Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

53 433 0
Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đánh giá thực trạng, tiềm năng và các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi của huyện Cẩm Xuyên là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Thật vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi của huyện Cẩm Xuyên còn thấp so với ngành trồng trọt. Theo thống kê của huyện tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 35,1% (năm 2007). Vấn đề đặt ra là phải làm gì, làm như thế nào để đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng lên, đồng thời khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có như đất đai, lao động để khắc phục những khó khăn, đề ra các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi của huyện một cách có hiệu quả và giải quyết công ăn việc làm và đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi trước hết cần có bức tranh về thực trạng và xác định được tiềm năng. Từ bức tranh thực trạng đó để có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, cần có kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng rộng rãi vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài : ”Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.” 1 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tình hình cơ bản của huyện Cẩm Xuyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh là một huyện đồng bằng ven biển thuộc vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, nằm phía Đông Nam của tĩnh Hà Tĩnh, có toạ độ địa lý từ 18002’18” đến 18020’51” vĩ độ Bắc và từ 105051’17” đến 106009’13” kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía Đông Bắc giáp biển Đông, phía Tây, Tây Nam giáp huyện Hương Khê , phía Đông Nam giáp huyện Kỳ Anh. Thị trấn Cẩm Xuyên là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện, cách trung tâm tĩnh lỵ-thành phố Hà Tĩnh 10km về phía Đông Nam. Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 1A, tĩnh lộ 4 chạy qua va nhiều tuyến đường liên huyện , liên xã khác; có 18km bờ biển trong đó bãi biển Thiên Cầm có điều kiện thuận lợi để xây dựng một khu du lịch nghỉ mát lý tưởng.Ngoài ra Cửa Nhượng là nơi thuận lợi cho tàu thuyền ra vào trao đổi, lưu thông hàng hoá và neo đậu trú bão.Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ. 2.1.1.2. Địa hình, đất đai. Cẩm Xuyên với tổng diện tích tự nhiên là 63554,37 ha . Trong đó: -Đất nông nghiệp: 13065,37 ha chiếm 20,6% -Đất lâm nghiệp: 30239,05 ha chiếm 47,6% -Đất chuyên dùng: 10701,51 ha chiếm 16,8% -Đất khu dân cư: 866,45 ha chiếm 1,4% -Đất chưa sử dụng: 8681,99 ha chiếm 13,6% Tài nguyên đất của huyện được chia thành 5 nhóm đất sau: -Nhóm đất cồn cát và đát cát biển -Nhóm đất mặn. -Nhóm đất phù sa. -Nhóm đất đỏ vàng. -Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. 2 Tài nguyên đất của huyện rất đa dạng phù hợp cho việc trồng nhiều loại cây: cây lâm nghiệp, cây ăn quả cây lương thực như lúa, ngô, cây công nghiệp như lạc, đậu, cây thực phẩm và một số loại cây khác. 2.1.1.3. Thời tiết khí hậu: Cũng như toàn Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn của gió nóng Tây Nam (gió Lào), nhưng nhìn chung khí hậu khá khắc nghiệt và được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 8 mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Trong năm chủ yếu có 3 hướng gió chính đó là: + Gió đông bắc vào mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Gió đông nam (gió nồm) vào các tháng 9 đến tháng 10 và xen lén vào các tháng trong năm. + Gió tây nam vào mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 8. Tổng lượng mưa bình quân tương đối lớn trên 2000 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, Độ ẩm bình quân năm là 86 %. 2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn: Huyện có hệ thống sông, suối khá dày đặc, nhưng nhìn chung, chiều dài của các con sông ngắn, lưu vực nhỏ, suối có độ dốc nhỏ và tốc độ dòng chảy lớn, chủ yếu về mùa mưa lũ gây xói mòn, rữa trôi đất. Cẩm Xuyên có nguồn nước mặt khá dồi dào nhờ hệ thống sông, suối, kênh mương dày đặc và nhiều hồ đập. Đặc biệt phải kể đến các hồ như hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác, hồ Bộc Nguyên, hồ Thượng Tuy. Chỉ tính riêng hồ Kẻ Gỗ với dung tích 450 triệu m 3 nước, không những đủ cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho huyện mà còn cung cấp nước tưới cho một số vùng lân cận như thị xã Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà. 2.1.1.5. Quản lý đất đai: Đến năm 2007 huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành việc lập QH-KH sử dụng đất đến năm 2010 cho 26/27 xã, thị trấn ( đạt 96,3 %, QHSD đất cấp xã) đưa vào công bố QH-KH sử dụng đất đai đảm bảo theo QH-KH đã được phê duyệt. Hiện nay, huyện đang tập trung tổ chức lập QHSD đất đến năm 2015 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 cho đơn vị thị trấn Cẩm Xuyên. 3 2.1.2. Tình Hình Kinh Tế Xã hội: 2.1.2.1. Tình hình kinh tế Trong những năm gần đây huyện Cẩm Xuyên đã đạt được những thành tựu đáng kể như sau: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8 %. - Thu thập bình quân đầu người đạt 5,05 triệu đồng/ năm. - Tổng thu nhập toàn huyện 723.789 triệu đồng toàn huyện (theo giá thực tế hiện hành). - Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất lương thực quy thóc cả năm đạt 91.394 tấn, trong đó lúa 83.641 tấn, bằng 104 % so năm 2005, người nông dân đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. - Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò 35.936 con, bằng 108 % so năm 2005, trong đó đàn bò 21.736 con bằng 130 % so với cùng kỳ. UBND huyện đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển như chương trình cải tạo đàn bò, mô hình chăn nuôi lợn tập trung, mô hình lợn nái siêu nạc Đức Cần tại thị trấn Cẩm Xuyên. - Về thú y: Huyện đã phối hợp với xã, thôn, chi cục thú y áp dụng triệt để các biện pháp ngăn chặn dịch nên đã không chế được dịch lây lan. - Về lâm nghiệp: Trong năm đã trồng được 580 ha rừng tập trung và 3 triệu cây phân tán đạt 100 % kế hoạch. - Về thuỷ sản: Sản lượng thuỷ hải sản đạt 5036 tấn. Trong đó sản lượng khai thác đạt 4115 tấn, trong đó sản lượng tôm sú 320 tấn. * Về sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 101.207 triệu đồng, đạt 113,5 % so năm 2005. Huyện đã thu hút các đơn vị đầu tư mở thêm tại Sơn Thịnh - Cẩm Thịnh, Công ty cổ phần gạch ngói Cầu Họ mở rộng quy mô sản xuất ở Cẩm Quang, Thành lập được hai làng nghề chế biến nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, Cẩm Dương, tổ hợp mây đan lát xuất khẩu tại xã Cẩm Sơn. Đẩy mạnh các hoạt động thu mua, chế biến hải sản, mây xuất khẩu. Tổng mức bán lẽ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 230.683 triệu đồng, đạt 110,5 so với cùng kỳ. 4 2.1.2.2.Tình hình xã hội: * Dân số Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2007 thì dân số của huyện là 157.506 người với 36.682 hộ; năm 2006 dân số huyện là 154.645 người. Tỷ lệ phát triển dân số đang có xu hướng giảm dần đến 1 %/năm, bình quân mỗi năm từ 2,5 - 3 %. Năm 2007 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống 0,62 % ( năm 2006 là 0,65 %) . Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ đó còn cao, số lượng người năm trước so với năm sau chênh lệch còn quá lớn. * Lao động và việc làm: Đến năm 2007 huyện có 68.334 lao động chiếm 43,38 % dân số. Trong đó, lao động nông nghiệp có 57.316 người chiếm 83,87 % trong tổng số lao động; còn lại 16,13 % là lao động tham gia trong các lĩnh vực khác. 2.1.3. Tình hình cải tạo chất lượng đàn giống của huyện Cẩm Xuyên những năm qua 2.1.3. 1 Đối với đại gia súc Trâu Bò Những năm qua huyện Cẩm Xuyên đã được sự quan tâm của nhà nước, của tỉnh nhà, song thực chất kết quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Đó là do nhiều yếu tố quan trọng tác động. - Chuyển dịch kinh tế thấp, tiềm năng để phát triển chăn nuôi còn lớn nhưng chưa khai thác đúng mức. - Nhận thức của cán bộ và nhân dân về kinh tế thị trường còn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường nên công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm và nhỏ lẻ, tư duy làm kinh tế còn mang tính bảo thủ, chưa mạnh dạn đầu tư lớn, hiệu quả đạt được còn thấp. - Đội ngũ thú y viên từ huyện đến cơ sở còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, tay nghề. Tuy nhiên trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước chuyển dịch từ nuôi kiêm dụng sang nuôi chuyên dụng, từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hàng hoá. + Đối với bò: Theo thống kê của huyện năm 2007 tổng đàn bò là 21564 con. Trong 4 năm đã lai sind hoá được 6026 con bò lai chiếm 28% 5 đàn bằng hình thức phối trực tiếp và dẩn tinh viên. Toàn huyện đã xây dựng được 120 trang trại chăn nuôi lớn nhỏ theo quy mô hộ gia đình và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Đồng thời phát triển chăn nuôi bò theo cả hai hướng chăn nuôi trang trại và khuyến khích các nông hộ chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Coi việc đẩy mạnh phát triển đàn bò là mũi nhọn trong ngành chăn nuôi. Đảm bảo độ tăng trưởng đàn bò đạt 7% năm. Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn bò đạt 41564 tăng 20000 con, tạo tầm vóc và chất lượng đàn bò bằng giống bò lai sind để đến năm 2015 tỷ lệ đàn bò lai sind chiếm 50-60% tỉ lệ bò nái lai chiếm 45-50% tổng đàn. Tập trung xây dựng các trang trại chăn nuôi bò thịt chất lượng cao từ bò cái lai sind, phấn đấu toàn huyện có 60 điểm tập trung phối giống. + Đàn trâu: Đang chủ yếu là tập trung khuyến khích phát triển đàn trâu hiện có. Còn việc chú ý cải tạo tầm vóc thì trâu Việt Nam không thua kém trâu trên thế giới mà chỉ có nhược điểm sản lượng sữa thấp. Do đó, trong thời gian qua nước ta đã nhập loại giống trâu MuRah từ Ấn Độ về lai cấp tiến nhưng đạt thấp. 2.1.3.2 Về lợn Việc phát triển đàn lợn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đó là việc sau khi ta nhập vào các con đực cao sản như Yorshire, Landrace , Duroc đã đem cho lai với con móng cái của ta cho con lai F1 và lợn nái có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, đã được đưa vào chăn nuôi thu hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, trước cơ chế thị trường việc tiến tới nạc hoá đàn lợn đang được chú ý, việc lai tạo cho ra con lai 3/4 máu ngoại đang được quan tâm nhiều.Trong mục tiêu chiến lược đến năm 2015 Huyện Cẩm Xuyên có hướng chuyển đổi đàn lợn như sau: Đưa quy mô đàn lợn lên 145.000 con, trong đó đàn lợn siêu nạc đạt 70% tổng đàn lợn thịt. Đàn lợn nái là 30.000 con chủ yếu là nái ngoại và lai máu ngoại để thực hiện nạc hoá đàn lợn. Sản lương thịt xô lọc đạt trên 67.000 tấn. Tập trung phát triển các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn từ 100 con trở lên. Tăng cường hình thức liên doanh liên kết trong chăn nuôi nhằm tranh thủ nguồn vốn , kỹ thuật sản xuất và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm 6 Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, giải quyết tốt công tác phòng trừ dịch bệnh vệ sinh thú y, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến theo tiêu chuẩn. 2.1.3.3 Về gia cầm + Đàn gà: do nguồn gốc gà ta có nhiều ưu điểm như trứng, thịt thơm ngon, khéo nuôi con nhưng tầm vóc nhỏ bé. Thì hiện nay, ta đã lai tạo thành công một số giống gà như: - Từ dòng 433 x dòng 488 sau hai thế hệ cho ra con lai 3 máu 791 chất lượng, hiệu quả cao. - Từ dòng V3 xV5 sau hai thế hệ cho ra con lai 3 máu V1, V3, V5, chất lượng tốt, năng suất hiệu quả kinh tế cao. Trong các năm gần đây huyện đã nhập về một số giống có năng suất cao gia cầm lai, gà Tam Hoàng, giống gà Lương Phượng. Hiện nay, giống gà lai giữa gà địa phương với Tam Hoàng hoặc gà Lương Phượng có mức tăng trọng nhanh hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng đang được nuôi phổ biến. Phấn đấu đến năm 2015 có quy mô đàn gia cầm là: 920.000 con. Phát triển nhanh giống gà địa phương và trang trại nuôi gà theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, kết hợp với nuôi gà thả vườn. Đồng thời, đẩy mạnh giống gia cầm lai như gà 882, gà Lương Phượng, vịt siêu trứng để lai với giống địa phương nhằm tạo ra đối tượng nuôi vừa có năng suất cao, chống chịu tốt, vừa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. + Đàn vịt: Ta mang về một số giống vịt siêu trứng, siêu thịt như vịt Bắc Kinh ( Trung Quốc), vịt Anh Đào (Anh) SuPer-maer về để phát triển đàn và cũng nhằm mục đích lâu dài lai cải tạo đàn vịt bầu, vịt cỏ trong nước. Tóm lại: Chương trình cải tạo đàn giống gia cầm của nước ta nói chung và huyện Cẩm Xuyên nói riêng trong mấy năm qua đã thu được nhiều kết quả tạo niềm tin cho nhân dân nhất là đối với người chăn nuôi. Ngoài các đối tượng nuôi chính, khuyến khích phát triển đàn dê . Qua đây ta thấy tình hình chăn nuôi của huyện Cẩm Xuyên đang từng bước thay đổi đi lên có nhiều chuyển biến tích cực. Vì vậy, song song với việc cải tạo đàn gia súc phải bảo tồn vốn gen quý hiếm của Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của nhà nước nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi, không ngừng hướng tới xuất khẩu để thu ngoại tệ cho đất nước. 7 2.1.4. Nhận xét chung Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế của huyện vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% tăng hơn so với năm trước. Chất lượng tăng trưởng đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Các lĩnh vực đã có bước chuyển dịch khá trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển và duy trì ở mức cao. Đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được chú trọng, thu ngân sách trên địa bàn vượt chỉ tiêu đề ra. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó cho ta thấy huyện có tiềm năng lớn về chăn nuôi. Số lượng đàn trâu, bò khá lớn tính thích nghi cao, nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp dồi dào, có nhiều bãi chăn thả lớn. Đây chính là những thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi. Diện tích gieo trồng cây lương thực và hoa màu lớn, tạo nên lượng lớn các sản phẩm phụ và phế phụ phẩm. Nếu được chế biến bảo quản tốt thì đây là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc, gia cầm trong những tháng mưa rét. Bên cạnh đó huyện có nhiều cơ hội, được nhiều dự án hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi, có một thị trường rộng lớn đó là khu vực phụ cận của thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội mà đã đạt được. Huyện nhà vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: quy mô phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ , nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp người dân xử lý chế biến chưa khoa học, chưa đảm bảo với yêu cầu chất lượng thức ăn và để dự trữ lâu dài. Hệ thống dịch vụ chăn nuôi thú y còn hạn chế, chưa đáp ứng với nhu cầu của người dân. Hệ thống chuồng trại chưa được đầu tư thích đáng, người dân chưa dám mạnh dạn đầu tư lớn cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp sản xuất hàng hóa. 2.2. Các hệ thống chăn nuôi 2.2.1 Hệ thống chăn nuôi trâu bò + Hệ thống quảng canh Là hệ thống phù hợp với vùng gò đồi, có diện tích đồng cỏ rộng, số đầu gia súc ít, gia súc chủ yếu tự thu nhặt thức ăn trên đồng cỏ ít được bổ 8 sung thêm các loại thức ăn tinh bột. Với hệ thống chăn nuôi này đem lại năng suất và lợi nhuận thấp. Hệ thống chăn nuôi kết hợp với trồng trọt Hệ thống chăn nuôi này hiện nay đang được áp dụng nhiều. ở đây mùa vụ được bố trí quanh năm, vai trò của kiểu chăn nuôi này là tận dụng các sản phẩm dư thừa trong ngành trồng trọt nhưng phải đảm bảo không xâm hại đến cây trồng chính và nó có các kiểu mô hình được trình bày sau đây. + Chăn thả trâu, bò ở những bãi, cánh đồng mới thu hoạch xong, ven các trục đường đi, bờ đê, mương nước, hay các nơi công cộng. + Chăn dắt ở những nơi đầu bờ ruộng di động trong phạm vi cây trồng nhưng đòi hỏi phải có người canh giữ thường xuyên. + Nhốt tại chuồng cắt cỏ đem về chăm, bổ sung cho ăn thêm các loại rơm rạ, cây chuối thái nhỏ độn với cám các loại. Hình thức này được áp dụng ở những nơi hạn chế đất canh tác mà số đầu gia súc nhiều, ý thức đầu tư thâm canh của người dân khá, đặc điểm này giúp cho người chăn nuôi luôn quan tâm theo dõi được tình trạng sức khỏe của con vật, và chăn nuôi theo kiểu này tuy tốn công sức và chi phí đầu vào tương đối cao nhưng mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể và rõ ràng hơn. + Hệ thống chăn nuôi - Nông - Lâm kết hợp Là một hình chăn nuôi kết hợp với trồng rừng, trồng cây phân tán, được áp dụng ở những vùng gò, đồi, núi. Hệ thống này trâu bò vừa lợi dụng các loại thức ăn mục dưới tán cây, vừa làm tăng độ phì cho đất như phân, nước tiểu do trâu, bò thải ra giúp cây trồng phát triển. Lợi ích của hệ thống chăn nuôi này được thể hiện ở các khía cạnh dưới đây. - Bớt được công làm cỏ, phát gốc cây. - Gia súc vừa được ăn no vừa tránh nóng vào những ngày nắng nóng. - Mô hình này có thể được xem là mô hình tương đối bền vững, thúc đẩy chăn nuôi phát triển và đồng thời góp phần tăng độ che phủ cho đất. Với mô hình này làm tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích nhiều sản phẩm hiệu quả tăng lên rõ rệt. + Chăn nuôi kết hợp trồng cây chống xói mòn, cây che phủ Là mô hình vừa trồng cây chống xói mòn đất, cải tạo đất tăng độ phì cho đất, nó có thể trồng trong vườn nhà, ven các lối đi, xung quanh bìa 9 rừng .v.v làm cân bằng môi trường sinh thái, kiểu chăn nuôi này dễ phổ biến vì các cây họ đậu sẵn có ở địa phương, đồng thời là nguồn cung cấp protein, chất dinh dưỡng, chất khoáng cho vật nuôi, góp phần làm giảm lượng nhu cầu tinh bột trong khẩu phần thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế, hạ giá thành sản phẩm. + Chăn nuôi kết hợp chăn dắt, bổ sung thức ăn Các chất dinh dưỡng hằng ngày động vật đưa vào cơ thể từ thức ăn trên đồng cỏ như như protein, tinh bột, khoáng, vitamine không đủ so với nhu cầu và cần được bổ sung hàng ngày nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Mô hình này đã trở thành biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất sản phẩm và phẩm chất của thịt gia súc. Theo Preston và Leng (1986) thì việc bổ sung thức ăn nhằm tạo ra một hệ thống sinh thái (Ecosystem) hữu hiệu giúp cho sự lên men tiêu hóa chất xơ trong dạ cỏ, để từ đó các sản phẩm đã được tạo ra từ sự lên men với các chất dinh dưỡng thoát qua (ByPass) trong khẩu phần để tạo ra sản phẩm cần thiết. Việc bổ sung thức ăn hằng ngày điều chú ý nhất là thức ăn đa dinh dưỡng. Vì trong cơ thể khi được cung cấp đầy đủ thức ăn đa dinh dưỡng thì nó làm cân bằng hệ sinh thái đường ruột, thúc đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, giúp cho con vật ăn được nhiều, tỷ lệ tiêu hóa cao. Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thức ăn thô xanh đã phần nào được chú ý, nhưng biện pháp bổ sung thức ăn thô xơ khô đã được chế biến từ các sản phẩm phụ của ngành trồng trọt chưa được quan tâm và chú ý đến nhiều còn đang quá lãng phí. 2.2.2. Hệ thống chăn nuôi lợn + Hệ thống chăn nuôi kiêm dụng Mục đích của nghề nuôi lợn là sử dụng các sản phẩm dư thừa của trồng trọt, các phụ phế phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như rau khoai, sắn, bã mắm, bột cá, đầu tôm, cua, bã bia, rượu.v.v. và chuyển chúng thành các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, đồng thời lại cung cấp cho ngành trồng trọt một lượng phân hữu cơ có giá trị cho cây trồng phát triển. Bên cạnh đó tận dụng một cách tối đa sức lao động dư thừa của ngành nông nghiệp và có thể tận dụng cả sức lao động người già và trẻ em. Hiện nay nước ta đang có trên 80% là lao động nông nghiệp nên 10 [...]... nghiệp Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn Giá trị tăng nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,0 - 4,5%” Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội IX, NQTW5 (khóa IX) đã ra hai nghị quyết quan trọng về nông nghiệp và nông thôn, đó là : CNH HDH nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế hợp tác, HTX Về CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn, nghị quyết khẳng định "CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong... khích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH Kết quả của những chủ trương, chính sách đó đã được chứng minh qua thực trạng phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn 20 năm đổi mới 2.3.7 Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thành tựu nổi bật nhất và thắng lợi ngoạn mục nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất lương thực phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh và. .. đàn bò và nạc hóa đàn lợn Trong sự phát triển đa dạng đó của nền kinh tế Nông nghiệp, chăn nuôi phát triển cả số lượng và chất lượng đàn Các tiến bộ khoa học kỷ thuật như giống thức ăn, phương thức chăn nuôi mới được áp dụng rộng rãi vào sản xuất làm tăng giá trị kinh tế và hiệu quả lao động Cơ cấu con nuôi phát triển đa dạng phù hợp với tiềm năng của từng khu vực Đã chú trọng phát triển chăn nuôi lợn... trang trại chăn nuôi Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, thức ăn và thú y nên chăn nuôi gia 21 súc , gia cầm phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi nông hộ nhỏ ở Miền Trung 2.4.1 Vai Trò của chăn nuôi trong việc nâng cao thu nhập cho người dân Cùng với sự phát triển của sản xuất trồng... đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt "Đẩy mạnh CNH HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng , chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn Đưa nhanh tiến bộ về khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ sở sản xuất nông nghiệp. .. một vấn đề cần có giải pháp hữu hiệu tháo gỡ để tránh sự ô nhiễm môi trường do phát triển chăn nuôi mà thiếu giải pháp xử lý phân và nước tiểu + Chăn nuôi gia cầm ở nông hộ Đối với những vùng trọng điểm lúa rất có điều kiện để phát triển chăn nuôi gia cầm Trong những năm qua gia cầm tiếp tục phát triển, các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà Tam hoàng và vịt siêu trứng đã và đang khẳng định ưu thế và nhân... gồm xã: Cẩm Quan, Cẩm Thinh, Cẩm Mỹ, cần cơ cấu lúa nước, chăn nuôi đại gia súc trâu, bò, dê, trồng cây lâu năm, nuôi cá nước ngọt - Khu vực đồng bằng Cẩm Thăng, Cẩm Phúc, Cẩm Nam, Cẩm Hoà, Cẩm Dương, Cẩm Vinh ,Cẩm Thành, Cẩm Quang, cần cơ cấu lúa nước, lúa 30 nương, khoai lang, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, đậu, hoa màu, dưa đỏ, chăn nuôi trâu bò, gia cầm, thủy cầm, nuôi tôm cua xuất. .. dục Thay thuế nông nghiệp bằng thuế sử dụng đất, dành toàn bộ nguồn thu từ thuế sử dụng đất đầu tư trở lại cho nông nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn, giảm giá thủy lợi phí và giá điện nông thôn Trong tình hình thị trường và giá cả không ổn định, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kinh tế, tài chính để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh và vững chắc... phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cần bám sát vào các Nghị quyết đại hội của huyện Đảng bộ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2005-2010, tiếp tục khẳng định phát triển ngành chăn nuôi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nắm được tình hình thực tế tại địa phương đại diện cho các khu vực trong huyện có những vấn đề cần phải cơ cấu cây trồng vật nuôi. .. nạc ở một số trang trại lớn và các hộ ở khu vực thị trấn Đến nay toàn huyện đã cơ bản thực hiện được chương trình sind hóa đàn bò trên diện rộng, khuyến khích đầu tư hỗ trợ vấn đực giống đến từng xã, tỷ lệ bò lai sind đạt 30% tổng đàn 4.1 Tiềm năng đất đai nông nghiệp của huyện Cẩm Xuyên Cẩm Xuyên là một huyện có tiềm năng đất đai khá lớn thuận lợi trong việc phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, chăn . rãi vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài : Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát. phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. ” 1 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tình hình cơ bản của huyện Cẩm Xuyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. bộ về khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ sở sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Giá trị tăng nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,0 -

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan