Tiểu Luận Tình hình phát triển chăn nuôi Việt Nam, triển vọng và thách thức

17 1.7K 4
Tiểu Luận Tình hình phát triển chăn nuôi Việt Nam, triển vọng và thách thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. LỜI MỞ ĐẦU Trong 10 năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi của Việt Nam đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Các hệ thống chăn nuôi trong khu vực dự án được thống nhất chung trong hệ thống canh tác rất truyền thống. Các loại hệ thống canh tác và vai trò của vật nuôi trong các hệ thống này khá đa dạng tuỳ theo các điều kiện xã hội, kinh tế, sinh thái và các nhóm người dân tộc thiểu số. Vật nuôi tham gia vào quá trình sản xuất ngành trồng trọt (làm đất, phân bón), an toàn lương thực và mặt khác chúng sử dụng các nguồn không sử dụng tới ủng hộ nhân dân và của chung (phần còn lại của cây trồng, các vùng đấttrống của công cộng để chăn nuôi, v v ) để tạo thêm và tích luỹ vốn, và biểu hiện cho sự khá giả. Trâu và bò được nuôi để cho sức kéo, thịt, phân bón và để bán con giống. Tại những vùng xa xôi hẻo lánh, trâu và bò thường được giữ như một loại “ngân hàng vật nuôi” của hộ gia đình để bán và khi cần tiền mặt để trang trải các khoản như chi phí giáo dục, y tế và dùng cho các dịp kỷ niệm như lễ hội, đám cưới và đám tang. Lợn được nuôi để bán, để ăn trong gia đình và cũng như dùng cho các dịp lễ tết. Gia cầm (gà và vịt) phổ biến là thả vườn thường là tự bới tìm thức ăn và cũng là một nguồn cung cấp chất đạm và tiền mặt. Cũng có khi dê được nuôi để lấy thịt. Chăn nuôi là một nguồn vốn dự trữ và các đàn vật nuôi là một khoản rất dễ chia thừa kế. Bên cạnh những hoạt động sản xuất tiêu dùng trong nước, chăn nuôi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu sang các nước. Mặc dù hoạt động sản xuất chăn nuôi đóng góp đáng kể cho an toàn lương thực và năng suất trang trại, ấn tượng chung là phần lớn các nông dân nghèo trong khu vực dự án có kỹ năng chăn nuôi tương đối thấp. Không có truyền thống sản xuất chăn nuôi và gây giống đầu tư thâm canh, và các nguồn lực cần thiết cho kiểu hệ thống sản xuất này rất hạn chế. Thiệt hại do các loại bệnh dịch trong chăn nuôi rất cao. Vì vậy, chăn nuôi - 1 - tốt hơn, cải thiện sức khoẻ vật nuôi, quản lý khu chăn nuôi, cũng như khả năng tiếp cận với tài chính vi mô là những nhu cầu chính cần phải làm rõ. Làm sao để khắc phục được những khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi, chúng tôi đã tìm hiểu nội dung “ Tình hình phát triển chăn nuôi Việt Nam, triển vọng và thách thức” II. NỘI DUNG 1. Một số kết quả trong nghiên cứu và phát triển chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay 1.1. Về một số giống vật nuôi chủ yếu - Đối với chăn nuôi lợn đã tăng tỷ lệ thịt nạc từ 33,6% ở lợn nội lên 40,6% ở lợn lai (miền Bắc) và 34,5% ở lợn nội lên 42,6% tỷ lệ nạc ở lợn lai (miền Nam). Đối với lợn lai 3 dòng ngoại (Landrace x Yorkshire) x Duroc tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58-61%, trong đại trà sản xuất đạt 52- 56%. Hiện nay, (năm 2001) cả nước có 21.741 ngàn con lợn, sản xuất 1513 ngàn tấn thịt hơi, xuất khẩu năm 2001: 27,3 ngàn tấn thịt xẻ (tương đương 40 ngàn tấn thịt lợn hơi, chiếm 2,6% số thịt lợn sản xuất ra). Hiện nay, cả nước sản xuất khoảng 3,5 triệu lợn ngoại có tỷ lệ nạc trung bình trên 51%, chất lượng tốt, khối lượng thịt trung bình 80-95kg, sản xuất 12 triệu lợn lai nội x ngoại khối lượng trung bình 65-85kg, tỷ lệ nạc trung bình 38-51% tuỳ từng công thức lai. Khoảng 6 triệu lợn nội thuần, chủ yếu - 2 - nuôi ở vùng sâu vùng xa, khối lượng trung bình 35-55kg/con. Khối lượng lợn xuất chuồng trung bình toàn quốc (1999) 69,8kg/con với tốc độ tăng 1%, khối lượng xuất chuồng năm 2001 ước đạt 71,5kg/con. - Đối với chăn nuôi gia cầm: trong 10 năm gần đây, về chất lượng đàn gia cầm được cải thiện rõ nét: gà công nghiệp lông trắng sản xuất gần 14 triệu con/năm; gia cầm lông màu sản xuất khoảng 65 triệu con/năm (2001); vịt CV.Super-M khoảng 17 triệu con/năm; ngan năng suất cao khoảng 6 triệu con/năm; gia cầm địa phương trên 100 triệu con/năm. Tổng đàn gia cầm năm 2001: 216 triệu con, trong đó gà: 158 triệu; vịt, ngan, ngỗng: 58 triệu con. Tổng số thịt gia cầm sản xuất ra năm 2001: 322 ngàn tấn - Đối với chăn nuôi đại gia súc + Đàn bò năm 1992 có 3.193,8 ngàn con, trong đó khoảng 12% bò lai Sind. Từ năm 1994, Bộ Nông nghiệp và PTNT có chương trình cải tạo bò Việt Nam đã nâng tỷ lệ lai Sind lên 25%. Sau khi chương trình kết thúc vào năm 1998, tình hình cải tạo chất lượng đàn bò theo hướng Sind hoá chậm lại. Đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia chưa đạt 28%/tổng đàn. Bò lai Sind có khối lượng trung bình ở con cái 210-230kg/con; ở con đực 240-260kg/con. Bò vàng Việt Nam có khối lượng 180kg ở con cái; 200kg ở con đực. Bảng 1. Số lượng đàn gia súc Nă m Trâu Bò Lợn Gà Vịt, ngan Dê (1000 con) Tổng số (con) Bò sữa (con) (1000 con) (1000 con) ngỗng (1000 con) (1000 con) 199 0 2.854, 1 3.116, 9 11.00 0 12.260 80.184 23.636 372,3 199 2.886, 3.201, 13.08 13.891 99.627 32.041 312,2 - 3 - 2 5 8 0 199 4 2.977, 3 3.466, 8 16.50 0 15.587 99.627 32.041 427,8 199 6 2.953, 9 3.800, 3 22.56 3 16.921 112.788 38.617 512,8 199 8 2.951, 4 3.987, 3 26.64 5 18.132 126.361 41.529 514,3 199 9 2.955, 7 4.063, 5 29.40 1 18.886 135.760 43.563 516,0 200 0 2.897, 2 4.127, 9 34.98 2 20.194 147.050 50.996 543,9 200 1 2.819, 4 3.896, 0 41.24 1 21.741 158.037 57.973 569,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2002 Từ những năm của thập kỷ 80 và đặc biệt trong thập kỷ 90, các công thức lai giữa bò lai Sind với bò Charolais, bò Lymousin, Hereford, Simental. Drought master, Red Brahman, Grey Brahman được thử nghiệm. Trong đó, các công thức lai với bò Chairolais, Brahman đang được ưa chuộng ở duyên hải miền Trung, Tây nguyên. Riêng bò Brahman có thể nuôi thuần tại vùng miền Trung. Khối lượng bò lúc 18-24 tháng tuổi có thể đạt 230-350kg, sau khi vỗ béo 60 ngày đạt 370-400kg được thị trường ưa chuộng Bảng 2. Sản lượng thịt các loại gia súc, gia cầm Năm Tổng thịt Thịt các loại (tấn) Trứng Sữa (tấn) (tấn) Thịt lợn Thịt trâu, bò (triệu quả) 1990 1.007.900 729.000 111.900 1.896,4 9.300 1992 1.078.866 797.156 127.275 2.269,1 13.043 1994 1.235.933 937.730 111.792 2.672,1 16.234 1996 1.408.320 1.077.004 119.362 3.083,8 27.856 1998 1.608.476 1.230.621 127.755 3.226,7 32.000 1999 1.711.724 1.318.196 131.720 3.442,8 39.692 - 4 - 2000 1.835.923 1.408.961 140.449 3.708,6 52.172 2001 1.989.291 1.513.279 153.410 4.161,8 64.703 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2002 - Đối với bò sữa năm 1992 có 13.080 con; năm 1999 có 29.401 con; năm 2000 có 34.982 con. Từ khi Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT có chương trình phát triển giống bò sữa (1999) đàn bò sữa đã tăng nhanh: 41.241 con (2001); dự kiến đến hết năm 2002 đàn bò tăng lên 54.000 con. Như vậy, trong vòng 1 năm đàn bò tăng thêm 13.000 con bằng cả giai đoạn 20 năm (1973-1992). Và trong năm 2000-2002 tăng 20.000 con bằng cả giai đoạn 1992-2000. Năng suất sữa bò hiện nay đạt 2800-3700kg/chu kỳ. Trung bình toàn đàn đạt 3400-3500kg/chu kỳ đối với bò lai F1, F2 và F3 giữa lai Sind với bò Holstein Friesian. Bò thuần HF có sản lượng sữa 3850kg-5000kg/chu kỳ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy có triển vọng đạt 3800-4000kg/chu kỳ đối với bò lai F2 3/4 và F3 7/8 Holstein Frisian ở các vùng đồng bằng. Hai vùng Mộc Châu và Lâm Đồng, nhất là vùng Lâm Đồng có triển vọng nuôi bò đạt năng suất sữa 4500-7000kg/chu kỳ đối với bò Holstein Friesian. - Đàn trâu Việt Nam năm 1990 có 2854 ngàn con, năm 1994 tăng lên 2977 ngàn con (1994). Từ đó giảm dần còn 2819 ngàn con vào năm 2001. Xu thế đàn trâu còn tiếp tục giảm. - Đàn dê hiện có 569 ngàn con (2001) đang góp phần cho các hộ chăn nuôi nghèo ở Trung du, miền núi có thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. 1.2. Thức ăn chăn nuôi Thức ăn chăn nuôi chiếm 70% chi phí giá thành sản phẩm chăn nuôi. Do đó nghiên cứu và đầu tư công nghệ cho chế biến thức ăn chăn nuôi trong 6 năm gần đây được quan tâm nhiều hơn. Các phương pháp nghiên cứu hiện đại nhằm đánh giá giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, công nghệ - 5 - chế biến thức ăn, cân bằng năng lượng, acid amin, vitamin, khoáng đang được quan tâm nghiên cứu. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 3,8-4,0kg giảm xuống còn 2,9- 3,1kg đối với lợn (trong nghiên cứu); trong sản xuất đại trà từ 4,0-4,5kg xuống còn 3,2-3,5kg; tương tự đối với chăn nuôi gà công nghiệp tiêu tốn từ 2,5-3,0kg thức ăn/kg tăng trọng xuống còn 2,0-2,2kg. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng từ 59 ngàn tấn (1990) lên 2500 ngàn tấn (2000), tốc độ tăng trung bình 31,7%/năm ở giai đoạn này. Trong vòng 10 năm đã tăng gấp 42 lần. 1.3. Kết quả về bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam và đa dạng sinh học trong chăn nuôi Đã kết hợp phương pháp nuôi giữ động vật tại bản xứ và áp dụng phương pháp di truyền phân tử để đánh giá bản chất của 51 giống vật nuôi quý của Việt Nam. Bảo tồn được một số giống có nguy cơ mất như lợn ỉ, gà Hồ v.v. Đã chọn lọc phát triển một số giống như cừu Phan Rang, dê Bách Thảo, vịt Bầu quỳ, gà H’mông; đã bảo tồn được 2181 mẫu AND của 39 giống. Đây là nguồn gen quý đang được lưu giữ tại Viện Chăn Nuôi. 1.4. Một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi - Bằng công nghệ cấy truyền phôi tươi và phôi đông lạnh, đến nay chúng ta đã có hàng trăm bò được tạo ra. Những bò này sinh trưởng phát triển cao hơn 30-40%, cho năng suất sữa cao hơn 25-30% so với những bò khác cùng giống. Có nhiều con đang vắt sữa lứa 1 và 2 năng suất sữa 4500-5500 kg/chu kỳ. Có 4 bò đực giống tốt từ cấy phôi đang sử dụng khai thác tinh dùng cho thụ tinh nhân tạo hoặc cho nhảy trực tiếp. Đã - 6 - thành công trong việc xác định giới tính của phôi đã cắt một phôi thành 2 tạo ra 2 bê giống nhau. - Với công nghệ gen động vật, các nhà nghiên cứu chăn nuôi đã làm chủ được kỹ thuật nhân gen PCR trên các thiết bị đã có ở Việt Nam. Công việc này đã được triển khai và bước đầu có kết quả với gen Halothane trên lợn, gen Kappacasein và β -lactoglobulin trên bò. Một số gen hóc môn sinh trưởng và sinh sản của gà và lợn góp phần chọn lọc cải tiến di truyền chất lượng giống lợn và bò sữa của Việt Nam. - ứng dụng công nghệ lên men để bảo quản phụ phẩm nông nghiệp và thủy sản làm thức ăn cho chăn nuôi, sử lý chất thải chăn nuôi làm giảm ô nhiễm môi trường và tạo nguồn khí đốt Biogas cũng là thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay. 2. Những thách thức đối với ngành chăn nuôi nước ta 2.1. Giá thức ăn gia súc cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm chăn nuôi chiếm 70%. Do vậy, giá thức ăn cao hơn các nước trong khu vực đã tác động bất lợi cho phát triển chăn nuôi của Việt Nam. - Nhìn chung giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đã giảm đáng kể 12% (cho 2 năm 2000-2001 do Nhà nước bỏ thuế nhập khẩu khô dầu đỗ tương xuống 0%; thuế VAT được giảm từ 10% xuống 5%; lãi vay tín dụng giảm ). Ví dụ: giá thức ăn cho lợn vỗ béo điều tra của IFDRI - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1999 là 2.830 đồng/kg. Giá thức ăn tương tự của Malaysia 175 USD/tấn = 2.625 đồng/kg, Việt Nam đắt hơn 7,8%; của Philippine: 208 USD/tấn = 3.120 đồng/kg, trong trường hợp này ở Việt Nam thức ăn chăn nuôi có giá rẻ hơn. Thức ăn hoàn chỉnh cho gà con ở Việt Nam quý II/1999: 3840 đồng; năm 2002: 3700 đồng/kg; ở - 7 - Malaysia: 213 USD/tấn = 3200 đồng/kg, ở Việt Nam đắt hơn 15,6% so với Malaysia. - Chất lượng thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam do 136 nhà máy sản xuất ra hiện nay có chất lượng rất khác nhau và giá bán cũng rất khác nhau. Phần lớn các xí nghiệp nhỏ có chất lượng thức ăn chăn nuôi thấp. - Theo tính toán, chỉ có thể khắc phục được trở ngại này nếu giảm chi phí vận tải nhập khẩu cao hơn 8-13% (do cảng biển Việt Nam chưa có cảng biển sâu tiếp nhận loại tải >50.000 tấn; chưa có thiết bị chuyên dùng bốc dỡ ở cảng biển cho thức ăn gia súc) chi phí cho đại lý cấp I và II từ 6- 7%. Điều này phục thuộc vào quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng của cả nước. Đồng thời một phần chăn nuôi tập trung quy mô thâm canh lớn hơn sẽ giúp giảm chi phí nêu trên. 2.2. Năng suất ngành chăn nuôi thấp Mặc dù GDP ngành chăn nuôi chiếm 19% trong nông nghiệp. Tổng sản phẩm chăn nuôi trị giá 1,65 tỷ USD (24.960,2 tỷ đồng của năm 2000 so với 10.1043,7 tỷ đồng của ngành trồng trọt; 3136,6 tỷ đồng ngành dịch vụ nông nghiệp). Người nông dân chỉ dành 10% thời gian lao động nông nghiệp cho ngành chăn nuôi. Mặc dù năng suất lao động của các hoạt động chăn nuôi cao hơn 25% so với các hoạt động khác của ngành nông nghiệp và hình thành một ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi 2,5 triệu tấn (2000) và 3 triệu tấn (2001) trị giá 12.000 tỷ đồng (tương đương 800 triệu USD) nhưng chăn nuôi vẫn ở quy mô trang trại nhỏ bé, ít có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, về công nghệ mới để nâng cao năng suất vật nuôi. Quan sát cho thấy các trại chăn nuôi có quy mô 50-1000 nái; 200- 1000 lợn thịt họ rất chú trọng các khâu áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công - 8 - nghệ mới để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. 2. 3. Hệ thống giống vật nuôi chưa hình thành Hệ thống giống hình tháp cụ kỵ - ông bà - bố mẹ trong thực tế mới đang được quan tâm khoảng 2 năm gần đây, còn rất mới mẻ, cần được quan tâm. Tình trạng một số giống vật nuôi tốt (bố mẹ) lại biến thành vật nuôi thương phẩm; và vật nuôi thương phẩm ở một số trại tư nhân lại được các hộ nông dân khác mua làm giống bố mẹ là còn phổ biến. 2.4. Trong thập niên tới về cơ bản nước ta vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu nghiêm trọng nguyên liệu thức ăn dùng cho chăn nuôi Trong 10 năm qua, hàng năm chúng ta phải nhập 30-40% nguyên liệu như ngô, 80% nguyên liệu khô dầu đỗ tương, 50% nguyên liệu bột cá và các loại thức ăn bổ sung như premix, axit amin tổng hợp. Theo dự báo của Cục Khuyến nông và Khuyến lâm đến năm 2005 nhu cầu thức ăn tinh cho chăn nuôi 10 triệu tấn, trong đó nước ta tự sản xuất được khoảng 7,6 triệu tấn và cần nhập 2,4 triệu tấn. Đến năm 2010 nhu cầu thức ăn tinh sẽ gấp 1,6 lần con số nêu trên (khoảng 16-17 triệu tấn), trong đó trong nước ước đoán chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu. 2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn - Thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đắt hơn trung bình của thế giới khoảng 16% và so với khu vực 13%, do đó giá thành sản phẩm chăn nuôi cao hơn. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thịt, trứng, sữa trong nước tuy vẫn tiếp tục gia tăng do thu nhập của người dân tăng. Song giữa người sản xuất, người giết mổ và người tiêu thụ sản phẩm vật nuôi có khoảng cách, thiếu thống tin. Người chăn nuôi phải bán lợn hơi với giá thấp, còn người tiêu thụ thực phẩm bị mua giá lại cao, chênh lệch đó người giết mổ hưởng lợi. - 9 - Trong khi đó thị trường nước ngoài sẽ càng có sự cạnh tranh gay gắt hơn nhất là từ 2006 khi Hiệp định AFTA có hiệu lực hoàn toàn. Vì vậy rất cần thiết cung cấp thông tin, tổ chức lại theo hệ thống giống từ chăn nuôi đến giết mổ, tiệu thụ sản phẩm chăn nuôi. 2.6. Tình hình dịch bệnh vẫn là mối đe doạ tiềm tàng đối với vật nuôi Một số bệnh truyền nhiễm như lở mồm long móng trâu, bệnh tụ huyết trùng, bò, lợn, bệnh tiêu chảy ở lợn giai đoạn nhỏ, bệnh Newcattle, Gumboro ở gà, bệnh dịch tả ở vịt v.v vẫn là những nguyên nhân gây rủi ro và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, nếu đàn gia súc gia cầm không được tiêm phòng triệt để. Chính phủ đã có quyết định số 166 và 167 TTg- QĐngày 26/10/2001, trong đó hỗ trợ các loại vác xin chủ yếu để tránh dịch nhưng việc triển khai vẫn thiếu đồng bộ. Hệ thống dịch vụ thú y kém phát triển. 2.7. Hội nhập kinh tế khu vực (AFTA) và kinh tế thế giới (WTO) vừa là thuận lợi vừa là thách thức Là thách thức bởi vì trình độ công nghệ và điểm xuất phát của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaysia v.v Theo cam kết, đến năm 2006 nước ta phải mở cửa thị trường chăn nuôi, lúc đó mức thuế nhập khẩu thịt lợn, sản phẩm sữa chỉ tối đa còn 5%. Rõ ràng nếu như chúng ta không hạ được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi trong những năm tới thì ngay cả thị trường nội địa cũng sẽ bị thu hẹp bởi sự lấn ép của sản phẩm thịt, trứng, sữa từ nước ngoài vào. 3. Phương hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2000-2010 Mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi là chọn lọc tăng năng suất chất lượng các tính trạng kinh tế giống vật nuôi, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm/kg thịt để tăng sức cạnh tranh phục vụ chủ yếu cho thị trường trong nước trong 5 - 10 - [...]... cụ kỵ, ông bà - Nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp hữu cơ - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Từ đó rút ra cơ sở khoa học đề ra chính sách kinh tế, thị trường liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi - 15 - III KẾT LUẬN Ngành chăn nuôi và thú y Việt Nam trong 10 năm qua được đầu tư ít, chỉ... thức ăn, thú y, chế biến nghiên cứu khoa học, quản lý để giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Cần hình thành những khu chăn nuôi tập trung thâm canh, có quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi Đề nghị thành lập cơ quan quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bộ nông nghiệp & PTNT, Viện chăn nuôi. .. đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi Đồng thời đưa ra một số tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia về thức ăn chăn nuôi; chính xác trong đăng ký nhãn hiệu thức ăn - Tạo nguồn nguyên liệu thức ăn với giá thành hạ Tạo điều kiện để người sản xuất ngô lai trong nước, nâng sản lượng từ 2133 ngàn tấn (trong đó dành cho chăn nuôi ước 1,2 triệu tấn) tăng lên 5 triệu tấn cho chăn nuôi vào năm 2010 Nếu sản... định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu thời kỳ 2001-2010; Quyết - 16 - định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa.v.v đã tạo cho ngành chăn nuôi có cơ sở pháp lý để phát triển bền vững lâu dài và có chiều rộng đa dạng Do thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu thực phẩm... lược, cơ chế chính sách, giám sát, thanh tra điều phối ngành chăn nuôi - 14 - 4.6 Chính sách về đầu tư - Cần có chính sách khuyến khích chăn nuôi tập trung, thâm canh quy mô lớn theo khu vực hoá Hình thức chăn nuôi tập trung này sẽ giúp chi phí dịch vụ thức ăn, thú y, kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi được thuận lợi - Do quy mô chăn nuôi lớn, đòi hỏi vốn lớn, Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn... nhập khẩu lúc trái vụ và với mức thuế suất 0% Mức thuế này là tương đương với các nước trong khu vực đang áp dụng - Hỗ trợ nghiên cứu dinh dưỡng vật nuôi và khuyến nông trong áp dụng sản xuất, chế biến và sử dụng thức ăn chăn nuôi khoa học và hợp lý 4.3 Chính sách liên quan đến vệ sinh thú y và chế biến sản phẩm chăn nuôi - 13 - - Tăng cường vác xin phòng bệnh theo quyết định 166 và 167 của Thủ tướng... ra) vào năm 2005 và 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thể hiện thị trường nội địa là quan trọng trong hướng tương lai gần Bên cạnh cải thiện điều kiện thị trường trong nước, chiến lược phát triển chăn nuôi cũng cần đặt ra điều kiện để tiếp cận thị trường quốc tế trong tương lai xa thông qua áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi Theo dự kiến đến năm 2010 Việt. .. được ưu tiên đầu tư nhằm giảm chi phí vận chuyển và hao hụt do vận chuyển gia súc - Nhà nước tạo điều kiện để thông tin kinh tế, thương mại thị trường đến được các nhà sản xuất, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi và người tiêu dùng 4.5 Về công tác quản lý ngành - Thành lập Cục Chăn nuôi hoặc Vụ Chăn nuôi để công tác quản lý Nhà nước của Ngành chăn nuôi nhanh chóng trong xây dựng chiến lược, cơ chế... sữa/người Việt Nam sẽ phát triển 200 ngàn bò sữa, tự sản xuất được 300 ngàn tấn vào năm 2010, chiếm 25% thị trường, sẽ phải tiếp tục nhập khẩu 900 ngàn tấn (chiếm 75%), trị giá 500-550 triệu USD/năm, tức là gần tương đương với số ngoại tệ xuất khẩu 3 triệu tấn gạo hiện nay của cả nước Với sự cố gắng đó tỷ trọng GDP chăn nuôi trong nông nghiệp (chăn nuôi đạt 30%, trồng trọt và lâm nghiệp 70% và thay vì... kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi thâm canh tập trung này 4.7 Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông - Tăng cường năng lực cho các phòng thí nghiệm - Đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên - Ưu tiên cho nghiên cứu theo chương trình dự án trọng điểm, theo hướng đi thẳng vào công nghệ cao, . ngành chăn nuôi, chúng tôi đã tìm hiểu nội dung “ Tình hình phát triển chăn nuôi Việt Nam, triển vọng và thách thức II. NỘI DUNG 1. Một số kết quả trong nghiên cứu và phát triển chăn nuôi ở Việt Nam. MỞ ĐẦU Trong 10 năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi của Việt Nam đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Các hệ thống chăn nuôi trong khu vực dự án được. trọng GDP chăn nuôi trong nông nghiệp (chăn nuôi đạt 30%, trồng trọt và lâm nghiệp 70% và thay vì hiện nay 18-19%). 4. Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển chăn nuôi 4.1.

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.4. Trong thập niên tới về cơ bản nước ta vẫn không tránh khỏi tình trạng thiếu nghiêm trọng nguyên liệu thức ăn dùng cho chăn nuôi

  • 2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn

  • 2.6. Tình hình dịch bệnh vẫn là mối đe doạ tiềm tàng đối với vật nuôi

  • 2.7. Hội nhập kinh tế khu vực (AFTA) và kinh tế thế giới (WTO) vừa là thuận lợi vừa là thách thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan