Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939

166 1.2K 16
Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Với tư cách là một thành viên của cộng đồng, cá nhân đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Trải qua quá trình phát triển lâu dài của xã hội, với ý thức về bản ngã và bản sắc, từ tự phát đến tự giác, cùng với những cuộc cách mạng dân chủ, vị trí của cá nhân từng bước được xác lập như một chủ thể xã hội. Việt Nam đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự chia tay dần dần của văn đàn đối với kiểu nhà văn mang tư tưởng Nho giáo, dùng văn để truyền đạt đạo lý thánh hiền, đem gương sáng đạo đức để giáo hóa. Văn học từ đây đến gần hơn với con người và cuộc sống trong tính hiện thực của nó, quan tâm ngày một sâu sắc hơn đến vấn đề cá nhân. Với tôn chỉ “trọng tự do cá nhân”, Tự lực văn đoàn trở thành tổ chức văn học quan tâm đặc biệt đến vấn đề cá nhân ở nửa đầu thế kỷ XX. Nhất Linh là người sáng lập Tự lực văn đoàn, đồng thời cũng là linh hồn của nhóm. Cuộc đấu tranh bằng văn hóa, văn học nhằm xác lập và cổ súy ý thức cá nhân diễn ra trong phần lớn sự nghiệp của Nhất Linh, chính là hoạt động căn bản và bao trùm nhất, tập trung đầy đủ nhất chân dung cũng như đóng góp của ông cho công cuộc đấu tranh giải phóng con người. 1.2. Nghiên cứu các hoạt động văn hóa, sáng tác văn học của Nhất Linh là việc làm cần thiết để hiểu thêm quá trình vận động của tư tưởng, văn học dân tộc, xác định rõ hơn vị trí của ông ở cương vị nhà cải cách - nhà văn này. Đến nay, không ít người đã làm điều ấy. Ông đã được đề cập tới trong một số công trình và từng bị coi là hiện tượng phức tạp. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu kĩ lưỡng và có tính hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh, cũng như chưa khảo sát thật đầy đủ, khách quan về sự tác động của nền văn hóa phương Tây, của xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cũng như nền giáo dục Tây học đến những quan điểm, tư tưởng xã hội và 2 nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, nghiên cứu về Nhất Linh để từ đó có cái nhìn thật toàn diện, thật khách quan về con người tư tưởng và sự nghiệp của nhà văn này trong diễn trình văn hóa và lịch sử Việt Nam hiện đại vẫn là một đòi hỏi nghiêm túc cần tới sự đóng góp của nhiều người. 1.3. Nhất Linh là nhà văn, nhà báo cổ súy cho cách tân, dân chủ, đấu tranh mạnh mẽ cho giải phóng cá nhân. Ý thức cá nhân là hạt nhân tạo nên điểm thống nhất giữa con người cải cách và con người nghệ sĩ của Nhất Linh, thể hiện qua các hoạt động xã hội, các luận thuyết tiến bộ và qua những những sáng tác văn chương, đặc biệt là trong những cuốn tiểu thuyết của ông. Trước sự nghiệp sáng tác trải dài trong gần 40 năm, chúng tôi lựa chọn 7 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Nhất Linh giai đoạn 1932- 1939 làm đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Đây là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nhất Linh, thể hiện rõ nhất tư tưởng và cách tân nghệ thuật kết tinh thành tác phẩm xuất sắc đưa ông lên bục vinh quang. Với mục đích khảo sát một cách hệ thống diện mạo ý thức cá nhân, làm rõ sự vận động, phát triển của ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932-1939, chúng tôi hi vọng rằng, luận án sẽ mang đến cho độc giả, người yêu văn học những tư liệu bổ ích về một phương diện thuộc giá trị tư tưởng của nhà văn Nhất Linh mà đến nay chưa được quan tâm thỏa đáng. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi xác định rõ đối tượng của mình là “ý thức cá nhân” chứ không phải “con người cá nhân”. Con người cá nhân là khái niệm chỉ hình tượng trong văn bản nghệ thuật được nhà văn xây dựng dưới dạng khách thể hóa thuộc vào thế giới hình tượng của tác phẩm. Còn ý thức cá nhân là khái niệm chỉ tư tưởng thuộc thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả. Trong tác phẩm thì “Ý thức cá nhân” là quan niệm ẩn chìm đằng sau “con người cá nhân”. Phân tích con người cá nhân trong tác phẩm thì có thể rút ra ý thức cá 3 nhân của tác giả. Nhưng, chúng không đồng nhất với nhau. Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổng thể ý thức cá nhân của Nhất Linh biểu hiện trong các hoạt động xã hội, văn hóa, mà trước hết là văn học của ông. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát 7 cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh trong giai đoạn 1932- 1939, bao gồm: Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng) năm 1933, Đời mưa gió (cùng Khái Hưng) năm 1934, Nắng thu năm 1934, Đoạn tuyệt năm 1935, Lạnh lùng năm 1936, Đôi bạn năm 1937, Bướm trắng năm 1939. Ngoài ra, để góp phần soi sáng cho vấn đề nghiên cứu, luận án cũng mở rộng khảo sát đối với toàn bộ sáng tác văn chương, các hoạt động ngoài văn chương của Nhất Linh và một số sáng tác của Tự lực văn đoàn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đề ra mục tiêu phân tích các bình diện chính của ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932-1939. Đồng thời, làm rõ sự vận động, phát triển của ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh ở từng giai đoạn, góp phần khẳng định chắc chắn chỗ đứng của tác giả này trong tiến trình hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc và vị trí hàng đầu của ông trong tư cách là nhà văn đấu tranh cho giải phóng cá nhân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định các nhiệm vụ chính tập trung nghiên cứu là: - Làm sáng tỏ khái niệm ý thức cá nhân, tìm hiểu cơ sở hình thành ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932-1939. - Trình bày, phân tích diện mạo và diễn biến của ý thức cá nhân trong các tiểu thuyết của Nhất Linh. - Làm sáng tỏ những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm Nhất Linh trong việc thể hiện các bình diện của chủ nghĩa cá nhân. 4. Phương pháp nghiên cứu 4 Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu, tiếp cận tổng thể tác giả, chủ yếu như sau: - Phương pháp tiếp cận lịch sử Xem xét hoạt động và sáng tác văn học của Nhất Linh trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đương thời- những nhân tố tác động đến sự hình thành nên ý thức cá nhân trong văn nghiệp của nhà văn, chi phối hoạt động xã hội và hoạt động sáng tác. - Phương pháp tiếp cận hệ thống Đặt đối tượng nghiên cứu trong hoạt động và sáng tác văn học thời bấy giờ, đặc biệt là Tự lực văn đoàn. Đồng thời xem xét sáng tác, hoạt động của Nhất Linh trong một quá trình có tính hệ thống, qua các giai đoạn và trên mọi phương diện chính trị, văn hóa, văn học để có thể lý giải được sự vận động trong tư tưởng của nhà văn về ý thức cá nhân qua các giai đoạn; đồng thời góp phần đưa đến những nhận định, đánh giá mang tính khái quát. - Phương pháp so sánh So sánh hoạt động, các sáng tác văn học của Nhất Linh ở các chặng đường, các giai đoạn với các nhà văn trong Tự lực văn đoàn và các nhà văn cùng thời, để thấy những đóng góp nổi bật của ông. - Một số phương pháp bổ trợ như thống kê, phân loại, nghiên cứu liên ngành Việc sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi có được những thông số, dữ liệu mang tính định lượng, xác thực. Sự phối hợp giữa các phương pháp xã hội học, văn hóa học, tâm lí học… cũng giúp luận án đáp ứng tốt hơn các mục tiêu đã đề ra. 5. Những đóng góp của luận án Chúng tôi dự kiến công trình nghiên cứu của mình sẽ có những đóng góp sau: 5 5.1. Luận án sẽ phân tích một cách hệ thống, toàn diện quá trình phát triển những bình diện của ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932-1939. 5.2. Luận án góp phần làm sáng rõ những đóng góp to lớn về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh, trước hết là những phương diện nghệ thuật gắn liền với việc thể thiện ý thức cá nhân của ông. 5.3. Từ kết quả của Luận án, xác định đầy đủ hơn vị trí của Nhất Linh trong đời sống văn hóa- xã hội, văn học của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. 6. Cấu trúc luận án Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Ý thức cá nhân và cơ sở hình thành ý thức cá nhân của Nhất Linh Chương 3. Diện mạo và diễn biến của ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh Chương 4. Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh, nhìn từ phương diện nghệ thuật 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Về chủ đề cá nhân trong văn học Việt Nam Vấn đề “ý thức cá nhân” thu hút sự quan tâm của văn chương nghệ thuật từ rất sớm, đến nay, đã có nhiều thành tựu. Các tác giả đã đi sâu và khai thác ý thức cá nhân trên nhiều bình diện. 1.1.1. Trong văn học trung đại Trong văn học trung đại, giới nghiên cứu vẫn tồn tại hai luồng ý kiến khác nhau về vấn đề ý thức cá nhân. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng văn học cổ trung đại thể hiện tính “phi ngã” (đồng nghĩa với việc không có cái tôi cá nhân). Khuynh hướng thứ hai khẳng định ý thức cá nhân đã được thể hiện trong văn học trung đại, ở một số tác giả với mức độ đậm nhạt khác nhau. Từ góc độ của mình, chúng tôi thấy khuynh hướng thứ hai hoàn toàn có cơ sở. Văn học Lý- Trần, giai đoạn đặt nền móng cho văn học viết, đã quan tâm tới con người trong tư cách cá thể. Theo đánh giá của giáo sư Trần Đình Sử, ý thức cá nhân trong văn học Lý- Trần, “được thức tỉnh trong vai trò tự cứu, tự tìm đường giải thoát, tự tìm thấy yên tĩnh, hoà nhập với thiên nhiên trước lẽ sinh diệt, huyễn ảo. Đó là một ý thức cá nhân thuần tuý tinh thần, hoà hợp với thiên nhiên một cách siêu tự nhiên, siêu kinh nghiệm” [179]. Giai đoạn sau (từ thế kỷ XV đến thế kỉ XVII), ý thức cá nhân xuất hiện dưới các hình thức chính: hoặc là công thần trung quân ái quốc, hoặc lìa bỏ công danh, thị phi, lánh đục về nhàn, hoặc đắm theo tiếng gọi của bản năng sắc dục (trong tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ). Thế kỷ XVIII-XIX, ý thức cá nhân được khẳng định qua các nhu cầu sống, nhu cầu hạnh phúc, qua khát vọng công danh, hành lạc, phóng túng ngoài những khuôn khổ giáo điều (trong tác phẩm của Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát). 7 Khi xã hội phong kiến đi vào giai đoạn suy thoái, mọi quan hệ xã hội đứt tung, con người sụp đổ niềm tin, ý thức cá nhân được thể hiện trong cảm xúc thương thân, xót thân trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, dưới những cái tôi bất lực, vô nghĩa (Nguyễn Khuyến), cười cợt, giễu nhại, tự trào đối với chính mình và thời cuộc (Tú Xương)… Cái tôi khi tách ra khỏi cộng đồng, ý thức được sự thiếu thốn tình thân, gia đình, bè bạn, cảm nhận trọn vẹn nỗi cô đơn một mình một bóng, đặc biệt, cảm nhận về cái hữu hạn của kiếp người, về trạng thái vô nghĩa của nhân sinh trong kiếp đời mỏi mòn vô tích sự. Ở thế kỉ XIX, có thể coi Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát là những bậc danh tài, thể hiện sâu sắc ý thức cá nhân. Nguyễn Công Trứ diễn đạt một ý thức cá nhân mới- con người của công danh, hành lạc, con người của cái tôi phóng túng, ngoài những khuôn khổ giáo điều. Cao Bá Quát thì khinh đời, bất cần đời, coi thường thói tục, tự khẳng định một cái tôi với tinh thần tự giải phóng khỏi những qui phạm cứng nhắc. Nguyễn Khuyến và Tú Xương cũng là những danh sĩ thể hiện khá rõ cái tôi của nhà nho trong thời đại Nho học cuối mùa thất thế. Ý thức về sự bất lực, vô nghĩa của mình trong thời cuộc chính là thể hiện của ý thức cá nhân, về vai trò của bản thân đối với đất nước. Tú Xương lại thể hiện một cái tôi muốn vượt thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp tù túng một thời, bằng cách giễu nhại, tự trào. Ông đem mình ra làm thứ để cười cợt với những tật xấu, nhưng qua đó, thể hiện thái độ ngạo đời của một nhà nho bất đắc chí. Có thể nói, ý thức cá nhân đã xuất hiện trong văn học Trung đại, từ thời Lý- Trần cho tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX. Trải qua gần 10 thế kỉ, ý thức cá nhân có sự vận động để đến dần với nhận thức đầy đủ về nó. Trong sự vận động đó, ý thức cá nhân trong văn học Lý- Trần đặt những viên gạch đầu tiên trong việc quan tâm tới con người cá thể, suy tư, chiêm nghiệm về nhân sinh, vũ trụ; rõ nét ở Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát và tiêu biểu với Nguyễn Khuyến, Tú Xương cuối thế kỉ XIX, đầu thế 8 kỉ XX. Dù đó là một ý thức cá nhân ở dạng chớm nở, nhưng không phải là chưa xuất hiện. Với sự hiện diện này, có thể nói không phải văn học trung đại là phi ngã- với nghĩa là không có con người cá nhân, mà là siêu ngã- với nghĩa là kiểu cá nhân trung đại có phần nghiêng về loại hình. Nó chưa hoàn toàn là cá nhân cá thể gắn với đời tư như sau này. 1.1.2. Trong văn học nửa đầu thế kỷ XX Giai đoạn này, với những biến động lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, ý thức cá nhân xuất hiện với màu sắc mới, thể hiện khá đậm đặc trong các sáng tác thuộc khuynh hướng lãng mạn. Tản Đà là người ý thức rất rõ về cái tài và sự đa tình ở mình, ông kêu gọi hành đạo lập nghiệp và ngợi ca hưởng thụ, vui thú với trần tục ở đời, ôm khát vọng “bồi lại tấm dư đồ rách, thiết tha thề nguyền cùng hồn non nước”, đồng thời thích thả mình trong cái thú hưởng lạc, ăn chơi trong cơn “say nhừ”, “say tít”… lúc hăng hái nhập thế, hành động, lúc lại buồn chán cảnh trần thế và nuôi mộng thoát li. Cái tôi Tản Đà vừa là sự tiếp nối của cái tôi nhà nho tài tử trong xã hội phong kiến, vừa ngông nghênh và đầy mâu thuẫn theo tinh thần hiện đại. Đó là thói đa tình, phóng túng, hưởng lạc, là ý thức về quyền năng của cái tôi, là sự mạnh dạn đưa ra những tình cảm riêng tư vào trong thơ, khơi nguồn đầu tiên cái khao khát sống cho tình yêu, tận hưởng cuộc sống tràn đầy năng lượng của tuổi thanh xuân. Ngông nghênh, kiêu bạc nhưng Tản Đà cũng là người thấm thía nỗi cô đơn của một cá nhân tài tình giữa cuộc thế đen bạc, không có tri âm tri kỉ, và nỗi sầu “vạn thuở” ấy đã được ông khắc họa đậm nét trong thi ca. Đến những năm 1930, Thơ Mới làm náo động thi đàn với cái tôi khao khát mãnh liệt được sống thực là mình, với mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái tôi xuất hiện trên thi đàn lúc đầu thật “bỡ ngỡ”, “như lạc loài nơi đất khách” bởi nó mang quan niệm chưa từng có trong văn học truyền thống- quan niệm về cá nhân. Tuy nhiên, nó nhanh 9 chóng chiếm hữu độc giả bởi đó là tiếng lòng của mỗi cá nhân. Giai đoạn đầu, nó thể hiện là cái tôi cá thể (Lưu Trọng Lư, Thế Lữ) đến cái tôi bản thể giai đoạn sau (Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê…) và đặc biệt là hiện tượng hướng tới sự giải thoát của cái tôi trong Đạo (như nhóm Xuân Thu nhã tập). Mở đầu cho Thơ Mới, là cái tôi bỡ ngỡ, rụt rè, “ngơ ngác” mơ màng và đắm say của hồn thơ Thế Lữ trong vai người “khách tình si” ham mê vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Bên cạnh đó, Thơ Mới thời kì này cũng mang hơi thở của lịch sử bi hùng trong cái tôi khỏe khoắn của Huy Thông, trong khát vọng tự do của Thế Lữ. Tuy nhiên, niềm vui buổi đầu nhanh chóng qua đi nhường chỗ cho cái tôi sớm buồn chán và nuôi mộng thoát li. Nhận thấy lý tưởng của mình là phù du, họ trở nên bất mãn, hoài nghi hiện thực. Thế Lữ mang nặng cảm giác cô đơn lạc lõng đành thoát li thực tại, vươn tới khoảng trời cao rộng để tìm lẽ sống. Sang 1936, Thơ Mới bừng nở trong một giai đoạn cực thịnh với sự phát triển đầy đủ, cao độ của cái tôi cá nhân. Những gương mặt mới như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ… với sức sáng tạo diệu kì đã đưa Thơ Mới lên vị trí thống lĩnh văn đàn. Cái tôi lúc này mạnh dạn công khai, bày tỏ ước muốn, khát vọng sống và nhu cầu hưởng thụ cuộc sống với trọn vẹn tâm thức, cảm giác. Mỗi nhà thơ là một cái tôi “cá biệt”, lấp lánh sắc màu riêng, Thơ Mới trở thành một bản hòa ca của những cái tôi cá nhân đa dạng, muôn màu: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu du trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta trở về hồn ta cùng Huy Cận” [190,46]. Sau này, cái tôi trong Thơ Mới có sự phân rã, không còn nguyên vẹn xúc cảm tươi mới thuở ban đầu. Khi ý thức cá nhân lên đến cao độ, cũng là lúc cái tôi hoài nghi về sự tồn tại của bản thể. Nó tuyệt 10 vọng, không đường hướng, không lối thoát. Khi nhóm Xuân Thu nhã tập ra đời, “cái tôi Thơ Mới tuyệt giao với hiện thực, với lí trí để trở về với cõi vô thức, đề cao sự linh diệu của hành động sáng tạo thơ” [175,121]. Nguyễn Tuân cũng là một màu sắc độc đáo về ý thức cá nhân trong văn học nửa đầu thế kỷ XX. Xuất hiện trong “bộ dạng” ngông nghênh kiêu bạc, Nguyễn Tuân đọng lại trong lòng độc giả bởi cái tài trong việc khắc họa chân dung những tài hoa nghệ sĩ như ông Nghè, ông Tú, ông Cống với những thú chơi tao nhã, với những tài năng thiên bẩm và một tâm hồn “đẹp”. Đa số họ ý thức về tài năng của mình, dám sống vì cái tài đó, kiên cường bất chấp hệ lụy. Đó là sự biểu hiện của một thái độ không buông xuôi bất lực, không a dua với thói đời kệch cỡm, phàm tục trong xã hội đương thời. Có những thời điểm, cái tôi phủ nhận xã hội một cách cực đoan, nó đắm trong lạc thú trần tục mà quên đi những gì cần làm trong một kiếp người (Chiếc lư đồng mắt cua) nhưng vẫn còn sự tự trọng của một con người ý thức về nhân cách. Không thoát khỏi căn bệnh của chủ nghĩa lãng mạn, cái tôi Nguyễn Tuân chìm trong cô đơn, bế tắc đã tìm đến thế giới của yêu ma (Xác ngọc lam, Đới roi, Rượu bệnh, Loạn âm). Có thể hiểu đó là phản ứng tâm lý tất yếu của một ý thức cá nhân khí khái, không chấp nhận tấn kịch xã hội. Nhìn một cách khách quan, cái tôi đó gắng gồng mình lên để bảo vệ cho cái đẹp. Nó tự thấy tủi hổ, rồi hoài nghi cộng đồng, thậm chí hoài nghi cả chính mình. Trong giai đoạn đầu của trào lưu văn học hiện thực, các nhà văn dành mối quan tâm chính cho con người giai cấp. Đến Nam Cao, ý thức về cá nhân đã thực sự có một tầm vóc mới. Không giống như con người cá nhân trong văn học lãng mạn, chủ yếu phơi mở thế giới nội cảm riêng tư, cũng không hoàn toàn là con người cá nhân thường thấy ở văn học hiện thực, luôn hiện diện qua xung đột xã hội, tác phẩm của Nam Cao thể hiện sự tự giác cao về giá trị cá nhân từ việc nghiêm túc nhìn nhận, mổ xẻ cuộc sống của chính nó. Khát vọng khẳng định bản thân và trách nhiệm làm người khiến nhân vật của [...]... có nhiều tác giả bàn về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1945-1986 Một vài ý kiến nhắc đến ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh ở các chiều cạnh như sự thức tỉnh và khẳng định của cái tôi cá nhân, những đấu tranh trong đời sống nội tâm nhân vật… khi bàn về vấn đề giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ Dù rằng chưa thật sự sắc nét và toàn diện, các ý kiến trên vẫn là những... ra quan điểm về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh một cách chừng mực, và khai thác ý thức cá nhân dừng lại ở phương diện như một biểu hiện của tư tưởng giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ Bùi Xuân Bào trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (viết bằng tiếng Pháp) đã dành nhiều trang phân tích tác phẩm của Nhất Linh Ông viết: “Từ Đoạn tuyệt nhân cách văn học của Nhất Linh được khẳng... phá quan điểm, tư tưởng và hoạt động cách mạng trong nước 1.3 Về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh 1.3.1 Trước năm 1945 Thời kỳ này, các nhà phê bình đề cao sáng tác của Nhất Linh Tiểu thuyết của ông được coi là có sự tiến bộ của tư tưởng mới Tuy nhiên, nội dung ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh thì không có nhiều ý kiến trực diện, mà chủ yếu xoay quanh vấn đề ca ngợi tư tưởng... nhưng ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để có những đánh giá trực diện và thỏa đáng hơn, như ý thức cá nhân thể hiện trong mối xung đột với xã hội, với gia đình và trong nội tại tâm hồn cá nhân, trên cơ sở quyền sống, quyền yêu và quyền hạnh phúc của con người Đặc biệt, cần có sự khảo sát diện mạo của ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh qua các chặng... học lãng mạn, về Tự lực văn đoàn, tác phẩm của Nhất Linh có cơ hội được giới nghiên cứu, phê bình nhìn nhận đa dạng và nhiều chiều Vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh nhận được thêm sự quan tâm và các ý kiến bàn thảo Bên cạnh các ý kiến tiếp tục đánh giá giá ý thức cá nhân trong sáng tác của Nhất Linh trên bình diện tư tưởng giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ, một số nhà nghiên... văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam 34 CHƯƠNG 2 CÁ NHÂN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH Ý THỨC CÁ NHÂN CỦA NHẤT LINH 2.1 Khái niệm cá nhân và ý thức cá nhân 2.1.1 Cá nhân và con người cá nhân Theo Từ điển tiếng Việt [220], cá nhân là những con người “riêng lẻ” tồn tại trong xã hội loài người Khái nhiệm cá nhân dùng để phân biệt với khái niệm “tập thể” hoặc “xã hội”- phạm trù được tạo nên bởi nhiều cá nhân, nhiều... về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh 1.3.3 Từ 1986 đến nay Giai đoạn này, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết ghi nhận tư tưởng tiến bộ của tiểu thuyết Nhất Linh là thể hiện được khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ, chống lễ giáo phong kiến, chế độ đại gia đình phong kiến, đòi tự do hôn nhân, đòi quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân Một số ý kiến nói đến sự phát triển của ý thức. .. và Nhất Linh nói riêng cũng không ngừng tăng lên cùng với tấm lòng mến mộ nhà văn này Chỉ riêng luận án tiến sĩ đã có những công trình: Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của tác giả Dương Thị Hương; Mô 24 hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Nguyễn Thị Tuyến; Tiểu thuyết của Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám của Vũ Thị Khánh Dần và Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của. .. thấy, ý thức cá nhân đầu thế kỷ XX phát triển theo chiều hướng từ con người cá thể đến con người bản thể Từ những năm 20 của thế kỷ XX, ý thức cá nhân còn dè dặt, ngượng nghịu, đến những năm 30, con người cá nhân làm thành linh hồn cuộc cách mạng thơ ca Cái sầu, cái cô đơn, bế tắc trong Thơ Mới giai đoạn cuối là phản ứng tất yếu đối với xã hội, khi cá nhân bất hòa với xã hội mà chưa tìm được lý tưởng... khăng khít, tác động qua lại giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng Cá nhân vì vậy vừa mang tính cá thể (của riêng nó) vừa mang tính phổ quát (của nhân loại) Phân tích mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, triết học Marx cho rằng cá nhân luôn luôn được phân biệt với những đặc trưng căn bản sau: - “Thứ nhất, cá nhân là phương thức tồn tại cụ thể của loài người một cách trực tiếp, cảm tính Không . nghiệm mang tính luận đề về con người cá nhân của các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Theo tác giả Phan Cự Đệ “từ việc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, Tự lực văn đoàn đã chuyển rất nhanh sang. “Từ việc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, Tự lực văn đoàn đã chuyển rất nhanh sang chủ nghĩa cá nhân cực đoan của Andé Gide” [56,536]. 14 Trong xã hội phong kiến, cá nhân không có quyền sống. “bỡ ngỡ”, “như lạc loài nơi đất khách” bởi nó mang quan niệm chưa từng có trong văn học truyền thống- quan niệm về cá nhân. Tuy nhiên, nó nhanh 9 chóng chiếm hữu độc giả bởi đó là tiếng lòng

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan