CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ

44 2.7K 13
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG 9 ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ Người thực hiện: LƯƠNG THỊ HẠNH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Hướng Đạo Năm học: 2013-2014 CHUYÊN ĐỀ II- ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ I. Nội dung, cấu trúc chuyên đề: 1. Nội dung: Chuyên đề gồm 5 nội dung chính - Nội dung I: Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. - Nội dung II: Địa lí ngành nông nghiệp. - Nội dung III: Địa lí ngành lâm nghiệp- thủy sản. - Nội dung IV: Địa lí ngành công nghiệp - Nội dung V: Địa lí các ngành dịch vụ ( dịch vụ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch) 2. Cấu trúc: - Kiến thức cơ bản. - Bài tập nâng cao, vận dụng ( lí thuyết, bài tập vẽ biểu đồ, đọc Át lát Địa lí Việt Nam). II. Thời gian thực hiện chuyên đề: - 33 tiết ( tương ứng 10 buổi). III. Hướng dẫn HS cách học, làm bài tập trong chuyên đề: a. Cách học: - Bước 1: Đọc, hiểu. - Bước 2: Lập bản đồ tư duy về nội dung kiến thức đã học ( từng phần, toàn bài). - Bước 3: Viết bài. b. Cách nhận dạng đề bài đề trả lời câu hỏi: - Các dạng câu hỏi lí thuyết chủ yếu: Gồm 4 dạng sau + Trình bày: câu hỏi thường có các cụm từ “ Trình bày”, “ nêu”, “ phân tích”, “ hãy cho biết” và ở cuối câu hỏi có cụm từ “ như thế nào”, “ gì”. VD: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta. + Chứng minh: câu hỏi thường có từ “ Chứng minh rằng”, “ tại sao nói” VD: Chứng minh rằng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn và đa dạng nhất cả nước hoặc Tại sao nói Hà Nội là trung tâm du lịch lớn và đa dạng nhất cả nước. + Giải thích: câu hỏi thường có từ “ Hãy giải thích”, “ nguyên nhân”, “ Tại sao”, “ Vì sao” VD: Tại sao nước ta có quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. + So sánh: câu hỏi thường có từ “ so sánh” - Học sinh cần đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu của câu hỏi, để trả lời đúng, đủ nội dung yêu cầu của đề bài, vấn đề tránh lan man, lạc đề. - Các bài tập thực hành chủ yếu: BĐ tròn, cột, miền, đường, kết hợp. c. Cách làm: - Đối với dạng câu hỏi trình bày: chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản, nêu các kiến thức đó. - Đối với các dạng còn lại: cần tổng hợp kiến thức, tìm các mối liên hệ địa lí… - Bài tập vẽ, nhận xét, biểu đồ: sử dụng kiến thức đã học ở chuyên đề về biểu đồ để thực hiện. Nội dung 1- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta thoát ra cuộc khủng hoảng từng bước ổn định và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của thời kì đổi mới. a. Chuyển dịch cơ cấu ngành. - Thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP . + Tỉ trọng N-L-NN liên tục giảm; năm 1991 là 40,5 % đến năm 2002 chỉ còn 23% thấp hơn CN-DV. + Tỉ trọng CN-DV tăng lên nhanh, từ dưới 24 % năm 1991 lên 38,5 % năm 2002. Do chủ trương CNH-HĐH nền kinh tế gắn liền đường lối đổi mới nên CN được khuyến khích phát triển. + Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. - Từ năm 1991 – 1996 dịch vụ tăng liên tục cao nhất là năm 1996 tỉ trọng lên tới gần 45% ,do năm 1995 ta bình thường hoá với Mỹ tạo thuận lợi cho kinh tế đối ngoại phát triển. - Từ năm 1996 trở lại đây có xu hướng giảm do 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực diễn ra và hoạt động kinh tế đối ngoại tăng chậm. - Nay có xu hướng phục hồi.( dẫn chứng át lát) b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. - Đã hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp. (ĐBSH và ĐBSCL chuyên canh cây lương thực thực phẩm; Tây Nguyên, Đông Nam Bộ chuyên canh cây công nghiệp), các lãnh thổ tập trung công nghiệp- DV tạo nên những vùng kinh tế phát triển năng động - Cả nước có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm( Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung lớn về công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm thu hút những nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh đặc biệt là công nghiệp. + 7 vùng kinh tế là: TDMNBB, ĐBSH, BTB, DHNTB, TN, ĐNB, ĐBSCL. + 3 Vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng KTTĐ miền Trung, Vùng KTTĐ phía Nam. c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. - Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền KT nhiều thành phần. - Có 5 thành phần kinh tế: + Thành phần kinh tế Nhà nước. + Thành phần kinh tế tập thể + Thành phần kinh tế tư nhân + Thành phần kinh tế cá thể. + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Những thành tựu và thách thức: * Thành tựu: + Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH. + Trong CN đã hình thành 1 số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành: dầu khí, điện, chế biến lương thực- thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng… + Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. + Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. * Khó khăn: + Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là miền núi còn nhiều xã nghèo. + Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. + Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói, giảm nghèo… vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. + Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA ( khu vực mậu dịch tự do ĐNÁ), Hiệp định thương mại Việt –Mĩ, gia nhập WTO. => Đòi hòi nhân dân ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG, NÂNG CAO 1. Bài tập vận dụng lí thuyết: Bài 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện như thế nào? Vì sao nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển của Việt Nam? Các vùng KT trọng điểm của Việt Nam nằm trong những vùng miền nào? * Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện ( Như trên) * Nước ta phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì: - Muốn đưa nền kinh tế phát triển phải chuyển dịch, chuyển dịch để đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn định và ngày càng phát triển. - Đây là nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế trong xu thế và quy luật chung của toàn Thế giới, chuyển dịch để đưa nước ta hội nhập với Thế giới và khu vực. * Các vùng kinh tế giáp biển: (6 vùng) - Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. * Mỗi vùng kinh tế trọng điểm đều nằm trong 2 vùng kinh tế: - Vùng KTTĐ Bắc bộ: Nằm ở 2 vùng TDMNBB và ĐBSH.( dẫn chứng) - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Nằm ở 2 vùng: BTB và duyên hải Nam Trung Bộ. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Nằm ở 2 vùng: Đông Nam Bộ và ĐBSCL Bài 2: Vùng KTTĐ là gì? Vì sao nước ta phải hình thành các vùng KTTĐ? - Vùng KTTĐ: là vùng tập trung lớn về công nghiệp, thương mại dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp. - Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm vì: + Xuất phát của nền kinh tế nước ta thấp, cần phải đầu tư có trong điểm để tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước. + Nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội tuy phong phú, đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa giữa các vùng, trong khi nguồn vốn còn hạn chế, đòi hỏi phải đầu tư có trọng điểm. + Lựa chọn các vùng kinh tế trọng điểm để thu hút đầu tư nước ngoài. + Ba vùng KTTĐ là hạt nhân, lôi kéo sự phát triển của các thành phần KT khác. 2. Bài tập thực hành Bài 1: ( Thi tỉnh 2012-2013) Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010 ( Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2000 2010 Nông, lâm, ngư nghiệp 108,4 407,6 Công nghiệp- xây dựng 162,2 824,9 Dịch vụ 171,3 748,4 Tổng 441,9 1980,9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000-2010. b. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích. Hướng dẫn - Xử lí số liệu. ( ĐVT:%) Năm 2000 2010 Nông, lâm, ngư nghiệp 24,5 20,6 Công nghiệp- xây dựng 36,7 41,6 Dịch vụ 38,8 37,8 Tổng 100,0 100,0 - Tính bán kính: coi BK 2000=1 đơn vị bán kính. BK 2010= 2,1 cm - Vẽ biểu đồ: hình tròn. * Nhận xét: - Quy mô: Tổng giá trị sản xuất năm 2010 lớn hơn năm 2000 là 4,5 lần. - Cơ cấu: + Khu vực nông lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng giá trị thấp nhất và có chiều hướng giảm xuống, năm 2000 là 25,5% đến năm 2010 giảm còn 20,6% ( giảm 3,9%). + Khu vực CN-XD và dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng có sự khác nhau: CN- XD tăng tỉ trọng từ 36,7% ( năm 2000) lên 41,6% năm 2010( tăng 4,9%); khu vực dịch vụ tỉ trọng giảm nhẹ ( giảm 1,0%) * Giải thích: - Tổng giá trị năm 2010 lớn hơn năm 2000 do nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển khá cao. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực do nước ta có nhiều chính sách để đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước. 3. Bài tập tự luyện Bài 1. Nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta? Trong những thành tựu đó nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Trình bày nội dung đó? Bài 2: Trình bày các mặt chủ yếu của quá trình đổi mới ( Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta). Sự chuyển dịch đó nói lên điều gì? Bài 3: Bài 5. Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991- 2002. 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nông, lâm, ngư nghiệp 40.5 29.9 27.2 25.8 25.4 23.3 23.0 Công nghiệp- xây dựng 23.8 28.9 28.8 32.1 34.5 38.1 38.5 Dịch vụ 35.7 41.2 44.0 42.1 40.1 38.6 38.5 a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991- 2002 b. Hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta thời kì 1991-2002. Bài 6. Cho bảng số liệu sau Lao động phân theo khu vực ngành KT của nước năm 2000 và 2005( đơn vị nghìn người) Khu vực ngành Năm 2000 Năm 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 24481.0 24257.1 Công nghiệp – Xây dựng 4929.7 7636.0 Dịch vụ 8298.9 10816.0 Tổng số 37609.6 42709.1 a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2005 b. Nhận xét và giải thích. Bài 7. Cho bảng số liệu sau Lao động phân theo khu vực thành phần KT của nước năm 2000 – 2005 ( đơn vị nghìn người) Năm 2000 2002 2003 2004 2005 Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 37609,6 3501,0 33881,8 226,8 39507,7 3750,5 35317,6 439,6 40573,8 4035,4 36018,5 519,9 41586,3 4018,2 36847,3 630,9 42709,1 4082,1 37950,9 676,1 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta thời kì 2000-2005 b. Qua bảng số liệu và biểu đồ rút ra nhận xét. Bài 8. Cho bảng số liệu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ở nước ta.( Đơn vị: tỉ đồng) Năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2000 39206 177744 3461 2006 75314 498610 22283 a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2006. b. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ. Nội dung II- ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Phần I- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức cơ bản: 1. Nhân tố tự nhiên . a.Tài nguyên đất. - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành NN. TN Đất ở nước ta khá đa dạng. Có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn là đất phù sa và Feralit. * Đất phù sa: - Diện tích: khoảng 3 triệu ha. - Phân bố: tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung. - Giá trị: thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. * Đất Feralít: - Chiếm diện tích 16 triệu ha. - Phân bố: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. - Thích hợp cho việc trồng cây CN lâu năm(cà phê, cao su…), cây ăn quả và 1 số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương… - Hiện nay diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp nước ta. * Thuận lợi: Tài nguyên đất đa dạng tạo điều kiện để đa dạng cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh cây CN, cây lương thực. * Khó khăn: diện tích bị bạc màu, thoái hóa tăng nhanh, nhiều diện tích đất canh tác bị thu hẹp do sự phát triển của công nghiệp, đô thị, mạng lưới đường giao thông… b.Tài nguyên khí hậu. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thuận lợi: + Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ 2-3 vụ lúa và rau màu trong năm, nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. + Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao. Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng nhiều loại cây cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng phong phú, đa dạng. - Khó khăn: + Khí hậu nóng ẩm nên nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển. + Có nhiều thiên tai: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông. Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt, bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng. c.Tài nguyên nước. - Thuận lợi: Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các sông có giá trị về thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm dồi dào cung cấp nước tưới cho nông nghiệp đặc biệt là mùa khô điển hình là vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Khó khăn: Mùa lũ mùa màng bị thiệt hại, mùa khô thiếu nước. d.Tài nguyên sinh vật: - Trọng môi trường nhiệt đới ẩm sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài. - Tài nguyên sinh vật phong phú là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo các cây trồng, vật nuôi trong đó có nhiều giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. 2. Các nhân tố kinh tế xã hội . a. Dân cư- lao động nông thôn - Năm 2003 nước ta vẫn còn khoảng 74 % dân số sống ở vùng nông thôn và trên 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. - Ưu điểm: Người dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp gắn bó với đất đai khi có chính sách khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù sáng tạo của mình. b. Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện. - Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần: + Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp. + Nâng cao hiệu quả sản xuất. + Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp gồm: + Hệ thống thuỷ lợi: hệ thống kênh mương, trạm bơm phục vụ tưới tiêu. + Hệ thống dịch vụ trồng trọt: Như các cơ sở bán thuốc trừ sâu, phân bón, các cơ sở xay, xát… + Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: Các cơ sở chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm chăn nuôi, các cơ sở thú y. + Các cơ sở vật chất kĩ thuật khác như: viện nghiên cứu lai tạo giống năng suất cao, các trung tâm thương mại, các hệ thống thông tin liên lạc các mạng lưới giao thông vận tải tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông…. c. Chính sách phát triển nông nghịêp - Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nhân dân vươn lên làm giàu thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. - Một số chính sách cụ thể là: + Phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại. + Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hướng ra xuất khẩu. + Giao đất khoán 10, hỗ trợ vốn… d. Thị trường trong và ngoài nước. - Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn. - Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số loại cây công nghiệp và thuỷ sản. II. Bài tập vận dụng nâng cao Bài 1: Tại sao nói thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp? - Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu ở nước ta vì: + Chống lũ lụt trong mùa mưa lũ, cung cấp nước tưới cho mùa khô. + Thau chua, rửa mặn cải tạo mở rộng diện tích canh tác, tăng vụ. + Thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng. + Góp phần nâng cao năng suất và sản lượng trong nông nghiệp. Bài 2: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp? - Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp đã góp phần: + Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp. + Nâng cao hiệu quả sản xuấtnông nghiệp. + Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. - Có thể nói: Nông nghiệp nước ta không thể trở thành ngành sản xuất hàng hóa nếu không có sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến. Bài 3: Vai trò của yếu tố chính sách phát triển nông thôn đã tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp? (Tại sao yếu tố chính sách được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta)? * Trả lời: - Tác động mạnh tới dân cư và lao động nông thôn : + Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh trong lao động nông nghiệp + Thu hút, tạo việc làm, cải thiện đời sống nông dân - Hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp - Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có : mô hình kinh tế hộ gia đình, trang trại, hướng xuất khẩu - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi . 2. Bài tập tự luyện: Bài 4: a. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp? b. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới? Cho ví dụ minh họa. Bài 5: Vì sao phải gắn các vùng chuyên canh cây công nghiệp với các cơ sở chế biến? Bài 6: Sự phân hóa khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào? Bài 7: Yếu tố thị trường tác động đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? Bài 8: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp, nhân tố nào là cơ sở cho sự phát triển của nông nghiệp? Nhân tố nào quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp? Phân II- SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức cơ bản: 1. Ngành trồng trọt: - Từ một nền sản xuất chủ yếu dựa vào độc canh cây lúa, nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác. - Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ năm 1990-2002: + Tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3%. + Tỉ trọng cây Công nghiệp tăng nhanh 9,2% + Tỉ trọng cây ăn quả giảm 2,9% - Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu chiếm 60,8% ( 2002). Hiện nay xu hướng cây lương thực giảm, cây CN tăng để đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. -Ý nghĩa: phát huy nền NN nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu. a. Cây lương thực: - Gồm lúa, hoa màu ( ngô, khoai, sắn) lúa là cây trồng chính. - Thành tựu: Diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng lương thực bình quân đầu người không ngừng tăng (dc). Cơ cấu mùa vụ đang thay đổi để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn ( vụ lúa chính, vụ lúa sớm, vụ lúa muộn). Việt Nam là 1 trong những nước xuất khẩu gạo đững đầu thế giới. - Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước: ĐB sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. b. Cây công nghiệp: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây CN nhất là các cây công nghiệp lâu năm. - Việc đẩy mạnh trồng các cây CN đã tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. - Cơ cấu: gồm Cây CN lâu năm, cây công nghiệp hằng năm. + Cây CN hàng năm: Lạc, mía, đậu tương, bông… phân bố chủ yếu ở đồng bằng. + Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, dừa, chè. phân bố vùng núi và Trung du (với 2 vùng trọng điểm là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên) c. Cây ăn quả: - Có nhiều loại quả trong đó nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, … - Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: ĐBSCL và Đông Nam Bộ. 2. Ngành chăn nuôi: Chiếm tỉ trọng nhỏ Trâu Bò Lợn Gia cầm Số lượng khoảng 3 triệu con có trên 4 triệu con. Tăng nhanh, từ 12 triệu con ( 1990) lên 23 triệu con ( 2002) 230 triệu con gấp hơn 2 lần năm 1990 Phân bố Trung du và miền núi Bắc Bộ Duyên Hải Nam Trung Bộ - Bò sữa ở ven các thành phố lớn được nuôi tập trung ở 2 đồng bằng : ĐBSH và ĐBCSL, là nơi có nhiều lương thực và đông dân. Gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng. Giá chủ yếu lấy Lấy thịt, sữa và Lấy thịt, phân bón. lấy thịt, trứng, phân [...]... dầu khí Vận chuyển bằng đường ống là cách vận tải hữu hiệu nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí II Bài tập nâng cao vận dụng: Bài 1: Tại sao Hà Nội là đầu mối GTVT vào bậc nhất ở nước ta? a Vị trí địa lí- vai trò: - Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm Bắc Bộ và ĐBSH Trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Là 1 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh - Vai Trò: Là thủ đô của cả nước,... triệu dân + Mang lại hiệu quả kinh tế cao: là tiền đề thực hiện CNH - HĐH, là ngành đi trước một bước tác động mạnh đến các ngành kinh tế một cách toàn diện từ qui mô, kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm Bài 7: So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 trung tâm tâm công nghiệp lớn nhất nước Hà Nội và TP Hồ Chí Minh * Giống nhau: - Vai trò: Đều là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất nước,... phát triển các ngành này có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế( Kể tên các ngành CNTĐ: Điện ) Bài 2 Tại sao Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? Nguyên nhân Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Vị trí địa lí thuận lợi - Trung tâm ĐBSH - Liền kề với ĐBSCL, vùng trọng điểm - Nằm trong vùng kinh sản xuất lương thực- TP lớn nhất cả nước tế trọng điểm... phẩm và các ngành CN nhẹ ( giầy da, dệt…) - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng, khai thác hợp lí hơn TNTN, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân - Cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa Góp phần tạo ra 1 số sản phẩm xuất khẩu, tích lũy vốn cho nền kinh tế * Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành này:... thông + Tài chính, tín dụng + Kinh doanh tài sản, tư vấn - Dịch vụ công cộng gồm: + Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao + Quản lí Nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc b Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - Nhờ có các hoạt động vận tải, thương mại mà các ngành kinh tế, N_L_NNvà CN được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của ngành này cũng được tiêu... trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu + Đây cũng là hai trung thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta + Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống… đều phát triển mạnh II Bài tập nâng cao, vận dụng Bài 1 Cho ví dụ chứng minh nền kinh tế càng phát triển thì ngành dịch vụ càng trở nên đa dạng Trước đây, khi kinh tế chưa... tâm kinh tế lớn nhất phía Nam (đối với thành Phố Hồ Chí Minh) - Hai thành phố lớn nhất cả nước -Trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước (Đặc biệt là các hoạt động công nghiệp) Vì vậy, ở đây tập trung nhiều nhất các dịch vụ về tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng Chính sự phát triển của các ngành dịch vụ có vai trò thúc đẩy hơn nữa các vị thế của hai trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học. .. trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước - Hai thành phố đông dân nhất cả nước - Tập trung nhiều tài nguyên du lịch Phần II- GIAO THÔNG VẬN TẢI I Kiến thức cơ bản: 1.Vai trò - Giao thông vận tải là ngành có vai trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội - Đây là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế hội... mạnh xuất khẩu Bài 2 Dựa vào Át lát Địa lí VN và kiến thức đã học: Nhận xét và giải thích sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây a Tình hình phát triển: * Nhận xét: – Giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007 (dc) Đây là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất trong 3 ngành N-L-NN - Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị... nâng cao: 1 Vận dụng lí thuyết Bài 1: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng * CN nước ta có cơ cấu đa dạng thể hiện: - Theo thành phần kinh tế: Gồm các cơ sở Nhà nước, ngoài Nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài - Theo cơ cấu ngành: Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.(DC Át lát) - Đã hình thành 1 số ngành công nghiệp trọng điểm, đó là những ngành chiếm tỉ trọng . DƯƠNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG 9 ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ Người thực hiện: LƯƠNG THỊ HẠNH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Hướng Đạo Năm học: 2013-2014 CHUYÊN ĐỀ II- ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ I cấu trúc chuyên đề: 1. Nội dung: Chuyên đề gồm 5 nội dung chính - Nội dung I: Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. - Nội dung II: Địa lí ngành nông nghiệp. - Nội dung III: Địa lí ngành lâm. thành phần kinh tế. - Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể chuyển sang nền KT nhiều thành phần. - Có 5 thành phần kinh tế: + Thành phần kinh tế Nhà nước. + Thành phần kinh tế tập

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan