HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NLVH DẠNG CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH

32 32.1K 55
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NLVH DẠNG CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN *** CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NLVH DẠNG CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH Họ và tên : TRƯƠNG LỆ HẰNG Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Lý Tự Trọng – huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lp 9 Số tiết bồi dưỡng: 09 A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: I. Kiến thức cơ bản trong SGK : 1. Văn nghị luận. 2. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 3. Nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ). 4. Các văn bản thơ, truyện được học trong chương trình Ngữ văn 9. 5. Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh… II. Kiến thức nâng cao, mở rộng: 1. Kiến thức về văn học sử. 2. Kiến thức về lí luận văn học. 3. Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình. B. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề: I. Nhận định về một giai đoạn văn học. Vi dạng đề này nhận định được đưa ra trong phần đề bài thường yêu cầu chứng minh nội dung, hình thức nổi bật … của một giai đoạn văn học trong tiến trình văn học sử. VD: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945” có viết: “ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”. (Văn học 9, tập 2- NXBGD 2001- Trang 75) Em hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xét trên. II. Nhận định về một tác giả văn học. 2 Đề bài thường nêu ra những nhận định về tư tưởng sáng tác, phong cách sáng tác, sự nghiệp sáng tác…của một tác giả văn học cụ thể. VD: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.” (Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H. 1996) Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định trên. III. Nhận định về một tác phẩm văn học. 1. Nhận định về nội dung của tác phẩm văn học: Nội dung của một tác phẩm văn học thường thể hiện qua các yếu tố nhân vật, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…nên các nhận định của dạng bài này bao giờ cũng nêu rõ một trong các nội dung ấy. VD1: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên. VD 2: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau: “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. ” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn. 2. Nhận định về nghệ thuật của tác phẩm văn học: Lời nhận định thường yêu cầu nghị luận về một trong những khía cạnh nghệ thuật cụ thể của một tác phẩm văn học như: + Vi tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật sử dụng ngôn từ. 3 + Vi bài thơ (hoặc đoạn thơ): nghệ thuật về hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu, ngôn từ… VD: Người đọc “Truyện Kiều” từ xưa đến nay đều công nhận: “Thi hào Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật.” Qua các nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 3. Nhận định về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học: Ở dạng này, nhận định thường nêu yêu cầu nghị luận về cả giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học cụ thể. Tuy nhiên học sinh cần đọc kĩ nhận định để xác định rõ dạng bài này vì có khi nhận định không nêu cụ thể vấn đề nghị luận mà ẩn đi (đề chìm). VD: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. IV. Nhận định về một vấn đề lí luận văn học. Nhận định thường nêu lên một vấn đề lí luận văn học như chức năng của văn học (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…), phương pháp sáng tác của nhà văn, nhân vật điển hình…Tuy nhiên, cũng giống như dạng bài chứng minh một nhận định về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học, vấn đề nghị luận trong các nhận định về một vấn đề lí luận văn học thường không xuất hiện trực tiếp. Vì thế, để xác định đúng vấn đề nghị luận mà nhận định thuộc dạng này đưa ra, ngoài việc đọc kĩ nhận định học sinh còn phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học. VD: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên. C. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề: 1. Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu. 2. Phương pháp gợi mở, phân tích, giảng bình. 3. Phương pháp liên hệ, so sánh. 4. Phương pháp thảo luận nhóm. 5. Phương pháp viết đoạn văn, lập luận. D. Hướng dẫn cách làm bài NLVH dạng chứng minh một nhận định: I. Tìm hiểu đề và tìm ý: 4 1. Tìm hiểu đề: Khi hưng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên hưng dẫn các em nắm được cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữ quan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau: - Kiểu bài: Chứng minh nhận định. Đối vi bài nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định, trong đề thường xuất hiện các từ ngữ “làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ nhận định trên”, “làm sáng tỏ ý kiến trên”… - Vấn đề nghị luận: Là nội dung chính cần làm sáng tỏ trong bài viết. Để xác định được vấn đề nghị luận giáo viên hưng dẫn học sinh đọc kĩ nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định… Vấn đề nghị luận của dạng bài chứng minh một nhận định thường là một trong các vấn đề sau: nội dung (nhân vật, sự việc, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…), nghệ thuật (ngôn từ, giọng điệu, xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật…) của một tác phẩm văn học; phong cách sáng tác, tư tưởng sáng tác…của một tác giả văn học; hay đặc điểm của một giai đoạn văn học… - Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xác định phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thường là kiến thức về các phương diện như: văn học sử, các tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình, kiến thức lí luận văn học… 2. Tìm ý: - Giáo viên hưng dẫn học sinh giải thích nhận định nêu ra trong đề bài thông qua việc: + Giải thích nhận định: giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định…rồi từ đó khái quát ý của cả nhận định bằng cách trả lời câu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế nào?”. Tuy nhiên, đối vi những đề bài nhận định đã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích. + Giải thích cơ sở của vấn đề: trả lời những câu hỏi “Vì sao lại thế?”, “Lí do nảy sinh vấn đề là gì?”, “Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?”…để tìm hưng giải thích nhận định. - Trên cơ sở giải thích nhận định, giáo viên hưng dẫn học sinh xác lập hệ thống luận điểm (những quan điểm, tư tưởng người viết đưa ra để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) và phương pháp lập luận. + Luận điểm 1: . Nêu luận điểm. 5 . Chứng minh luận điểm Luận điểm phụ 1: (Luận cứ) Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) Luận điểm phụ … . Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2: + Luận điểm 3: … - Đánh giá, mở rộng vấn đề: + Đánh giá thành công của vấn đề: sự kế thừa, phát huy của vấn đề, vấn đề có ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? … + So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận vi các tác giả, tác phẩm cùng chủ đề, vi giai đoạn văn học khác… + Vai trò, ý nghĩa của vấn đề vi bản thân: nhận thức, hành động… - Xác định phương pháp lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng… II. Lập dàn bài. Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm được giáo viên hưng dẫn học sinh thảo luận sắp xếp theo bố cục ba phần, đúng vi nhiệm vụ từng phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác… - Gii thiệu vấn đề nghị luận: + Nêu khái quát vấn đề nghị luận. + Trích dẫn nhận định. - Phạm vi vấn đề. - Đánh giá sơ bộ vấn đề. 2. Thân bài: a. Giải thích nhận định: - Giải thích nghĩa của vấn đề. - Giải thích cơ sở của vấn đề. 6 b. Chứng minh nhận định: + Luận điểm 1: . Nêu luận điểm. . Chứng minh luận điểm Luận điểm phụ 1: (Luận cứ) Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) Luận điểm phụ … . Kết luận luận điểm. + Luận điểm 2: + Luận điểm 3: … c. Đánh giá, mở rộng vấn đề: - Đánh giá thành công của vấn đề. - So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận. - Vai trò, ý nghĩa của vấn đề vi bản thân. 3. Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề: khẳng định ý nghĩa của vấn đề - Nâng cao. E. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề: Đ Ề 1: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945” có viết: “ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”. (Văn học 9, tập 2- NXBGD 2001- Trang 75) Em hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xét trên. 7 Hướng dẫn: I. Tìm hiểu đề, tìm ý: 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NLVH dạng chứng minh một nhận định về một giai đoạn văn học. - Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của Tổ quốc, con người Việt Nam trong văn học. - Phạm vi: tập trung vào các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975. 2. Tìm ý: a. Giải thích nhận định: - Giải thích cơ sở của vấn đề: + Bối cảnh lịch sử. + Vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam. b. Chứng minh nhận định: * Luận điểm 1: Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân. - Luận điểm phụ 1: Hình ảnh đất nưc. + Dẫn chứng 1: Miền Nam (Tố Hữu) + Dẫn chứng 2: Chúng con chiến đấu ( Nam Hà) - Luận điểm phụ 2: Hình ảnh nhân dân. + Trên mặt trận chiến đấu: nhân dân là những người lính, người mẹ, người chị… góp phần kháng chiến. . Dẫn chứng 1: Bếp lửa (Bằng Việt) – người bà . Dẫn chứng 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) – người mẹ . Dẫn chứng 3: Lượm (Tố Hữu) – chú bé Lượm . Dẫn chứng 6: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) – ông Sáu là một người lính. + Trên mặt trận xây dựng đất nưc: . Dẫn chứng 4: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) – những người ngư dân 8 . Dẫn chứng 5: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) – những trí thức trẻ * Luận điểm 2: Hình ảnh thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”: - Luận điểm phụ 1: Đó là lp thanh niên trẻ có lí tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão và những ưc mơ, sẵn sàng cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho đất nưc. + Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” + Dẫn chứng 2: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) “Cháu chiến đấu hôm nay Vì tình yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ” + Dẫn chứng 3: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Phương Định đã từ giã tuổi học trò để đến vi chiến trường ác liệt. + Dẫn chứng 4: Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ ) “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” - Luận điểm phụ 2: Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh làm tròn nhiệm vụ. + Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” “Không có kính, ừ thì có bụi” “Không có kính, ừ thì ướt áo” + Dẫn chứng 2: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) – ba nữ thanh niên xung phong chấp nhận hoàn cảnh sống và công việc; hình ảnh Phương Định trong một lần phá bom. + Dẫn chứng 3: Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ ) 9 “Để cứu lấy con đường đêm ấy khỏi bị thương. Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.” - Luận điểm phụ 3: Họ là những con người trẻ trung, giàu sức sống, tinh thần lạc quan: + Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” + Dẫn chứng 2: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Họ luôn lạc quan, làm đẹp cho cuộc sống, họ có những sở thích đáng yêu, niềm vui của các nhân vật trong một trận mưa đá. c. Đánh giá nhận định: II. Lập dàn ý: 1. Mở bài: - Gii thiệu vấn đề bằng việc dẫn dắt vấn đề: Kế thừa và phát huy những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam…(dẫn nhận định) - Nêu khái quát vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích nhận đinh: - Bối cảnh lịch sử: Từ 1955 – 1975 là những năm miền Bắc tạm thời có hòa bình, văn học tập trung thể hiện những con người trong công cuộc xây dựng đất nưc, ngợi ca những đổi thay của đất nưc và con người trong bưc đi lên CNXH vi cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng. Cùng đó cuộc kháng chiến chống Mĩ lan rộng ra cả nưc, nhân dân miền Bắc và miền Nam cùng chung tay đánh đuổi đế quốc Mĩ, giành hòa bình và thống nhất Tổ quốc. - Đứng trưc những nhiệm vụ cao cả thiêng liêng ấy, con người Việt Nam đồng lòng, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo sát những bưc đi của lịch sử dân tộc, văn học đã tập trung thể hiện cuộc chiến đấu ở mọi miền đất nưc và xây dựng thành công, sinh động vẻ đẹp con người Việt Nam trên trận tuyến đánh Mĩ cứu nưc và xây dựng đất nưc Việt Nam đi lên CNXH vi ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của nhân dân vi vận mệnh dân tộc và Tổ quốc. Bằng ý chí quyết thắng và khí thế thời đại mi, văn học từ 1955 – 1975 đã sáng tạo những hình 10 [...]... vấn đề đặt ra ở đề bài - Nêu vấn đề, trích dẫn nhận đinh: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng vấn đề đặt ra trong nhận đinh rồi trích dẫn nhận định Vấn đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới Vấn đề này được nêu ra ở dạng khái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự chú ý của người đọc Mở bài có nhiệm vụ thông báo chính xác, rõ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn dắt sao cho việc... cuộc đời” Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên 21 DÀN Ý I Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Trích dẫn nhận định - Khái quát vấn đề II Thân bài: 1 Giải thích nhận định: - Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta -... Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợp thì người đọc mới dễ cảm 23 nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu 2 Chứng minh nhận định: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài a Bài thơ hay ở phần “hồn”( nội dung): - Bài thơ là... phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề - Lần lượt hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn kết bài 2 Hướng dẫn viết mở bài: a Cấu trúc của phần mở bài của HSG gồm : - Dẫn dắt vấn đề: Nêu các ý liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng dẫn người đọc, người... thuật có giá trị III Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề - Nâng cao *********************** ĐỀ 7: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên DÀN Ý I Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Trích dẫn nhận định - Khái quát vấn đề II Thân bài: 1.Giải thích vấn đề:... vấn đề nghị luận - Trích dẫn nhận định - Khái quát vấn đề II Thân bài: 1.Giải thích nhận định: - Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm… - Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ Xác: Tức là nói... sáng tác của thi hào Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.” 19 (Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H 1996) Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏ nhận định trên DÀN Ý I Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du với những nhận định khái quát - Nêu vấn đề: Tư tưởng chi phối toàn bộ sáng tác... kiến đúng đắn, khẳng định giá trị của một tác phẩm thơ chân chính phải biết hướng tới cái đẹp, giàu ý nghĩa nhân văn Bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Du là tác phẩm hội tụ cả hai yếu tố: Vừa đưa ru, vừa thức tỉnh con người Tác phẩm được ông viết vào năm 1978, khoảng ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tại thành phố Hồ Chí Minh 2 .Chứng minh nhận định: a Bài thơ Ánh trăng... của Nguyễn Duy đã làm rõ ý kiến thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh Điều ấy đặt ra bài học cho người sáng tác: làm thơ không chỉ truyền đến người đọc tình yêu với nghệ thuật, cái đẹp mà còn thức tỉnh ở họ những bài học làm người Để đạt được điều ấy, mỗi nhà thơ cần có cả tấm lòng và tài năng III Kết bài: - Khái quát, khẳng định lại vấn đề - Nâng cao Các đề bài tham khảo Đề 1: Nhận xét về nội dung... hiện cảm xúc trữ tình riêng của mỗi bài thơ Dựa vào hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Đề 5: Có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ” (PSG Nguyễn Văn Long – Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 229/2011) Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên Đề 6: Trong bài “Cảm nhận văn học”, Giáo sư Lê Đình Kỵ . từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữ quan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau: - Kiểu bài: Chứng minh nhận định. Đối vi bài nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định, trong đề thường. hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xét trên. 7 Hướng dẫn: I. Tìm hiểu đề, tìm ý: 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NLVH dạng chứng minh một nhận định về một giai đoạn. giáo viên hưng dẫn học sinh đọc kĩ nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định Vấn đề nghị luận của dạng bài chứng minh một nhận định thường là một trong các vấn

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan