Tiểu luận tính toán lưới Grid Economics And e-Science

49 419 0
Tiểu luận tính toán lưới Grid Economics And e-Science

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ________________ KHÓA LUẬN MÔN HỌC GRID COMPUTING ĐỀ TÀI: Grid Economics And e-Science Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS . Nguyễn Phi Khứ Học viên thực hiện: Lương Trí Quân MSHV: CH1101125 TP. HCM, năm 2013 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Lời cảm ơn Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ đã truyền đạt cho em những kiến thức thật bổ ích. Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em cùng các bạn trong lớp có thể học tập và tiếp thu những kiến thức mới. Em cũng chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã đoàn kết chia sẻ cho nhau những tài liệu và hiểu biết về môn học để cùng hoàn thành tốt môn học này. Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành tốt đề tài của mình, song do trình độ còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự thông cảm và mong sự góp ý, hướng dẫn tận tình của thầy. TP.Hồ Chí Minh, Tháng 7 /2013 Học viên thực hiện Lương Trí Quân Lớp Cao Học Công Nghệ Thông Tin Khóa 6 Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 2 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ MỤC LỤC Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 3 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, mạng lưới công nghệ đã nổi lên như một công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề tính toán chuyên sâu trong cộng đồng khoa học và trong ngành công nghiệp. Để tiếp tục phát triển và áp dụng các công nghệ này, các nhà nghiên cứu và học viện từ các ngành khác nhau đã hợp tác để sản xuất các chi tiết kỹ thuật tiêu chuẩn để thực hiện các quy mô lớn, hệ thống điện toán lưới tương thích. Có thể nói hệ thống điện toán lưới (Grid Computing) đã đem lại những ích lợi rất rộng lớn. Nó tăng tốc độ xử lý để rút ngắn thời gian thu được kết quả. Từ đó cho phép tiết kiệm thời gian và tài nguyên phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề mà trước đó chưa được xử lý. Điện toán lưới nâng cao năng suất và sự phối hợp công tác nghiên cứu khoa học cũng như trong công nghiệp bằng cách cho phép các bộ phận và phòng ban phân tán ở nhiều nơi tạo ra các “tổ chức ảo” để chia sẻ dữ liệu và tài nguyên. Điện toán lưới khiến cho hạ tầng hoạt động của tổ chức linh hoạt hơn với việc cho phép truy nhập lập tức vào hệ thống tính toán và các kho dữ liệu để “cảm nhận” và phản hồi kịp thời những yêu cầu. Triển khai Grid cũng góp phần tránh được nguy cơ phân bổ tài nguyên không cân đối xảy ra rất phổ biến và tránh được các chi phí phát sinh. Một ích lợi lớn khác của Grid là nó giải phóng các bộ phận quản lý CNTT khỏi gánh nặng của việc quản lý các hệ thống không đồng nhất. Trong khóa luận này sẽ trình bày tổng quan về điện toán lưới(grid computing) cũng như tìm hiểu về Grid Economics và e-Science. . Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 4 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN LƯỚI (GRID COMPUTING) 1. Định nghĩa Điện toán lưới là gì: có rất nhiều định nghĩa về điện toán lưới (grid computing) từ các cá nhân hay tổ chức khác nhau: • Theo I.Foster “Grid là một loại hệ thống song song, phân tán cho phép chia sẻ, lựa chọn, kết hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý, thuộc nhiều tổ chức khác nhau dựa trên tính sẵn sàng, khả năng, chi phí của chúng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người dùng để giải quyết các bài toán, ứng dụng có quy mô lớn trong khoa học, kỹ thuật và thương mại. Từ đó hình thành nên các “tổ chức ảo” (Virtual Organization), một liên minh tạm thời giữa các tổ chức và tập đoàn, nhằm liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên và/hoặc kỹ năng nhằm đáp ứng tốt hơn các cơ hội kinh doanh hoặc các dự án có nhu cầu lớn về tính toán và dữ liệu, và toàn bộ việc liên minh này dựa trên các mạng máy tính. ” • Theo Oracle: Điện toán lưới là việc liên kết nhiều máy chủ và thiết bị lưu trữ thành một siêu máy tính nhằm tối ưu hóa được tính ưu việt của các hệ thống máy chủ cũng như hệ thống ứng dụng, nhờ đó giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí. • Theo IBM: Điện toán lưới là một môi trường tính toán ảo. Môi trường này cho phép bố trí song song, linh hoạt, chia sẻ, tuyển lựa, tập hợp các nguồn tài nguyên hỗn hợp về mặt địa lý, tùy theo mức độ sẵn sàng, hiệu suất, chi phí của các tài nguyên tính toán và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng. Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 5 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ • Một định nghĩa khác về điện toán lưới: môi trường điện toán lưới được hiểu như một hạ tầng kết nối hệ thống máy tính, hệ thống mạng, hệ thống cơ sở dữ liệu được sở hữu và quản lý bởi nhiều tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp môi trường tính toán ảo duy nhất với hiệu năng cao cho người sử dụng 2. Chức năng 2.1. Khai thác tài nguyên rảnh rỗi Luôn có một lượng tài nguyên rất lớn không được sử dụng đúng mức. Các máy để bàn rảnh rỗi nhiều hơn 95% tổng thời gian sử dụng của nó, thậm chí cả các server. Điện toán lưới cung cấp các framework khai thác các tài nguyên rảnh rỗi, do đó làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên. Các tài nguyên rỗi không chỉ là các tiến trình của CPU, mà còn là không gian lưu trữ không sử dụng. 2.2. Khả năng xử lý song song CPU Ứng dụng được chia thành các phần độc lập chạy trên các máy khác nhau trong lưới. Nếu chúng không phải trao đổi thông tin với nhau, tính “song song” của ứng dụng càng nâng cao. Nó có thể nhanh hơn 10 lần nếu dử dụng 10 bộ vi xử lý. Tính song song còn phụ thuộc vào thuật toán dùng để chia ứng dụng cho các CPU. 2.3. Ứng dụng Muốn lưới hóa 1 ứng dụng phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Không phải ứng dụng nào cũng có thể thực thi song song được. Hơn nữa cũng không có 1 công cụ nào có thể chuyển mọi ứng dụng bất kỳ sang thực thi trên lưới. Các ứng dụng đòi hỏi tính toán nhiều ngày nay đều được thiết kế thực thi song song. Nên chúng có thể dễ dàng lưới hóa mặc dù không tuân theo các chuẩn, giao thức của lưới. 2.4. Tài nguyên ảo và tổ chức ảo Các tài nguyên được ảo hóa để để quản lý và khai thác. Có nhiều cách để mở rộng khả năng lưu trữ dữ liệu trong lưới. Dữ liệu được sao lưu trên lưới, cụ thể là trên các máy có khả năng sử dụng dữ liệu đó cao nhất. Việc lựa chọn máy lưu do các trình lập lịch phụ trách. Chia sẻ không chỉ hạn chế trong file mà còn bao gồm rất nhiều tài nguyên khác như thiết bị, phần mềm, dịch vụ, giấy phép… Sự cộng tác các tài nguyên ảo và tổ chức ảo Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 6 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ 2.5. Truy cập tài nguyên mở rộng Lưới cung cấp truy cập đến các tài nguyên mở rộng. Ví dụ nếu người dùng muốn tăng băng thông kết nối tới internet để thực hiện tìm kiếm khai phá dữ liệu. Công việc được chia ra các máy trong lưới có kết nối internet độc lập, nên khả năng tìm kiếm được nhân lên. Grid còn có thể truy nhập đến những tài nguyên khác dưới dạng số hóa hoặc khả năng lưu trữ, băng thông … • Một người muốn tăng băng thông truy nhập Internet để thực hiện việc khai thác dữ có thể phân chia giữa các máy trong mạng grid có đường truyền Internet không phụ thuộc nhau. • Người sử dụng máy tính không cài đặt phần mềm bản quyền có thể sử dụng phần mềm bằng cách gửi công việc đến máy tính được cài phần mềm để yêu cầu xử lý. • Grid có thể chia sẻ những thiết bị, tài nguyên phức tạp như máy chuẩn đoán bệnh hay robot hỗ trợ phẫu thuật. 2.6. Cân bằng trong sử dụng tài nguyên Lưới tổ chức các tài nguyên đóng góp bởi các thành viên thành tài nguyên ảo lớn hơn rất nhiều. Khi ứng dụng được lưới hóa, để cân bằng tài nguyên, lưới sẽ lập lịch công việc thực hiện trên các máy sử dụng ít. Khi có một tác vụ lớn đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán, các tác vụ này được chia sẻ ra các máy rỗi, hoặc nếu không có máy rỗi, các công việc có mức độ ưu tiên thấp hơn sẽ bị hoãn, hoặc hủy bỏ để giành tài nguyên cho các tác vụ có mức độ ưu tiên cao hơn. Theo đó chức năng cân bằng có thể được thực hiện theo 2 cách sau: • Những điểm quá tải được đưa đến những máy rỗi trên mạng lưới. • Nếu toàn mạng lưới đều đang trong trạng thái xử lý, thì những công việc có độ ưu tiên thấp phải tạm ngừng nhường cho những công việc khác có độ ưu tiên cao. Cân bằng trong sử dụng tài nguyên Một lợi ích khác khi dùng Grid là cân bằng tải. Khi một công việc liên lạc với một công việc khác, với Internet , hoặc các tài nguyên khác, Grid có thể lập lịch cho chúng để có Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 7 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ thể giảm thiểu tối đa lưu lượng đường truyền cũng như khoảng cách truyền. Điều này giúp Grid có thể giảm thiểu tắc nghẽn mạng. 2.7. Độ tin cậy Các hệ máy tính truyền thống thường sử dụng các phần cứng đắt tiền để gia tăng độ tin cậy. Các công nghệ này dựa trên bộ kép các mạch phần cứng để đảm bảo độ tin cậy, vì thế mức giá của chúng là ở trên trời. Chúng ta sử dụng cách tiếp cận khác để đạt độ tin cậy, dựa trên kỹ thuật phần mềm. Hệ thống lưới nằm phân tán địa lý, và có giá thành hợp lý. Nếu 1 nơi mất điện, các phần khác của lưới không bị ảnh hưởng. Phần mềm quản lý lưới tự động sắp xếp lại công việc khi phát hiện lỗi. Các công việc quan trọng, các bản sao của chúng được chạy cùng lúc trên nhiều máy, kết quả được đem ra so sánh để phát hiện các lỗi như sai lệch dữ liệu, hỏng hóc phần cứng. Trong hệ thống lưới có những tài nguyên tính toán đắt tiền, chúng cung cấp độ tin cậy cao cho những bài toán thực hiện trên chúng. Hệ thồng lưới cũng cung cấp khả năng lập lịch lại, phân bổ lại công việc nếu có lỗi xảy ra. Nếu cần, một công việc có thể được chạy đồng thời trên nhiều nút, cho nên việc xảy ra lỗi ở một nút sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả của công việc đó. 2.8. Quản lý Mục đích của ảo hóa là giúp quản lý dễ dàng các tài nguyên nằm phân tán. Bộ phận quản lý sẽ chỉ quan tâm đến số lượng và cách sử dụng tài nguyên. Các dự án cổ điển, phải tự chịu trách nhiệm về tài nguyên phần cứng và cách thức sử dụng. Với điện toán lưới, có sự hỗ trợ để chia sẻ sự dư thừa tài nguyên ở 1 dự án này sang cho dự án khác. Tùy điều kiện, người quản trị thay đổi quy tắc để các nhóm có thể chia sẻ hoặc cạnh tranh tài nguyên. Việc nâng cấp hay bảo trì dự án trên lưới cũng rất dễ dàng. Kiến trúc và các thành phần chính của một hệ thống điện toán lưới 3. Kiến trúc của hệ thống điện toán lưới Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 8 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Lưới được xây dựng trên nền tảng kiến trúc mở và phân tầng. Trong mỗi tầng của lưới, các thành phần chia sẻ những thuộc tính chung và được bổ sung những tính năng mới mà không làm ảnh hưởng đến các tầng khác, kiến trúc điện toán lưới bao gồm 5 tầng: Kiến trúc 5 tầng của Grid 3.1. Tầng chế tác(Fabric layer) Bao gồm các tài nguyên cục bộ phân tán trên mạng, chúng bị ràng buộc bởi cơ chế quản lý tài nguyên và cơ chế thẩm tra. • Tài nguyên tính toán: cho phép kiểm soát, điều khiển việc thực thi công việc. • Tài nguyên lưu trữ: dùng để lấy về/tải lên các tập tin, cho phép đọc một phần tập tin hoặc chọn lọc dữ liệu từ tập tin ở xa. • Tài nguyên mạng: là môi trường mạng truyền thông. • Các kho mã nguồn: là nơi quản lý tất cả các loại tài nguyên và các phiên bản của mã nguồn. 3.2. Tầng kết nối (Connectivity layer) Tầng này đóng vai trò rất quan trọng, nó gồm các giao thức xác thực và truyền thông. Truyền thông bao gồm việc truyền thông tin, định tuyến và đặt tên. Những giao thức này tương tự các giao thức IP, TCP, UDP trong bộ giao thức TCP/IP và các giao thức tầng ứng dụng như DNS, OSPF, RSVP…Vấn đề bảo mật được giải quyết bằng giải pháp xác thực như: • Cơ chế đăng nhập một lần (Single Sign On): cho phép người dùng chỉ cần đăng nhập vào mạng lưới một lần duy nhất cho tất cả các truy cập các tài nguyên được phép trong tầng chế tác cho đến khi kết thúc đăng nhập. • Cơ chế ủy quyền (Delegation, Proxy): người dùng có thể ủy quyền truy cập tài nguyên hợp pháp lại cho một chương trình trong một khoảng thời gian xác định. Chương trình này cũng có thể ủy quyền có điều kiện một phần các tập quyền của nó cho chương trình con khác. • Cơ chế tích hợp đa giải pháp bảo mật địa phương (Integration with various local security solutions): cơ chế bảo mật mạng lưới phải có khả năng giao tiếp trong với Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 9 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ các cơ chế bảo mật địa phương mà không yêu cầu thay thế toàn bộ các giải pháp bảo mật hiện có, nhưng cần có cơ chế ánh xạ bảo mật trong các môi trường cục bộ khác nhau. • Cơ chế quan hệ tin tưởng dựa trên người dùng (User-based Trust Relationships): người dùng có thể sử dụng các loại tài nguyên có được từ sự kết hợp của nhiều nhà cung cấp khác nhau. 3.3. Tầng tài nguyên(Resource layer) Tầng này được xây dựng trên nền tảng sẵn có của tầng kết nối. Những giao thức trong tầng tài này sẽ gọi các chức năng trong tầng chế tác để truy cập và sử dụng các loại tài nguyên cục bộ. • Giao thức thông tin (Information protocol): cho phép lấy các thông tin về cấu trúc, tình trạng của một loại tài nguyên nào đó trong mạng lưới. • Giao thức quản lý (Management protocol): dùng để sắp xếp quản lý thứ tự các truy cập đến các tài nguyên được chia sẻ. 3.4. Tầng kết hợp(Collective layer) Trong khi tầng tài nguyên chỉ cho phép truy cập đến một loại tài nguyên đơn thì tầng kết hợp lại chứa các giao thức và dịch vụ cho phép giao tiếp giữa các tài nguyên trong mạng lưới. Tầng này bao gồm các dịch vụ chính như sau: • Các dịch vụ thư mục (Directory Services): cho phép tìm hiểu sự tồn tại cũng như thuộc tính của các nguyên như loại tài nguyên, tính khả dụng … • Các dịch vụ cấp phát chung, lập lịch, môi giới (Co-allocation, Scheduling & Broker Services): cho phép gửi yêu cầu đến một hay nhiều máy chủ cho mục đích cấp phát, lập lịch và môi giới tài nguyên tương ứng. • Các dịch vụ giám sát và dự báo (Monitoring and Diagnostic Services): cho phép hệ thống hỗ trợ kiểm soát tài nguyên trong lưới. • Các dịch vụ nhân bản dữ liệu (Data Replication Services): hỗ trợ việc quản lý lưu trữ tài nguyên, giúp việc truy cập tài nguyên lưới trở nên dễ dàng hơn • Các hệ hỗ thống trợ lập trình lưới (Grid-enable Programming Systems): gồm các thư viện lập trình. • Hệ thống quản lý tải và môi trường cộng tác (Workload Management System & Collaboration Framework): cung cấp các đặc tả, quản lý tính đồng bộ, đa luồng, đa thành phần… trong các tiến trình tính toán. • Dịch vụ tìm kiến phần mềm (Software Discovery Service): hỗ trợ tìm kiếm và lựa chọn phần mềm cài đặt và làm nền tảng cho mạng lưới. 3.5. Tầng ứng dụng(Application layer) Tầng ứng dụng bao gồm các ứng dụng được phát triển trên môi trường lưới như: Các ứng dụng sinh học, vậy lý, thiên văn, tài chính… Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 10 [...]... PGS.TS Nguyễn Phi Khứ PHẦN II: GRID ECONOMICS 1 Giới thiệu Grid Economic Khiếm khuyết lớn của các hệ thống middleware trên lưới là thiếu các dịch vụ nâng cao tính kinh tế (economic-enhanced) mặc dù điện toán lưới đã xuất hiện trên dưới mười năm, trong khi người dùng Grid cần đến những dịch vụ nâng cao tính kinh tế này để hưởng lợi từ những đặc tính của Grid, đó là khả năng tính toán theo yêu cầu, dễ dàng... một phần quan trọng trong điện toán lưới cho phép truy nhập tài nguyên trên lưới với khối lượng rất lớn Quản lý dữ liệu phải đảm bảo được tính an toàn và ổn định trong quá trình di chuyển dữ liệu giữa các nút trong mạng lưới để hỗ trợ quá trình thực thi các công việc trong hệ thống điện toán lưới GridFTP là giao thức truyền tập tin giống như FTP hay truyền dữ liệu như HTTP GridFTP là giao thức có hiệu...Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Người sử dụng có thể tương tác với lưới thông qua tầng ứng dụng một cách trong suốt mà không nhận biết được sự có mặt của các tầng khác trong lưới Chi tiết kiến trúc của Grid 4 Các thành phần nòng cốt của một hệ thống điện toán lưới 4.1 Bảo mật Là cơ chế đảm bảo các hoạt động như xác thực, cấp quyền, bảo mật-toàn vẹn dữ liệu và tính sẵn... cho Grid nâng cao tính kinh tế Có hai mối đe dọa lớn Các mối đe dọa đầu tiên đến điện toán lưới là sự thất bại trong việc phát triển và triển khai những các dịch vụ nâng cao tính kinh tế Grid Vì các dịch vụ này cũng đòi hỏi một kiến trúc kinh tế nâng cao mở cho dịch vụ trên lưới (là các dich vụ mà cho phép các thành phần tham gia nối các dịch vụ riêng của mình vào), mối đe dọa thứ hai đến điện toán lưới. .. hơn Họ tính toán với nhau cho đến khi đạt được một sự đồng thuận về giá cả hay một trong hai phía không thể thỏa mãn thêm được nữa Việc tính toán này phụ thuộc vào yêu cầu của người dùng, và nhà môi giới tính toán sao cho giá cả thấp nhất có thể và có thể bỏ qua các dịch vụ đắt đỏ Nó có thể dẫn đến việc Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 26 Khoá luận môn học: Điện toán lưới. .. cận các tài nguyên, chi phí sở hữu thấp và một mô hình định giá sử dụng bên cạnh các đặc tính vốn là thế mạnh của điện toán lưới chẳng hạn như giảm chi phí và sức mạnh xử lý tổng hợp cho các ứng dụng tính toán hiệu năng cao Mặc dù có rất nhiều middleware trên lưới đã được thiết kế và phát triển, thế nhưng điện toán lưới đã không được đưa lên đến mức dự kiến về mặt thương mại trong suốt vài năm qua Hiện... Có thể hiểu rằng kinh tế lưới là khái niệm để chỉ đến các ứng dụng của điện toán lưới mà trong đó: • có xét đến tính kinh tế của các thành phần tham gia vào môi trường Grid • cách thức áp dụng các nguyên tắc kinh tế vào các middleware trên Grid hiện có để làm cho các middleware đó trở thành economic-aware (được trang bị những tri thức về kinh tế) 2 Viễn cảnh về việc triển khai Grid Economic trong tương... được cho phép sử dụng các tài nguyên tính toán vả các công cụ phân tích mả nguồn mở để xử lý nguồn dữ liệu thu được NEESgrid hỗ trợ việc chi sẻ dữ liệu thông qua cung cấp nơi lưu trữ, chuẩn cho định dạng dữ liệu và metadata Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 34 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ Mô hình NEESgrid 1.2.4 Tổ chức (Virtual Organization)... giải pháp middleware trên lưới hiện có không cung cấp dịch vụ nâng cao giá trị kinh tế Grid Để khắc phục tình trạng này, công nghệ Grid phải được tăng cường chức năng cho hoạt động có trang bị các tri thức kinh tế của các dịch vụ trên lưới Tính năng mới này sẽ làm giảm sự không chắc chắn và đưa ra ưu đãi cho người dùng cuối không chỉ để tiêu thụ mà còn để bán các dịch vụ trên Grid Nó cũng có thể ưu tiên... máy chủ trong một tệp grid- mapfile • Kênh điều khiển được mã hóa để bảo đảm an toàn Dịch vụ định vị bản sao RLS: • Mục đích tạo bản sao (caching) là để làm giảm trễ truy cập, tăng tính địa phương của dữ liệu, tăng hiệu năng, khả năng mở rộng, và tính chịu lỗi của các ứng dụng phân tán Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 18 Khoá luận môn học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn . học: Điện toán lưới GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi Khứ PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN LƯỚI (GRID COMPUTING) 1. Định nghĩa Điện toán lưới là gì: có rất nhiều định nghĩa về điện toán lưới (grid computing). khóa luận này sẽ trình bày tổng quan về điện toán lưới( grid computing) cũng như tìm hiểu về Grid Economics và e-Science. . Lương Trí Quân – Lớp cao học công nghệ thông tin khoá 6 Trang 4 Khoá luận. TIN ________________ KHÓA LUẬN MÔN HỌC GRID COMPUTING ĐỀ TÀI: Grid Economics And e-Science Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS . Nguyễn Phi Khứ Học viên thực hiện: Lương Trí Quân MSHV: CH1101125 TP. HCM, năm 2013 Khoá luận

Ngày đăng: 09/04/2015, 19:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời cảm ơn

  • MỞ ĐẦU

  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN LƯỚI (GRID COMPUTING)

  • 1. Định nghĩa

  • 2. Chức năng

    • 2.1. Khai thác tài nguyên rảnh rỗi

    • 2.2. Khả năng xử lý song song CPU

    • 2.3. Ứng dụng

    • 2.4. Tài nguyên ảo và tổ chức ảo

    • 2.5. Truy cập tài nguyên mở rộng

    • 2.6. Cân bằng trong sử dụng tài nguyên

    • 2.7. Độ tin cậy

    • 2.8. Quản lý

    • 3. Kiến trúc của hệ thống điện toán lưới

      • 3.1. Tầng chế tác(Fabric layer)

      • 3.2. Tầng kết nối (Connectivity layer)

      • 3.3. Tầng tài nguyên(Resource layer)

      • 3.4. Tầng kết hợp(Collective layer)

      • 3.5. Tầng ứng dụng(Application layer)

      • 4. Các thành phần nòng cốt của một hệ thống điện toán lưới

        • 4.1. Bảo mật

        • 4.2. Quản lý tài nguyên

          • 4.2.1. Định vị tài nguyên lưới

          • 4.2.2. Vấn đề thương lượng tài nguyên lưới

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan