thiết kế môn học nghiệp vụ ngoại thương: quy trình xuất khẩu mây tre đan sang Hoa Kỳ

33 888 3
thiết kế môn học nghiệp vụ ngoại thương: quy trình xuất khẩu mây tre đan sang Hoa Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác nhau như dịch vụ, sở hữu trí tuệ …, đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới Vì thế, phấn đấu cho nền thương mại tự do toàn cầu là xu thế, là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, và ngoại thương đã và đang trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của bất kì nền kinh tế nào Bắt kịp xu thế thời đại ấy, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển kinh tế đất nước nói chung và ngoại thương nói riêng về các mặt hàng trên thị trường quốc tế Hoạt động ngoại thương hay kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế… Trong đó nhậ khẩu có vai trò tác động trực tiếp đến đời sống xã hội trong xã hội: cung cấp những mặt hàng, trang thiết bị trong nước còn thiếu, còn yếu để phục vụ sản xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 1 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn người dân Bên cạnh đó xuất khẩu cũng đóng một vai trò vô cũng quan trọng: giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển mọi mặt của đời sống văn hóa- chính trị- xã hội, tạo vị thế trên trường quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ… Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm và thu ngoại tệ Đặc biệt khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, thúc đẩy ngoại thương phát triển Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội mới , kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và rủi ro Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Đây thực sự là vấn đề đặt ra hiện nay, giải quyết được câu hỏi đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tiến tới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian không xa Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả thì chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vì nó là một bước quan trọng, là tiền đề, là cơ sở cho việc ra quyết định xem doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không Các mặt hàng như: nông sản, thủy sản, hải sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử… trong những năm gần đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Trong đó ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Phong đang trên đà hoàn thiện các năng lực buôn bán quốc tế, đàm phán quốc tế trong giao dịch SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 2 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn thương mại, dưới đây là các quy trình thực hiện một giao dịch xuất khẩu hàng hóa ngọai thương của công ty CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU 1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu hàng mây tre đan cho năm 2014 công ty chúng tôi căn cứ vào các điều kiện: - Căn cứ vào luật Thương Mại của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 - Căn cứ vào nghị định 12NĐ – CP của Chính phủ được ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương Mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu: các hoạt đọng ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa - Căn cứ vào các văn bản pháp quy khác của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 3 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn - Căn cứ vào các quy định khác của chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng 1.2 CƠ SỞ THỰC TẾ 1.2.1 Order của khách hàng Đơn đặt hàng của thị trường hoa Kỳ: Falcow Co.,Ltd No:723 Wall Street New York, USA Tel :201422.7890245 Fax :201422.7890245 USA, 20 October 2014 ORDER To : Bac Phong Import and Export Handicrafts Company No : 68 Hoang Hoa Tham, Le Chan Hai Phong, Viet Nam Tel : 0084 031.3680279 Fax: 0084 031 985786 SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 4 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Dear Sir, We have decided to place a trial order you for 1000 tables and chairs, 500 rattan beds, 1500 shopping basket Asrequestted, we have to day informed your detail ò purchase condition and price list that we could order: Item No (NTS – A1) Tables and chairs Rattan Bed Shopping basket Total Unit price, FOB- Incoterm 2000 (USD) 210 250 15 Quantit y (unit) 1000 500 1500 3.000 size 80cm × 60cm 120cm × 200cm 40cm × 35cm Total value (USD) 210.000 125.000 22.500 357.500 Payment: in US dollars by irrevocable L/C in to our account No: 3254789 at Industrial & commercial bank of America We looking forward to your favorable reply Your faithfully 1.2.2 Kết quả nghiên cứu thị trường 1 Thị trường trong nước SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 5 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Hàng mây tre đan thủ công mỹ nghệ truyền thống được tạo ra bởi bàn tay tài hoa Đây là những đặc điểm nhưng cũng là điều kiện không thể thiếu của mặt hàng này Trong các làng nghề truyền thống đều có mặt của các nghệ nhân hoặc những tay thợ lành nghề Hàng trăm năm đã đi qua nhưng bao giờ cũng có sự kế tiếp đó Trước đây các sản phẩm được sản xuất bằng tay và các công cụ đơn giản như dùng dao để chẻ mây tre, rút sợi nhưng giờ đã có sự đóng góp của các máy chẻ mây tre, các máy cơ khí, máy rút sợi Với sự thay thế này sức lao động được giảm nhẹ, số lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, hiệu quả kinh tế lớn hơn Sản phẩm mây tre đan ở thị trường trong nước xuất hiện với mật độ thấp, nguyên nhân do nhu cầu mua và sử dụng các sản phẩm mây tre đan còn ít, chỉ tập trung ở một số đối tượng yêu thích sản phẩm truyền thống theo thống kê sơ bộ cho thấy cứ 10 hộ gia đình chỉ có 2 hộ gia đình có sử dụng sản phẩm mây tre đan, cứ 10 cửa hàng, nhà hàng,khách sạn chỉ có 1 địa điểm dùng sản phẩm này Do thực tế nhu cầu tiêu thụ như vậy nên tình hình phân phối mặt hàng này còn nhỏ lẻ và chưa có hệ thống, quy mô lớn Đây là thực tế đáng buồn đối với sản phẩm mây tre đan, nhu cầu của người dân chưa được kích thích mạnh từ phía các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan khiến cầu về sản phẩm mây tre đan chưa cao Từ năm 2009 đến nay, các làng nghề mây tre nổi tiếng như Phú Nghĩa, nón Chuông, làng Vát, Chàng Sơn, Phú Túc, nón Huế gặp rất nhiều khó khăn do thị trường bấp bênh, nguồn nguyện liệu không ổn định, sản xuất cầm chừng Trong khi người tiêu dùng ở các nước phát triển ưa chuộng những sản phẩm đơn giản, có tính hình khối thì sản phẩm mây tre Việt Nam thường rườm rà, nhiều chi tiết và lắm góc cạnh, uốn lượn,… nên khó có thị trường bền vững Chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu chung cho các sản phẩm tre Việt Nam SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 6 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Trên 80% các cơ sở sản xuất trong ngành mây tre đan không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, hầu hết đều sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế sức cạnh tranh cả trên thị trưởng trong nước lẫn XK Có thể nói, các doanh nghiệp mây tre đan cần phải chú trọng tới thị trường trong nước, đây là thị trương tiềm năng, đặc biệt rất tiềm năng đối với sản phẩm mây tre đan cải tiến Doanh nghiệp nên quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình và đưa ra thêm nhiều chính sách về giá cả, cải tiến mẫu mã hơn nữa để người tiêu dùng biết tới sản phẩm nhiều và có quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn 2 Thị trường nước ngoài a Một số thị trường Ngành mây tre đang đứng trước cơ hội chiếm lĩnh tới 10% nhu cầu thị trường thế giới và thu về khoảng 1 tỷ USD từ xuất khẩu Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kết thúc năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói thảm đạt 229,7 triệu USD, tăng 8,58% so với năm 2012 Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói thảm sang 18 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là thị trường chính, chiếm 22,7% thị phần, đạt kim ngạch 52,2 triệu USD, tăng 27,09% so với năm trước Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 39,6 triệu USD, tăng 15,10% Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường trong năm 2013, thì số thị trường có kim ngạch tăng trưởng chiếm 67% Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh đó là Thụy Điển, Hoa Kỳ và Hàn Quốc, SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 7 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn tróng đó Thụy Điển là thị trường tăng trưởng mạnh hơn cả, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,6 triệu USD nhưng tăng 29,48%; kế đến là Hàn Quốc tăng 27,28% Thống kê sơ bộ của TCHQ về tình hình xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm năm 2013 – ĐVT: USD Thị trường KNXK 12T/2013 KNXK 12T2012 Tổng KN Hoa Kỳ Nhật Bản Đức Oxtrâylia Nga Anh Hàn Quốc Pháp Đài Loan Tây Ban Nha Canada Italia Trung Quốc Hà Lan Ba Lan Thuỵ Điển Bỉ Đan Mạch Tốc độ tăng 211.607.019 41.115.377 34.448.682 28.252.859 10.174.248 8.693.714 7.125.968 6.301.828 7.416.773 6.771.511 5.036.985 4.191.722 4.687.094 3.753.378 4.197.605 2.830.986 3.956.327 1.748.893 229.755.542 52.254.939 39.650.336 24.351.017 9.888.881 8.883.642 8.464.901 8.021.280 7.660.834 6.965.484 5.673.832 4.969.324 4.494.873 4.419.287 4.320.725 4.160.596 3.665.643 3.421.981 1.974.015 trưởng (%) 8,58 27,09 15,10 -13,81 -2,80 2,18 18,79 27,28 3,29 2,86 12,64 18,55 -4,10 15,12 -0,88 29,48 -13,51 12,87  Thị trường Hoa Kỳ SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 8 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng mây tre đan nói riêng còn rất lớn và đa dạng, hàng rào về hành vi và thói quen tiêu dùng cũng rất đa dạng, phong phú nhưng nhìn chung, yêu cầu cao về chất lượng, vẫn tồn tại xu hướng đánh giá thấp hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển Tại thị trường Hoa Kỳ, người tiêu dùng tin vào các nguồn thông tin được công bố chính thức, đầy đủ, họ cũng thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình xuất nhập khẩu của nước mình Người tiêu dùng Hoa Kỳ khá hiện đại và thực tế Họ luôn quan tâm đến mẫu mã, nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như giá trị sử dụng, độ bền, tính nghệ thuật và thẩm mỹ của sản phẩm Họ luôn chú ý tới việc so sánh giá cả với chất lượng hàng hóa, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, người tiêu dùng Hoa Kỳ lại càng đặc biệt quan tâm tới vấn đề này để sử dụng hợp lý ví tiền của mình Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, nhưng không kém phần khắc nghiệt đối với hàng hóa “ Made in Vietnam” Nếu xu thế nhập khẩu của Hoa Kỳ không trùng khớp với hàng hóa và chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì rõ ràng là hàng Việt Nam sẽ mất đi tính cạnh tranh, ít nhất là trong vài năm tới Để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam cần được cần phân loại theo cách gọi của người Mỹ: hàng qùa tặng, lưu niệm ngày thường; hàng quà tặng, lưu niệm & trang trí các ngày lễ hội (lễ giáng sinh, năm mới, valentine, halloween, lễ tạ ơn, v.v.), đồ dùng và trang trí trong vườn, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng và trang trí nội thất, dụng cụ gia đình, đồ trong phòng ngủ, đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm, đồ sưu tập, v.v Tại Hoa Kỳ doanh số bán lẻ hàng SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 9 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn năm các mặt hàng này lên tới hàng nghìn tỷ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới Vấn đề chủ yếu của hàng mây tre đan là chưa phù hợp với thị hiếu của người Hoa Kỳ Các chuyên gia khuyến cáo: nhiều người sản xuất ở Việt Nam hay nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hóa của sản phẩm, nhưng những đặc tính này có thể có giá trị đối với dân tộc hoặc nền văn hóa này, song lại không có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc nền văn hóa khác Vì vậy mà các chuyên gia nghiên cứu đã khuyên nhà sản xuất Việt Nam nên nghiên cứu giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các dân tộc ở Hoa Kỳ để lồng vào sản phẩm, chứ không thể áp đặt những giá trị văn hóa của mình trên sản phẩm bán cho người Hoa Kỳ Tuy nhiên xuất khẩu sang Mỹ vẫn có những rào cản: Năm 2013 nền kinh tế thế giới vẫn đang trong thời kì khủng hoảng vì vậy ngành hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá là thành công Tuy nhiên xuất khẩu hàng mây tre đan sẽ còn gặp nhiều khó khăn: - Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái - Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu rộng b Xác định nguồn vốn Nguồn vốn công ty dự tính để đảm bảo cho việc thực hiện phương án xuất khẩu khoảng 5 tỷ, để đảm bảo đủ vốn cho việc xuất khẩu lô hàng và tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp vay vốn, công ty quyết định vay thêm của SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 10 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Bộ bàn ghế mây Giường mây Giỏ đựng đồ Điều 2: Chất lượng - Làm từ mây tre tự nhiên 100% - Nguồn gốc: Việt Nam Điều 3: Số lượng Bộ bàn ghế: 1000 bộ Giường mây: 500 chiếc Giỏ đựng đồ: 1500 chiếc Điều 4: Bao bì đóng gói -Đóng gói trong thùng carton, bên trong lót vải, mỗi thùng một sản phẩm Điều 5: Giá - Đơn giá: + Bộ bàn ghế: 210 USD +Giường mây: 250 USD +Giỏ đựng đồ: 15USD SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 19 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn - Tổng giá: 357.500 USD - Những giá trên đây được hiểu là giá FOB HPport-Vietnam theo Incoterm 2010, bao gồm cả chi phí bao bì Điều 6: Gửi hàng - Hàng được gửi trong thời gian từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 - Cảng bốc hàng: cảng Hải Phòng - Cảng dỡ hàng: USA Điều 7: Điều kiện bốc dỡ a.Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là 3000 sản phẩm trong 2 ngày làm việc thời tiết thích hợp, 24 tiếng liên tục, chủ nhật và ngày lễ được trừ ra trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp hàng lên tàu Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu ngay vào lúc 13 giờ cùng ngày Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa nhưng trước giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn b Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn c Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu d Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 20 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn e Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu Điều 8: Kiểm tra hàng hóa Đối với phần phẩm chất và trọng lượng của mỗi chuyến gửi từ cảng bốc VINACONTROL sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm nghiệm và giấy chứng nhận trọng lượng, giấy này coi là chứng từ quyết định cuối cùng Mọi khiếu nại của người mua phải tiến hành trong vòng 30 ngày sau khi hàng đến cảng đến Điều 9: Thanh toán Đối với mỗi lần giao hàng, bên mua phải mở một L/C không hủy ngang, trả tiền ngay, bằng US Dollar, để trả cho toàn bộ trị giá hàng, chuyển đến Ngân hàng Công thương Việt Nam từ một ngân hàng do hai bên thỏa thuận L/C phải đến tay bên bán ít nhất 15 ngày trước thời gian dự định giao hàng và có giá trị 30 ngày, L/C này sẵn sang thanh toán khi xuất trình những chứng từ sau: - Hối phiếu trả tiền ngay, ký phát cho bên mua - Trọn bộ ba bản gốc vận đơn hoàn hảo - Hóa đơn thương mại: 4 bản - Phiếu đóng gói: 2 bản - Giấy chứng nhận xuất xứ: 2 bản - Giấy chứng nhận số lượng: 2 bản SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 21 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn - Giấy chứng nhận chất lượng do người giám sát độc lập phát hành: 2 bản Điều 10: Trường hợp bất khả kháng Các bên ký kết sẽ không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp vẫn thường được công nhận là trường hợp bất khả kháng Ngay khi xảy ra điều kiện gây nên trường hợp bất khả kháng, nghĩa là sự kiện bất thường, không lường trước được và không khắc phục được, một bức điện thông báo phải được gửi đi để báo tin cho bên đối tác Thông báo này phải có xác nhận của chính quyền địa phương và gửi cho bên đối tác trong vòng 7 ngày Ngay khi chấm dứt điều kiện phát sinh bất khả kháng, hợp đồng này có hiệu lực lại ngay Điều 11: Phạt Khi bên mua không mở L/C kịp thời theo hợp đồng này, bên bán có quyền đòi hỏi bên mua phải nộp phạt một số tiền bằng 1% tính theo mỗi ngày và theo số tiền của hợp đồng Nếu bên bán không giao hàng, bên mua có quyền đòi bên bán phải nộp phạt là 1% mỗi ngày tính trên cơ sở trị giá của hàng giao chậm Điều 12: Trọng tài Mọi tranh chấp xảy ra từ hợp đồng này, nếu hai bên không thể đi đến hòa giải, đều phải đưa ra trọng tài Trọng tài được tổ chức ở nước bị cáo Phán quyết của trọng tài được coi là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên Mọi chi phí về trọng tài là do bên thua kiện chịu Điều 13: Những điều khoản khác SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 22 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn -Người mua có quyền kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng -Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Hợp đồng này được lập 4 (bốn) bản: 2 (hai) bản bằng tiếng Anh, 2 (hai) bản bằng tiếng Việt Và mỗi bên giữ 2 (hai) bản Đại diện bên bán Đại diện bên mua 2.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 2.3.1 Sơ đồ tổ chức các quy trình thực hiện hợp đồng Kí HĐNT Thu mua nguyên liệu tiến hành sx Thủ tục nghiệp vụ XK; giám định HH Yêu cầu mở L/C Giao cho người vận tải Làm thủ tục Hải quan Thông báo cho người NK Thanh toán theo hóa đơn SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung Kiến nghị khiếu nại 23 Thanh lí hợp đồng Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức các quy trình thực hiện hợp đồng 2.3.2 Thực hiện hợp đồng 1 Giục mở L/C Để đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng từ phía người mua, trước khi giao hàng công ty sẽ giục bên mua mở L/C Nội dung cần kiểm tra: - Đối chiếu những quy định trong hợp đồng với các quy định trong L/C xem có phù hợp hay không - Loại L/C người nhập khẩu có đúng là loại L/C không hủy ngang hay không - Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng trả tiền hoặc Ngân hàng xác nhận có quan hệ với Ngân hàng của công ty hay không - Số tiền của L/C có đủ để thanh toán cho lô hàng hay không, nếu không đủ thì yêu cầu người nhập khẩu sửa lại cho đủ hoặc sẽ giao hàng vừa đủ với số tiền của L/C -Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C có mâu thuẫn với nhau không Thời hạn của L/C có đủ để người bán luân chuyển chứng từ hay không - Những yêu cầu về chứng từ thanh toán có rõ ràng và dễ thực hiện hay không, nếu thấy có điều gì gây khó khăn chi Công ty phải yêu cầu sửa chữa ngay 2 Xin giấy phép xuất khẩu SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 24 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Hàng mây tre đan là mặt hàng không thuộc nhóm hàng cấm xuất khẩu và xuất khẩu có điều kiện theo nghị định 187/2013/NĐ-CP Vì vậy không cần xin giấy phép xuất khẩu 3 Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu a Chuẩn bị nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu chính sẽ được thu mua từ các làng nghề xã Tăng Tiến huyện Việt Yên, Bắc Giang Sau đó được chuyển về xưởng sản xuất của công ty - Các nguyên vật liệu phụ khác Công ty sẽ thu mua tại các Công ty sản xuất phụ kiện khác b Đôn đốc công nhân làm việc để hoàn thành tiến độ giao hàng Để đảm bảo thời gian giao hàng đúng với thời hạn của hợp đồng các cán bộ quản lý Công ty cần đôn đốc công nhân làm việc và thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố có khả năng dẫn đến làm chậm trể thời gian giao hàng c Kiểm tra chất lượng và số lượng sản phẩm Trước khi giao hàng Công ty cần kiểm tra lô hàng về mặt chất lượng và số lượng Nếu thấy hàng hóa không đạt yêu cầu cần khẩn trương làm lại theo đúng yêu cầu đã quy định trong hợp đồng d Đóng bao bì Hàng hóa được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ e Kẻ ký mã hiệu SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 25 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Sau khi đóng hàng, Công ty phải tiến hành kẻ ký mã hiệu ngoài thùng Các ký mã hiệu phải đảm bảo: thuận lợi cho công tác giao nhận, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa f Kiểm tra hàng xuất khẩu Kết thúc quá trình chuẩn bị hàng, công ty phải kiểm tra hàng xuất khẩu về phẩm chất, số lượng 4 Làm thủ tục hải quan a Chuẩn bị hồ sơ hải quan - Tờ khai hải quan xuất khẩu (02 bản chính) - Bản kê chi tiết hàng hóa (02 bản chính) - Hợp đồng thương mại (01 bản sao) - Hóa đơn thương mại (commercial invoice) - Phiếu đóng gói (packing list) - C/O - Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa Công ty phải lập Invoice và Packing list b Nộp bộ hồ sơ hải quan cho công chức hải quan c Xuất trình hàng hóa: hàng hóa xuất khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 26 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn d Nộp lệ phí và thực hiện các quyết định của công chức Hải quan 5 Giao nhận hàng tới tàu - Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng kê hàng chuyên chở cho người vận tải và đổi lấy sơ đồ xếp hàng - Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ xếp hàng lên tàu - Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu: Bốc hàng lên tàu dưới sự giám sát của Hải quan và nhân viên kiểm đếm cùng đại diện các bên - Lấy biên lai thuyền phó M/R (Mate’s receipt) - Đổi M/R lấy B/L 6 Giải quyết khiếu nại Nếu khách hàng đòi bồi thường thì phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của họ Nếu như có cơ sở để từ chối thì phải trả lời ngay, nếu không trả lời coi như chấp nhận khiếu nại Nếu hai bên không giải quyết thỏa đáng thì có thể kiện nhau ra tòa 2.3.3 Bộ chứng từ SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 27 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn COMMERCIAL INVOICE SHIPPER/MANUFACTURER Bac Phong Import and Export Handicrafts Company 68 Hoang Hoa Tham, Le Chan Hai Phong, Viet Nam APPLICANT : FOR ACCOUNT & RISK OF MESSRS Falcow Co.,Ltd No:723 Wall Street New York, USA NOTIFY PARTY Falcow Co.,Ltd No:723 Wall Street New York, USA PORT OF LOADING SAILLING HAIPHONG PORT, DATE VIET NAM November, 10th 2014 PORT OF FINAL DISCHARGE DESTINATION LOS ANGELES PORT, LOS ANGELES USA PORT, USA MARKS & DESCRIPTIO QUANTITY NO OF N PACKAGE S 385742 Tables and 1000 PCS chairs 385746 Rattan Bed 500 PCS 392106 Shopping basket 1500 PCS TOTAL 2000 PCS SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 28 NO & DATE OF INVOICE No BPXK- N- 1107-994 November, 5th 2014 PAYMENT IRREVOCABLE L/C CONSIGNEE Falcow Co.,Ltd No:723 Wall Street New York, USA COUNTRY OF ORIGIN VIETNAM UNIT PRICE AMOUNT US$ 210 US$ 210.000 US$ 250 US$ 15 US$ 125.000 US$ 22.500 US$ 357.500 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn CERTIFICATE OF ORIGIN CONSIGNOR: Bac Phong Import and Export Handicrafts Company 68 Hoang Hoa Tham, Le Chan Hai Phong, Viet Nam CONSIGNEE: Falcow Co., Ltd No:723 Wall Street New York, USA M/V: SHAPPBOY-7 B/L N0: XK 011975 FROM: Hai Phong- Viet Nam TO: Los Angeles- USA MARK & DESCRIPTION NUMBER OF GOODS 385742 Tables and chairs 385746 Rattan Bed 392106 Shopping basket REFERENCE NUMBER 1987 CERTIFICATE OF ORIGIN Issue in VIETNAM REMARK L/C No NH – 034789689, dated 25/11/2014 QUANTITY/ AMOUNT WEIGHT 1000 PCS 500PCS US$ 1500PCS 210.000 US$ 125.000 US$ 22.500 INVOICE NO & DATE N0: No BPXKN- 1107-994 DATE: November, 5th 2014 The undersigned authority certificates that the goods described above originates in the country shown above Viet Nam chamber of commerce Issued at Viet Nam SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 29 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn PACKING LIST SELLER: Bac Phong Import and Export INVOICE INVOICE Handicrafts Company NUMBER DATE ADD: 68 Hoang Hoa Tham, Le Chan BPXK-N-1107- November, 5th Hai Phong, Viet Nam 994 2014 TERMS OF PAYMENT BUYER: Falcow Co., Ltd ADD: 723 Wall Street L/C N0 & DATE New York, USA APPLICANT; FOR ACCOUNT & RICK CONSIGNEE OF MESSRS Falcow Co., Ltd Falcow Co., Ltd 723 Wall Street 723 Wall Street New York, USA New York, USA NOTIFY PARTY SHIP TO ADDRESS Falcow Co., Ltd SAME AS CONSIGNEE 723 Wall Street PO N0 New York, USA 385742/385746/392106 PORT OF SAILING DATE LOADING: November, 10th 2014 COUNTRY OF ORIGIN HAPHONG PORT, VIETNAM VIETNAM PORT OF FINAL VESSEL DISCHARGE: DESTINATION LOS ANGELES, LOS ANGELES, USA USA MARKS & DESCRIPTION QUANTITY NET W-T G W-T NO OF OF GOODS PKGS Tables and chairs 1.000 PCS 385742 Rattan Bed 500PCS 385746 Shopping basket 1.500PCS 392106 TOTAL 3.000 PCS 578,920KGS 697,48KGS SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 30 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn BILL OF LADING SHIPPER: Bac Phong Import and Export VOYAGE NO 0025w Handicrafts Company 68 Hoang Hoa Tham, Le Chan Hai Phong, Viet Nam CONSIGNEE: Falcow Co., Ltd 723 Wall Street New York, USA NOTIFI ADDRESS: Falcow Co., Ltd EXPORT’S REFERENCE PIPL/VNH/25/11 CARRIER: Falcow Co., Ltd 723 Wall Street New York, USA OCCEAN VESSEL SHAPPBOY-7 PORT OF LOADING Hai Phong Port, Viet Nam PORT OF DISCHARGE: Los Angeles Port, USA PACKAGES NUMBER AND TYPE OF PACKAGES/ DESCRIPTION OF GOODS 3000 packages Tables and PLACE OF RECEIPT (Applicable only when document used for MULTIMODAL transport) NET WEIGHT 578.920 KGS chairs, Rattan Bed, Shopping basket TOTAL NO OF Shippers decared value PACKAGES RECEIVED BY THE CARRIER 3000 packages MOVEMENT FREIGHT AND CHARGE ORIGIN VIET NAM SEA FREIGHT FREIGHT PAYABLE AT COMMERCIAL BANK OF VIETNAM NUMBER OF ORIGINALS ISSUED: 03 PLACE AND DATE ISSUE Hai Phong, November, 25th 2014 SIGNATURE XYZ company á agent DESTINATION LAND FREIGHT/ TRASP.ADD’L Appropriate columns to be marked by “x” SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 31 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU (THÔNG QUAN) Số tờ khai 300008754260 Số tờ khai đầu tiên Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng Mã phân loại kiểm tra 4A Mã loại hình F43 Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai HAIPHONGHP Ngày đăng ký 10/11/2014 9:17:24 Mã số thuế đại diện 6374 Mã bộ phận xử lý tờ khai 07 Ngày thay đổi đăng ký Thời hạn tái nhập/ tái xuất / / Người xuất khẩu Mã 0700283492- Tên Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Bắc Phong Mã bưu chính (+84) 79 Địa chỉ 68, Hoàng Hoa Thám, Lê Chân, Hải Phòng Số điện thoại 84 031.3680279 Người ủy thác xuất khẩu Mã Tên Người nhập khẩu Mã Tên FALCOW CO., LTD Mã bưu chính SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 32 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương Địa chỉ GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn 723 Wall Street New York, USA Mã nước 01 Đại lý Hải quan Mã nhân viên Hải quan Số vận đơn Số lượng 3000PCS Tổng trọng lượng hàng (Gross) 697,48KGS Điạ điểm lưu kho 07PJC46 CTY BACPHONG Địa điểm nhận hàng cuối cùng LOS ANGELES USA Địa điểm xếp hàng VNDVU CANG DINH VU – HP Phương tiện vận chuyển dự kiến 1234 SHAPPBOY-7 Ngày hàng đi dự kiến 25/11/2014 Ký hiệu và số hiệu Giây phép xuất khẩu Số hóa đơn 1 Số tiếp nhận hóa đơn điện tử 2 Ngày phát hành 12/11/2014 3 Phương thức thanh toán L/C 4 Tổng giá trị hóa đơn FOB – USD - 357.500 5 Tổng giá trị tính thuế USD - 357.500 Tỷ giá tính thuế USD - 21.000 Tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế Phân loại không cần quy đổi VND 357.500 Người nộp thuế Mã xác định thời hạn nộp thuế Tổng số tiền thuế xuất khẩu Tổng số tiền lệ phí Số tiền bảo lãnh SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 33 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C ... Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Trên 80% sở sản xuất ngành mây tre đan không đủ vốn để đổi kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, ... xuất SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung 24 Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Hàng mây tre đan mặt hàng khơng thuộc nhóm hàng cấm xuất. .. 1.2.2 Kết nghiên cứu thị trường Thị trường nước SVTH: Mạc Thị Hồng Nhung Lớp: Kinh tế ngoại thương K13C Thiết kế môn học kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương GVHD: TS Nguyễn Thái Sơn Hàng mây tre đan

Ngày đăng: 10/04/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU

    • 1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN

    • 1.2 CƠ SỞ THỰC TẾ

      • 1.2.1 Order của khách hàng

      • 1.2.2 Kết quả nghiên cứu thị trường

      • 1.2.3. Kết quả phân tích tài chính

      • CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

        • 2.1. CHỌN BẠN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

        • 2.2. TỔ CHỨC GIAO DỊCH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

        • 2.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

          • 2.3.1. Sơ đồ tổ chức các quy trình thực hiện hợp đồng

          • 2.3.2. Thực hiện hợp đồng

          • 2.3.3 Bộ chứng từ

          • BILL OF LADING

          • Số tờ khai 300008754260 Số tờ khai đầu tiên

          • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan