Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần và quy định của chính phủ về tài trợ DNVN.doc

26 712 0
Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần và quy định của chính phủ về tài trợ DNVN.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần và quy định của chính phủ về tài trợ DNVN.

Trang 1

Chương 1:

Thương Tín

phát triển DNNVV

Trang 2

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NH TMCP SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (SACOMBANK) khai trương hoạt động vào cuối năm 1991 từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát Triển KT Gò Vấp với 3 hợp tác xãc tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Là một trong số ít ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập sớm nhất tại thành TP.HCM, trong bối cảnh của nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn và dễ biến động Ngân hàng SGTT đã kiên trì khắc phục những tồn tại cũ, từng bước củng cố kiện toàn, không ngừng đổi mới để phát triển và ngày nay được đánh giá là một trong số các ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động lớn ở Tp.HCM.

Khởi đầu từ vốn điều lệ 3 tỷ đồng với hội sở chính đặt tại quận ven, từ năm 2003 Sacombank là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Tính đến thời điểm cuối quý 1 năm 2006 vốn điều lệ của Sacombank tăng từ mức 1.250 tỷ lên 1.900 tỷ, dẫn đầu khối ngân hàng cổ phần về quy mô vốn Sacombank còn là ngân hàng TMCP có số cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam.

Sacombank là ngân hàng bán lẻ và là ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân Năm 2002, Sacombank được công ty Tài Chính Quốc Tế(IFC) trực -thuộc World Bank góp vốn đầu tư Với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, IFC trở thành cổ đông lớn nước ngoài thứ hai của Sacombank sau Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) Ngày 08/08/2005 ANZ chính thức kí hợp đồng góp vốn cổ phần với tỷ lệ 10% vốn điều lệ vào Sacombank và trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank Hiện nay ngân hàng có 103 điểm giao dịch có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trọng điểm.

Hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm; tiền gửi thanh toán; chứng chỉ tiền gửi; tiếp

Trang 3

nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu công trái và các giấy tờ có giá; hùn vốn tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; huy động vốn từ nước ngoài và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

 Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải thiện và mở rộng Ngoài các nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống ngân hàng đã cung ứng, nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, chi hộ thu hộ, thanh toán lương, quản lý quỹ, cho thuê ngăn tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tiết kiệm tích luỹ và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động(ATM) … thời gian qua đã thực sự mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng của Sacombank

1.2.TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CHỢ LỚN – NH SGTT:

Chi nhánh Chợ Lớn là chi nhánh cấp 1, được hình thành trong xu thế mở rộng và phát triển của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Bắt đầu hoạt động vào ngày 28/06/1993.Trụ sở đặt tại Quận 11, là nơi có thế mạnh trong sản xuất Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hầu hết các mặt hàng tiêu dùng nội địa và cung ứng các sản phẩm này trong cả nước Với địa bàn có tính đặc thù như vậy, nên sức hút về vốn trong sản xuất kinh doanh thương mại rất lớn.

Trang 4

1.2.1.SƠ ĐỒTỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHỨC NĂNG TỪNG PHÒNG:

Trang 5

1.2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU:

Bộ phận thanh toán quốc tế

Bộ phận dịch vụ

Trang 6

 Tiền gởi: tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gởi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp, tiết kiệm tích luỹ.

 Cho vay: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, Cho vay góp chợ, Cho vay thấu chi.

 Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.

 Thanh toán quốc tế: thẻ tín dụng nội địa Sacompassport, thẻ quốc tế.

 Dịch vụ khác: dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt, dịch vụ Phone-banking, dịch vụ bất động sản, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chi trả lương hộ, dịch vụ chi hộ tiền bán hàng, dịch vụ chuyển đôỉ ngoại tệ.

1.2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH:

Ngân hàng TMCP SGTT là một trong những ngân hàng uy tín và có tài chính mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Để củng cố vị thế của mình trên thị trường, ngân hàng SGTT đã và đang nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động cả về chất lượng và số lượng Hiện nay SGTT đang là ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại về quy mô vốn Các hoạt động kinh doanh đạt mức tăng trưởng khá tốt và sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân Để đạt được kết quả đó, phải kể đến sự đóng góp to lớn của chi nhánh Chợ Lớn, một trong những chi nhánh đi đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP SGTT Tình hình hoạt động hiện nay của chi nhánh:

- Hệ thống thông tin: đang được đầu tư mới để đủ sức đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các loại hình dịch vụ khác Hiện nay chi nhánh đang triển khai thử nghiệm hệ thống

Trang 7

ngân hàng lõi T24 để đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của một hệ thống ngân hàng hiện đại, đặc biệt trong vấn đề rủi ro.

- Nguồn nhân lực: chi nhánh chú trọng đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình phát triển - Thị trường hoạt động: chi nhánh tiếp tục chủ động trong việc tiếp cận khách hàng mới, chiếm lĩnh thị trường hoạt động.

- Chi nhánh sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển tài sản ở mức cao, đồng thời quan tâm đến yếu tố phát triển an toàn – bền vững Các mục tiêu chiến lược trong thời gian tới là tăng nhanh năng lực tài chính – đa dạng hóa sản phảm và dịch vụ – mở rộng mạng lưới, phát triển thị phần – đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – hiện địa hóa công nghệ ngân hàng – chuẩn hóa các quy trình, thao tác nghiệp vụ – tiếp cận và từng bước ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế – tập trung đúng mức cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành và tăng cường khả năng kiểm toán nội bộ

Kết quả hoạt động của chi nhánh 2004-2005

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, đã là doanh nghiệp thì phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu để hoạt động Tuy nhiên đứng về góc độ xã hội thì thông qua hoạt động ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Kết quả tài chính của ngân hàng được tập hợp từ kinh doanh tín dụng và hoạt động kinh doanh khác Nhưng lợi nhuận của ngân hàng thương mại chủ yếu là do kết quả hoạt động tín dụng mang lại.

Đối với chi nhánh, mặc dù dân cư trên địa bàn đa số là người Hoa chiếm tỷ lệ khá đông, hoạt động chủ yếu của họ là sản xuất, kinh doanh do vậy tiền nhàn rỗi trong dân cư là không nhiều Trong khi đó, trên địa bàn hoạt động có trên 30 các tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Công Thương, ngân hàng Á Châu đều đã hoạt động lâu năm trên địa bàn, có khách hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại được áp dụng nhưng nhờ sự chỉ chỉ đạo kịp thời,

Trang 8

sâu sắc của ban lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng mệt mỏi của toàn thể công nhân viên toàn chi nhánh nên trong năm qua tình hình tài chính của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan:

BẢNG 1: Tình hình tài chính năm 2005 của chi nhánh Chợ Lớn Chênh lệch % tăng trưởng 1-Tổng doanh thu 83.598 120.864 37.266 44.58% 2- Tổng chi phí 63.803 90.259 26.456 41.47% 3-Lợi nhuận trước thuế 19.795 30.605 10.810 54.61% 4-Lợi nhuận sau thuế 14.252 22.036 7.784 54.61%

(Nguồn: báo cáo tài chính CNCL 2005)

Thu nhập của chi nhánh bao gồm các khoản cho vay lãi tiền gởi, thu về hoạt động kinh doanh khác, thu dịch vụ thanh toán phí bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý các khoản chi phí bao gồm: chi phí trả lãi tiền gởi, tiền vay, lãi tiền gởi tiết kiệm, chi nộp thuế, chi lương thưởng, chi khấu hao TSCĐ và các khoản chi phục vụ cho quá trình kinh doanh như chi phí quảng cáo, công tác phí, phí giao tế, thưởng cho các cá nhân ngoài ngành đã giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả cao Nhìn chung tình hình tài chính năm 2005 của chi nhánh diễn biến tốt Doanh thu tăng trưởng nhanh, cụ thể năm 2005 tăng 44.58% so với năm 2004 làm cho lợi nhuận năm 2005 cũng tăng lên 54.61%

1.2.4 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI:

Năm 2006, năm bắt đầu của một thời kỳ kế hoạch phát triển 5 năm mới, thời kỳ 2006-2010 Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh với nhiều thời cơ và thách thức mới buộc chi nhánh cần xác lập hướng đi và bước đi phù hợp với tình hình mới Một số mục tiêu kế hoạch của chi nhánh trong năm 2006 là:

- Đẩy nhanh tốc độ tăng nguồn vốn huy động, tăng 40% so với cuối năm 2005.

Trang 9

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức thích hợp, tăng 35% so với cuối năm 2005, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2% so với dư nợ.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế, tăng 55% so với năm 2005 - Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ.

1.3.DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA:

1.3.1. ĐỊNH NGHĨA:

Các tiêu chí để phân loại DNNVV thông thường là dựa vào vốn, lao động, doanh thu Việc xác định thế nào là DNNVV thường được xem xét phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật, tình hình giải quyết việc làm và mục đích của việc xác định Như vậy, tiêu chí và độâ lớn của các tiêu chí để xác định DNNVV có thể thay đổi theo thời gian khi thực tiễn kinh tế- xã hội thay đổi.

Trước đây, tiêu chí về DNNVV vẫn chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà Nước, cho nên trong một thời gian dài khi cho vay đối với các doanh nghiệp, Ngân hàng không biết như thế nào là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để đánh giá, thẩm định và cấp vốn vay cho phù hợp với từng doanh nghiệp.

Mãi đến ngày 20/06/1998 Chính phủ mới ban hành Công văn 681/CP–KTN về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các DNNVV, tạm thời quy định những DNNVV ở Việt Nam là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ VNĐ hoặc lao động trung bình hàng năm dưới 200 người

Theo Nghị định 90/2001/NĐ–CP thì: “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh

doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kýkhông quá 10 tỷ VNĐ hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300người Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của ngành, địa phương trong

Trang 10

quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên“ Với chỉ tiêu mới này, tỷ lệ DNNVV trong tổng số các doanh nghiệp ở Việt Nam càng cao.

1.3.2.ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Nghị định 90/2001/NĐ–CP áp dụng đối với các DNNVV gồm :

 Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp  Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước.

 Các Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

 Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ–CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

1.3.3.CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP:

Theo Nghị định 90/2001/NĐ–CP, chương trình trợ giúp DNNVV của Nhà Nước (gọi tắt là chương trình trợ giúp) là chương trình mục tiêu dành cho DNNVV, căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội, phát triển các ngành và các địa bàn cần khuyến khích Chương trình trợ giúp này được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch năm năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uûy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Chương trình trợ giúp gồm: Mục tiêu, đối tượng DNNVV cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động; Nội dung trợ giúp, nguồn lực, kế hoạch và biện pháp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện Chú trọng ưu tiên chương trình trợ giúp các DNNVV do doanh nhân nữ quản lý.

1.3.4.CÁC CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP:1.3.4.1 KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ:

Trang 11

Theo Nghị định 90/2001/NĐ–CP, Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNNVV đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm cả ngành nghề truyền thống, và tại các địa bàn cần khuyến khích Đồng thời, Chính phủ khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và thể nhân góp vốn đầu tư vào các DNNVV.

Ngày 10/01/2003, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 04/2003/TT–BTC hướng dẫn một số vấn đề về tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ–TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng Theo đó, về vấn đề đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa có dự án đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, cơ sở kiểm định chất lượng hàng hóa… Sau khi huy động nguồn vốn của nhân dân và người sản xuất nếu không đủ sẽ được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án.

Đối với các các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách để lại dành cho đầu tư không lớn sẽ được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch xây dựng cơ sở hàng năm của địa phương.

Ngoài các nguồn vốn trên, các dự án về phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn được vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước và được bố trí trong kế hoạch hàng năm với lãi suất 0% cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Việc hỗ trợ từ ngân sách địa phương, vay vốn và việc hoàn trả vốn vay đối với các dự án nói trên được thực hiện theo Quyết định số 132/2001/QĐ–TTg ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Trang 12

Nhà nước cũng cho phép các loại hình doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có quyền tham gia hợp tác, liên doanh với các công ty nước ngoài tại Việt Nam Đồng thời cũng cho phép những người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với mức không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Nhà nước quy định thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản hơn trước cho các doanh nghiệp mới thành lập, bãi bỏ khoảng 160 giấy phép kinh doanh các loại, nhiều ngành nghề không còn quy định mức vốn pháp định.

Nhà nước có những giải pháp tháo gỡ từng bước các khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư khi vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, có chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, khuyến khích và bảo hộ kinh tế trang trại, phát triển giống thủy sản Hệ thống ngân hàng thực hiện cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản đối với chủ trang trại ở nông thôn ở mức dưới 20.000.000 VNĐ, chủ trang trại sản xuất giống thủy sản ở mức dưới 50.000.000 VNĐ.

Nhà nước thực hiện góp vốn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế thông qua các DNNVV hoặc các tổ chức tín dụng Nhà nước Nếu dự án của doanh nghiệp có tính khả thi, các quỹ tài trợ tài chính như Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ Bảo lãnh tài chính sẽ cho doanh nghiệp vay vốn lãi suất ưu đãi.

1.3.4.2 THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG DNNVV:

Trong những năm qua, việc DNNVV không có tài sản thế chấp, cầm cố là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các doanh nghiệp này không vay được

vốn Ngân hàng Vì vậy, Nghị định 90/2001/NĐ–CP quy định: “Thành lập Quỹ Bảo

lãnh tín dụng DNNVV để bảo lãnh cho các DNNVV khi không đủ tài sản thếchấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng”.

Theo quy chế hoạt động, thì Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là tổ chức

tài chính hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm hoàn vốn và bù đắp

Trang 13

chi phí Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ: Vốn điều lệ (bao gồm vốn góp

của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, của các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ cho các DNNVV); Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ theo quy định.

Nhưng không phải tất cả các DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, các hộ gia đình cá thể, các chủ trang trại, hộ nông dân, ngư dân thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi,v.v… đều được bảo lãnh tín dụng của Quỹ, mà chỉ có những

DNNVV đáp ứng được điều kiện sau đây mới được bảo lãnh: Có dự án đầu tư,

phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có thể hoàn vốn; Tổng giá trị tài sảnthế chấp, cầm cố tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay; Không có các khoản nợđọng thuế, nợ quá hạn; Quỹ chỉ bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênhlệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàngtại tổ chức tín dụng; Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng khôngvượt quá 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ.

Vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2006/NHNN, theo đó cho phép các tổ chức tín dụng ngoài nguồn vốn từ vốn điều lệ và quỹ dự trữ, có thể tham gia góp vốn vào Quỹ Bảo lãnh tín dụng (QBLTD) tại địa phương bằng nguồn vốn huy động dài hạn Việc cho phép này nhằm giúp giải quyết khó khăn trong góp vốn của các tổ chức tín dụng do vốn điều lệ và quỹ dự trữ bị hạn chế Đồng thời nó cũng hỗ trợ cho các địa phương có điều kiện tốt hơn trong việc thành lập QBLTD của mình, tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các DNNVV Bởi vì trên thực tế cho đến nay cũng chỉ mới khoảng 10 trên 61 tỉnh, thành phố có QBLTD, số còn lại bởi thiếu nguồn vốn (vì nhiều lý do) nên vẫn chưa thành lập Trong khi đó, nguồn vốn góp quan trọng từ phía các tổ chức tín dụng lại không dư dật, bản thân nguồn vốn từ vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng không nhiều Do đó,

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:30

Hình ảnh liên quan

BẢNG 1: Tình hình tài chính năm 2005 của chi nhánh Chợ Lớn - Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần và quy định của chính phủ về tài trợ DNVN.doc

BẢNG 1.

Tình hình tài chính năm 2005 của chi nhánh Chợ Lớn Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan