khủng bố đàn áp dã man lại càng làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc của nhân dân ta. Trong bối cảnh đó, ĐCS VN ra đời đã tập hợp và lãnh đạo cách mạng, biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng đó là đấu tranh. Nhận xét: Trong 3 nguyên nhân ấy thì nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào. * Diễn biến: Phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ từ 1929 trên khắp đất nước. Đến năm 1930- 1931 phát triển tới đỉnh cao với sự ra đời của Xô Viết – Nghệ Tĩnh. - 2.1930 cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. - 4.1930 là các cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải Phòng… - Phong trào đấu trnh của nông dân đã diễn ra ở nhiều địa phương như: Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An,, Hà Tĩnh… - Đặc biệt là ngày 1.5.1930, lần đầu tiên công nhân và các tầng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình. (Đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, đòi bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc KN Yên Bái…cuộc đấu tranh được Liên Xô ủng hộ. Chính quyền TD đàn áp, bắn vào đoàn biểu tình làm 7 người chết, 18 gười bị thương, bắt 98 người) - Từ thành phố đến nông thôn trong cả nước đã xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đảng, mít tinh, bãi công, biểu tình, tuần hành…các cuộc đấu tranh của công nhân đã nổ ra trong các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn- Chợ Lớn… - Các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An, … ( Các cuộc khởi nghĩa lan rộng trong cả nước. Trong tháng 5 có 21 cuộc đấu tranh ở Bắc kỳ, 21 cuộc ở Trung kỳ, 12 cuộc ởNam kỳ; Trong đó có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc của HS và dân nghèo thành thị.) - Nghệ Tĩnh là nơi phong trào diễn ra mạnh nhất. Tháng 9.1930 phong trào công – nông đã phát triển tới đỉnh cao. Khẩu hiệu đấu tranh chính trị được kết hợp với các khẩu hiệu kinh tế. Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt. Quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương. + 01.9.1930: 20 ngàn nông dân Thanh Chương biểu tình đòi bỏ thuế, giảm thuế, thả tù chính trị…Pháp nổ súng bắn vào đoàn biểu tình, nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện đường phá nhà giam, thả tù chính trị, đốt hồ sơ sổ sách và dinh tri huyện. Bọn hào lý địa phương bỏ chạy, hầu hết các thôn xã thuộc huyện Thanh Chương trong tình trạng không có chính quyền. + 05.9 Nhân dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân Thanh Chương… + 8-11.9 Khí thế đấu tranh càng sôi sục, hàng chục ngàn nông dân Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc…nổi dậy + 12.9.1930 tại Hưng Nguyên hơn 20 ngàn nông dân liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức biểu tình lớn. Đoàn xếp hàng dài hơn 1km kéo về thành phố Vinh, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại để diễn thuyết, chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến gần Vinh con số lên tới 30 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4km. TD Pháp đàn áp dã man, chúng cho máy bay ném bom, dùng súng liên thanh bắn vào đoàn biểu tình làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu, Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn. Sự đàn áp dã man của P không ngăn nổi đoàn biểu tình…. * Kết quả: - Bộ máy chính quyền của TD Pháp và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã - Các chính quyền Xô Viết được thành lập. *Vì sao phong trào ở Nghệ Tĩnh lên cao như vậy? - Bên cạnh những nét chung của cả nước, Nghệ Tĩnh có những nét riêng: + Chịu ách thống trị của ĐQ, PK rất nặng nề. + Là vùng đất nghèo, nhân dân Nghệ Tĩnh có truyền thống cách mạng. + Cơ sở công nghiệp Vinh, Bến Thuỷ là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở trung kỳ, là điều kiện thuận lợi cho liên minh công – nông. + Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng ở đây khá mạnh. Nhận xét: Đây là phong trào cách mạng mới ở Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, phong trào nổ ra đều khắp cả nước, rầm rộ lôi cuốn nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động tham gia Câu 3: Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những việc làm của chính quyền Xô Viết rồi rút ra nhận xét?. *Hoàn cảnh ra đời: Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền của TD Pháp và PK tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở nhiều xã bị tan rã. Các ban chấp hành nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt về đời sống chính trị và xã hội, ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Thực chất đó là 1 chính quyền cách mạng sơ khai do giai cấp công nhân lãnh đạo. *Những việc làm của chính quyền Xô Viết - Về chính trị: Chính quyền đã ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân, quần chúng được tự do hội họp, thảo luận và hoạt động trong các tổ chức đoàn thê cách mạng: Nông hội, công hội, hội phụ nữ giải phóng, đoàn thanh niên phản đế, hội học sinh, hội cứu tế đỏ…tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền giáo dục ý thức chính chị cho quần chúng. - Về kinh tế: Chia ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, bất công do ĐQ, PK đặt ra. - Về VH- XH: Chính quyền Xô Viết tổ chức cho nhân dân thực hiện đời sống mới, mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng tình đoàn kết… -Về quân sự: Mỗi làng đều có đội tự vệ vũ trang, do vậy trị an được đảm bảo, nạn trộm cướp không còn. *Nhận xét: Tuy chính quyền mới thành lập ở 1 số xã, thời gian tồn tại chỉ được 4- 5 tháng nhưng qua những việc làm trên, chính quyền Xô Viết đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó đã đem lại nhiều lợi ích căn bản cho nhân dân. Chính quyền Xô Viết thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng (Chính quyền của dân, do dân, vì dân) Câu 4 : Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936- 1939 như thế nào? a.Hoàn cảnh lịch sử: * Thế giới: -Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 giai cấp tư sản lũng đoạn nhiều nước tìm lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít ( Italia, Đức, Nhất) Chủ nghĩa phát xít ra đời, chúng xoá bỏ mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chủ yếu là tiêu diệt Liên Xô và phong trào cách mạng vô sản thế giới… Trước nguy cơ đó, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ( 7.1935) chỉ ra kẻ thù chính trước mắt của nhân dân lao động thế giới là chủ nghĩa phát xít. Vì vậy phải tập trung mũi nhọn chống phát xít. Đại hội chủ trương mỗi nước thành lập một mặt trận nhân dân để tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh bảo vệ hoà bình thế giới. Thực hiện nghị quyết của Quốc tế cộng sản nhiều nước đã thành lập mặt trận nhân dân. 1936 mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền đã thực hiện 1 số chính sách tiến bộ như cho nhân dân thuộc địa được hưởng 1 số quyền tự do dân chủ… *Trong nước: Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho đời sống các tầng lớp, giai cấp bị ảnh hưởng. Thêm vào đó đế quốc Pháp ở Đông Dương vẫn thi hành những chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố, đàn áp làm cho đời sống của nhân dân ta càng thêm đói khổ, ngột ngạt. Một số tù chính trị được thả, họ đã nhanh chóng hoạt động trở lại. b. Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936- 1939 Cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước, tiếp thu nghị quyết của Quốc tế cộng sản, Đảng ta nhận định kẻ thù trước mắt, cụ thể của nhân dân lúc này là bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp tại các thuộc địa Tạm gác khẩu hiệu “ Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”, “ Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày” nêu nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là “ Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình” Thành lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương năm 1936 ( đến tháng 3.1938 mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước dân chủ, tiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít bảo vệ hoà bình thế giới. Hình thức và phương pháp đấu tranh : Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai khi cần thì rút vào bí mật để bảo toàn lực lượng của ta. [...]... học kinh nghiệm của cách mạng tháng tám 1945? Nguyên nhân nào mang tính chất quyết định chính? Vì sao? a Ý nghĩa lịch sử: Đối với dân tộc: - Cách mạng tháng tám là 1 sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam Nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm Việt Nam từ 1 nước thuộc địa đã trở thành 1 nước... Quảng Nam + Tại Hà Nội: từ ngày 15 đến 18/8 phong trào chuẩn bị khởi nghĩa của quần chúng ngày càng sôi sục Ngày 19/8 /1945, Hà Nội giành được chính quyền + Ngày 23/8 /1945, ta giành chính quyền ở Huế + Ngày 25/8 /1945, ta giành chính quyền ở Sài Gòn + Ngày 28/8 /1945, hầu hết các địa phương trong cả nước giành được chính quyền + Ngày 30/8 /1945, vua Bảo Đại thoái vị Như vậy chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14/8... biến chính: (từ 14/8 đến 28/8 /1945) + Từ ngày 14/8 /1945, tuy chưa nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa nhưng khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung + Chiều ngày 16/8 /1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội + Từ 14 đến 18/8 /1945 có 4... Đảng ta quyết định phải giành chính quyền từ tay Nhật, lật đổ chính quyền bù nhìn tay sai Đứng ở vị trí người chủ nhà để đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật Nếu chúng ta hành động chậm trễ khi quân Đồng minh vào Đông Dương là thời cơ không còn nữa Câu 12 Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 a) Hoàn cảnh lịch sử: Thế giới (Khách quan): Chiến tranh... tới - Qua khởi nghĩa từng phần lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố phát triển vượt bậc quần chúng nhân dân được tập dượt đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến Câu 10 : Bối cảnh lịch sử và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong thời kỳ 1939- 1945? a Hoàn cảnh lịch sử: 9.1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ( 1939- 1945) Đức chiếm được... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Minh có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị và tổ chức tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945 Câu 9: Vì sao phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp vào tháng 3 /1945 ở Đông Dương? Trước sự kiện này, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương và hành động gì để tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? * Vì sao phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp vào tháng 3 /1945: - Về bản chất : Đế... trong vòng 15 ngày (từ 14/8 đến 28/8 /1945) tổng khởi nghĩa tháng Tám đã thành công trong cả nước Lần đầu tiên trong cả nước chính quyền về tay nhân dân Ngày 2/9 /1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Câu 13: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học... trung ương Đảng lần VIII có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của cách mạng tháng 8 – 1945 ở Việt Nam và ghi nhận sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong buổi đầu về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng nước ta Câu 11 Phân tích thời cơ của tổng khởi nghĩa Tám năm 1945 và vạch rõ vì sao nói đây là “Thời cơ ngàn năm có một” ? *Thời cơ của tổng khởi nghĩa tháng Tám: Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra khi... nghĩa từng phần liên tiếp nổ ra ở nhiều địa phương Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng Ở nhiều thành phố, thị xã - Tháng 4 /1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì họp ở Hiệp Hoà (Bắc Giang) Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang xây dựng căn cứ địa kháng Nhật Uỷ ban quân sự cách mạng Bắc Kì được thành lập - Ngày 4/6 /1945, ... đấu tranh chính trị; kết hợp đấu tranh du kích, khởi nghĩa từng phần ở nông thôn với đấu tranh chính trị ; khởi nghĩa ở đô thị để khi thời cơ đến khởi nghĩa giành chính quyền - Kết hợp chuẩn bị lâu dài với việc chớp thời cơ A KẾT LUẬN Không được giáo dục Lịch sử chu đáo, thế hệ trẻ của chúng ta sẽ mất gốc, thờ ơ với vận mệnh dân tộc Môn học Lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà còn khơi dậy niềm tự . LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930- 1945 Thời lượng: 8 tiết. GIÁO VIÊN: ĐINH THỊ HỒNG THẮNG TRƯỜNG THCS PHÚC THẮNG –. môn Lịch sử Hầu hết học sinh khi học môn Lịch sử đề cố gắng học thuộc lòng và nhớ từng sự kiện mà không có khả năng phân tích, khái quát, nhìn nhận sự kiện lịch sử trong bối cảnh thời đại, từ. nhằm mục đích cho học sinh nắm được tri thức lịch sử, yêu thích môn học, từ đó phát triển tư duy lịch sử, biết nhận định, đánh giá cá sự kiện lịch sử một cách khách quan, đúng đắn. Có rất nhiều

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan