Một số kiến thức và câu hỏi thường gặp về sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia

43 4.3K 2
Một số kiến thức và câu hỏi thường gặp về sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam trong thi học sinh giỏi quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Phần thứ nhất MỞ ĐẦU Địa lí tự nhiên Việt Nam là một bộ phận có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo môn Địa lí ở các trường trung học phổ thông ở nước ta. Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên đại cương với đối tượng nghiên cứu là lớp vỏ địa lí của trái đất, những kiến thức về các châu lục, các khu vực khác nhau trên trái đất, địa lí tự nhiên Việt Nam tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm địa lí tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, giúp các em có hiểu biết sâu sắc hơn về thiên nhiên, đất nước mình, đồng thời giúp ích cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề có liên quan đang diễn ra trên đất nước ta như phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, duy trì, cải thiện môi trường sinh thái… Đặc điểm cơ bản của địa lí tự nhiên Việt Nam thể hiện những nét chung nhất của các điều kiện và các quá trình tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên và những mối quan hệ tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa chúng. Các điều kiện tự nhiên của nước ta lại có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên các nước và các khu vực xung quanh, chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật địa lí chung của Trái Đất cả trong quá khứ và hiện tại. Chính vì vậy mà thiên nhiên nước ta có sự phân hóa rất đa dạng. Việt Nam là một nước mang sắc thái thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển với cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế và đặc biệt cảnh quan phân hóa rất đa dạng và chịu tác động sâu sắc của con người. Chính vì vậy mà nước ta có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống. Sự phân hóa tự nhiên nước ta trong đó có thành phần địa hình Việt Nam cũng tuân theo những quy luật địa lí chung của trái đất. Sự phân hóa này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân mỗi vùng trên cả nước, ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế mỗi vùng nói riêng và của đất nước nói chung. 1 Do tầm quan trọng của sự phân hóa địa hình Việt Nam trong thực tiễn đời sống cũng như ý nghĩa quan trọng trong chương trình địa lí tự nhiên Việt Nam ở trường trung học phổ thông hiện nay và đặc biệt đây cũng là một trong những phần kiến thức trọng tâm trong thi học sinh giỏi Quốc gia, chúng tôi đã lựa chọn chuyên đề “Một số kiến thức và câu hỏi thường gặp về sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam trong thi học sinh giỏi Quốc gia” để tìm hiểu và nghiên cứu. Hy vọng rằng chuyên đề này sẽ có nhiều ý nghĩa trong việc giảng dạy môn địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí các cấp. Đây là một vấn đề không mới nhưng trong quá trình tìm hiểu, do hạn chế về thời gian, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và chắc chắn còn có những vấn đề cần nghiên cứu và thảo luận thêm. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các đồng nghiệp để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chuyên đề này. Chuyên đề bao gồm những nội dung sau: - Phần thứ nhất: Mở đầu - Phần thứ hai: Nội dung chuyên đề Chương I: Sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam I.1. Khái quát các quy luật phân hóa của thiên nhiên Việt Nam I.2. Sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam Chương II: Những câu hỏi vận dụng và hướng dẫn trả lời. II. 1. Những câu hỏi liên quan đến sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam. II. 2. Những câu hỏi liên quan đến sự phân hóa đa dạng của địa hình trong miền địa lí tự nhiên Việt Nam II. 3. Những câu hỏi về mối quan hệ của địa hình Việt Nam (đặc điểm và sự phân hóa đa dạng) với các thành phần tự nhiên khác - Phần thứ ba: Kết luận 2 Phần thứ hai NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chương I: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I.1. Khái quát các quy luật phân hóa của tự nhiên Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam tuy diện tích không rộng nhưng thiên nhiên lại rất đa dạng và có sự phân hóa phức tạp. Thiên nhiên thay đổi theo không gian theo nhiều hướng khác nhau: từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao nên đã hình thành nhiều khu vực tự nhiên ở các cấp phân vị khác nhau. Những đơn vị địa lí tự nhiên khu vực này được hình thành và phát triển do ảnh hưởng trước hết của các quy luật chung của tự nhiên. Sự phân hóa phức tạp và đa dạng của cảnh quan tự nhiên Việt Nam là kết quả tổng hợp của hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc – Nam, lịch sử phát triển lâu dài của tự nhiên Việt Nam, đặc điểm địa hình khác nhau giữa các bộ phận lãnh thổ. Lịch sử phát triển không đồng đều ở các bộ phận khác nhau trên lãnh thổ, phụ thuộc vào sự tác động tương quan của 2 nguồn năng lượng chủ yếu quyết định động lực của các quá trình địa lí. Đó là năng lượng bức xạ mặt trời và năng lượng bên trong của trái đất. Hai nguồn năng lượng này thay đổi theo thời gian và không gian nhưng quan trọng hơn, bản chất của những thay đổi này rất khác nhau. Trong khi nguồn bức xạ mặt trời có sự phân bố và thay đổi theo quy luật địa đới, thì nguồn năng lượng bên trong của trái đất lại bị chi phối bởi quy luật phi địa đới. I.1.1. Quy luật địa đới Quy luật địa đới về bản chất là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và các cảnh quan tự nhiên theo vĩ độ từ xích đạo về hai cực. Đây là quy luật rất phổ biến, tạo nên các vòng đai địa lí bao quanh trái đất. Quy luật địa đới là một trong những quy luật cơ bản của khoa học địa lí. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu và phân vùng địa lí tự nhiên mỗi khu vực cần phải tính toán tới số 3 lượng và chất lượng của năng lượng mặt trời mà nơi đó nhận được. Chính sự phân bố không đồng đều của năng lượng mặt trời là nguyên nhân đầu tiên của tính địa đới. Sự thay đổi có quy luật của bức xạ mặt trời từ xích đạo về phía 2 cực cũng chính là sự thay đổi có quy luật của góc nhập xạ theo hướng đó. Ngoài ra, nguyên nhân hình thành quy luật địa đới còn có sự tham gia của hoàn lưu khí quyển trên quy mô toàn cầu, khiến cho sự phân bố thực tế của bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất sẽ khác nhiều so với sự phân bố lí thuyết. Hoàn lưu khí quyển dựa trên 4 khối khí cơ bản là khối khí cực, ôn đới, nhiệt đới và khối khí xích đạo là cơ sở để xác định các vòng đai khí hậu. Thêm vào đó, những dao động theo mùa của hoàn lưu khí quyển còn hình thành nên 3 vòng khí hậu đai trung gian, ở đó các khối khí của 2 kiểu khác nhau sẽ thay đổi kế tiếp nhau theo mùa để hình thành nên 7 đới khí hậu chính của mỗi nửa cầu ( Bắc và Nam) là: đới cực, cận cực, ôn đới, á nhiệt đới, nhiệt đới, á xích đạo và xích đạo. Như vậy, sự thay đổi theo đới của các đơn vị lãnh thổ là do năng lượng mặt trời và lượng ẩm được phân bố theo đới. Chính sự phân bố theo đới của nhiệt và ẩm đã dẫn tới tính địa đới của các thành phần và các yếu tố khác nhau của cảnh quan tự nhiên như: thủy văn, thổ nhưỡng, thực bì, địa hình ngoại sinh… Trên thực tế, các đới cảnh quan tạo thành một mạng rất phức tạp. Các đới này thường có sự phân bố đứt quãng và không phải bao giờ cũng hướng dọc theo các vĩ tuyến một cách đều đặn. Sự chuyển tiếp từ đới này sang đới khác cũng diễn ra phức tạp, có lúc đột ngột, có lúc diễn ra chậm chạp, từ từ. Sự phân hóa địa đới theo vĩ độ quan trọng nhất và rõ ràng nhất là sự phân hóa ra 2 vòng đai địa lí tương ứng với 2 khu vực: - Khu vực nội chí tuyến: giữa chí tuyến 23 0 27’B và chí tuyến Nam 23 0 27’ N. - Khu vực ngoại chí tuyến: từ 2 chí tuyến về phía 2 cực Bắc và Nam. I.1.2. Các quy luật phân hóa phi địa đới Quy luật phi địa đới là quy luật quan trọng thứ 2 của sự phân hóa và phát triển của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên. Quy luật phi địa đới gắn liền với cấu tạo phức tạp của bề mặt trái đất. Tính không đồng nhất của cấu trúc địa chất, sự khác nhau về vị trí, độ cao và các yếu tố địa mạo đều do các lực bên trong của Trái Đất quyết định. Ngoài ra cũng còn phải tính đến vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dương. Vị trí này cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi không chỉ của khí hậu mà còn tới cả thiên nhiên theo hướng kinh tuyến. 4 Các quy luật phi địa đới ở Việt Nam bao gồm: Quy luật phân hóa theo kinh độ (hay quy luật địa ô) và quy luật phân hóa đai cao. I.1.2.1. Quy luật phân hóa theo kinh độ (hay quy luật địa ô) Trên Trái Đất có sự phân bố kế tiếp của các múi lục địa và đại dương theo hướng kinh tuyến chạy dài từ Bắc cực tới Nam cực. Bản chất của quy luật theo kinh độ là sự thay đổi tuần tự các hiện tượng địa lí, trên các lục địa tùy thuộc vào mức độ xa bờ đại dương đến trung tâm lục địa. Quy luật phân hóa theo kinh tuyến của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên cũng như các thành phần của cảnh quan tự nhiên còn được nhiều nhà địa lí trên thế giới gọi là tính địa đới theo kinh tuyến. Bản chất của quy luật phân hóa theo kinh tuyến là sự khác nhau giữa bề mặt lục địa và bề mặt đại dương trong quá trình tiếp nhận năng lượng mặt trời. Thông thường năng lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận được trên một đơn vị diện tích ở đại dương lớn hơn trên lục địa 10 – 20%. Nói chung không khí trên các đại dương ấm hơn trên các lục địa, chỉ trừ ở vòng đai gió mậu dịch là nơi lục địa được sưởi nóng mạnh hơn đại dương (do sự mất nhiệt cho bốc hơi giảm và do tính chất vật lí khác nhau giữa bề mặt lục địa và bề mặt nước trên các đại dương) Một số nhà địa lí gọi sự phân hóa theo kinh tuyến tương tự như tính địa đới theo vĩ độ của các cảnh quan tự nhiên là tính địa ô. Tuy nhiên, sự phân hóa địa lí theo kinh tuyến biểu hiện không phải đồng đều ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất. Phụ thuộc vào đặc điểm hoàn lưu khí quyển, kích thước, hình dáng và vị trí địa lí của lục địa khiến số lượng địa ô ở các vĩ độ có sự khác nhau. Đầy đủ nhất là 3 địa ô, quan sát thấy ở các vĩ độ ôn đới của lục địa Âu – Á do sự tồn tại của khối lục địa rộng lớn trải trên 200 0 kinh tuyến và do sự chuyển động của các khối khí theo hướng đông – tây. Hai địa ô đối với vòng đai gió Mậu Dịch: địa ô hoang mạc bờ Tây do không có các điều kiện cho các khối khí đại dương xâm nhập tới, và địa ô ẩm ướt ở phía đông của các lục địa nhờ có gió mùa tạo nên sự dư thừa ẩm, đặc biệt là vào mùa hè. Ở các vĩ độ thuộc xích đạo hoặc miền cận cực, sự phân hóa địa lí theo kinh tuyến biểu hiện không rõ rệt (sự vận chuyển theo chiều ngang của các khối khí ở xích đạo yếu và gần như đồng nhất ở cận cực). I.1.2.2. Quy luật phân hóa theo đai cao. Tính vành đai theo độ cao (còn được gọi là tính địa đới theo chiều thẳng đứng) là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phi địa đới. Sự thay đổi các thành phần và cảnh quan tự nhiên diễn ra theo độ cao dưới dạng các dải và các vành đai ở vùng núi, đặc biệt ở các vùng núi cao. Nguyên nhân chính của sự hình thành các vành đai theo độ 5 cao là sự thay đổi các điều kiện nhiệt khi lên cao. Tuy nhiên, sự thay đổi này không giống như sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ. Ở miền núi, cán cân nhiệt được hình thành như sau: cường độ bức xạ Mặt Trời tăng theo độ cao khoảng 10% đối với 1000 m, trong khi đó bức xạ sóng dài của bề mặt Trái Đất đồng thời cũng tăng và còn tăng nhanh hơn so với bức xạ sóng ngắn của mặt trời, dẫn tới có sự hạ thấp nhiệt độ nhanh chóng (gradient nhiệt độ theo chiều thẳng đứng vượt gradient nhiệt độ theo chiều ngang hàng trăm lần). Điều đó có nghĩa là nhiệt độ hạ xuống theo độ cao ở các miền núi nhanh hơn gấp hàng trăm lần so với sự thay đổi theo vĩ độ (theo chiều ngang) ở các đồng bằng. Điều kiện ẩm ướt cũng thay đổi theo độ cao. Thông thường, ở độ cao lớn, lượng ẩm của không khí và lượng mưa giảm, song do vai trò bức chắn của các dãy núi không khí chứa nhiều hơi nước ở dưới thấp được bốc lên cao, nhiệt độ giảm có điều kiện thuận lợi cho sự ngưng kết thành mây và gây mưa với lượng mưa tăng lên tới một giới hạn độ cao nào đó (giới hạn này không đồng nhất ở các vùng núi khác nhau), sau đó lại giảm xuống. Vì vậy, sự phân bố điều kiện ẩm ở các vùng núi khá đa dạng và phức tạp (trong đó, yếu tố độ cao tuyệt đối chỉ có vai trò gián tiếp). Sự biến đổi theo độ cao còn được thể hiện ở các thành phần tự nhiên khác như các quá trình địa mạo đặc thù của miền núi (núi lở, lở tuyết, trượt đất…), không hề thấy ở các cảnh quan đồng bằng. Miền núi có mạng lưới thủy văn rất đặc biệt, với các dòng sông suối nước chảy xiết, lắm thác ghềnh khác hẳn với các dòng sông ở đồng bằng. Hiện tượng băng tuyết trên núi cũng không giống như các lớp phủ băng tuyết ở vùng cực. Thổ nhưỡng miền núi khác thổ nhưỡng đồng bằng ở chỗ phẫu diện mỏng và chứa nhiều vật liệu thô vụn, với thành phần các khoáng nguyên sinh và cuối cùng thể hiện rõ rệt nhất là sự phân bố các kiểu quần xã sinh vật theo độ cao. Sự sắp xếp các vành đai theo độ cao từ thấp lên cao có nhiều nét tương tự như sự sắp xếp các đới tự nhiên theo vĩ độ từ xích đạo về phía 2 cực. Song sự sắp xếp này có phần phong phú và đa dạng hơn. Đặc tính và số lượng các kiểu vành đai theo độ cao phụ thuộc vào vị trí địa lí của khối núi và đặc điểm sơn văn của nó. Từ 2 cực về phía xích đạo số lượng các vành đai theo độ cao tăng lên. Bản chất của sự phân hóa theo độ cao là sự phân hóa phi địa đới mà nguyên nhân sâu xa của nó là do các lực bên trong của trái đất gây ra. I.1.3. Quan hệ giữa các quy luật phân hóa Các quy luật phân hóa trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng tác động đồng thời, tương hỗ. Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật khác 6 giữ vai trò chủ yếu, trội, chi phối sự hình thành và chiều hướng phát triển của các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể. Trước hết mối quan hệ giữa 2 dạng cơ bản của quy luật phi địa đới là quy luật địa ô và quy luật kiến tạo – địa mạo có liên hệ chặt chẽ với nhau. Các ranh giới khí hậu theo kinh tuyến thường phù hợp với các bức chắn sơn văn. Những sự phân chia bề mặt lãnh thổ theo hình thái kiến tạo lớn (như xứ Hoa Nam, xứ Đông Dương) lại là những khu vực được phân biệt theo vị trí của nó đối với ảnh hưởng của biển và đại dương của quy luật địa ô. Những khu vực chịu ảnh hưởng của những điều kiện hình thành, di chuyển, biến tính của các khối khí, theo mức độ lục địa của khí hậu và của cả vai trò của vị trí trên cao. Thêm vào đó, các khối núi không chỉ tạo nên quy luật phân hóa theo vành đai độ cao riêng biệt của nó mà còn ảnh hưởng quan trọng đến các cảnh quan tự nhiên của các khu vực đồng bằng và các khu vực núi khác lân cận. Mặt khác, số lượng và cấu trúc của vành đai trong phạm vi một đới cảnh quan cũng không đồng nhất và thường bị phụ thuộc vào các nhân tố khí hậu phân hóa theo hướng kinh tuyến (mức độ ẩm ướt) và mức độ lục địa (độ lục địa). I.2. Sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam I.2.1. Các kiểu địa hình chính ở Việt Nam I.2.1.1. Địa hình núi Kiểu địa hình núi ở Việt Nam bao gồm các núi thấp có độ cao trung bình dưới 1000m, núi trung bình có độ cao trung bình từ 1000m đến 2000m và núi cao có độ cao trên 2000m. Kiểu địa hình núi khá phổ biến và tiêu biểu cho địa hình Việt Nam. Kiểu địa hình núi có đặc điểm chung là có độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối khá lớn, về ngoại hình thường là các khối núi hoặc các dãy núi, có độ chia cắt sâu và sườn dốc lớn. a. Địa hình núi cao Các khu vực núi cao ở Việt Nam với các đỉnh núi cao trên 2000m phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt là ở biên giới phía Bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía Tây thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tiêu biểu cho địa hình núi cao ở Việt Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài 180km theo hướng tây bắc - đông nam từ biên giới phía bắc thuộc hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu cho đến Yên Bái. ở đây có đỉnh Phanxipăng (3143m) cao nhất Việt Nam và cả bán đảo Đông Dương, đỉnh Tả Yang Phình (3096m) và các đỉnh núi cao 7 khác như Phu Luông (2985m), Sà Phình (2874m). Ngoài ra còn có hàng chục đỉnh cao trên 2000m. Ở khu vực phía nam của dãy Trường Sơn cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m như Ngọc Linh (2598m), đỉnh Ngọc Krinh (2025m) ở Kon Tum, đỉnh Vọng Phu (2051m) ở Khánh Hòa, đỉnh Chư Yang Sin (2405m) ở Đắk Lắk. Địa hình núi cao được cấu tạo bởi các loại đá macma và đá biến chất có thành phần khá đồng nhất như granit, riôlit rất cứng rắn, khó bị phong hóa, tạo nên các đỉnh sắc nhọn, lởm chởm hình răng cưa. Địa hình của vùng núi cao rất hiểm trở vì có độ cao lớn, sườn dốc, với nhiều vách đứng bị xâm thực mạnh, tạo nên độ chia cắt tới hàng nghìn mét. Do lớp vỏ phong hóa mỏng nên lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật cũng rất nghèo nàn, cằn cỗi. Các vùng núi cao ở Việt Nam đều có lượng mưa lớn trên dưới 3000mm, có lượng ẩm cao nhưng rất lạnh. ở vùng núi Phanxipăng, mùa đông rất rét và thậm chí còn có tuyết rơi. b. Địa hình núi trung bình Địa hình núi trung bình ở Việt Nam có diện tích không lớn, chiếm khoảng 14% diện tích cả nước, nhưng cũng phân bố khá rộng khắp, từ biên giới phía Bắc cho đến phía Nam của dãy Trường Sơn. Địa hình núi trung bình có các dạng đỉnh núi, khối núi và dãy núi đơn độc, tách biệt hoặc gắn liền với các vùng núi cao. Địa hình núi trung bình gồm các núi được cấu tạo bởi các loại nham thạch cứng, chủ yếu là các loại đá macma và đá biến chất, tuy nhiên có độ cao thấp hơn và mức độ xâm thực, chia cắt địa hình yếu hơn so với các vùng núi cao. Đặc biệt ở vùng núi Tây Bắc, tính chất phân bậc của địa hình biểu hiện rõ ràng hơn. ở những nơi có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn còn giữ lại được lớp phủ rừng tự nhiên. c. Địa hình núi thấp Địa hình núi thấp thường gặp ở vùng liền kề với vùng núi trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau. Cũng có khi địa hình núi thấp còn được gặp ở ngay vùng đồng bằng và vùng ven biển dưới dạng núi sót. Điển hình của địa hình núi thấp ở Việt Nam là vùng Đông Bắc và khu vực núi Hòa Bình - Thanh Hóa - Nghệ An. Phần lớn các núi thấp được cấu tạo bởi các đá trầm tích, có dáng hình mềm mại, có lớp vỏ phong hóa khá dày. I.2.1.2. Địa hình cao nguyên a. Địa hình cao nguyên đá vôi 8 Địa hình cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Địa hình này có đặc điểm chung là có độ cao khá lớn nhưng bề mặt khá bằng phẳng, mạng lưới sông suối thưa thớt và rất hiếm nước, nhất là vào thời kỳ mùa khô. Điển hình cho địa hình cao nguyên đá vôi ở vùng núi tương đối cao mang tính chất sơn nguyên là các cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) và dải các cao nguyên ở Tây Bắc chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao tương đối thấp, dưới 1000m. Đó là các cao nguyên Tà Phình - Sin Chải, cao nguyên Sơn La và cao nguyên Mộc Châu. Đặc biệt mới đây cao nguyên đá Hà Giang (bao gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Bảo Lạc) đã được công nhận là thành viên chính thức của Mạng lưới các Công viên địa chất toàn cầu (ngày 3/10/2010). b. Địa hình cao nguyên badan Khác với địa hình cao nguyên đá vôi còn có nét hiểm trở, các cao nguyên badan có dáng hình mềm mại, bằng phẳng hơn và trên bề mặt cao nguyên còn có nhiều di tích của các hoạt động núi lửa như các nón miệng núi lửa, các hồ tròn. Các cao nguyên badan được bao phủ chủ yếu bới các lớp đá badan phun trào tuổi Tân sinh đã được phong hóa và trở thành loại đất đỏ badan rất phì nhiêu, thuận lợi cho sự phát triển của các cánh rừng tự nhiên cũng như cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Các cao nguyên badan ở nước ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và rìa của miền Đông Nam Bộ. c. Địa hình cao nguyên hỗn hợp các loại đá trầm tích, macma và biến chất Thuộc địa hình này là các cao nguyên bóc mòn có độ cao khá lớn, tới 1500m ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Trên bề mặt cao nguyên còn lộ ra các loại đá trầm tích tuổi Cổ sinh và các loại đá macma, biến chất có tuổi trẻ hơn. ở đây có địa hình bằng phẳng xen kẽ với các dãy đồi và ngọn đồi thoải, tạo nên cảnh quan thiên nhiên rộng mở, có nhiều phong cảnh đẹp mà tiêu biểu là cao nguyên Lâm Viên với thành phố Đà Lạt, đô thị du lịch nổi tiếng của Việt Nam. I.2.1.3. Địa hình đồi Địa hình đồi ở Việt Nam thường gặp ở vùng giáp ranh có tính chất chuyển tiếp từ địa hình miền núi xuống đồng bằng. Kiểu địa hình đồi thường có độ cao trung bình từ 70m đến 150m và độ chia cắt sâu trung bình từ 50m đến 85m. Địa hình đồi thuộc kiểu địa hình bóc mòn do tác động của quá trình ngoại lực đã phá hủy, xâm thực đá gốc hoặc thềm sông, thềm biển. 9 Địa hình đồi ở Việt Nam phổ biến có hai dạng là đồi bát úp và dãy đồi, rất phổ biến ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ cũng như ở Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai ở vùng Đông Nam Bộ. I.2.1.4. Địa hình đồng bằng Địa hình đồng bằng ở Việt Nam thuộc bậc địa hình thấp nhất, phần lớn nằm ở phía đông lãnh thổ, tiếp giáp với Biển Đông. Địa hình đồng bằng có đặc điểm chung là rất bằng phẳng, tuyệt đại bộ phận có độ cao thấp, thường không vượt quá 15m, được bồi đắp bằng các trầm tích biển, trầm tích lục địa và phù sa của các con sông lớn trên các vùng trũng, sụt lún mạnh. Địa hình đồng bằng điển hình nhất ở Việt Nam là ở hai vùng đồng bằng lớn, đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, ngoài ra cũng còn một số nét riêng ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung. a. Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích khoảng 15 nghìn km 2 có địa hình bằng phẳng, hơi nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được che phủ bởi lớp trầm tích Đệ Tứ có độ dày từ một vài mét đến trên 100m. Trên bề mặt đồng bằng là lớp đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp và đã được khai thác để sản xuất nông nghiệp từ lâu đời. Ở khu vực phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ còn có nhiều đồi núi sót và ở phía Nam còn có nhiều ô trũng. Các ô trũng này càng khó thoát nước hơn từ khi có hệ thống đê điều. Một số nơi ở vùng ven biển của đồng bằng Bắc Bộ còn có các dải cồn cát cổ, có nguồn gốc biển. Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay vẫn đang có xu hướng tiếp tục lấn ra phía biển. Khu vực tam giác châu cửa sông Hồng hằng năm tiến ra biển tới gần 100m. Hệ thống đê biển trở nên đặc biệt quan trọng trong việc quai đê, lấn biển và ngăn chặn ảnh hưởng của nước biển xâm nhập vào đất liền. b. Đồng bằng Nam Bộ với diện tích hơn 60 nghìn km 2 bao gồm hai bộ phận có các đặc điểm khác hẳn nhau. Đó là đồng bằng cao bao gồm các thềm phù sa cổ, bán bình nguyên đất đỏ badan ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, còn gọi là miền Tây Nam Bộ. Đồng bằng cao Đông Nam Bộ có hai bậc địa hình khá bằng phẳng ở độ cao 200m và 100m, chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dốc nghiêng về phía hạ lưu sông Sài Gòn. 10 [...]... Những câu hỏi liên quan đến sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam 17 Câu 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các kiểu địa hình thuộc khu vực đồi núi nước ta HƯỚNG DẪN 1 Các kiểu địa hình của khu vực đồi núi nước ta Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài, khu vực đồi núi nước ta có những kiểu địa hình như sau: - Kiểu địa hình núi với đặc điểm chung là độ cao tuyệt đối và. .. Thềm lục địa Thềm lục địa của miền có xu hướng càng vào phía nam càng hẹp dần thể hiện qua sự lấn vào gần bờ của các đường đẳng sâu 200m và 50 m Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (miền NTB và NB) HƯỚNG DẪN 1 Khái quát vị trí địa lí 2 Đặc điểm chung của địa hình - Miền NTB và NB bao gồm khu vực đồng bằng và khư... đất và lớp phủ thực vật - Đối với thi n nhiên: sự phân hóa đa dạng của thi n nhiên nước ta thể hiện trước hết ở địa hình + Phân hóa theo B – N: dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa ĐB được xem là một trongg hai nguyên nhân gây ra sự phân hóa + Phân hóa theo Đ- T: các đại địa hình (vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi) được xem là cơ sở cho sự phân hóa 35 + Phân hóa theo... dẫn một số câu hỏi cụ thể Câu 1: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ HƯỚNG DẪN 1 Khái quát vị trí địa lí Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có ranh giới phía tây và tây nam nằm ở hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ (Phía bắc giáp Trung Quôc, phía đông và đông nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây và tây nam. .. chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê Câu 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng địa hình miền núi nước ta có sự phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau? Giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa địa hình? HƯỚNG DẪN 1 Chứng minh Địa hình núi phân hóa thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam 1.1 Vùng núi Đông Bắc: - Nằm ở phía đông... động địa chất của vỏ Trái Đất, vùng này là một bộ phận của địa máng Việt Lào nên chịu tác động mạnh của vận động nâng lên, nhất là vận động An pơ – Himalaya (giai đoạn tân kiến tạo) Hướng tây bắc – đông nam của vùng là do sự qui định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn Câu 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học , trình bày sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc với địa hình. .. trình hình thành lãnh thổ chịu sự tác động định hướng của khối nền cổ HLS, sông Mã, Pu Hoạt có hướng TB – ĐN Trong khi đó, miền núi của NTB và NB chịu sự ảnh hưởng của khối nền Kon Tum có dạng vòng cung - Đồng bằng NTB và NB (chủ yếu là ở NB) phát triển mạnh hơn do sông ngòi giàu phù sa và thềm lục địa rộng hơn II 3 Những câu hỏi về mối quan hệ của địa hình Việt Nam (đặc điểm và sự phân hóa đa dạng) ... cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra Câu 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu nước ta HƯỚNG DẪN 1 Khái quát đặc điểm địa hình nước ta - Đất nước nhiều đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng : tây bắc – đông nam và hướng vòng cung - Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc – đông nam 2 Phân. .. hình? (sử dụng kiến thức địa chất hình thành lãnh thổ II 2 Những câu hỏi liên quan đến sự phânchung đa dạng của địa hình để giải thích khái quát sự khác biệt về hướng nghiêng hóa của địa hình) 3 Đặc điểm từng dạng địa hình trong miền địa lí tự nhiên Việt Nam - Miền núi II.2.1 phân bố chủ yếuchung + S?, Hướng dẫn ở đâu? + Phần lớn địa hình có độ cao? (núi cao, núi trung bình, núi thấp), độ cao trung bình?,... lớp cát bùn được vận chuyển từ vùng núi về bồi lấp chỗ trũng tạo nên địa hình đồng bằng Câu 3: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học , trình bày sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc với địa hình vùng núi Tây Bắc Giải thích tại sao có sự khác biệt đó HƯỚNG DẪN 1 Sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc với địa hình vùng núi Tây Bắc - Giới thi u khái quát: + Vùng Đông Bắc nằm ở . MỘT SỐ KIẾN THỨC VÀ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Phần thứ nhất MỞ ĐẦU Địa lí tự nhiên Việt Nam là một bộ phận. I: Sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam I.1. Khái quát các quy luật phân hóa của thi n nhiên Việt Nam I.2. Sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam Chương II: Những câu hỏi vận dụng và. Những câu hỏi liên quan đến sự phân hóa đa dạng của địa hình Việt Nam. II. 2. Những câu hỏi liên quan đến sự phân hóa đa dạng của địa hình trong miền địa lí tự nhiên Việt Nam II. 3. Những câu hỏi

Ngày đăng: 10/04/2015, 13:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan