Khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

22 1.3K 7
Khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Thơ Đường luật được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong nhà trường, loại văn bản này được đem vào giảng dạy ở Trung học cơ sở, trung học phổ thông và tiếp tục ở những bậc học cao hơn. Các văn bản đó gồm những sáng tác của các tác giả Trung Quốc cổ - trung đại và một số tác giả Việt Nam trung đại - hiện đại. Đây là những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả xuất sắc đại diện cho thơ Đường luật của hai dân tộc. Thơ Đường luật là loại văn bản khó dạy học vì rất nhiều lí do thuộc bản thân đối tượng và thuộc người dạy, người học. Thể loại thơ này có nhiều giá trị đặc thù. Để dạy và học tốt loại văn bản này cần kết hợp sự hiểu biết về thể loại và áp dụng các thành tựu của khoa học giáo dục. Thơ Đường là một thành tựu nổi bật của thơ ca thời Đường (Trung Quốc), tiếp thu ảnh hưởng của nó mà các nhà thơ Việt Nam đã có những sáng tác hết sức tiêu biểu khẳng định sức sáng tạo và tài năng trong văn chương nghệ thuật. Thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn THPT chiếm một dung lượng tác phẩm và thời lượng giảng dạy khá lớn, tập trung vào chương trình lớp 10 và 11. Những tác phẩm mà các nhà biên soạn chương trình sách giáo khoa đưa vào giảng dạy đều rất đặc sắc và tiêu biểu cho đặc trưng thể loại. Đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu và đề xuất các phương pháp dạy học phù hợp theo đặc trưng thể loại. Thơ Đường luật cũng là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT. Mỗi một công trình nghiên cứu đều có những đóng góp riêng, nhưng tất cả cũng nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy Ngữ văn nói chung và dạy học thơ trữ tình, thơ Đường luật nói riêng. Việc dạy học thơ Đường luật ở trung học phổ thông hiện nay có nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cần đi sâu thêm trên cơ sở nhận thức có hệ thống cả về phương pháp, cả về kiến thức cụ thể. Bản thân là một giáo viên giảng dạy lâu năm tại trường THPT, tôi thấy có nhiều bất cập trong việc khai thác đặc sắc nội dung, nghệ thuật cũng như những giá trị giáo dục, giá trị nhân văn sâu sắc của thơ Đường luật và việc vận dụng các phương pháp, hình thức 1 dạy học tích cực. Từ những bất cập ấy, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy thơ Đường luật nên muốn chia sẻ với đồng nghiệp của mình để góp phần vào dạy học Ngữ văn có hiệu quả qua một tác phẩm cụ thể với đề tài nghiên cứu khoa học: “Khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du”. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI II.1. Thơ Đường luật II.1.1. Khái niệm Thơ Đường luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả các bài thơ làm theo luật thơ được hoàn thiện ở đời Đường (Trung Quốc), bất kể được sáng tác vào lúc nào, ở Trung Quốc hay ở Việt Nam. Thơ Đường luật còn được gọi là cận thể thi hay kim thể thi (thể thơ mới ra đời). Đây là tên gọi mà người Trung Quốc từ sau đời Đường sử dụng để phân biệt với thơ cổ thể (còn gọi là cổ thi hoặc cổ phong). Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1995 thì ở đời Đường Trung Quốc, các nhà thơ sử dụng hai thể thơ chính là cổ thể (cổ phong) và kim thể (luật thi). Thơ cổ phong không có luật lệ quy định, không hạn định số câu trong bài và số chữ trong câu cũng tương đối tự do. Cách gieo vần cũng linh hoạt. Có thể dùng độc vận, liên vận, có thể không hiệp vận ở từng bộ phận, có thể dùng vận chính, vận thông hay vận chuyển. Thể này cũng không quy định niêm luật và cũng không cần đối ngẫu. Ngược lại với thể cổ phong, luật thi (thể Đường luật) buộc phải theo những quy tắc nhất định của âm thanh, bố cục, tình ý. Một bài thơ phải đảm bảo sáu yêu cầu về niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục. II.1.2. Những đặc điểm cơ bản II.1.2.1. Hình thức thể loại Về bố cục: bài thất ngôn bát cú được chia thành bốn phần : đề, thực, luận, kết. Trong đề câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề. Phá đề mở ý của bài thơ, thừa đề tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài. Thực gồm câu thứ ba và thứ tư, còn gọi là thích thực hay cập trạng, giải thích rõ ý của đề tài. Luận gồm câu thứ năm và thứ sáu, phát triển rộng ý của đề bài. Kết gồm hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài. 2 Về luật bằng trắc: Thơ Đường luật buộc phải theo sự quy định về thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài. Hệ thống thanh bằng, thanh trắc được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất. Nếu chữ này thanh bằng thì bài thơ thuộc loại luật bằng (và ngược lại). Sự sắp xếp thành bằng trắc trong thơ Đường chẳng qua chỉ làm cho điệu thơ không đơn điệu. Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của “liên” trên phải khác nhịp đi của “liên” dưới. Muốn vậy, chữ thứ hai của câu chẵn thuộc “liên” trên phải cùng thanh với chữ thứ hai của câu lẻ thuộc “liên” dưới. Sự giống nhau gọi là “niêm” vì đã làm cho hai câu thơ thuộc hai liên “dính” vào nhau. Về cách đối: Đối ở phần thực và phần luận. Tuy nhiên cũng có bài chỉ đối ở một phần. Ngược lại cũng có bài đối ở cả ba liên hoặc bốn liên. Về nguyên tắc, các từ đối nhau phải cùng từ loại. Về cách gieo vần: Thơ Đường luật chỉ gieo một vần và chỉ gieo vần bằng (vần nằm ở các câu 1, 2, 4, 6, 8). Riêng chữ cuối của câu thứ nhất, đặc biệt ở câu ngũ ngôn, có thể gieo vần hoặc không. II.1.2.2. Thuộc tính thể loại Thuộc tính rất được đề cao ở thơ Đường luật là sự hàm súc, kín đáo. Hàm súc là nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nghĩa trong một lượng ngôn từ tối thiểu. Người xưa đề cao những bài thơ “ngôn tuyệt ý bất tuyệt” để mỗi lần cảm thụ lại có thêm những ý nghĩa và cảm xúc mới. Để bài thơ hàm súc phải có tài năng đích thực cùng với khổ công lao động nghệ thuật. Có người gọi mỗi chữ trong bài thơ luật là một ông hiền, không thay thế được. Việc làm thơ xưa kia gọi là việc “thôi, xao” xuất phát từ việc nhà thơ Giả Đảo đời Đường tập trung tâm trí để cân nhắc chọn một trong hai chữ đến mức va phải quan trên. Có không ít thi nhân tài năng nói về việc “nhất cú liên niên” (một câu thơ nghĩ năm này sang năm khác). Hàm súc và kín đáo có quan hệ mật thiết. Phải có cơ chế nghệ thuật mới tạo nên được các giá trị đó. Những bài thơ Đường luật xuất sắc đều giải quyết tốt mối quan hệ giữa tả và gợi. Thơ Đường luật có lượng ngôn từ nhỏ, bởi vậy nếu đặt trọng tâm vào việc tả, tức là trực tiếp biểu thị đối tượng, sẽ bất cập. Người xưa coi trọng các thủ pháp “họa vân hiển 3 nguyệt” (vẽ mây làm hiện trăng, vẽ mây nẩy trăng), “tá khách trình chủ” (mượn khách để trình bày chủ) vì giải quyết mối quan hệ giữa tả và gợi. Sự hàm súc, kín đáo còn được tạo nên bởi các câu thơ đối nhau. Từng cấu trúc ngôn ngữ tạo nên ý nghĩa nội tại, khi đặt chúng với sự đăng đối, còn có những ý nghĩa được tạo ra do quan hệ. Xét về ý nghĩa, người xưa chia thành “chính đối” (nghĩa của hai câu tương hợp) và “phản đối” (nghĩa của hai câu tương phản). Nhiều bài thơ Đường luật sử dụng điển cố. Điển cố là những câu thơ văn cổ liên quan đến một câu chuyện. Sử dụng điển cố sẽ tăng thêm giá trị chân lý và đạo lý của thơ vì đó là những điều đã được thời gian dài kiểm nghiệm và chứng tỏ hậu thế biết noi theo cổ nhân. Sử dụng điển cố còn là biện pháp tối ưu để dùng lượng ngôn từ tối thiểu tạo ra ý nghĩa tối đa: chỉ một câu, thậm chí chỉ mấy chữ mà gợi đến một câu chuyện và làm cho nó tham gia vào tác phẩm. Điển cố được sử dụng một cách nghệ thuật cũng tạo nên sự kín đáo tế nhị do biểu thị gián tiếp. Câu thơ của Nguyễn Khuyến: “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” là một mẫu mực về phương diện này. Nhà thơ nhắc đến Đào Tiềm (Đào Uyên Minh) đời Tấn để ngợi ca một cách xử thế đẹp đẽ. Nguyễn Khuyến thẹn vì không được như người xưa sống theo mình thích. Vậy là thái độ Nguyễn Khuyến trong cảnh ngộ đương thời đã rõ, mặc dù không có từ ngữ biểu thị trực tiếp. Sự hàm súc kín đáo cũng được tạo nên khi tác giả khéo khai thác các phạm trù đối lập như: hữu/ vô, quá khứ/ hiện tại… hay các phạm trù hữu quan như: không gian/ thời gian, vật chất/ tinh thần….Ví dụ trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Lý Bạch viết: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Tác giả đã dùng hữu (sông Trường Giang chảy tới chân trời) để biểu thị vô (hình bóng bạn không thấy nữa). Thơ Đường luật coi trọng sự nhất quán nhất khí. Có người cho rằng với bài thơ hay, “ngôn như hợp bích, ý nhược quán châu” (lời như cái hộp đựng ngọc, ý như sợi dây xâu chuỗi những hạt ngọc). Theo cổ nhân, bài thơ có thể miêu tả nhiều nhân vật và sự việc, biểu thị nhiều loại cảm xúc, nhưng bao giờ cũng phải nhất quán. Không đạt được 4 điều này sẽ bị xem là “đầu Ngô mình Sở”. Nhất quán nhất khí cũng trở thành một nguyên tắc khi khai thác bài thơ Đường luật. II.2. Khoảng trống trong thơ Đường luật II.2.1 Cách hiểu về “khoảng trống” Khoảng trống được hiểu là những phần người ta để ngõ, không lấp đầy. Trong văn bản văn học được gọi là khoảng trống về ý nghĩa. Nhà văn là người chỉ dùng một vài, hình tượng, từ ngữ, hình ảnh nào đó rất sơ lược, hữu hạn, thiếu cụ thể và tính xác định,… để người đọc tự cụ thể hóa, lấp đầy, bổ sung để thể nghiệm đầy đủ ý nghĩa của hình tượng. Trong thơ (nhất là thơ Đường luật) thì những khoảng trống là biểu hiện của tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, là “nhãn tự” trong thơ. Còn đối với văn xuôi thì Hê-minh-uê sáng tạo ra “Nguyên lí tảng băng trôi”. Tính không xác định, những chỗ trống trong văn bản thể hiện ở những chỗ tỉnh lược các mối liên hệ lôgic, chỗ để khái quát, chỗ hé lộ những tiềm năng của hình tượng, chỗ dự báo những thay đổi,… Những chỗ đó bắt người đọc chú ý chờ đợi, tìm cách kết nối các mối liên hệ để hiểu. W.Izer đã viết: “Xem một tác phẩm không nên xem nó nói ra những gì, mà phải xem nó không nói ra những gì. Chính trong chỗ im lặng có ý nghĩa thâm trầm, trong chỗ để trống về nghĩa đã ẩn giấu cái hiệu năng; hiệu quả của tác phẩm. Nếu một tác phẩm mà tính chưa xác định, tính để trống quá ít hoặc là không có, thì không thể coi là tác phẩm nghệ thuật”. Như vậy, tính chưa xác định, khoảng trống về nghĩa là thuộc tính thuộc bản chất của văn bản văn học, hình thức văn học. Cái ý ngoài lời, cái ý ngoài vị, cái ý ngoài chữ đó là cái chỗ trống lớn nhất trong thơ, vượt qua chỗ trống ấy, người đọc đến được với thế giới hay có thể gọi hồn được tác phẩm. Nói cách khác, văn bản chỉ là một cái biểu đạt, cái được biểu đạt để trống cho người đọc suy đoán. II.2.2 Phân loại “khoảng trống” trong thơ Đường luật Khoảng trống trong bố cục của văn bản: Thơ Đường luật khác với các thể thơ khác ở bố cục có các phần: Khai, thừa, chuyển, hợp (tiền giải, hậu giải) ở thơ Tứ tuyệt hay đề, thực, luận, kết ở thơ Thất ngôn với niêm, luật chặt chẽ. 5 Khoảng trống ở cấu trúc ý nghĩa: Một thuộc tính rất được đề cao ở thơ Đường luật đó là sự hàm súc kín đáo. Hàm súc là nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nghĩa trong một lượng ngôn từ tối thiểu. Xưa nay nhắc đến thơ Đường luật người ta vẫn nói đến những cụm từ như: ý tại ngôn ngoại, họa vân xuất nguyệt, ngôn tuyệt ý bất tuyệt… Chính những yêu cầu khắt khe của niêm luật cũng như những đòi hỏi cao về sự hàm súc kín đáo đã dẫn đến việc thơ Đường luật có cấu trúc ý nghĩa rất đặc biệt. Cấu trúc ý nghĩa này chính là điểm hấp dẫn, lôi cuốn nhiều độc giả bởi cứ mỗi lần tiếp nhận lại có được những ý nghĩa mới. Khoảng trống ở các yếu tố ngoài văn bản: còn gọi là lịch sử - phát sinh tác phẩm. Nó bao gồm các yếu tố: tác giả, hoàn cảnh xã hội đã sản sinh ra tác phẩm. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của một thời đại lịch sử nhất định. Vì vậy, không thể hiểu rõ, hiểu đúng cơ cấu nội tại của tác phẩm văn chương nếu không bắt đầu tìm hiểu cội nguồn tác phẩm, tình huống sáng tạo tác phẩm. Tìm hiểu tác giả tức là tìm hiểu lịch sử tác giả bao gồm cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm tính cách, cá tính sáng tạo và quá trình sáng tác bởi trong quá trình sáng tác của mỗi tác giả thường không đơn điệu mà thường chuyển biến qua nhiều giai đoạn khác nhau với những quan điểm, quan niệm nghệ thuật khác nhau. II.3. Hướng khai thác “khoảng trống” trong dạy học “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du II.3.1 Dựa vào bố cục và cấu trúc ý nghĩa của văn bản Chúng ta đều biết rằng, khi dạy Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du thì trước đó học sinh đã được làm quen với nhiều văn bản thơ Đường luật, các em đã biết khá rõ về đặc trưng của thơ Đường luật, và nhất là hiểu được các khoảng trống trong thơ. Chính vì thế đến bài học này, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh tìm và khai thác các khoảng trống. Như vậy, các em sẽ lấp đầy dần khoảng trống và đồng nghĩa với việc hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của văn bản. Trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí, chúng tôi đi vào một số định hướng khai thác “khoảng trống” trong và ngoài văn bản. II.3.1.1. Khai thác “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn bản Thơ Đường luật khác với các thể thơ khác ở bố cục có các phần: Khai, thừa, chuyển, hợp (tiền giải, hậu giải) ở thơ Tứ tuyệt hay đề, thực, luận, kết ở thơ Thất ngôn với niêm, luật chặt chẽ. Phân tích theo bố cục là một hướng đi hợp lí trong dạy học các 6 văn bản thuộc thể thơ này. Theo bố cục đề, thực, luận, kết ấy, học sinh có thể dần dần khám phá giá trị tác phẩm theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tuy nhiên, ở trung học phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên vẫn còn băn khoăn, thắc mắc trong việc lựa chọn cho mình một hướng đi thích hợp, đó là phân tích theo kết cấu, hay theo mạch cảm xúc. Trên thực tế thì mỗi hướng giải quyết đều có lợi thế và hạn chế riêng. Trình tự bố cục là sự hướng đạo sáng tác của nghệ sĩ nhiều thế hệ. Tuy nhiên nếu xem đó là một tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài thơ Đường luật nào thì sẽ có lúc rơi vào khiên cưỡng. Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào trong chương trình là những bài luật thi xuất sắc, do đó đều là những công trình sáng tạo, không bao giờ chịu gò mình vào trong khuôn khổ. Khai thác các “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn bản rất phù hợp với thơ Đường luật, loại thơ chú trọng tạo lập các mối quan hệ và là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của giáo viên và học sinh. Để có thể “lấp đầy” những khoảng trống ấy thì trước hết, người học phải có được những kiến thức khái quát nhất về thể loại thơ Đường luật. Có rất nhiều cách để khai thác thơ Đường luật, nhưng tiếp cận theo kết cấu “đề, thực, luận, kết” là cách được rất nhiều người lựa chọn. Dựa vào chức năng của mỗi phần trong kết cấu ấy, người học có thể bước đầu có sự định hướng về tác phẩm, cũng như cấu trúc ý nghĩa trước khi đi sâu vào một tác phẩm cụ thể nào đó. Khi dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, kết cấu đề, thực, luận, kết là cách làm tối ưu nhất. Hai câu “đề” (câu 1 và 2): Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ biến thiên “dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh đã bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua một tập sách. Hai câu “thực” (câu 3 và 4): Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha. Hai câu “luận” (câu 5 và 6): Niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những người tài sắc bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật 7 nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa. Hai câu “kết” (câu 7 và 8): Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta”, khóc cho người và hướng về mai hậu để tỏ bày nỗi khát khao tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. Ở đây, chúng ta cũng cần chú ý cách ngắt nhịp ở các câu thơ. Sáu câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 hai câu cuối nhịp 2/5 (thể hiện sự chuyển ý bất ngờ, niêm luật không chú trọng nhưng vẫn không lạc dòng cảm xúc. Từ thương người chuyển mạch đến thương mình). Trình tự bố cục ấy sẽ tạo ra một “khoảng trống” trong tâm trí người học. Và theo sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ được “lấp đầy” những khoảng trống trong bài thơ để hiểu rõ hơn nội dung ý nghĩa của bài thơ về thân phận, cuộc đời oan nghiệt của Tiểu Thanh cũng như tấm lòng nhân đạo lớn lao cũng như tâm trạng, khát khao được thấu hiểu, tìm tri âm của Nguyễn Du. II.3.1.2. Khai thác “khoảng trống” dựa vào cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm Chính những yêu cầu khắt khe của niêm luật cũng như những đòi hỏi cao về sự hàm súc kín đáo đã dẫn đến việc thơ Đường luật có cấu trúc ý nghĩa rất đặc biệt. Cấu trúc ý nghĩa này chính là điểm hấp dẫn, lôi cuốn nhiều độc giả bởi cứ mỗi lần tiếp nhận lại có được những ý nghĩa mới. Trong việc dạy học thơ Đường luật ở trung học phổ thông, công việc hướng dẫn, cố vấn của người giáo viên là rất quan trọng. Bởi lẽ đây là thể loại mà không phải bao giờ ý nghĩa của tác phẩm cũng hiện rõ trên bề mặt ngôn từ. Hơn nữa, thơ Đường luật nói riêng, thơ văn trung đại nói chung ra đời trong thời đại cách xa với thời nay nên tâm lí tiếp nhận, vốn sống, và vốn hiểu biết của học sinh trung học phổ thông cũng có những sự khúc xạ nên khó khăn trong tiếp nhận những giá trị đặc thù. Do tầm hiểu biết còn có hạn nên các em không hiểu được hệ thống ngôn ngữ bác học mà các nhà thơ vận dụng trong các bài thơ nên một số em dung tục hóa các từ ngữ, hình ảnh. Khi dạy Đọc Tiểu Thanh kí chúng ta cần định hướng cho học sinh khai thác ý nghĩa hàm ẩn của tác phẩm. 8 Muốn khai thác chuẩn ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, trước hết giáo viên cho học sinh phát hiện những điểm chưa sát khi dịch so với bản nguyên tác và học sinh cũng cần chú ý vào phần chú thích để hiểu hết ý nghĩa. Chẳng hạn ở câu 2 “một tập sách” dịch thành “mảnh giấy tàn” thì tính biểu cảm của nó quá lộ, còn “không có số mệnh mà cũng bị đốt dở” mà dịch thành “đốt còn vương” thì ý chưa thật rõ, chưa lột tả được cái thần của câu thơ. Tuy nhiên, đây là một bài thơ có nhiều câu thơ rất khó dịch sát. Ở câu 6 chữ “ngã” nghĩa là “tôi”, “ta” mà dịch là “khách” chưa thật sự lột tả hết ý nghĩa nhưng chúng ta cần lí giải cho học sinh rõ về đặc trưng của thơ trung đại phương Đông, chủ thể trữ tình có cách biểu hiện đặc thù. Chủ thể trong câu thơ thường không xưng “tôi”, mà ẩn đi, làm cho câu thơ vang lên tự trong lòng như một điều cảm nhận, một thể nghiệm. Chủ thể đắm vào một thế giới tưởng tượng của thơ, có thể là điểm nhìn cá thể “tôi”, đồng thời lại có thể vượt lên cái “tôi” bé nhỏ, cố định của mình để nhìn thế giới và bản thân mình ở tầm cao, tầm xa, từ điểm nhìn “siêu cá thể”. Dịch giả dịch là “khách” để hình dung nhà thơ có thể cảm nhận mình từ nhiều chiều và làm cho câu thơ dễ dàng lây lan tình cảm vì nó đã mờ nhòa ranh giới giữa tác giả và người đọc. Bên cạnh đó, việc khai thác “khoảng trống” này cần chú ý đến các từ ngữ đa nghĩa, giàu giá trị tạo hình biểu cảm. Giáo viên có thể hỏi và yêu cầu học sinh lí giải các từ ngữ, hình ảnh mang tính biểu tượng cao để từ đó định hướng, giúp các em nắm vững ý nghĩa của toàn bộ văn bản. Chẳng hạn “chi phấn” và “văn chương” vốn là hai vật vô tri vô giác nhưng lại chỉ sắc đẹp và tài năng, đồng thời nó còn được nhân cách háo để có thần, có mệnh, làm nên cái thần, cái mệnh của Tiểu Thanh. Tài, sắc có thể bị vùi lấp, đốt dở nhưng cuộc đời Tiểu Thanh vẫn luôn hiển hiện để mà tiếp tục kêu than, đau đớn thay cho những kiếp như mình. Từ đây học sinh hiểu được hai câu thơ viết bằng cảm hứng xót xa và ca ngợi cái đẹp, cái tài… Khai thác “khoảng trống’’ dựa vào cấu trúc ý nghĩa của văn bản thơ Nôm Đường luật đã khó, việc tìm hiểu ý nghĩa của những văn bản thơ Đường luật bằng chữ Hán còn phức tạp hơn nhiều. Bởi lẽ đặc điểm của cảm thụ văn chương là mang tính chủ quan sâu sắc, mà tác phẩm văn chương có giá trị thường mang tính đa nghĩa và có tính “mở”. Tuy nhiên không phải người đọc có quyền tự do vô hạn trong tiếp nhận mà phải 9 bám sát nguyên bản để tránh sự suy diễn tùy tiện. Có những tác phẩm, qua thời gian, vẫn sống trong lòng độc giả bao thế hệ nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được những ý nghĩa sâu xa của nó. II.3.2. Dựa vào các yếu tố ngoài văn bản Vận dụng các yếu tố ngoài văn bản còn gọi là hướng tiếp cận lịch sử - phát sinh. Nó bao gồm các yếu tố: tác giả, hoàn cảnh xã hội đã sản sinh ra tác phẩm. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của một thời đại lịch sử nhất định. Vì vậy, không thể hiểu rõ, hiểu đúng cơ cấu nội tại của tác phẩm văn chương nếu không bắt đầu tìm hiểu cội nguồn tác phẩm, tình huống sáng tạo tác phẩm. Tìm hiểu tác giả tức là tìm hiểu lịch sử tác giả bao gồm cuộc đời, sự nghiệp, đặc điểm tính cách, cá tính sáng tạo và quá trình sáng tác bởi trong quá trình sáng tác của mỗi tác giả thường không đơn điệu mà thường chuyển biến qua nhiều giai đoạn khác nhau với những quan điểm, quan niệm nghệ thuật khác nhau. Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong một lịch sử có nhiều biến động, những cuộc biến thiên “thay đổi sơn hà” đã là hoàn cảnh tác động trực tiếp đến cảm hứng sáng tác của các nhà thơ. Giai đoạn này phải kể đến những tác giả như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu,…Mỗi tác giả đều có hoàn cảnh, cuộc đời khác nhau. “Đọc Tiểu Thanh kí’ nằm ở cuối Thanh Hiên thi tập (bản dịch, in năm 1965), gồm những bài thơ được viết vào khoảng 1786 - 1804, không nằm trong Bắc hành tạp lục (tập thơ gồm những bài được viết khi Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc 1813 -1814). Nhưng cũng có ý kiến cho rằng bài thơ này được Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc, tuy nhà thơ không ghé vào Hàng Châu (nơi có núi Cô Sơn mà Tiểu Thanh từng sống và chết ở đây). Dù bài thơ viết giai đoạn nào nhưng chúng ta cần cho học sinh thấy rõ, từ đâu mà Nguyễn Du sáng tác bài thơ này. Muốn sáng tạo ra thơ phải bắt nguồn từ cảm hứng, cảm xúc trước hiện thực cuộc sống. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời, thiếu hiểu hết những thân phận, cuộc đời bất hạnh mà Nguyễn Du đã thể hiện trên những trang viết của mình. “Văn tế thập loại chúng sinh” là một minh chứng để hiểu được về con người và phong cách sáng tác cũng như tư tưởng, quan niệm của ông “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Nguyễn Du đọc “Tiểu Thanh kí”, hình dung ra 10 [...]... mệnh Tiếp đên, khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí sẽ giúp giáo viên tổ chức tốt việc đổi mới phương pháp dạy học Vận dụng tốt các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, tạo được nhiều hiệu quả cao trong quá trình dạy học, nhất là đối với việc phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh Bên cạnh đó, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí sẽ giúp... Kết hợp dạy học văn bản và làm 13 văn để ra đề kiểm tra cho HS Chẳng hạn, sau khi dạy xong văn bản giáo viên ra đề văn cho học sinh như sau: Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du Đề 2: Tiếng nói tri âm, tiếng lòng của Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh Kí Đề 3: Giá trị nhân đạo trong Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Tình cảnh lẻ loi của người... đề: khai thác “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du (lớp thực nghiệm - TN) và không đi theo hướng khai thác “khoảng trống” (lớp đối chứng - ĐC) và tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh qua kiểm tra tự luận một tiết (Tiếng khóc và tiếng nói tri âm của Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí) Từ bảng thống kê, chúng ta sẽ thấy được những ưu điểm cũng như giá trị, ý nghĩa của việc khai thác. .. chương trình SGK Ngữ văn đều mang những giá trị nhất định Khi khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí nó cũng mang nhiều vai trò ý nghĩa riêng Trước hết, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí sẽ giúp giáo viên tổ chức dạy học đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng Nghĩa là giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản (tiếng khóc cho số phận người... trữ tình đậm chất triết lí D/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Về nhà chuẩn bị bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Giáo viên rút kinh nghiệm bài dạy 19 Trên đây là bài dạy Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du khi khai thác “khoảng trống”, thể hiện sự đổi mới về phương pháp dạy - học Tuy nhiên trong quá trình dạy - học chúng tôi vẫn phối hợp với nhiều phương pháp, phương tiện dạy - học khác như: giảng bình, gợi mở, thuyết... luật nói chung và cách khai thác “khoảng trống” trong thơ Đường luật nói riêng Đóng góp của đề tài chính là giới thiệu thêm cho giáo viên trong quá trình dạy học văn thơ Đường luật ở nhà trường phổ thông IV NHỮNG KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT: - Để khai thác tốt “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cần phải cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật tốt - Nhà trường cần đầu tư, hỗ trợ tài chính... thức dạy học, giáo viên cần biết vận dụng một cách linh hoạt, tránh máy móc để giúp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Từ đó khơi gợi và giáo dục những giá trị nhân văn cao đẹp cho học sinh và nhất là giúp các em lấp đầy các “khoảng trống” mà tác giả đang bỏ ngõ II.4 Vai trò hiệu quả của việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí Mỗi một tác phẩm văn học khi đưa vào trong. .. pháp dạy học nó phải từ chính bản thân mỗi giáo viên và sự hợp tác từ phía học sinh Từ trước đến nay chưa có một tài liệu hay công trình nghiên cứu cụ thể nào đối với việc định hướng khai thác “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Với đề tài này, chúng tôi tin rằng nó sẽ cung cấp không ít những thông tin quan trọng về đặc 21 điểm thơ Đường luật nói chung và cách khai thác “khoảng. .. người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm);… Cuối cùng, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí sẽ giúp cho học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp người phụ nữ, của tình người, tình đời và đặc biệt là giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, đa chiều, xâu chuỗi nhiều văn bản viết về đề tài người phụ nữ trong văn học trung đại Có như thế các em sẽ trân... gói đó chính là của nàng cũng bị đốt dở bản thảo thơ (9 bài tuyệt cú, 1 bài cổ thi và 1 bài từ) Người bên nhà chồng tìm thêm một bài nữa đem khắc in và - Nguyễn Du đọc Tiểu Thanh kí , hình dung ra cuộc đặt tên là “phần dư” đời Tiểu Thanh, xúc động sâu sắc nên viết bài thơ Đó ? Vậy theo em chất xúc tác để Nguyễn là sự gặp gỡ của hai tâm hồn thơ: cảm thông, đồng Du viết đọc Tiểu Thanh kí là gì? Hoạt . định. Khi khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí nó cũng mang nhiều vai trò ý nghĩa riêng. Trước hết, việc khai thác “khoảng trống” trong dạy - học Đọc Tiểu Thanh kí sẽ. “khoảng trống” trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du II.3.1 Dựa vào bố cục và cấu trúc ý nghĩa của văn bản Chúng ta đều biết rằng, khi dạy Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du thì trước đó học. ý nghĩa của văn bản. Trong dạy học Đọc Tiểu Thanh kí, chúng tôi đi vào một số định hướng khai thác “khoảng trống” trong và ngoài văn bản. II.3.1.1. Khai thác “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan