“vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

17 487 0
“vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang I - ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………2 II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………… ………………3 III – TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………… …………… 3 IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 6 1.Tổng quan về xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền……………………………………6 2.Các loại hình tổ chức cộng đồng ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền…………… 7 3.Vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền……………………………………… 7 3.1.Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………………………… 7 3.1.1.Cơ cẩu tổ chức Hội Nông dân xã Quảng Phú……………………………………… 8 3.1.2.Cơ cấu tổ chức của Hội Phụ nữ xã Quảng Phú…………………………………… 8 3.2.Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nông dân…………………… 9 3.2.1.Các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao kỷ thuật……………………… .9 3.2.2.Hoạt động hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng các công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn………………………………………………………….11 3.2.2.1.Hoạt động của Hội Nông dân……………………………………………………….11 3.2.2.2. Hoạt động của Hội Phụ nữ……………………………………………………… 12 3.3.Những khuyết điểm tồn tại:……………………………………………………….13 3.4. Các giải pháp……….…………………………………………………………….14 V- KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 15 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….17 1 I – ĐẶT VẤN ĐỀ. Từ nhiều năm nay, kinh tế hộ gia đình vẫn là trụ cột, là nền tảng cho việc phát triển ở nông thôn, tuy nhiên kinh tế hộ gia đình không thể tiếp tục phát triển ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, nếu sản xuất đơn lẻ như trước. Thực tế cho thấy, khi hộ gia đình sản xuất đơn lẻ không được hỗ trợ từ bên ngoài thì khả năng tiếp cận thị trường kém hơn, năng lực cạnh tranh yếu, sản xuất ra sản phẩm mang nhỏ lẻ, manh mún, không đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng của thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian qua, nhiều tổ chức cộng đồng nông thôn đã ra đời. Các tổ chức này đã giúp cho các hộ nhỏ lẻ tiếp cận khoa học công nghệ tốt hơn, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức sản xuất, kinh doanh, đồng thời giảm rủi ro trong sản xuất, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Các hình thức tổ chức, hợp tác này còn giúp giảm chi phí (cả đầu vào, đầu ra và các chi phí giao dịch, phí lao động…), nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Các tổ chức cộng đồng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển ở nông thôn, khi mà sản xuất hàng hóa trong nước ngày càng hội nhập với thị trường thế giới. Là một trong những tổ chức cộng đồng đó, những năm qua, các cấp Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ Việt Nam đã làm tốt việc tập hợp cộng đồng nông thôn (nhất là nông dân), giữ vai trò là trung tâm, nòng cốt, tích cực tham gia vào việc hoạch định và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn; giúp các hội viên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tư vấn, hỗ trợ về vốn, tư vấn kỹ thuật, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển, cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Theo thống kê, cả nước có khoảng 4,6 triệu nông dân đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi, năm 2007, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn ở nước ta đã đạt 6,1 triệu đồng/người, tăng 2,7 lần so với năm 2000; tỷ lệ hộ nghèo còn 18% và không còn hộ đói. Tuy nhiên, vai trò của một số Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ vẫn còn mờ nhạt và hoạt động tham gia vào việc đổi mới cách thức và hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn hạn chế, kỹ năng sản xuất của nông dân chưa được nâng cao. Việc dạy nghề và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa thúc đẩy được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn việc xây dựng nông thôn mới còn lúng túng cả về nhận thức và việc làm cụ thể. Xuất phát từ vấn đề trên, để hiểu sâu về vai trò của tổ chức Hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn như thế nào? Có những ưu điểm và hạn chế gì? tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề : “vai trò của 2 Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” * Mục tiêu: Tìm hiểu và đánh giá vai trò của tổ chức Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân tại địa phương. II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Chọn điểm: Điểm nghiên cứu có các tổ chức cộng đồng Hội Nông dân và Hội Phụ nữ Việt Nam và tổ chức đó có tham gia trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân. 2. Phương pháp thu thập thông tin: - Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo tổng kết năm của huyện, xã, hội nông dân xã. Niên giám thống kê của huyện. - Thu thập số liệu mới: + Thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm gồm 6 người (cán bộ Hội Nông Dân xã, các bộ Hội Phụ Nữ xã, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân và Chi Hội Phụ Nữ thôn và 02 hộ nông dân). + Phỏng vấn lãnh đạo địa phương và người am hiểu: vấn 4 người (Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Trưởng thôn Phú Lễ ) + Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 04 hộ gia đình có tham gia vào hội. III – TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. * Nông thôn: Nông thôn có thể coi là khu vực địa lý nơi đó có sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợn cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Một số đặc điểm đặc thù của nông thôn Việt Nam như: các cư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cư dân có quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình; nông thôn luôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gia; nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên nhiên to lớn, phong phú và đa dạng, 3 * Phát triển nông thôn Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nông thôn. Mỗi tổ chức hoặc chương trình phát triển nông thôn có thể khái niệm phù hợp nhất với mục tiêu hoạt động và điều kiện kinh tế xã hội đặc thù. Theo Umalele “phát triển nông thôn được khí niệm như là một quá trình cải thiện mức sống của hầu hết những người có thu nhập đang sinh sống trong cá vùng nông thôn, đồng thời tạo lập tiến trình phát triển bền vững của họ”. Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các lĩnh vực có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lạp mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vừng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả nước (Trương Văn Tuyển, 2007). * Năng lực: Hiện nay có rất nhiều khái niệm về năng lực. Năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa (Rogiers, 1996). Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp với một hoạt động thực tiễn (Barnett, 1992). Năng lực là khả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động (Tự Điển Webster's New 20 th Century, 1965). Như vậy, năng lực không phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản của năng lực là: (1) tính vận dụng; (2) tính có thể chuyển đổi và phát triển. * Tổ chức cộng đồng: Trong đời sống khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách rộng rãi để chỉ mối quan hệ và tương tác giữa các cá nhân trong những nhóm người khác nhau. Đó chính là những đặc thù mang tích tập thể trong tất cả các lĩnh vực đời sống và hoạt động xã hội có những điểm tương đối khác nhau về quy mô và hoạt động. Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), cộng đồng là một thực hể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên. Các đặc điểm và lợi ích chung đó rất đa dạng. Đó là những đặc điểm về kinh tế, xã hội, nhân văn, môi trường, huyết thống, tổ chức, vùng địa lý, hoặc các khía cạnh về tâm lý mối quan tâm và quan điểm (Trương Văn Tuyển, 2007). Gần đây, khi thực hiện các chương trình phát triển nông thôn, các tổ chức hỗ trợ lại muốn quay về tiếp cận tổng hợp nhưng với sự tham gia của nông dân vào quá trình ra quyết định. Phải tạo quyền lực cho các cộng đồng làm việc với chính phủ và khu vực tư nhân. Phát triển nông thôn trên cơ sở cộng đồng là một tiếp cận giảm nghèo bằng cách tạo hành động tập thể của cộng đồng và cho họ kiểm tra các sự can thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển. 4 Một tổ chức dựa vào công đồng (Community based organization) là một tổ chức được hình thành và hoạt động có vai trò rất lớn của cộng đồng và người dân, lấy cộng đồng làm nền tảng và là đối tượng mục tiêu cho hoạt động. Tổ chức cộng đồng là một tổ chức gồm các người cùng có một lợi ích chung, như các tổ chức người sản xuất, các nhóm cùng nguồn lợi, các ban phát triển của làng. Sự phát triển dựa trên khái niệm về vốn, nhấn mạnh các nguồn vốn khác nhau của cộng đồng: vốn tự nhiên, vốn vật lý (cơ sở hạ tầng), vốn tài chính, vốn con người (giáo dục), vốn xã hội.Vốn xã hội là các thể chế, quan hệ và tiêu chuẩn tạo nên chất lượng và số lượng của các tác động lẫn nhau trong một xã hội. Vốn xã hội theo nghĩa hẹp bao gồm các hội quần chúng, các mạng lưới xã hội đi đôi với các tiêu chuẩn có tác dụng đến năng suất của cộng đồng. Vốn xã hội làm dễ dàng sự điều phối và hợp tác. Có ý kiến cho rằng phát triển nông thôn phải dựa vào việc huy động vốn của cộng đồng, nhất là vốn xã hội. Trong thực tế vốn của cộng đồng nhất là cộng đồng nghèo không nhiều. Phải có các hành động nhằm gây dựng các vốn này nhất là vốn xã hội thì mới phát triển từ cộng đồng được. Các nguyên tắc của phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng là: - Tạo môi trường thể chế cơ bản: luật lệ, quy ước, hỗ trợ của Nhà nước. - Củng cố các tổ chức cộng đồng - Tăng cường năng lực các tác nhân. - Khuyến khích sáng tạo bằng các biện pháp mềm dẽo. Trong quá trình phát triển nông thôn có một số việc trước kia do nhà nước làm nay phải giao cho các cộng đồng nông thôn thực hiện. Phải bồi dưỡng và hỗ trợ cho các cộng đồng để họ có đủ điều kiện tự đứng ra thực hiện công việc này. Công tác phát triển nông thôn là hoạt động tổng hợp, phải có sự tham gia của nông dân vào quá trình ra quyết định. Việc xác định các chính sách phát triển phải có có sự tham gia của nhân dân. Quá trình này gồm có nhiều giai đoạn: - Xác định mục tiêu của chính sách. - Xác định đặc điểm của hệ thống: giới hạn, vấn đề, tác nhân. Thu thập thông tin, trình bày hệ thống. Phải tạo quyền lực cho các cộng đồng làm việc với Chính phủ và khu vực tư nhân. Phát triển nông thôn trên cơ sở cộng đồng là một cách tiếp cận giảm nghèo khá hiệu quả bằng cách tạo hành động tập thể của cộng đồng và cho họ kiểm tra các sự can thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển. Tổ chức nông dân cần đa dạng để thích ứng với các điều kiện khác nhau về đặc điểm địa phương và trình độ phát triển. Trong nông nghiệp truyền thống các tổ chức nông dân cần cho sự hoạt động của nông nghiệp gia đình, thường là các tổ chức nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa các thành viên trong việc tiếp xúc với các phương tiện sản xuất như đất, nước. Trong bước đầu của sự phát triển muốn chuyển từ tình trạng tự cấp 5 sang sản xuất hàng hoá cần có các tổ chức cung cấp các loại dịch vụ dầu vào cũng như đầu ra cho sản xuất. dịch vụ cho nông dân. Hiện nay chúng ta muốn phát triển hợp tác xã nhưng để tiến lên hợp tác xã là một hình thức cao nhất của sự hợp tác cần có các tổ chức nông dân đơn giản mang tính chất tương trợ để nông dân có thể học tập trong thực tế, phát triển lên các hình thức tổ chức cao hơn. Việc xây dựng tổ chức nông dân là một quá trình lâu dài và phức tạp, không thể từ chỗ chưa có gì bước ngay lên các hình thức tổ chức cao như hợp tác xã. Các tổ chức nông dân kiểu mới là các tổ chức không phải nhằm giải quyết các quan hệ bên trong nữa mà là tổ chức thêm các mối quan hệ với bên ngoài như việc giúp cho sự tiếp xúc với thị trường và xã hội. Các tổ chức nông dân là các cơ cấu trung gian giữa người sản xuất và các tác nhân khác trong môi trường kinh tế, thể chế và chính trị. Các tổ chức nông dân thường có các chức năng sau: - Đại diện và bảo vệ các quyền lợi của người sản xuất như các nghiệp đoàn. - Chức năng kinh tế và kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ cho hội viên. - Quản lý các nguồn lợi tự nhiên và tài sản, như sử dụng nước, đồng cỏ… - Chức năng phát triển xã hội, phát triển địa phương. IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1. Tổng quan về xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Xã Quảng Phú nằm về phía Đông Nam của huyện Phong Điền, với tổng diện tích tự nhiên là 1.189,13ha; tổng dân số 12.470 khẩu và 2350 hộ, trong đó số hộ nghèo là 234 hộ, chiếm 9,9% so tổng số hộ toàn xã. Toàn xã chia làm 13 thôn. Huyện Quảng Điền nói chung, xã Quảng Phú nói riêng: Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức. Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10 thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa dai dẳng. Nhiệt độ trung bình là 25 0 C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4 0 C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 19,7 0 C. Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9 0 C và lúc thấp nhất là 8,8 0 C. Các tháng 7,8,9,10 thường hay có bão. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, có một số ít bộ phận dân cư sống dựa vào nghề thủ công truyền thống là mây tre đan, làm nón. Tổng diện tích đất trồng trọt toàn xã (số liệu năm 2008) l.282,6ha, trong đó: cây lương thực là 798,1ha, cây có bột 165ha, cây công nghiệp ngắn ngày 245ha, cây mía 42ha, cây thực phẩm 32,5ha. Một số loại cây trồng chủ yếu là lúa, lạc, mía, sắn, sản lượng cây lương thực có hạt đạt 4.803 tấn, trong đó sản lượng thóc 4.788 tấn, năng suất lúa đạt 60 tạ/ha, năng suất lạc là 23tạ/ha.Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận là 95%, tỷ lệ sử dụng giống lạc lai MD7, L14 đạt 100%. Trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ của cấp tỉnh, huyện và sự hỗ trợ của một số chương trình dự án phi chính phủ như Dự án 6 Nap, Luxembua, đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: mô hình 3 tầng sinh thái, mô hình ngô vụ đông, mô hình thử nghiệm đưa cây rau vào sản xuất, chăn nuôi lợn hướng nạc,…theo số liệu thống kê năm 2008, bình quân thu nhập trên 1ha đất canh tác là 55,4 triệu đồng. Tổng đàn trâu bò 334con, đàn lợn 8.060 con (trong đó lợn nái 1,087 con), đàn gia cầm 16.365 con.Toàn xã có 7ha mặt nước nuôi trồng thủ sản, có 75 lồng cá nuôi dọc Sông Bồn, sản lượng 45,4 tấn. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các chương trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nơi đây thực hiện tương đối có hiệu quả, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tong hóa đạt 50%, thực hiện kiên cố hóa kênh mương 15km đạt 50% tổng chiều dài. Toàn xã có 04 trường học (01 trường THCS, 02 trường Tiểu học và 01 trường mầm non), với 2239 học sinh (trong đó: THCS 811học sinh, tiểu học 1008 học sinh, mẫu giáo mầm non là 420 học sinh). Tỷ lệ số hộ sử dụng điện chiếm 99% tổng số hộ toàn xã, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. Thu nhập bình quân đầu người là 8,8 triệu đồng/năm. 2. Các loại hình tổ chức cộng đồng ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, ở xã Quảng Phú huyện Quảng Điền có các tổ chức cộng đồng như sau: - Về các tổ chức chính trị xã hội thành lập theo các quy định pháp lý về hội và hiệp hội gồm: Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và Hội Khuyến học. - Về các tổ chức kinh tế - nghề nghiệp thành lập theo các quy định pháp luật về tổ chức kinh tế hợp tác bao gồm: 04 hợp tác xã (02 hợp tác xã nông nghiệp là HTX nông nghiệp Phú Hòa và Phú Thuận (hai hợp tác xã này hỗ trợ cho nông dân trong phát triển sản xuất, nhất là lĩnh vực nông nghiệp); HTX dịch vụ và tiêu thụ điện quản lý và cung ứng điện cho người dân sản xuất và sinh hoạt; HTX Mây tre đan Bao Lam thành lập năm 2006, hỗ trợ cho xã viên phát triển ngành nghề mây trđà e đan, sản phẩm chủ yếu là sản phẩm phục vụ du lịch, thị trường tiêu thụ chính là ở Đà Lạt và thành phố Huế); 01 chi hội nghề cá Vạn đò (ở thôn Vạn Hạ Lan, với 43 hội viên, hỗ trợ giúp các hội viên phát triển nuôi trồng thủy sản dọc sông Bồn). - Ngoài ra xã có thành lập một số ban giúp xã triển khai thực hiện một số lĩnh vực như: Ban xóa đói giảm nghèo (theo dõi, chỉ đạo việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương), Ban Thú y xã (phụ trách việc phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm trên địa bàn xã), Ban quản lý dự án Luxembua (phụ trách việc chỉ đạo triển khai thực hiện dự án về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và trường học, ban 7 quản lý này mới thành lập cuối năm 2008, đang trong giai đoạn xác định công trình chuẩn bị xây dựng danh mục đầu tư). 3. Vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền. 3.1.Cơ cấu tổ chức. 3.1.1. Cơ cẩu tổ chức Hội Nông dân xã Quảng Phú. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội Nông dân xã Quảng Phú Tổ chức Hội Nông dân xã bao gồm tổng số 15 chi hội cơ sở tương ứng 13 thôn, các chi hội chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của Hội Nông dân xã. Đứng đầu Hội nông dân xã là Chủ tịch Hội (làm việc theo chế độ chuyên trách) giúp việc cho Chủ tịch có 01 Phó chủ tịch hội làm việc theo chế độ bán chuyên trách, 15 chi hội trưởng phụ trách 15 chi hội cấp thôn. Ban thường vụ của hội cơ cấu có 5 người Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội, các Chủ nhiệm 02 Hợp tác xã Phú Thuận, Phú Hòa và 01 ủy viên ban thường vụ là đại diện cho các chi hội. Ban chấp hành Hội nông dân xã có 19 người (bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội, các Chủ nhiệm 02 Hợp tác xã Phú Thuận, Phú Hòa, 01 đại diện hội phụ nữ xã và 14 chi hội trưởng chi hội nông dân các thôn). Tính đến cuối tháng 12/2008, Hội Nông dân xã đã kết nạp được 1000 thành viên, chiếm khoảng hơn 80% dân số toàn xã. Các thành viên được gia nhập vào hội phải đáp ứng điều kiện: là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính; có phẩm chất đạo đức tốt chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước và tự nguyện xin tham gia vào tổ chức. Mỗi người khi đã là thành viên của hội nông dân xã phải có trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động của hội, góp ý xây dựng tổ chức hội ngày một đi lên, hàng năm phải đóng phí là 6000 đồng/thành viên. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hội Phụ nữ xã Quảng Phú. 8 Hội Nông dân Huyện Quảng Điền Hội Nông dân xã Quảng Phú Chi hội thôn Chi hội thôn Chi hội thôn Chi hội thôn Chi hội thôn Hội Phụ Nữ Huyện Quảng Điền Hội Phụ nữ xã Quảng Phú Chi hội thôn Chi hội thôn Chi hội thôn Chi hội thôn Tổ chi hội Tổ chi hội Tổ chi hội Tổ chi hội Tổ chi hội Tổ chi hội Tổ chi hội Tổ chi hội Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú Cơ cấu tổ chức của Hội Phụ nữ xã Quảng Phú: Hội phũ nữ cấp xã, trực tiếp quản lý điều hành 15 chi hội cơ sở với 34 tổ chi hội. Mỗi chi hội thường có khoảng từ 2 đến 3 tổ chi hội, với 30-200 số lượng hội viên tham gia. Đứng đầu Hội Phụ Nữ xã là Chủ tịch hội (làm việc theo chế độ chuyên trách) giúp việc cho Chủ tịch có 01 Phó chủ tịch hội làm việc theo chế độ bán chuyên trách, 15 chi hội trưởng phụ trách 15 chi hội cấp thôn và 34 tổ trưởng phụ trách các tổ chi hội. Ban chấp hành Hội phụ nữ xã có 19 người ( bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội, Hiệu trưởng trường mẫu giáo, Trưởng Trạm y tế và 15 chi hội trưởng chi hội ở các thôn). Trong nhiều năm qua, Phụ nữ xã đã có nhiều hoạt động tuyên truyền vận động thu hút nhiều chị em tham gia, chính vì vậy mà hội viên của hội không ngừng tăng lên, với 1898 hội viên năm 2006 thì đến năm 2008 con số này đã lên đến 1952 hội viên, tăng 54 hội viên. Các thành viên được gia nhập vào hội phải đáp ứng điều kiện: là phục nữ, người địa phương không phân biệt dân tộc, tôn giáo; có phẩm chất đạo đức tốt chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước và tự nguyện xin tham gia vào tổ chức. Mỗi người khi đã là thành viên của hội phụ nữ ngoài những nghĩa vụ giống như hội nông dân như là phải có trách nhiệm tham gia tích cực các hoạt động của hội, góp ý xây dựng tổ chức hội ngày một đi lên, hàng năm phải đóng phí là 6000 đồng/thành viên thì còn có thêm trách nhiệm đóng tiết kiệm 1000 đồng/người/tháng (quỹ tiết kiệm này sử dụng để cho các hoạt động của hội như thăm hỏi đau ốm, ma chay, gia đình cá nhân có hoàn cảnh khó khăn và có một phần nhỏ cho vay để phát triển sản xuất). 3.2.Các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nông dân. Từ khi thành lập cho đến nay cùng với các tổ chức và tổ chức cộng đồng khác, hội Nông dân và Hội Phụ nữ xã Quảng Phú có rất nhiều đóng góp trong việc nâng cao năng lực cho nông dân tại địa phương để phát triển kinh tế gia đình và giải quyết các vấn đề xã hội. Hội đã thường xuyên phối hợp cùng với các tổ chức như Hội Cựu chiến binh, các hợp tác xã trên địa bàn vận động triển khai các chương trình dự án, các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chương trình phát triển sản xuất, hỗ trợ nâng cao kỷ thuật, năng lực sản xuất, hỗ trợ tiếp cận vốn,….nhất là các chương trình xóa đói giảm nghèo bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt động nâng cao năng lực có thể chia làm 2 phần chính sau: 3.2.1. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao kỷ thuật . Có thể nói Hội nông dân và Hội Phụ nữ xã Quảng Phú có vai trò quan trong việc hỗ trợ nâng cao kiến thức về sản xuất cho nông dân của xã, Hội thường phối hợp với 9 các tổ chức hội các, các hợp tác xã trên địa bàn, triển khai tuyên truyền vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn, để nâng cao kiến thức để áp dụng trong sản xuất. Hằng năm, mở nhiều lớp tập huấn về kỷ thuật, về cách làm ăn mới cho bà con nông dân là thành viên của hội tham gia, trung bình mỗi năm hội mở 2- 4 lớp, vận động thu hút khoảng 100-140 lượt người tham gia, tập huấn về kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đào tạo nghề truyền thống mây tre đan, tập huấn về chăm sóc sứ khỏe, về sinh an toàn,… Hoạt động tổ chức tập huấn kỷ thuật này có sự rất khác biệt giữa hai tổ chức Hội này, ở Hội Phụ nữ hoạt động tập huấn tổ chức thưa thớt hơn (mỗi năm chỉ tổ chức được khoảng từ 2-3 lớp, ít hơn 1-2 lớp so với Hội Nông dân), hầu hết các lớp tập huấn đều do xã lập kế hoạch và tổ chức, cán bộ giảng dạy cũng chỉ là chị em trong hội cấp xã, kiến thức về . Riêng đối với Hội Nông dân hoạt động này đa dạng hơn, ngoài việc tổ chức tập huấn kỷ thuật nâng cao năng lực cho người nông dân theo chỉ đạo của hội cấp trên, Hội Nông dân cùng phối hợp với các Hợp tác xã tổ chức tập huấn theo Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển của địa phương và đối tượng tham gia đa dạng hơn so với các lớp tập huấn do Hội Phụ nữ tổ chức (có cả nam giời và nữ giới cùng tham gia), cán bộ truyền đạt kiến thức thường là cán bộ của dự án hoặc là của huyện, tỉnh có trình độ chuyên môn cao hơn. Thông qua các đợt tập huấn, thành viên của các tổ chức Hội nắm bắt và nâng cao được trình độ kỷ thuật mới, nhiều hộ áp dụng vào sản xuất của gia đình. Cùng với các hoạt động tự tổ chức hoặc là phối hợp tập huấn, thông qua các buổi sinh hoạt (thường là 01lần/3 tháng) ngoài việc phổ biến các hoạt động của hội, của hội, chi hội thường lồng ghép tuyên truyền, thông tin nhiều kiến thức: kiến thức về kỷ thuật mới, về vệ sinh nước sạch, về giới, về sức khỏe,… nhất là hoạt động nêu gương điển hình những cá nhân gia đình sản xuất giỏi, những hộ có kế hoạch sản xuất hiệu quả, khuyến cáo vận động hội viên nên học tập và làm theo. Đây có thể nói là một loại hình nhân rộng mô hình khuyến nông, mô hình sản xuất tương đối hiệu quả, tiêu biểu như khi đưa mô hình khuyến nông về 3 tầng sinh thái (nuôi cá, chăn nuôi gà và trồng rau) năm 2004, mô hình này chỉ đưa về cho hộ ông Hồng – chủ nhiệm HTXNN Phú Hòa, qua thời gian triển khai, mô hình này cho thu nhập cao, phù hợp với điều kiện cửa địa phương, nhợ hội vận động, tuyên truyền nên nhiều hộ gia đình trong thôn đã tìm đến hộ ông Hồng học hỏi kinh nghiệm, đến nay mô hình này đã phát triển ra được 24 hộ gia đình, mang lại thu nhập tương đối khá. Nhìn chung, hoạt động của các Hội này về nâng cao trình độ, kiến thức trong kinh tế tuy rất đa dạng (chăn nuôi, trông trọt, đánh bắt nuôi trồng thủy sản phát triển ngành nghề tiểu tủ công nghiệp, nghề phụ ) , nhưng đều là dưới hình thức hỗ trợ về mặc tổ chức và vận động tinh thần là chính. Nhưng phải thừa nhận rằng, nhờ tham gia vào hội mà thành viên hội được hỗ trợ, nâng cao năng lực hơn, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình hơn khi chưa gia nhập vào hội. Biểu hiện, tỷ lệ số hộ sử dụng các giống mới 10 [...]... cho hộ gia đình của Hội Nông dân và Hội phụ nữ xã Quảng Phú 3.3.Những khuyết điểm tồn tại: Mặc dù Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú có nhiều đóng góp trong quá trìh nâng cao năng lực cho người nông dân ở địa phương, tuy nhiên trong hoạt đọng của hội còn rất nhiều vấn đề tồn tại mà chúng cần phải đề cập đến: Thứ nhất, phương thức hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân chưa phong phú, đa dạng chỉ... nhau, Hội Nông Dân và Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú là một ví dụ Trong khoảng thời gian rất ngắn (02 ngày) tiếp xúc với địa phương, với các hội và với hộ nông dân về hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ xã Quảng Phú trong vai trò là nâng cao năng lực cho người nông dân, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ tì ngay trong hoạt động của mỗi Hội vẫn còn nhiều tồn tại nếu không khắc phục thì thời gian... phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ xã Quảng Phú trong công tác hỗ trợ nâng cao năng lực cho hội viên mình nói riêng và cho người nông dân xã Quảg Phú nói chung, thiết nghĩ cần phải thực hiện một số giải pháp sau: 14 Thứ nhất: Hội phải đổi mới và đa dạng các hoạt động trong hội, ngoài các chương trình hỗ trợ từ bên ngoài, hội cần phát huy nội lực bên trong, huy động... trường nông thôn 3.2.2.1.Hoạt động của Hội Nông dân Với vai trò là tổ chức của nông dân, Hội Nông dân xã đã nắm bắt nguyện vọng, tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của hội viên mình, hội đã đứng ra tín chấp và tiếp nhận 3,8 tỷ đồng từ nguồn ngân hàng chính sách xã hội để cho khoảng 80% hội viên vay để tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện các điều kiện về vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó cho. .. góp của ác thành viên trong phát triển hội, chẳng hạn thành lập tổ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, phát động phong trào thi đua trong hội từ cấp xã cho đến cơ sở, …Song song với việc hỗ trợ nâng cao năng lực về kỷ thuật, cần hỗ trợ, vận động nâng cao năng lực cho hội viên tiếp cận tốt với các nguồn lực đầu vào (vốn, giống chất lượng, ), thị trường đầu ra cho sản phẩm Thời gian sinh hoạt hội. .. Tổ chức Hội (Hội Nông dân, Hội phụ nữ) có hỗ trợ hết sức thiết thực trong việc nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng cho những đối tượng không có khả năng thuế chấp, đây là chức năng mà không một tổ chức tín dụng nào có thể làm được, trong tổng số 90 hộ thoát nghèo từ trong năm 2008 có đóng góp rất lớn từ hoạt động cho vay và hỗ trợ nâng cao trình độ kỷ thuật, phát triển ản xuất cho hộ gia... cứu về vai trò của tất cả các tổ chức và tổ chức cộng đồng tại xã, so sánh, đánh giá hiệu quả của từng tổ chức trong việc nâng cao năng lực cho người dân nông thôn tại xã Quảng Phú 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trương Văn Tuyển, giáo trình phát triển cộng đồng lý luận và ứng dụng trong phát triển nông thôn, 2007 2 http://www.kinhtenongthon.com.vn 3.Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2008 và phương... lớn trong quá trình thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nó càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực nông thôn – nơi mà cộng đồng nông thôn gắn kết với nhau thông qua các tổ chức Mỗi địa phương, tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội mà hiệu quả hoạt động của các cấp Hội (Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ) là khác nhau, và có những khuyết điểm, tồn tại yếu kém trong hoạt động khác nhau, Hội Nông Dân. .. hưởng không nhỏ đến việc nâng cao nhận thức cho hội viên, ví dụ: việc đưa giống lợn F1 có tỷ lệ nạc cao và giá trị thương phẩm vào chăn nuôi tương đối hiệu quả, thế nhưng ngay cả cán bộ Hội cấp xã đều cho rằng không phù hợp, với lý do đơn giản rằng khó nuôi Một điều đáng quan tâm ở đây là thù lao cho cán bộ quản lý các chi hội, từ năm 2006 trở về trước cán bộ chi hội Hội Nông dân được phụ cấp là 30.000đồng/tháng... bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý; Các cấp chính quyền, các cấp hội cấp trên quan tâm hỗ trợ kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ cấp chi hội, dù mức kinh phí nhỏ nhưng nó sẽ là nguồn động viên tinh thần lớn cho cán bộ hội hoạt động tốt hơn V- KẾT LUẬN Có thể nói Hội Nông dân và Hội Phụ nữ là hai tổ chức chính trị xã hội quan trọng và không thế thiếu trong cơ cấu tổ chức của Nhà nước . năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế * Mục tiêu: Tìm hiểu và đánh giá vai trò của tổ chức Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực. tư). 3. Vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền. 3.1.Cơ cấu tổ chức. 3.1.1. Cơ cẩu tổ chức Hội Nông dân xã Quảng Phú. Sơ. xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền……………………………………6 2.Các loại hình tổ chức cộng đồng ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền…………… 7 3.Vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho

Ngày đăng: 09/04/2015, 16:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan