Kỹ thuật xử lý xoài ra hoa

2 841 5
Kỹ thuật xử lý xoài ra hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Số đặc biệt Mừng Xuân Q Mùi 2003 Thông tin khoa học – Đại học An Giang Số 12 29 KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI RA HOA RA HOARA HOA RA HOA Trần Văn Khải rong những năm gần đây, phong trào cải tạo vườn tạp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó cây ăn trái như: xoài, nhãn, sầu riêng phát triển nhanh và chiếm diện tích khá lớn ở ĐBSCL. Đặc biệt hiện nay nhiều nhà vườn chú ý phát triển mạnh cây xoài nhất là xoài cát Hoà Lộc đây là loại cây dễ trồng thích hợp với nhiều loại đất và cho phẩm chất rất ngon. Nếu trồng trong điều kiện thích hợp và chăm sóc tốt thì cây sẽ cho trái từ năm thứ hai trở đi. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là điều khiển cây ra hoa theo ý muốn để thuận tiện trong khâu chăm sóc, thu hoạch đồng loạt và đồng thời được giá. Để đạt được những điều trên, bà con nên chú ý chăm sóc vườn xoài của mình ngay từ sau khi thu hoạch của vụ trước. Ở đây chúng tôi gửi đến bà con tóm tắt quy trình chăm sóc và kỹ thuật xử lý xoài ra hoa: CHĂM SÓC SAU THU HOẠCH: Cần thực hiện 4 bước sau đây: - Bón phân cho gốc: Sau khi thu hoạch cần bón phân gốc để phục hồi cây, lượng phân: khoảng từ 2- 2,5kg NPK(16-16-8) đối với cây từ 5- 10 năm tuổi, lượng phân này thay đổi tuỳ theo tuổi cây. - Cắt tỉa cành: đây là khâu hết sức quan trọng cần được chú ý. Cùng với việc bón phân cho gốc chúng ta cắt tỉa bỏ các cành lòn ra trong tán, cành yếu, cành sâu bệnh và những cành mọc loà xoà dưới mặt đất. Chú ý cắt tối đa 10% số cành có trên cây (đối với cây được nhân giống bằng hạt), 20% (đối với cây nhân giống bằng phương pháp ghép) nhằm tạo cho cây được thông thoáng. - Phun thuốc tạo kích thích đọt lá mới: sau khi cắt tỉa xong, phun thuốc kích thích đọt lá non mới ra mạnh và đồng loạt: dùng khoảng 40g F94 trong một bình 8 lít phun ướt đẫm cả tán lá, phun 1 lần. Sau khi phun khoảng 1 tuần, đọt lá non mới bắt đầu ra. Chú ý mỗi đọt thường ra 3-6 chồi, nếu có điều kiện ta nên tỉa bớt chỉ chừa lại từ 2-3 chồi, công việc tiến hành sau khi chồi ra dài khoảng 10-15cm. - Phun thuốc bảo vệ cành và đọt non: sau khi đọt non ra khoảng 0,2cm chú ý phun thuốc trừ sâu, bệnh để bảo vệ trong một cơi đọt phun khoảng 1-2 lần. Cần chú ý 2 nhóm đối tượng thường gây hại trong giai đoạn này là: + Nhóm côn trùng: rầy, sâu ăn lá, bọ đục chồi, xén tốc đục cành…dùng Actara 25 WG, Fenbish, Confidor 100SL, Basudin 40ND để phun. + Nhóm bệnh hại phổ biến nhất là bệnh thán thư: dùng Score, Manzate, Antracol 70WP để phun. XỬ LÝ RA HOA Cách 1: - Khi thấy lá chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh đậm, hoà tan 100-160g Nitrat kali (KNO3)/ 1 bình 8 lít nước khuấy cho đều rồi phun ướt đầu lá xoài ( chú ý các đọt lá xanh đậm và có mầm ngủ phồng) thường phun vào đầu tháng 9 âm lòch khoảng 2- 3 tuần sau cây sẽ ra hoa. Trong khi phun cần chú ý rút nước trong mương cho khô và nên phun vào lúc trời khô ráo. Cách 2: - Khi cơi đọt cuối cùng được 15-20 ngày tuổi, lá có màu hồng nhạt, hoà 40g Paclobutrazol trong bình 10 lít nước rồi tưới vào đất quanh gốc xung quanh tán cây. Trong vòng 10-15 ngày sau khi tưới cần giữ ẩm phần đất ở vùng rễ để thuốc ngấm dần vào rễ cây. - Sau khoảng 15-20 ngày, nếu thấy có hiện tượng cựa gà (chồi hoa ) vừa nhú: pha 40g Thiourea (Dola - 2X) + 10g phân lân vào 8 lít nước phun ướt đẫm các đọt nhằm thúc đẩy hoa ra đồng lọt. XỬ LÝ ĐẬU TRÁI: - Hoa xoài khó đậu trái và trái non thường rụng rất nhiều, nhất là gặp điều kiện diễn biến phức tạp của thời tiết như những năm gần đây. Để hoa xoài đậu nhiều trái, trái non ít rụng, nhất là xoài sớm vụ nên chú ý: + Khi thấy chồi hoa nhú ra dài 5 -10 cm: hòa (10cc F95 + 10cc Sherbush) vào bình 8 lít, phun ướt đều cả tán lá. Đồng thời bón khoảng 0,5kg phân NPK(16-16- 8) đối với cây 5-10 năm tuổi. + Khi trục phát hoa ra dài hết cỡ các hoa bắt đầu nở: hòa (10cc F94 hoặc 95 + 30g Antracol) vào bình 8 lít phun ướt đều chùm hoa và tán lá. + Khi trái non bằng trứng cá: hòa (10cc F95 hoặc 2g Antonik + Antracol+thuốc sâu) vào 8 lít nước phun đều lên tán lá và chùm trái non. T Số đặc biệt Mừng Xuân Q Mùi 2003 Thông tin khoa học – Đại học An Giang Số 12 30 Điều cần lưu ý khi xử lý đậu trái: - Để khắc phục hiện tượng khô đen bông xoài: vào lúc nở mà có mưa hoặc sương nhiều thì hoa xoài thường bò khô đen bông. Đây là hiện tượng mà bà con thường gọi là bò sương muối. Thật ra đây là triệu chứng bệnh thánh thư và bệnh sương mai trên bông xoài. Khắc phục tình trạng này, trong khoảng thời gian hoa nở, nếu có sương nhiều hay mưa đêm thì sáng hôm sau nên rung nhẹ cây cho nước và các hoa đực đã tàn rớt hẳn xuống đất, ít đọng lại trên chùm hoa, đồng thời dùng thuốc Antracol phun phủ nhẹ cho ướt đều chùm hoa và cả cây. - Ngoài ra rầy bông xoài cũng làm cho hoa xoài bò đen và hạn chế đậu trái. Nếu thấy mật số rầy khoảng 5 con/phát hoa, bà con hoà 10cc Admire/ 8 lít nước để phun, nên phun vào buổi chiều không có mưa. NUÔI TRÁI - Giai đoạn trái non bằng trứng cút đến bằng quả trứng vòt(30-60 ngày sau khi nở). Dùng Toba lớn trái hoặc Antonik để trái tăng trưởng nhanh có thể phun đònh kỳ 10ngày /1lần, nhớ cung cấp nước đầy đủ và ổn đònh. Trong giai đoạn này có thể cộng thêm thuốc sâu: Karate, Cymerin và các loại thuốc bệnh như Bavistin, Score, An tracol. - Trong thời điểm này cần bón thêm khoảng 300g phân NPK cho cây 10 năm tuổi và khi trái được khoảng (60-100 ngày) cứng bao đầu và đến gần thu hoạch nên phun thuốc Bavistin và Aliette để tạo phấn cho trái và tránh bệnh chảy mủ trên trái. Một số điều cần lưu ý khi nuôi trái: - Tưới nước đầy đủ cho trái lớn nhanh, trước khi thu hoạch 15 ngày ngưng tưới nước. - Khi thấy hiện tượng da lu, da cám trên trái là do bọ tró và nhện gây hại có thể ta dùng Cofidor và Komike để phòng trò. - Vào mùa mưa khi trái bằng trứng cá đến cứng bao đầu trái thường bò nứt và chảy mủ ta nên phòng trò đònh kỳ bằng Ridomyl, Aliette, Rovral. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có sau đục trái tấn công bà con có thể dùng Diazion, Polytrin, nếu có điều kiện nên áp dụng biện pháp bao trái sâu khi trái được 45 ngày kể từ khi nở là tốt nhất * Chú ý: Nên luân phiên các loại thuốc trừ sâu, không sử dụng một loại thuốc nhiều lần để phòng trò, để tránh sự kháng thuốc của sâu hại TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hadbook on Mango Farm care and management. ThaiLand, Intergrated Pest management in selected fruit trees project, 1996. 2. Hoàng Minh Châu, Cẩm nang sử dụng phân bón. Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật hoá chất, 1998. 3. Hội thảo khoa học về cây xoài. Tủ sách đại học Cần Thơ, 2001. 4. Phạm Văn Biên – Bùi Cách Tuyến, Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông Nghiệp, 2000. 5. Vũ Công Hậu, Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 2000. 6. Tran Van Hau, Off- season mango production systems in the Mekong Delta, Vietnam,1997 7. Trần Văn Hâu, Vấn đề điều khiển cho xoài ra hoa trái vụ, Thông tin khuyến nông Cần Thơ, tháng 5/1998. 8. Tran Van Hau – T. Radanachaless, Off – Season Induction by Chemical Application on “Cathoaloc” Mango in the mekong Delta, Vietnam. . Mùi 2003 Thông tin khoa học – Đại học An Giang Số 12 29 KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI RA HOA RA HOARA HOA RA HOA Trần Văn Khải . thu hoạch của vụ trước. Ở đây chúng tôi gửi đến bà con tóm tắt quy trình chăm sóc và kỹ thuật xử lý xoài ra hoa: CHĂM SÓC SAU THU HOẠCH: Cần thực hiện 4 bước sau đây: - Bón phân cho gốc: Sau. tượng cựa gà (chồi hoa ) vừa nhú: pha 40g Thiourea (Dola - 2X) + 10g phân lân vào 8 lít nước phun ướt đẫm các đọt nhằm thúc đẩy hoa ra đồng lọt. XỬ LÝ ĐẬU TRÁI: - Hoa xoài khó đậu trái và

Ngày đăng: 10/04/2015, 02:57

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan