Bài tiểu luận môn Công nghệ tri thức TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH

16 854 0
Bài tiểu luận môn Công nghệ tri thức TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG ________oOo________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH MINH HỌA THUẬT GIẢI VƯƠNG HẠO & ROBINSON GS. TSKH.: HOÀNG VĂN KIẾM HỌC VIÊN: NGUYỄN HOÀNG HUY < 2012 > CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM MỤC LỤC BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 2 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM A. BIỂU DIỄN TRI THỨC 1. Tri thức Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, học tập và lập luận. Tri thức là sự hiểu biết về một vấn đề nào đó, ví dụ hiểu biết về y khoa, hiểu biết về toán học, sinh học… Tuy nhiên trong thực tế, tri thức của một hệ chuyên gia gắn liền với một lĩnh vực xác định, chẳng hạn như hiểu biết về một căn bệnh, hiểu rỏ được một phương pháp toán học, giải được một phương trình phức tạp… Mức độ hỗ trợ (thành công) của một hệ chuyên gia phụ thuộc vào miền hoạt động của nó. Thế nhưng, cách thức tổ chức các tri thức như thế nào sẽ quyết định lĩnh vực hoạt động của chúng. Với cách biểu diễn hợp lý, ta có thể giải quyết các vấn đề đưa vào theo các đặt tính có liên quan đến tri thức đã có. 2. Phân loại tri thức Tri thức thủ tục: mô tả cách thức giải quyết một vấn đề. Loại tri thức này đưa ra giải pháp để thực hiện một công việc nào đó. Các dạng tri thức thủ tục tiêu biểu thường là các luật, chiến lược, lịch trình và thủ tục. Tri thức khai báo: cho biết một vấn đề được thấy như thế nào. Loại tri thức này bao gồm các phát biểu đơn giản dưới dạng các khẳng định logic đúng hoặc sai. Tri thức khai báo cũng có thể là một danh sách các khẳng định nhằm mô tả đầy đủ hơn về các đối tượng hay các khái niệm nào đó. Siêu tri thức: mô tả tri thức về tri thức. Loại thức này giúp lựa chọn tri thức thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề. Các chuyên gia sử dụng tri thức này để điều chỉnh hiệu quả giải quyết vấn đề bằng các hướng lập luận về miền tri thức có khả năng hơn cả. Tri thức Heuristic: mô tả các “mẹo” để dẫn dắt tiến trình lập luận. Tri thức Heuristic còn được gọi là tri thức nông cạn do không bảo đảm hoàn toàn chính xác về kết quả giải quyết vấn đề. Các chuyên gia thường dùng các tri thức khoa học như sự kiện, luật… sau đó chuyển chúng thành các tri thức Heuristic để thuận tiện hơn trong việc giải quyết một số bài toán. Tri thức có cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc. Loại tri thức này mô tả mô hình tổng quan hê thống theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm khái niệm, khái niệm con và các đối tượng: diễn tả chức năng và mối liên hệ giữa các tri thức dựa theo cấu trúc xác định. 3. Phương pháp tiếp nhận tri thức Có thể chia thành 2 cách để tiếp nhận tri thức như sau: BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 3 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM + Thụ động - Gián tiếp: những tri thức kinh điển. - Trực tiếp: những tri thức kinh nghiệm (không kinh điển) do “chuyên gia lĩnh vực” đưa ra. + Chủ động - Đối với những tri thức tiềm ẩn, không rõ ràng hệ thống phải tự phân tích, suy diễn, khám phá để có thêm tri thức mới 4. Phương pháp biểu diễn tri thức a. Bộ ba: đối tượng – thuộc tính – giá trị Một sự kiện có thể được dùng để xác nhận giá trị của một thuộc tính xác định của một vài đối tượng. Ví dụ, mệnh đề "quả bóng màu đỏ" xác nhận "đỏ" là giá trị thuộc tính "màu" của đối tượng "quả bóng". Kiểu sự kiện này được gọi là bộ ba Đối tượng-Thuộc tính-Giá trị (O-A-V – Object-Attribute-Value). Ghế Nâu Màu Trong các sự kiện O-A-V, mỗi đối tượng có thể có nhiều thuộc tính với các kiểu giá trị khác nhau. Một thuộc tính cũng có thể có một hay nhiều giá trị. Chúng được gọi là các sự kiện đơn trị (single-valued) hoặc đa trị (multi- valued). Điều này cho phép các hệ tri thức linh động trong việc biểu diễn các tri thức cần thiết. Các sự kiện không phải lúc nào cũng bảo đảm là đúng hay sai với độ chắc chắn hoàn toàn. Vì thế, khi xem xét các sự kiện, người ta còn sử dụng thêm một khái niệm đó là độ tin cậy. Phương pháp truyền thống để quản lý thông tin không chắc chắn là sử dụng nhân tố chắc chắn CF (certainly factor). Khái niệm này bắt đầu từ hệ thống MYCIN (khoảng năm 1975), dùng để trả lời cho các thông tin suy luận. Khi đó, trong sự kiện O-A-V sẽ có thêm một giá trị xác định độ tin cậy của nó là CF. b. Các luật dẫn Luật là cấu trúc tri thức dùng để liên kết thông tin đã biết với các thông tin khác giúp đưa ra các suy luận, kết luận từ những thông tin đã biết. Trong hệ thống dựa trên các luật, người ta thu thập các tri thức thức lĩnh vực trong một tập và lưu chúng trong cơ sở tri thức của hệ thống. Hệ thống BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 4 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM dùng các luật này cùng với các thông tin trong bộ nhớ để giải bài toán. Việc xử lý các luật trong hệ thống dựa trên các luật được quản lý bằng một module gọi là bộ suy diễn. • Các dạng luật cơ bản Phân loại theo tri thức + Quan hệ Ví dụ: IF Mất điện THEN Quạt máy không hoạt động + Lời khuyên Ví dụ: IF Quạt máy không hoạt động THEN Dùng quạt tay + Hướng dẫn Ví dụ: IF Quạt máy không hoạt động AND Không mất điện THEN Kiểm tra quạt máy + Chiến lược Ví dụ: IF Quạt máy không hoạt động THEN Kiểm tra hệ thống điện, sau đó kiểm tra quạt máy Phân loại theo cách thức giải quyết vấn đề + Diễn giải Ví dụ: IF Ăn ngon AND Ngủ sâu THEN Tình trạng sức khỏe tốt + Chuẩn đoán Ví dụ: IF Máy tính không khởi động được AND Phát ra tiếng bip THEN Máy tính bị hư phần cứng BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 5 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM + Thiết kế Ví dụ: IF Nhiệt độ ở 100 o C AND Nước THEN Ngắt điện • Mở rộng cho các luật + Luật có biến Ví dụ: IF X đang chạy xe máy AND X không đội nón bảo hiểm THEN X phạm luận giao thông + Luật không chắc chắn Ví dụ: IF Máy công suất CAO THEN Máy sẽ tốn điện + Siêu luật Ví dụ: IF Máy tính không khởi động AND Hệ thống điện tốt THEN Dùng các luật liên quan tới phần cứng Qua kinh nghiệm, các chuyên gia sẽ đề ra một tập các luật áp dụng cho một bài toán cho trước. Ví dụ tập luật trong hệ thống chuẩn đoán hỏng hóc máy tính. Điều này giúp giải quyết các trường hợp mà khi chỉ với các luật riêng ta không thể lập luận và giải quyết cho một vấn đề. Chuẩn đoán hỏng hóc máy tính Chuẩn đoán phần cứng Chuẩn đoán phần mềm RAM CPU OS Driver BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 6 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Một như cầu đặt ra trong các hệ thống tri thức là sự hợp tác giữa các chuyên gia. Trên phương diện tổ chức hệ thống, ta có thể sử dụng một cấu trúc được coi là bảng đen, dùng để liên kết thông tin giữa các luật tách biệt, thông qua các module với các nhiệm vụ tách biệt. Dạng hệ thống này được Erman đưa ra lần đầu tiên vào năm 1980 – áp dụng cho hệ chuyên gia hiểu biết tiếng nói HEARSAY-II. c. Mạng ngữ nghĩa Mạng ngữ nghĩa là một phương pháp biểu diễn tri thức dùng đồ thị trong đó nút biểu diễn đối tượng và cung biểu diễn quan hệ giữa các đối tượng. Sẽ Chim Bay Cánh LÀ CÓ DI CHUYỂN Người ta có thể mở rộng mạng ngữ nghĩa bằng cách thêm các nút và nối chúng vào đồ thị. Các nút mới ứng với các đối tượng bổ sung. Thông thường có thể nới rộng mạng ngữ nghĩa theo ba cách: - Thêm một đối tượng tương tự - Thêm một đối tượng đặc biệt hơn - Thêm một đối tượng tổng quát hơn Sẽ Chip Cánh Cụt Đi Chim Bay Cánh Con vật Không khí LÀ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 7 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM LÀ LÀ LÀ CÓ THỞ DI CHUYỂN DI CHUYỂN Tính chất quan trọng của mạng ngữ nghĩa là tính kế thừa. Nó cho phép các nút được bổ sung sẽ nhận được các thông tin của các nút đã có trước và cho phép mã hóa tri thức một cách dễ dàng. Chim Chip Chim Bay Sẻ Bay Người dùng Người dùng DI CHUYỂN DI CHUYỂN Di chuyển ra sao? Di chuyển ra sao? Bay Bay Bay Bay Di chuyển ra sao? Bay Di chuyển ra sao? d. Frame Một trong những kỹ thuật biểu diễn tri thức là dùng frame, phát triển từ khái niệm lược đồ. Một lược đồ đước coi là khối tri thức điển hình về khái niệm hay đối tượng nào đó, và gồm cả tri thức thủ tục lẫn tri thức mô tả. Theo định nghĩa của Minsky (1975) thì frame là cấu trúc dữ liệu để thể hiện tri thức đa dạng về khái niệm hay đối tượng nào đó. BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 8 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Một frame có hình thức như bản mẫu, tờ khai… cho phép người ta điền vào các ô trống. Cấu trúc cơ bản của frame có tên đối tượng được thể hiện trong frame, có các trường thuộc tính của đối tượng. Mỗi thuộc tính có một ngăn để nhập dữ liệu riêng. Các thuộc tính và giá trị thuộc tính tạo nên danh sách các mệnh đề O-A-V, cho phép thể hiện đầu đủ về đối tượng. e. Logic Dạng biểu diễn tri thức cổ điển nhất trong máy tính là logic. Logic có hai dạng phổ biến là logic mệnh đề và logic vị từ. Cả hai kỹ thuật này đều dùng ký hiệu để thể hiện tri thức và các toán tử áp lên các ký hiệu để suy luận logic. Logic đã cung ấp cho các nhà nghiên cứu những công cụ hình thức để biểu diễn và suy luận tri thức. Các phép toán logic và các ký hiệu sử dụng Phép toán AND OR NOT Kéo theo Tương đương Kí hiệu ˄, ∩, & ˅, ∪, + ¬, ~ →, ⊃ ≡ • Logic mệnh đề Logic mệnh đề biểu diễn và lập luận với các mệnh đề toán học. mệnh đề là một câu nhận giá trị đúng hoặc sai. Giá trị này gọi là chân trị của mệnh đề. Nhiều bài toán sử dụng logic mệnh đề để thể hiện tri thức và giải quyết vấn đề. Bài toán lại này được đưa về bài toán xử lý các luật, mỗi phần giả thuyết và kết luận của luật có thể có nhiều mệnh đề. Ví dụ: IF Đi xe máy = A AND Không đội nón bảo hiểm = B THEN Sẽ bị phạt = C Luật trên có thể biểu diễn lại như sau: A ˄ B → C BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 9 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM Các phép toán quen thuộc trên các mệnh đề: A B ¬A A ˄ B A ˅ B A → B A ≡ B T T F T T T T F T T F T T F T F F F T F F F F T F F T T • Logic vị từ Logic vị từ là sự mở rộng của logic mệnh đề nhằm cung cấp một cách biểu diễn rõ hơn về tri thức. Mệnh đề: thì không có cấu trúc → hạn chế nhiều thao tác suy luận → đưa vào khái niệm vị từ và lượng từ (∀ - với mọi , ∃ - tồn tại) để tăng cường tính cấu trúc của một mệnh đề. Trong logic vị từ, một mệnh đề được cấu tạo bởi 2 thành phần là các đối tượng tri thức và mối liên hệ giữa chúng (gọi là vị từ). Cách biểu diễn: Vịtừ(<đối tượng 1>,<đối tượng 2>,…,<đối tượng n>) Ví dụ 1: Cái bàn có vật liệu là gỗ ⇒ vậtliệu(cái bàn, gỗ) Cái bàn có chất lượng tốt ⇒ chấtlượng(cái bàn, tốt) Ví dụ 2: Tri thức “A là bố của B nếu B là anh hoặc em của một người con của A” có thể ñöôïc biểu diễn dưới dạng vị từ như sau: Bố(A, B) = Tồn tại Z sao cho: Bố(A, Z) và (Anh(Z, B) hoặc Anh(B,Z)) Trong trường hợp này, mệnh đề Bố(A, B) là một mệnh đề tổng quát. Như vậy nếu ta cĩ các mệnh đề cơ sở là: a) Bố(“An”, “Bình”) có giá trị đúng (An là bố của Bình) b) Anh(“Tú”, “Bình”) có giá trị đúng (Tú là anh của Bình) thì mệnh đề c) Bố (“An”, “Tú”) sẽ có giá trị là đúng (An là bố của Tú) Ví dụ 3: Câu cách ngôn “Không có vật gì là lớn nhất và không có vật gì là bé nhất!” có thể được biểu diễn dưới dạng vị từ như sau: LớnHơn(x,y) = x>y BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 10 [...]... mệnh đề đối ngẫu nên biểu thức ban đầu đã được chứng minh BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 14 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM B CÀI ĐẶT THUẬT TOÁN BẰNG C# 1 Vương Hạo 2 Robinson BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 15 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình CÁC HỆ CƠ SỞ TRI THỨC GS TSKH Hoàng Kiếm TS Đỗ Phúc TS Đỗ Văn Nhơn 2 Bài giảng TRÍ TUỆ NHÂN... Hạo - Bước 1: Phát biểu lại giả thiết và kết luận của vấn đề theo dạng chuẩn sau: GT1, GT2, , GTn → KL1, KL2, , KLm Trong đó các GTi và KLi là các mệnh đề được xây dựng từ các biến mệnh đề và 3 phép nối cơ bản: ∧, ∨, ¬ - Bước 2: Chuyển vế các GTi và KLi có dạng phủ định Ví dụ: p ∨ q, ¬(r ∧ s), ¬g, p ∨ r → s, ¬p BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 11 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM ⇒ p...CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS TSKH HOÀNG VĂN KIẾM NhỏHơn(x,y) = x . > CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM MỤC LỤC BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC Trang 2 CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG GS. TSKH. HOÀNG VĂN KIẾM A. BIỂU DIỄN TRI THỨC 1. Tri thức Tri thức. GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG ________oOo________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC CÔNG NGHỆ TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG TÌM HIỂU VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH MINH HỌA THUẬT GIẢI. nào đó. Siêu tri thức: mô tả tri thức về tri thức. Loại thức này giúp lựa chọn tri thức thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề. Các chuyên gia sử dụng tri thức này để

Ngày đăng: 10/04/2015, 17:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. BIỂU DIỄN TRI THỨC

  • 1. Tri thức

  • 2. Phân loại tri thức

  • 3. Phương pháp tiếp nhận tri thức

  • 4. Phương pháp biểu diễn tri thức

    • a. Bộ ba: đối tượng – thuộc tính – giá trị

    • b. Các luật dẫn

    • c. Mạng ngữ nghĩa

    • d. Frame

    • e. Logic

    • B. CÀI ĐẶT THUẬT TOÁN BẰNG C#

    • 1. Vương Hạo

    • 2. Robinson

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan