SKKN Vào bài sinh động và hấp dẫn bằng PHIM ẢNH Đối với hai bài dạy Phú sông Bạch Đằng Thuốc

14 784 0
SKKN Vào bài sinh động và hấp dẫn bằng PHIM ẢNH Đối với hai bài dạy Phú sông Bạch Đằng Thuốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Một tiết dạy Ngữ văn cũng như một buổi trình diễn nghệ thuật vậy. Thành hay bại là xét cả quá trình tiết dạy diễn ra. Tuy nhiên, đối với bản thân, cứ mỗi “khúc dạo đầu” cho một tiết dạy mà thấy hứng khởi thì kết quả tiết dạy đó thực sự như ý.Người xưa có câu “Vạn sự khởi đầu nan” hay dân dã hơn:“Đầu xuôi đuôi lọt”! Vì thế, người viết đề tài này chỉ xin được nói đến công đoạn vài phút đầu tiên của một tiết dạy Ngữ văn mà thôi. Tất nhiên, để dẫn dắt vào bài học mới, mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp thường dùng. Nhưng nói rằng vào bài lôi cuốân, hấp dẫn sự tập trung cho học sinh ngay từ đầu tiết dạy thì thật không đơn giản. Thật đáng buồn cho những giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay là: học sinh chán học văn. Từ đó nghó rằng phải có cách để vào bài thật hấp dẫn! Thế là ý tưởng “Sử dụng phim ảnh đề vào bài” được manh nha, ấp ủ. Sau một thời gian thực nghiệm ở cả những lớp cá biệt yếu kém, bản thân nhận thấy có thể chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình về vấn đề này nên mạnh dạn trình bày như một sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi hẹp với nhan đề: “ Vào bài sinh động và hấp dẫn bằng PHIM ẢNH Đối với hai bài dạy Đối với hai bài dạy Phú sơng Bạch Đằng Phú sơng Bạch Đằng & & Thuốc Thuốc.” Với đề tài này, người viết chỉ mong sao có thể chung tay cùng các thầy cô giáo Trường THCS & THPT Đa Kia - nhất là những giáo viên dạy Ngữ văn - trong quá trình đưa học sinh trở lại với văn chương đích thực, giúp các em có được hứng thú trong những giờ dạy văn mà thầy cô hằng lao tâm khổ tứ.Được như thế đã là hạnh phúc lớn lao cho người viết lắm vậy! Do khả năng trình bày có hạn,đề tài tuy chẳng phải mới mẻ mà bản chất lại thiên về một cách nghó, cách làm của cá nhân, nên gặp phải một số hạn chế là điều khó tránh. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô trong Trường cũng như tất cả các bạn đồng nghiệp gần xa để đề tài có thể phát triển ở phạm vi rộng hơn Tác giả Tác giả Nguyễn Văn Sinh Nguyễn Văn Sinh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 ĐỀ TÀI: Vào bài sinh động và hấp dẫn bằng PHIM ẢNH Đối với hai bài dạy Đối với hai bài dạy Phú sông Bạch Đằng Phú sông Bạch Đằng & & Thuốc Thuốc A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi nhận thức không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, mà là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn. Quá trình đó đã được Lê- nin chỉ ra như sau: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan". Có một thực trạng mà những người dạy văn luôn cảm nhận được hiện nay đó là học sinh chán học môn ngữ văn – nhất là VH trung đại và VH nước ngoài. Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, cả hai bài dạy: Phú Sông Bạch Đằng(Lớp 10) và Thuốc(Lớp 12) đều là những bài dạy khó. Khó về phương pháp cảm nhận và phân tích, khó cả về phong cách văn chương cũng như thi pháp mà các tác giả dụng công trong sáng tác. Có nhiều giải pháp nhằm khắc phục thực trạng trên, sử dụng phim ảnh để gây hứng thú trong giờ học đối với HS là một. Sáng kiến kinh nghiệm này, người viết ngoài những động cơ trên, còn mong muốn góp một phần chung tay hưởng ứng thiết thực cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành giáo dục nước ta đang vận động thực hiện. Đề tài này chỉ ứng dụng trong một phạm vi hẹp, thậm chí rất hẹp. Đó là: + Dẫn dắt vào bài học trong tiết dạy môn Ngữ văn THPT; + Bước đầu, thử áp dụng cho 2 tiết dạy cụ thể: 1- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) ở lớp 10 - chương trình cơ bản: Vào bài bằng bộ phim hoạt hình Việt Nam“ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG” của nhóm tác giả Sinh viên Trường Đại Học Hồng Bàng; 2- Thuốc (Lỗ Tấn) ở lớp 12 - chương trình cơ bản: Vào bài bằng đoạn phim trong bộ phim truyền hình dài tập Trung Quốc“HUYỀN THOẠI LÝ TIỂU LONG” của đạo diễn Lý Văn Kỳ. B/ NỘI DUNG: I. Cơ sở khoa học (lý luận): Dạy học là một hoạt động định hướng về nhận thức vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật – có nghĩa là không chỉ dạy đúng, đủ mà còn phải dạy sao cho hay, hấp dẫn. Bài dạy là một tác phẩm khoa học-nghệ thuật, nó phải dược công diễn thì mới tồn tại giá trị. Mà đã công diễn thì thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến vai trò hàng đầu của đạo diễn(tức người thầy). Vậy yếu tố ĐÚNG là quan trọng hay yếu tố HAY là quan trọng đối với một tiết dạy? - ĐÚNG là chính xác, là khoa học ; - HAY là hấp dẫn, là nghệ thuật. 2 Đề tài này chú trọng đến yếu tố nghệ thuật (một tiêu chí lẽ ra cần phải có đối với mọi người thầy); còn yếu tố khoa học thì người viết cho rằng không cần phải đề cập, bởi đấy là tiêu chí bắt buộc có đối với người thầy khi rời ghế trường Sư phạm. Do vậy, muốn đạt hiệu quả tối đa trong tiết học, người thầy phải vừa là biên kịch, đạo diễn, vừa là diễn viên; còn HS vừa là khán giả vừa là diễn viên. Có như thế thì tiết dạy văn mới thực sự mang lại hứng thú cho người học. II. Nội dung cụ thể: 1)Vai trò của những phút đầu tiên trong một tiết học-thời điểm vào bài mới. a) Tạo không khí lớp học: sôi nổi hay trầm lắng; tạo tâm thế cho HS: tích cực hay không tích cực. Thực tế giáo dục nước ta hiện nay, trường học nào cũng hình thành các lớp chọn theo những tiêu chí mà lãnh đạo nhà trường tư duy và quyết định. Tuy nhiên, ngay cả những lớp chọn gồm toàn những học sinh khá giỏi thì không phải lớp học nào cũng toàn HS ngoan, chăm chỉ và tập trung để học văn. Vì thế, nếu người thầy truyền được hứng thú ngay từ đầu giờ học cho học sinh thì khả năng thành công của tiết học là rất lớn. b) Dạy Ngữ văn là giảng dạy khoa học về văn chương. Khoa học văn chương lại gắn liền với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Người dạy có thể bắt đầu tiết dạy bằng cách này hay cách khác, miễn sao tạo được không khí và tâm thế tích cực như đã nêu trên. Đối với bản thân, việc dẫn dắt học sinh vào bài học bằng phim ảnh là một phương pháp bổ trợ, là một nghệ thuật, một thủ pháp “đắc nhân tâm”, có khả năng truyền cảm mạnh mẽ - nhất là trong môi trường sư phạm. Người viết đã nhiều lần mãn nguyện khi nhìn thấy các em chăm chú xem phim một cách trật tự và thích thú. Đến những tình tiết gay cấn, thể hiện ẩn ý của đạo diễn và lại có liên quan đến nội dung bài học, các em hồi hộp và rồi « ồ ! » lên một tiếng đồng thanh kể như là đã hiểu vì sao thầy lại cho mình xem đoạn phim này! Cho nên có thể nói cách thức vào bài này về hình thức thì rất khoa học và về bản chất lại vô cùng nghệ thuật ! c) Tục ngữ có câu: “Vạn sự khởi đầu nan”. Khởi đầu của một tiết dạy vẫn còn khó khăn đối với không ít GV, nhất là trong những tiết thao giảng hoặc có nhiều đồng nghiệp dự giờ. Một số GV do chuẩn bị bài giảng chưa tốt nên phần này nhiều người loay hoay cả 5 phút mà vẫn không dẫn dắt được HS vào bài học mới một cách như ý muốn. Nếu áp dụng phương pháp này thì ít nhất chúng ta cũng không còn phải lo lắng về chuyện ấy nữa. 2) Sử dụng phim ảnh để dẫn dắt vào bài học:(Trọng tâm) a) Đối với tiết đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương hán Siêu) ở lớp 10 - chương trình cơ bản: GV cho HS xem bộ phim hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng. Đây là bài mở đầu cho chương trình ngữ văn (đọc văn) của học kì II (cơ bản) và cũng là bài duy nhất về thể loại «phú» trong chương trình đọc văn của cấp THPT cơ bản hiện nay. Tác phẩm lại được viết bằng chữ Hán cho nên nó tích hợp nhiều cái khó cho người truyền đạt cũng như người lĩnh hội văn bản. Theo « Chuẩn kiến thức – kĩ năng lớp 10 » của BGD thì ở văn bản này cần truyền đạt đến học sinh những nội dung sau: 3 LƯỢC ĐỒ TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938 1- Hình tượng nhân vật “khách” + “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Tráng chí bốn phương của “khách” được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt). + Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc. 2 - Hinh tượng các bô lão (có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư cấu) : + Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc “Ngô chúa phá Hoàng Thao”, các bô lão kể cho khách nghe về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” (kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào). Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích, … 4 + Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua; khẳng định vị trí, vai trò của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc. + Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ. 3 - Lời ca và cũng là bình luận của “khách”: Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí: Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao”. Và yêu cầu học sinh phải rút ra được ý nghĩa của bài phú, đó là: Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc. Như vậy, nếu xong bài học mà học sinh chưa cảm nhận được niềm tự hào dân tộc, chưa thấy được niềm tin của cha ông ta đối với tương lai của đất nước thì cũng có nghĩa là bài dạy của thầy đã thất bại hoàn toàn. Tác giả Trương Hán Siêu là một vị đại quan trong triều nhà Trần, đã từng theo Hưng Đạo Đại Vương lập nhiều công trạng trong 2 lần chống quân Nguyên, từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển trong triều. Có thể nói đó là một danh nhân văn võ song toàn. Còn khúc sông Bạch Đằng(nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) là một địa danh nổi tiếng về chiến công vô tiền khoáng hậu không chỉ của Việt Nam mà cả trong lịch sử quân sự thế giới. Bạch Đằng đặc biệt nổi tiếng vì nó gắn liền với hai trận thủy chiến kinh thiên động địa nhấn chìm mấy mươi vạn quân lẫn chiến thuyền của những đạo quân lừng lẫy nhất trong lịch sử trung đại thế giới: quân Nam Hán và quân Nguyên! Nó nổi tiếng còn vì cả hai trận thư hùng ấy, người Việt đều sử dụng chiến thuật dùng cọc gỗ cắm dưới lòng sông và lợi dụng thủy triều để đánh giặc. Và đặc biệt hơn khi cả hai trận ác chiến ấy, người Việt đều đại thắng và kết thúc chiến tranh trong vinh quang lừng lẫy! LƯỢC ĐỒ TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 1288 5 Có nhận thức được như thế chúng ta mới thấy vì sao hai tiếng Bạch Đằng lại đi vào huyền thoại và sống mãi với dân tộc ta qua văn chương thi phú, qua âm nhạc, hội họa… Rất nhiều tác giả của nhiều lĩnh vực nghệ thuật đã khai thác từ đề tài này một cách vô cùng sáng tạo và hiệu quả. Tuy nhiên, cách khai thác của Trương Hán Siêu là đặc biệt hơn cả và cũng có thể nói là cổ xưa và hiệu quả hơn cả. Nhưng để hiểu hết bài phú này lại không đơn giản. Người viết tin chắc thầy cô dạy văn nào cũng cho rằng đây là một bài dạy khó! Mặc dù thế, với định hướng của « Chuẩn kiến thức – kĩ năng lớp 10 », người dạy chịu khó nghiên cứu chút ít về lịch sử giai đoạn đương thời và đặc biệt là có phương pháp dẫn dắt các em bước vào bài học một cách khoa học và nghệ thuật thì cái khó sẽ được khắc phục. Bản thân dã dẫn dắt học sinh của mình bằng cách cho các em xem một bộ phim hoạt hình cực ngắn sau đây: “Đại chiến Bạch Đằng” của một nhóm tác giả là sinh viên Trường Đại học Hồng Bàng – TPHCM. (Có đĩa VCD kèm theo) Sau khi cho các em xem phim, GV dẫn giải tiếp: “Khúc sông mà các em vừa xem trong phim chính là con sông Bạch Đằng với chiến công oanh liệt của Ngô Quyền. Sau đó 350 năm, quân dân nhà Trần lại lập thêm một chiến công tương tự trước quân Nguyên xâm lược. Có lẽ hai chiến công hiển hách ấy đã khiến cho khúc sông này được nhiều văn nghệ sĩ ca ngợi trong đó có Trương Hán Siêu với bài Phú Sông Bạch Đằng mà hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.” b) Đối với tiết đọc văn: Thuốc (Lỗ Tấn) ở lớp 12-chương trình cơ bản: GV cho HS xem một đoạn phim trong bộ phim Huyền thoại Lý Tiểu Long – một bộ phim tiểu sử dài tập của Trung Quốc do Lý Văn Kỳ đạo diễn . Tác giả Lỗ Tấn là một đại văn hào của Trung Quốc. Ông được xem là người tiên phong trong việc mở mang tri thức cho người dân Trung hoa thời kì cận đại. Đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ bị xâu xé bởi các nước phương Tây, người dân Trung Hoa sống trong tủi nhục khôn lường. Lỗ Tấn đã loay hoay trong một khoảng thời gian dài từ làm nghề hàng hải rồi khai mỏ đến nghề y và cuối cùng viết văn để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Truyện ngắn « Thuốc » của ông đánh vào những hủ tục nặng nề kìm hãm người Trung Hoa suốt mấy ngàn năm trước. Đây cũng là một bài dạy khó trong chương trình đọc văn lớp 12. Theo « Chuẩn kiến thức – kĩ năng lớp 10 » của BGD, nội dung cần đạt của bài dạy là : 1- Tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: + Phân tích hành động, thái độ, tâm lí của vợ chồng lão Hoa khi đi mua thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người), khi cho thằng Thuyên uống thuốc( ăn chiếc bánh bao) với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh. + Phân tích thái độ, lời nói của số đông người trong quán trà (người râu hoa râm, câu Năm Gù, người mặt thịt ngang phè, bác Cả Khang,…) bàn luận về thuốc, cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu người; kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạnh để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng… 2 - Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mô Hạ Du: + Phân tích hình ảnh bà mẹ Hạ Du ra nghĩa địa: “tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ sơn xanh cũ nát”; suy nghĩ và băn khoăn của bà khi đứng 6 trước mộ con: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây ? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi! Thế này là thế nào?”. + Chú ý lời bà mẹ khóc con: “Du ơi ! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi !” và hình ảnh “con quạ xòe đôi cánh nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”. Từ đó, GV hướng dẫn các em rút ra ý nghĩa văn bản: - Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần. - Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ. Như vậy, để truyền đạt hiệu quả các đơn vị kiến thức trên đây và giúp HS sau khi đọc hiểu có thể chứng minh được hai luận điểm trong phần “ý nghĩa văn bản”, người dạy phải thực hiện nhiều thao tác, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, tích hợp nhiều tri thức liên môn, liên ngành để tiết dạy thành công. Ở đây, người viết chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố kích hoạt đầu bài dạy. Bối cảnh lịch sử Trung Hoa cận đại như thế, cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần đổi mới của Lỗ Tấn như thế, đích đến của bài dạy như thế…thì dứt khoát phải làm sao cho học sinh thật tập trung, thật hứng thú ngay từ phút đầu của bài học. Giáo viên cho các em xem trích đoạn trong tập bộ phim Trung Quốc dài 50 tập “HUYỀN THOẠI LÝ TIỂU LONG” của đạo diễn Lý Văn Kỳ (có kèm theo đĩa VCD). Sau khi xem phim xong, các em có thể được dẫn dắt vào bài học bằng một cuộc hội thoại như sau: - GV: Lời thoại đáng chú ý nhất trong đoạn phim các em vừa xem là gì? - HS: “Cả thế giới đều biết người Trung Quốc là Đông Á bệnh phu”. - GV: Tại sao n/v chính Lí Tiểu Long lại nổi giận đùng đùng khi nghe đối phương nói như thế? - HS: Vì đó là lời lẽ xúc phạm, miệt thị dân tộc Trung Hoa của Lý Tiểu Long, ví họ như một con bệnh của xứ Đông Á. - GV: Đúng vậy! người Trung Quốc từ cuối thế kỉ XIX bị người phương tây xem như con sâu cái kiến. Những người Trung Hoa yêu nước chân chính lúc bấy giờ luôn tìm cách đưa nhân dân thoát ra khỏi tình cảnh “Đông Á bệnh phu” bằng nhiều con đường khác nhau. Truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn ra đời cũng không năm ngoài mục đích ấy. Các em sẽ được tìm hiểu giá trị của tác phẩm nay qua 2 tiết học hôm nay. 3) Thực tiễn ứng dụng và hiệu quả: a) Cả hai mẫu phim đều ngắn gọn, súc tích nhưng GV phải tự biên tập để trình bày phù hợp với phần vào bài của từng tiết dạy. Kỹ thuật biên tập cũng khá đơn giản, chỉ cận GV chịu khó tìm tòi trên mạng internet những bộ phim có nội dung liên quan ít nhiều đến bài dạy, không câu nệ ngắn dài, vì chúng ta chỉ cần một đoạn từ 3-5 phút là đủ. Sau đó cũng từ intrenet, GV tìm những bài viết hướng dẫn về cách cắt, ghép phim video rồi làm theo hướng dẫn. 7 b) Đối với hai bài dạy mà người viết đề cập trong sáng kiến này, nội dung câu chuyện trong phim có tác dụng lôi cuốn sự tập trung của HS gần như ngay lập tức bởi kịch tính cao. Kỹ thuật làm phim cũng tương đối hoàn hảo, hình ảnh rõ nét, lời thoại được lồng tiếng khá chuẩn, có cảm xúc. Tất cả giúp chuyển tải nội dung ý nghĩa súc tích mà GV cần liên hệ để dẫn dắt HS vào bài học. c) Bản thân người viết đã liên tục sử dụng biện pháp này trong rất nhiều tiết dạy, qua nhiều năm học và với nhiều lớp học sinh khác nhau. Tất cả đều thành công, không có ngoại lệ. 4) Mấu chốt để đảm bảo chắc chắn việc chiếu phim ngắn sẽ có hiệu quả gây hứng thú cho HS: a) Cần xác định tiêu chí cho đoạn phim: Nội dung phải liên quan mật thiết với yêu cầu cần đạt của bài học; phải ngắn gọn, súc tích và kịch tính cao; phải có ý nghĩa giáo dục nhất định… b) GV phải sưu tầm, tự biên tập đoạn phim cho phù hợp và kết nối với đoạn văn diễn giảng và sắp xếp trình chiếu sao giới thiệu sao cho phù hợp, linh hoạt để đưa các em vào bài học một cách tự nhiên và hứng khởi; C) KẾT LUẬN:  Ý nghĩa của SKKN đối với việc giáo dục, dạy học: Chương trình Ngữ văn 10, 12 hiện nay, mảng khó nhất đối với nhiều GV là văn học trung đại và VH nước ngoài – bởi nó ra đời đã khá lâu nên có một khoảng cách tương đối xa cả về văn tự, thể loại cũng như thi pháp và phong cách sáng tác. Nó còn khó bỏi gắn liền với lịch sử của mỗi dân tộc. Rất nhiều GV bộ môn cho đây là hai bài dạy khó truyền thụ đối với thầy và khó lĩnh hội đối với trò. Tuy vậy, nếu đầu tư công sức để thiết kế tốt bài giảng mà trước tiên là phần vào bài suôn sẻ, mạch lạc, tâm thế của cả thầy và trò sẽ rất thoải mái và đầy tự tin để đi nốt các phần trọng tâm của tiết dạy.  Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng vận dụng: Để ứng dụng tốt đề tài này, yêu cầu GV bộ môn phải có trình độ tin học ứng dụng cơ bản khi thiết kế bài dạy, trước hết phải tìm được mối liên hệ giữa bài dạy với nội dung một số mẫu phim, clip, liên quan…. sau đó chọn một mẫu phù hợp nhất để đưa vào phần vào bài. Bước tiếp theo là biên tập lại đoạn phim (cắt, chỉnh ). Không phải cứ lấy ngay một đoạn phim, một clíp bê vào giáo án là được. Phải tinh lọc hình ảnh sao cho không thừa, không thiếu thì khi vào bài mới đắc dụng. Tất cả những yêu cầu trên, bất cứ GV ngữ văn nào cũng có thể làm được, chỉ cần GV có thêm một lời giới thiệu truyền cảm là “món khai vị” do mình dày công chế biến sẽ được HS hấp thụ một cách dễ dàng và vô cùng bổ ích.  Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng Không thể lấy một phương pháp nào đó để áp đặt cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, nếu đây là đề tài mà các thầy cô giáo quan tâm và có thể tham khảo ứng dụng trong giảng dạy thì bản thân tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất sau đây: + Mỗi giáo viên dạy Ngữ văn cần có cho mình một số vốn về chuyện kể, giai thoại văn học, xã hội…đặc biệt là phim ảnh và âm nhạc. Nguồn vô tận mà mọi người có thể khai thác đó là trong sách vở, trên mạng In-tơ-net, trong văn học dân gian, thậm chí trong cả những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu… 8 + Tổ Ngữ văn cần có những hội thảo nhỏ về những vần đề giảng dạy thiết thực, gần gũi và dễ thực hiện đối với mọi người. Trong đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên cũng nên coi trọng tính nghệ thuật của người thầy, góp phần giảm dần sự xơ cứng trong quá trình dạy ngữ văn. + Nhà trường cần chỉ đạo phối hợp liên tổ Tin học – Ngữ văn để chọn lọc, biên tập, chỉnh lí và tập hợp những phim, ảnh có giá trị liên quan đến các bài dạy thành kho tư liệu để GV bộ môn tiện sử dụng. Đồng thời nên tổ chức định kỳ hoặc đột xuất sát hạch kỹ năng giảng dạy của giáo viên thông qua ý kiến phản hồi từ phía học sinh. Tất nhiên chỉ để cho Ban giám hiệu tham khảo và có kết luận cuối cùng đối với thực tế giảng dạy của một giáo viên, đồng thời nhắc nhở, động viên các thầy cô đứng lớp phát huy tối đa khả năng sư phạm của mình hoặc kịp thời uốn nắn những sai sót trong khi lên lớp./.  9 Phụ lục: TƯ LIỆU THAM KHẢO 1) Từ điển văn học Việt Nam. (Lại Nguyên Ân – NXB Văn Học) 2) Nhà Nguyễn chín chúa, mười ba vua (Thi Long –NXB Đà Nẵng) 3) Hiện tượng “Văn-Sử-Triết bất phân” trong văn học trung đại việt Nam. (Nguyễn Đình Chú ) 4) Các triều đại Việt Nam (Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng; NXB Thanh niên) 5) Đổi mới dạy văn – học văn. (Hội nghiên cứu & giảng dạy VH TPHCM – NXB Sài Gòn). 6) Bộ phim hoạt hình Việt Nam“ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG” của nhóm tác giả Sinh viên Trường Đại Học Hồng Bàng; 7) Bộ phim truyền hình dài tập Trung Quốc“HUYỀN THOẠI LÝ TIỂU LONG” của đạo diễn Lý Văn Kỳ. 8) “Những Bài Báo” – tuyển tập của GS. Hồ Ngọc Đại.  10 . phạm vi hẹp với nhan đề: “ Vào bài sinh động và hấp dẫn bằng PHIM ẢNH Đối với hai bài dạy Đối với hai bài dạy Phú sơng Bạch Đằng Phú sơng Bạch Đằng & & Thuốc Thuốc.” Với đề tài này,. Nguyễn Văn Sinh Nguyễn Văn Sinh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1 ĐỀ TÀI: Vào bài sinh động và hấp dẫn bằng PHIM ẢNH Đối với hai bài dạy Đối với hai bài dạy Phú sông Bạch Đằng Phú sông Bạch Đằng &. dắt vào bài học trong tiết dạy môn Ngữ văn THPT; + Bước đầu, thử áp dụng cho 2 tiết dạy cụ thể: 1- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) ở lớp 10 - chương trình cơ bản: Vào bài bằng bộ phim

Ngày đăng: 09/04/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan