MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG

16 2.2K 6
MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I/ YÊU CẦU CÔNG VIỆC Ham thích nghĩa là rất thích. Một cá thể ham thích công việc nào đó, thì cá thể đó sẽ có thêm nguồn động lực để làm tốt công việc. Khi một cá thể thiếu sự ham thích thì cá thể đó không thể làm tốt được công việc mình đang làm, kết quả không đạt cao. Đối với một học sinh cũng vậy không có sự ham thích trong học tập thì việc học của em sẽ khó khăn hơn, không hiểu bài, không làm bài được dễ sinh ra chán nản dẫn đến bỏ học. Trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học ngày càng phổ biến. cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhưng trong đó nguyên nhân chính là các em không thích đi học, không thích đến trường. Xã hội ngày càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi trong xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Chúng ta ngày đêm đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên thực tế có biết bao nhiêu học sinh bỏ học giữa chừng. Biết bao nhiêu trẻ em không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết không thông thạo mà đã nghỉ học. Tất cả đều là sản phẩm của nhà trường, do không quan tâm đến học sinh, không có biện pháp để học sinh ham thích học, thích được đến trường. “Tất cả điều đó chứng tỏ rằng: Việc học không còn là niềm vui, trường học không còn là điểm đến ưa thích của một bộ phận trẻ em nữa”. Hiện nay ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở vùng sâu người làm công tác giáo dục còn bế tắc trong việc tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, ham thích được đi học, được đi đến trường. Có nhiều giáo viên vẫn biết một số biện pháp tạo sự ham thích việc học cho học sinh, nhưng lại thực hiện không tới nơi tới chốn Ban giám hiệu lại không quan tâm, vận động giáo viên thực hiện, hoặc chỉ thực hiên trên lí thuyết. Cho nên nhiều gia đình có kinh tế khá sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con mình đến trường, cho con mình học tới nơi, tới chốn nhưng cũng bất lực nhìn con mình ngày ngày lêu lỏng ngoài đường, vào tiệm internet, chơi với bạn xấu bị lôi cuốn dẫn đến bỏ học. Dù cha mẹ có đánh đập, có la mắng nhưng các em vẫn không chịu đi học chỉ vì các em không thích đi học . Bởi vì ở trường không có gì thu hút học sinh, đến trường thì bị giáo viên nhồi nhét kiến thức một cách thụ động quả là một điều đáng tiếc!. Qua nhiều năm công tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy rằng khi học sinh có sự ham thích học, ham thích đến trường thì học sinh đó không bỏ học giữa chừng, việc học luôn có kết quả cao, có sự tiến bộ rõ ràng. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế luôn linh động và sáng tạo. Sự ham thích học các em có được là do bố mẹ động viên, khuyến khích, thầy cô, nhà trường tạo môi trường học tập thân thiện cho các em. Trong những năm gần đây ngành giáo dục tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện nghiêm túc hiện cuộc vận động ”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo và việc học sinh không đủ tiêu chuẩn lên lớp”. Việc dạy thật, thi thật, không chạy theo thành tích thực hiện không đúng cách đã đẩy cho nhiều học sinh yếu phải bỏ học (Đến trường không theo kịp kiến thức, chương trình học, không hiểu bài thành ra chán học, bị lưu ban đâm ra mắc cỡ, bỏ học). Cũng là yếu tố thúc đẩy chúng ta cẩn tạo sự hứng thú, ham thích cho học sinh đến trường. Năm học 2008 – 2009, được xác định là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mọi trường đều triền khai việc xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây cũng là yếu tố tạo điều kiện cho chúng ta tạo cho học sinh sự ham thích đến trường. Qua những lý do trên tôi thấy việc tạo sự ham thích đến trường ở học sinh là hết sức cần thiết, nhưng chúng ta cần có những biện pháp như thế nào để mọi trẻ em đều ham thích đến trường là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay. II/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU : Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện Xuyên Mộc, là trường thuộc vùng nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đông chiếm 13% số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều số em giỏi thì rất ít, em yếu thì nhiều. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường không thích đến trường, tới lớp (các em đi học vì sự bắt buộc của gia đình, vì sợ bố mẹ cho ăn đòn nhiều hơn tự nguyện đến trường) . Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình. Việc tạo sự ham thích học tập cho học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Trong giảng dạy giáo viên chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết hướng dẫn thực hành, cũng như các phương pháp, tổ chức các hình thức học tập nhằm tạo sự ham thích học tập cho học sinh. Trong giờ dạy giáo viên còn để học sinh yếu bên lề lớp học, làm cho học sinh yếu càng yếu hơn dẫn đến chán học. Cơ sở vật chất nhà trường chưa bảo đảm việc vui chơi học hành, học sinh còn học những phòng cấp 4, bàn ghế không đủ chuẩn, hư hỏng nhiều, thiếu ánh sáng, nóng nực trong ngày nắng, dột ướt khi trời mưa. Sân trường chưa đổ bê tông nên mưa thì sình lầy, nước đọng, nắng thì bụi bay. Vừa ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh vừa tạo cho học sinh cảm giác khó chịu về trường lớp mình. III/ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG Giải pháp được đưa ra là: - Đánh giá tình trạng việc ham thích đến trường ở học sinh trong những năm qua và hiện nay. - Tìm ra những nguyên nhân tại sao vì sao các em học sinh không thích đến trường. - Đưa ra một số giải pháp nhằm kích thích sự ham thích học tập, ham thích đến trường của học sinh từ đó giúp học sinh học có kết quả hơn, tránh tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Trong đó đi sâu vào biện pháp: - Đổi mới phương pháp ứng xử sư phạm của giáo viên đối với học sinh, tạo cảnh quan môi trường thân thiện cho học sinh. - Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy và các hoạt động trên lớp của giáo viên nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh trong từng tiết dạy, từng hoạt động nhà trường. - Cải tiến các hoạt động của nhà trường, phong trào của liên đội. Cách thức phối hợp với các tổ chức đoàn, đội … ở địa phương, huyện, tỉnh tạo nhiều sân chơi cho các em để các em yêu quí trường lớp, ham thích đến trường. - Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm giúp phụ huynh tạo sự ham thích đi học ở các em. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN : + Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học : Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý nếu các em không có sự ham thích. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được cô khen, được điểm 10, được chơi cùng bạn vv…) . Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có (với những em đi học vì sự bắt buộc của gia đình) nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến chán học, bỏ học… Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩnăng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường chúng ta cho các em được vui chơi, sinh hoạt. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ ham thích đi học hơn. + Những vấn đề lý luận khác : Hiện nay xu hướng của giáo dục là: “Tạo một môi trường thân thiện cho học sinh học tập tích cực” để cho học sinh học tập tích cực thì phải tạo được sự ham thích học tập ở các em. Muốn thế phải có một môi trường thân thiện về trường, lớp, đội ngũ thầy cô. Phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp cũng như hình thức dạy học. Giáo viên phải luôn làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học hiện nay không phải cung cấp kiến thức cho học sinh một cách rập khuôn nhàm chán, mà cung cấp cho học sinh các phương pháp học tập để học sinh tự tìm ra kiến thức một cách tích cực. Đối với học sinh thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của mình. Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi việc tạo sự hứng thú cho học sinh, để từ đó học sinh học tập có sự ham thích trong học tập. Sự ham thích ở học sinh chủ yếu hình thành thông qua các hoạt động thực tế như hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm ; Qua sự tác động của môi trường cơ sở vật chất như trường, lớp, qua thái độ của thầy cô, bạn bè. Do đó trong nhà trường cần có những biện pháp, những hoạt động, những cải tạo về trường, lớp, về tác phong sư phạm của giáo viên nhằm tạo cho học sinh một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp học sinh ham thích đến trường. II/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : + Phải chăng trong công tác giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học vùng nông thôn giáo viên chưa quan tâm đến việc tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Trong nhu cầu đổi mới đất nước với sự tiến bộ công nghệ thông tin khoa học, mỗi cá thể sống và làm việc trong cộng đồng cần phải biết học và tự học không ngừng, muốn vậy chỉ có lòng ham thích học là nguồn động lực để các em cố gắng trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo để phục vụ cho cuộc sống sau này. Và phải chăng trường học là môi trường giáo dục lý tưởng để tạo sự ham thích học tập, ham thích các hoạt động ở trường lớp cho học sinh. + Có phải ở các trường tiểu học trường nào càng tổ chức nhiều phong trào, những cuộc thi, vui chơi khi đó các em được tiếp xúc nhiều với môi trường sinh hoạt tập thể, Giáo viên biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, tỏ thái độ quan tâm, gần gũi, thân thiện với học sinh thì học sinh trường đó ham thích đến trường hơn, học tập tích cực hơn và việc học sinh bỏ học giữa chừng do chán học sẽ không có? + Có phải hiện nay đa số phụ huynh đều quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con em mình, luôn mong muốn con em mình hơn người, nhưng làm thế nào để phát huy hết khả năng của con em họ? Đặc biệt là làm sao cho con em mình ham thích học tập thì chưa có kinh nghiệm! Do đó người làm công tác giáo dục cần biết truyền đạt kinh nghiệm đến cho phụ huynh để cùng nhau phối hợp phát huy tối đa chất lượng giáo dục. Và có phải đó là phương pháp chia sẽ gắng nặng giáo dục của nhà trường cho phụ huynh, nhằm thực hiện tốt chủ trương “xã hội hoá giáo dục” tất cả vì tương lai con em chúng ta? Có phải việc học sinh không thích đến trường do những nguyên nhân sau: + Do trường, lớp không được thân thiện, trường chưa ra trường, lớp chưa ra lớp, lớp không đủ ánh sáng, nóng bức, bàn ghế không thích hợp, nhà vệ sinh hôi thối hoặc không có. Sân trường không sạch sẽ, mưa sình lầy đọng nước, nắng bụi bay mất vệ sinh…Trường thiếu cây xanh, bóng mát, thiếu chỗ học sinh vui chơi. + Do còn nhiều em học yếu, lên lớp không hiểu bài, giáo viên không giảng dạy kiến thức vừa sức với các em, để các em yếu bên ngoài giờ học. + Do giáo viên ứng xử không sư phạm: Còn mắng chửi, đánh đập, dùng hình phạt mà thiếu sự động viên khích lệ học sinh. + Do hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên không đổi mới. Giáo viên vẫn dạy theo cách xưa kia giáo viên nói, trò nghe và ghi chép. Chỉ có tiết hội giảng, dự giờ mới có đồ dùng dạy học, mới có học nhóm, trò chơi, dạy máy… + Do trường không có hoạt động, phong trào gì vui, hấp dẫn học sinh đến trường chỉ có học và học. + Do phụ huynh chưa quan tâm đến con cái, chưa tạo điều kiện tốt để con em học tập, vui chơi. Chưa quản lý con em mình lúc ở nhà, việc chơi bạn bè xấu, cưng chiều con cái. Và việc khắc phục những nguyên nhân trên sẽ giúp học sinh ham thích đến trường để học tập, rèn luyện. III/ QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG SÁNG KIẾN : Việc đầu tiên nhà trường luôn quan tâm đến việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự ham thích được học tập, được đi đến trường. Coi đây là một mặt giáo dục như bao mặt giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, Giáo dục môi trường, Giáo dục an toàn giao thông vv… Để tạo được sự ham thích đến trường cho học sinh nhà trường đã tiến hành thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo 02 mục tiêu và 04 yêu cầu mà bộ giáo dục đã đưa ra. Ngoài ra nhà trường tập trung vào những hoạt động sau: I/ Thực hiện phong trào: “Trường học là công viên, lớp học là nhà” Để việc giáo dục phát triển không ngừng thì nhà trường phải kích thích được sự ham thích đến trường của học sinh. Muốn vậy, trường phải đẹp, có nhiều màu sắc, sân chơi, vườn chơi… để hấp dẫn trẻ. Ở một vùng có nhiều trường thì trường mới xây dựng khang trang có số lượng học sinh rất đông, rất hấp dẫn phụ huynh, trong khi trước đó còn dột nát thì phụ huynh ít đưa con em đến. (Gần 200 học sinh xã Xuyên Mộc được phụ huynh đăng kí học tại trường TH Láng Sim vì trường Láng Sim có bán trú, cơ sở vật chất mới xây dựng tốt hơn trường TH Xuyên Mộc). Vậy để học sinh ham thích đến trường trước tiên cần phải xây dựng trường học thành một công viên , lớp học như một ngôi nhà của các em. Một căn nhà sạch sẽ, thoáng mát, có sân vườn rộng rãi, xanh tươi. Ở đó các em là chủ nhân các em có quyền làm chủ, quyền chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn trưởng lớp mình. Hiện nay cơ sở vật chất không được bảo đảm, nhiều lớp phải học trong những phòng học cấp 4 đang xuống cấp trầm trọng: Cửa hư, mái dột, nền bong tróc, điện, nước không ổn định … sân trường bụi bặm, sình lầy, thiếu nơi học sinh chơi. Nhà vệ sinh lại mất vệ sinh. Để xây dựng trường mới đúng chuẩn chỉ có kinh phí của cấp trên. Khắc phục những nhược điểm trên nhà trường tiến hành những biện pháp sau: 1. Xây dựng trường là công viên. Thực hiện mục tiêu xây dựng “Trường học là công viên.” nhằm tạo ra một sắc thái mới đối với trường, lớp, trường lớp không những là nơi để học mà còn là nơi các em đến vui chơi, thư giản. Cảnh quan trường phải gần gũi với thiên nhiên, phù hợp tâm lý các em. Qua đó giúp giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng khuôn viên trường, lớp học như một công viên, có cây xanh bóng mát, không khí trong lành, sạch sẽ, có chỗ cho các em nghỉ ngơi vui chơi có sân chơi, bãi tập, tạo cho các em có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, chăm sóc trường lớp. Nhưng để trường như một công viên là một việc làm cần tiến hành lâu dài và khó thực hiện vì để muốn có được những vườn cây cảnh, vườn hoa tươi thì cần có nguồn nước tưới thường xuyên trong mùa khô, sẽ tốn một kinh phí cho người chăm sóc hàng ngày (học sinh tiểu học khó thực hiện được vì khi đến trường các em luôn sạch sẽ, vệ sinh, trừ những buổi lao động). Do đó thay vì trồng hoa, cây cần nước tưới, trường tiến hành trồng những cây xanh lâu năm không cần tưới (cây bàng, phượng, bằng lăng, tràm…) lấy bóng mát, tạo cảnh quan xanh tươi. Những bồn hoa thì trồng những cây cảnh, cây hoa lâu năm (đỡ chăm sóc và tưới trong mùa nắng) . Những khu đất trống xung quanh trường được trồng tràm. Cây xanh luôn được bảo quản, chăm sóc, và sân trường luôn có bóng mát, tạo điều kiện cho học sinh vui chơi… Trường dành một khu đất trống làm sân banh cho các em. - Việc trồng cây nhà trường giao cho các lớp thực hiện: Các lớp trồng và chăm sóc trong nhiều năm liền. Vì các em có trồng mới có ý thức bảo vệ, giữ gìn mới có niềm ham thích khi thành quả lao động mình có kết quả. - Ngoài ra nhà trường còn tạo cho học sinh ý thức làm chủ, ý thức giữ gìn và chăm sóc “công viên”. Nhà trường thực hiện những việc sau: Trường tổ chức lao động: Hai tuần một lần vào ngày thứ sáu các em có buổi lao động tổng vệ sinh trường, lớp (chủ yếu quét dọn lớp học, cầu thang, vệ sinh cổng trường thời gian 30 phút). Hàng tháng các em có một buổi lao động dọn cỏ, chăm sóc cây xanh ở khuôn viên trường, lau chùi bàn ghế vv… (dành cho lớp 4, 5). Phát động phong trào “Trường không có rác” ở phong trào này giúp học sinh có ý thức, và thực hiện việc bỏ rác đúng nơi qui định (sọt rác), không xả rác bừa bãi, thấy rác nhặt bỏ vào sọt, biết vận động, nhắc nhở bạn cùng thực hiện nhằm bảo đảm sân trường luôn sạch. Mỗi lớp học đều có sọt rác nhỏ, mỗi dãy phòng, mỗi góc sân trường đều có sọt rác lớn tạo điều kiện cho các em bỏ rác đúng qui định. Hố rác được đào cách xa trường. Phân công từng lớp trực quét cầu thang, lượm rác sân trường hàng ngày, bảo đảm trường không có rác. Thực hiện việc “Đi tiêu, tiểu đúng qui định” (Đi tiêu tiểu ở nhà vệ sinh không đi bên ngoài, nam phòng nam, nữ phòng nữ, tiểu đúng chỗ tiểu, tiêu đúng chỗ tiêu, đi xong dội nước, rửa tay). Ở mỗi nhà vệ sinh đều có dán bảng hướng dẫn học sinh cách đi vệ sinh đúng cách. Nhà vệ sinh nam, nữ riêng, luôn được quét dọn sạch sẽ, tẩy uế (có người quét dọn hàng ngày). Bảo đảm lúc nào cũng có nước để vệ sinh. Thực hiện việc “ Chơi đúng chỗ - đúng lúc - an toàn” Nhằm bảo đảm sức khỏe cho học sinh và cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhà trường hạn chế ở các em một số trò chơi tự phát có tính nguy hiểm, mất vệ sinh, gây hư hại cho cơ sở vật chất nhà trường (Như rượt đuổi nhau gây bụi sân trường, đánh trận giả,vật lộn mất vệ sinh. Tránh việc trèo lên bàn lên ghế gây hư hỏng, chảy nhảy ở cầu thang, trèo cây, bẻ lá…). Trường có bảng nội qui học sinh để nơi dễ thấy, nơi đó qui định những điều học sinh không được làm, và có trách nhiệm thực hiện. Phát động “Công trình măng non”. Các chi đội và đăng kí thực hiện một công trình ngay từ đầu năm (như trồng và chăm sóc cây một cây xanh, một bồn hoa, thu gom giấy vụn lấy quĩ tặng bạn nghèo, gây quĩ mua ghế đá đặt dưới bóng cây xanh, hành lang trường…) công trình măng non luôn được tổng phụ trách theo dõi và tổng kết vào cuối năm. Tất cả phong trào trên giáo viên cùng thực hiện với học sinh, được theo dõi bởi đội sao đỏ, ban thi đua nhà trường. Hàng tuần đều có chấm điểm thi đua, nhận xét trước cờ. 2. Xây dựng lớp học là nhà: Ngay từ đầu năm trường tiến hành sửa chữa một số mục cơ bản để bảo đảm điều kiện tối thiếu cho học sinh học như: Bảo đảm tất cả các phòng học đều có điện (Mỗi phòng đều có hai bóng đèn, một – hai quạt máy). Sửa chữa một số bàn ghế, tủ đựng đồ dùng hư hỏng vv Yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm giáo dục học sinh ý thức coi lớp học như nhà của mình. Tổ chức xây dựng lớp học thành một căn nhà thân thiện. Bằng những việc như sau: - Giáo viên phân công các em tự quản, trực lớp hàng ngày, giáo dục ý thức, trách nhiệm giữ gìn lớp luôn sạch, đẹp. - Sắp xếp chỗ để đồ dùng trong lớp cho hợp lí, gọn gàng (như đồ dùng dạy học, chổi, sọt rác, ghế nhựa ) . Tất cả những đồ dùng đưa ra sử dụng thì cất lại đúng chỗ khi sử dụng xong. Lớp phải có thau nước rửa tay, khăn lau bảng. Khi đèn, quạt hư phải báo cáo kịp thời cho BGH hiệu sửa chữa. - Tổ chức trang trí lớp học: Mỗi lớp đều có ảnh Bác, năm điều Bác dạy, những câu khẩu hiệu có ý nghĩa do lớp chọn và được BGH đồng ý. Một số tranh ảnh, bản thành tích hoạt động lớp ( tránh để lớp trống không khi tường vôi quá cũ, và tránh việc trang trí quá màu mè). - Góc trưng bày sản phẩm: Mỗi lớp đều có góc trưng bày sản phẩm, có thể là một tấm bảng nhỏ để dán, trình bày những sản phẩm các em làm ra từ các môn học như kĩ thuật, mĩ thuật. Hoặc các sản phẩm các tự làm ở nhà. Các sản phẩm các em làm ra trong các phong trào thi đua đều được được trưng bày tại lớp như: lồng đèn, báo tường, cờ thi đua, các giải thưởng, bằng khen vv - Thực hiện phong trào “ Chậu hoa em chăm ": Yêu cầu mỗi lớp có từ 8 đến 10 chậu hoa, chậu cây cảnh và chăm sóc hàng ngày. Lớp có thể giao cho một tổ hoặc một bàn thực hiện một chậu cây (các em góp tiền mua hoặc tự trồng) . Các chậu cây này được đặt trong lớp ở các khung cửa sổ, trên nóc tủ để tạo không khí thân thiện cho lớp (lưu ý chỉ là những chậu kiểng nhỏ, có lá xanh quanh năm, dáng đẹp, chậu phải đẹp, sạch, tránh việc tưới đọng nước để muỗi sinh đẻ). - Để lớp học trở thành nhà của học sinh, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết xây dựng hình ảnh người giáo viên như một người mẹ, người cha của các em. Đối xử với các em bằng tình mẫu tử. Tránh xử dụng đòn roi, hình phạt, tránh những trách móc, lăng nhục học sinh. Biết khen thay chê, biết ngọt ngào thay giận dữ. Trước khi vào lớp hãy dẹp bỏ chuyện gia đình, cá nhân. Cố nghỉ đến một niềm vui nào đó để nở nụ cười. - Giáo viên phải tạo không khí thân thiện, gần gũi giữa các em với nhau, “bạn bè trong lớp như anh em trong nhà”. Tổ chức các phong trào giúp đỡ nhau như “phần quà tặng bạn đầu năm”, “cùng bạn vui xuân” , trong học tập như “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm học tập” để các em gần gũi, thân thiện nhau hơn. Tổ chức các hoạt động, trò chơi nhỏ trong lớp để các em cùng hòa đồng, cùng vui vẻ bên nhau. Giải quyết các cuộc xung khắc giữa học sinh một cách kịp thời, minh bạch… II/ Tạo niềm vui cho học sinh khi đến trường. Những học sinh thật sự ham thích đến trường gần như chỉ có ở các em giỏi, khá (số này chiếm từ 15% – 20%), các em ham thích học vì khi học hiểu được bài và làm bài luôn được điểm cao, được cô khen, bố mẹ thương yêu, chiều chuộng). Vậy những em còn lại có lực học trung bình và yếu, mà việc học trên lớp hàng ngày là một cực hình thì sao? Các em có ham thích đi học hay không? Làm sao để các em thích được đi học? Ngoài việc thay đổi cách dạy để giúp cho mỗi học sinh đến lớp đều tiếp thu được kiến thức thì cần phải tạo cho các em những niềm vui khi bước chân đến trường. Để các em có được niềm vui mỗi khi đến trường nhà trường đã có tiến hành những biện pháp sau: 1. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào, cho các em tham gia: - Như đã nói ở trên ở lứa tuổi các em rất thích các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động sinh hoạt tập thể, đội nhóm. Trong các hoạt động này ta thấy các em [...]... thiện với học sinh mọi lúc, mọi nơi Trường đẹp, trường đạt chuẩn là một yếu tố quan trọng để học sinh thích đến trường Song, quan trọng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên phải thực sự yêu thương học trò Thầy giáo quan trọng hơn cơ sở vật chất Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em mới bước vào môi trường học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với bạn bè, thầy cô để thổ lộ tâm tình hay học hỏi... với học sinh 2 Tăng cường hoạt động vui chơi trong các môn học: Trong học tập có rất nhiều môn học khô khan, nặng về kiến thức như toán, tập làm văn, chính tả vv…Đối với học sinh thường không có hứng thú học những môn này (trừ những em giỏi thì ham học vì có điểm cao) Như vậy để tạo được sự hứng thú, ham thích việc học ở học sinh nhà trường luôn yêu cầu giáo viên tăng cường các trò chơi, hình thức học. .. sự ham thích cho học sinh khi đến trường ngành giáo dục đã đưa ra phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” Phong trào này đang được các cấp, các trường tiến hành rầm rộ, nhưng một số biện pháp đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể Thiết nghĩ muốn Trường học thân thiện – học sinh tích cực” thì mỗi trường, mỗi giáo viên chúng ta cần phải xây dựng được những tiết học thể hiện “Giáo... cần phải xây dựng được những tiết học thể hiện “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực” Ta thấy học sinh đến trường phần lớn thời gian là học tập văn hóa bằng những tiết học mà bộ đã qui định (Toán, Tiếng việt, Sử, Địa vv…) muốn các em ham thích đến trường thì chúng ta phải làm sao để các em có sự ham thích từng tiết học ... nhút nhát, rụt rè Vậy để các em mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy yêu thương, gần gũi, tạo sự thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy cô Để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích đến trường Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học nhà trường thường xuyên yêu cầu giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh đặc biệt những... Giao việc cho các em Để học sinh thân thiện với giáo viên, ham thích đến trường chúng ta cần cho học sinh thấy các em luôn được thầy cô tin tưởng, thương yêu, được làm việc có ích cho trường, lớp thầy cô bằng cách giao việc cho các em làm Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao các em làm Đặc biệt những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, gần... học tập sinh động trong tiết học Đặc biệt là các môn học phát triển năng khiếu như: Âm nhạc, Thể dục, Anh văn, các tiết ôn, tiết rèn đều phải tổ chức giờ học sinh động, vui tươi Trong thời gian chuyển tiết giữa các môn học giáo viên cần phải dành từ 5-7 phút cho học sinh vui chơi (chơi trò chơi, múa hát, kể chuyện,đóng kịch, thi đố…) .Để tạo cho học sinh những giây phút thư giãn giữa các tiết học, tạo... bè, trường lớp Ví dụ : Như yêu cầu các em phải tham gia vào đội nghi thức, sinh hoạt sao Cần yêu cầu những em dạn dĩ, hoạt bát lôi kéo những em này vào các hoạt động của lớp nhà trường Cho các em biết rõ việc tham gia vào đội nhóm, những hoạt động nhà trường là những công việc mà các em phải làm III/ Xây dựng tiết học “Giáo viên dạy thân thiện – Học sinh học tích cực” Hiện nay nhằm tạo sự ham thích. .. nhà trường cấp cho danh hiệu Trong việc khen thưởng nhà trường luôn thực hiện một cách trang nghiêm trước cờ hoặc vào các dịp quan trọng như sơ, tổng kết cho toàn thể nhà trường được biết * Những điểm lưu ý để tạo sự ham thích cho học sinh trong tổ chức các phong trào a) Các phong trào cần tạo điều kiện cho tất cả các em điều tham gia, cùng vui chơi không tham gia với hình thức khán giả, đừng để tình... chọn những môn mà dụng cụ chơi nhà trường có sẵn không cần phải mua sắm Để hạn chế kinh phí nhà trường thường đưa những hoạt động mang tính tập thể nhưng ít tốn kém như: Tổ chức sinh hoạt vui chơi, múa hát tập thể tại trường vừa mang tính tập thể, giao lưu cao nhưng lại ít tốn kinh phí Và qua việc múa hát, sinh hoạt tập thể học sinh mạnh dạn, tự tin và ham thích đến trường hơn Không phải các hoạt động . MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ HỌC SINH HAM THÍCH ĐẾN TRƯỜNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I/ YÊU CẦU CÔNG VIỆC Ham thích nghĩa là rất thích. Một cá thể ham thích công việc nào đó, thì cá. sinh, không có biện pháp để học sinh ham thích học, thích được đến trường. “Tất cả điều đó chứng tỏ rằng: Việc học không còn là niềm vui, trường học không còn là điểm đến ưa thích của một bộ phận. nhiều năm công tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy rằng khi học sinh có sự ham thích học, ham thích đến trường thì học sinh đó không bỏ học giữa chừng, việc học luôn có kết quả

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan