PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở CÁC NUỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

21 944 6
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở CÁC NUỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ *** BỘ MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN TIỂU LUẬN: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Ở CÁC NUỚC ĐANG PHÁT TRIỂN GVHD: TS Nguyễn Chí Hải Nhóm thực hiện: nhóm 11 Nguyễn Thị Hoàng Anh K104010001 Phạm Quỳnh Anh K104010002 Phan Thị Thu Hằng K104010022 Đặng Thu Hồng K104010032 Bùi Hồng Uyên K104010096 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. MỤC LỤC    !"#$%&%'( !")!*#$%& + !"#$%&%'( !")!*#$%&,' /012*345(%6!732,38(  !"9 :;! <-=;( !"#$%&/>!%6!--6-/;( !"? @!A3-=;( !")!*#$%&B -CD3-E-#F/!GH( !"#$%&B +-/!$3)!I#F./FJ( !")!*#$%&K LMNMOPQRSTU:VMWPXYLZ[MQRST\] NMOP^:O[P_ N!!IJ`!J@G>6-_ N!!IJ-=;8TF_ +N!!IJ-=;!;_ N!!IJ-=; 3a3>- +N!!IJ-=;P;,;2G!; +T'!b- c ;-.:!I;J +:1/$/d ; ++T'!b-)!!IJ-.:!I;J+ LMQRSTU:VM:O[P J32De--E-.( !"#$%&-=;:!I;J +!G,5-%$( !")!*#$%&f:!I;JghJiK?/*;2 >-/@h f)!* +1,5h f)!* -13$)!* :1/$jk;/k!!FJl.9 -m-/>!%6!( !")!*#$%&f:!I;J9 &/n6%'!F!((-#F#F./FJ( !")!*#$%&f:!I;J? 9 onGH+B Np+_ \O[PNq^+ 2 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong giai đoạn tình kinh tế chính trị có nhiều biến động. Tình hình thế giới nổi lên 3 đặc điểm chính: (i) phát triển bền vững đã trở thành chiến lược phát triển của toàn thế giới, (ii) hội nhập và toàn cầu hoá, (iii) biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức cho toàn nhân loại. Trong bối cảnh đó mỗi quốc gia cần lựa chọn để định ra các chiến lược phát triển phù hợp, theo nguyên tắc suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, việc phát triển bền vững đang được đặt ra như một vấn đề cấp bách, quan trọng bậc nhất đối với tất cả các quốc gia trên thê giới. Đặc biệt với các nước đang phát triển, phát triển bền vững lại là một bài toán không dễ giải quyết. Cân bằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững về môi trường, văn hoá, xã hội là đích hướng đến của tất cả các quốc gia. Nhưng mỗi nước lại có một phương pháp, hướng giải quyết khác nhau. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thực tiễn tại các quốc gia phát triển và đang phát triển khác sẽ đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. 3 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Khái niệm “phát triển bền vững” được giới thiệu lần đầu tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về “Môi trường sống của con người” ở Stockholm, Thụy Điển vào năm 1972 để khuyến khích các quốc gia phải nhận thức được việc tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị chuyên đề của Liện hiệp Quốc đã tạo ra sự quan tâm rất lớn về môi trường ở cấp quốc tế, dẫn đến việc thành lập các cơ quan liên quan ở nhiều nước, bao gồm Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Ủy ban môi trường và phát triển thế giới.) Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển kinh tế bền vững ngày nay đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc, thậm chí trở thành một quan điểm chủ đạo trong hoạch định chiến lược và chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Trong phạm vi đề tài, phát triển kinh tế bền vững được hiểu là sự tăng trưởng về kinh tế một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ vừa phải đồng thời duy trì cơ cấu kinh tế theo ngành một cách phù hợp và từng bước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng xu thế đi lên. 4 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. 2. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững là con đường tất yếu, hợp với quy luật phát triển Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả xã hội cho thế hệ tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng sống của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững bác bỏ các quan niệm thị trường tự điều hòa và quan niệm con người có nhu cầu mênh mông, không bao giờ hết, không cần định chừng mực. Phát triển bền vững chống khuynh hướng tiêu dùng không giới hạn và chủ trương loài người phải xét lại quan niệm và các mẫu mực về an sinh, phúc lợi và chất lựợng của cuộc sống. Phát triển bền vững cho rằng vì sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới cho nên bắt buộc phải theo một hướng đi mới. Một mặt cần phải kìm giữ sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và phá hủy môi sinh, giảm thiểu rác thải. Mặt khác, số dân đói nghèo trên thế giới có yêu cầu gia tăng tiêu dùng và sản xuất để thỏa mãn các yêu cầu căn bản, bảo vệ và nâng cao nhân phẩm. Phát triển bền vững nhận định rằng quan hệ không cân bằng, không bình đẳng trên thế giới và mô hình toàn cầu hóa kiểu tân tự do là một mối đe dọa cần phải phòng chống. Phát triển bền vững chỉ là thực tại nếu nó có tính cách toàn cầu, nó nhằm thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người là lương thực, nước sạch, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, an sinh, phúc lợi, quyền phát biểu, quyền tham gia, v.v. và nhiều yêu cầu tinh thần và vật chất khác. Luận thuyết Phát triển bền vững thừa nhận tăng trưởng kinh tế có tính cần thiết nhưng cũng xác định tăng trưởng chỉ là điều kiện cần (không phải là điều kiện đủ) cho phát triển. Như vậy có nghĩa tăng trưởng chỉ là phương tiện cho cứu cánh là phát triển bền vững. Theo Luận thuyết Phát triển bền vững, kinh tế và xã hội phải hòa hợp, bổ sung thành một thể thống nhất. Nhu cầu của con người phải được đáp ứng, hàng hóa và dịch vụ phải được cung cấp và phân phối trong sự công bằng. Phát triển bền vững chủ trương can thiệp vào kinh tế - xã hội để thống nhất các chính sách hoặc đường lối nhằm thực hiện những đổi thay mong muốn, tạo điều kiện cho con người có tiến bộ. Phát triển bền vững thừa nhận rằng mỗi xã hội, mỗi dân tộc có yêu cầu và lý do để định những phương hướng phát triển và chọn những phương thức hành động riêng. Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu cơ bản của con người, cải thiện cuộc sống, song song bảo toàn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. Phát triển bền vững cho rằng cần phải hoạt động sản xuất có giới hạn, tiêu dùng và thụ hưởng có tiết kiệm, phân phối công bằng thu nhập, điều hòa dân số và nhân lực, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu có khuynh hướng gia tăng nhanh với tài nguyên bị hạn chế. Phát triển bền vững đề cao các giá trị nhân bản, tính công bằng trong sản xuất, 5 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. tiêu dùng và thụ hưởng. Nó nhằm thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. Phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Nó chủ trương có sự tham gia đóng góp của tất cả các đối tượng thụ hưởng, tạo tính sở hữu kế hoạch và kết quả hoạt động, xây dựng tinh thần trách nhiệm. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu đặt ra đối với mỗi quốc gia là “tăng trưởng phải có chất lượng”, nghĩa là ngoài sự phát triển kinh tế còn bao gồm các tiêu chuẩn rộng hơn như là xoá đói giảm nghèo, phân phối thu nhập bình đẳng, môi trường sống cần được duy trì và phát triển. Trong đó, phát triển kinh tế bền vững đóng vai trò cực kì quan trọng, có ảnh hưởng chi phối tới các yếu tố hợp thành chỉnh thể phát triển nói chung. 3. Vai trò của phát triển bền vững đối với các nước đang phát triển Phát triển bền vững đang là mối quan tâm chung hiện nay, tuy nhiên mức độ nhận thức và hành động nhằm phát triển bền vững của các nước là khác nhau. Sự khác biệt này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển cũng như hình thái phát triển của mỗi nước: những nước phát triển, đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi. Có một điều bất cập về phát triển bền vững đối với tất cả các quốc gia là luôn vì lợi ích của mình mà quên đi lợi ích chung như việc các nước phát triển thải hoặc bán rẻ những công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm cao cho những nước nghèo hoặc bỏ tiền ra mua tài nguyên thô của những nước đang phát triển để phục vụ phát triển công nghiệp của nước mình. Điều này đã đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của những nước nghèo, gây mất cân bằng sinh thái, gây ra thiên tai, lũ lụt, thoái hoá môi trường. Với những nước đang phát triển là những nước mới bắt đầu bước ra khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Chính phủ cũng như người dân những nước này, khai thác tài nguyên thiên nhiên để tồn tại, họ chỉ thấy cái lợi trước mắt là việc làm, thu nhập,… nên đã không có ý thức bảo vệ môi trường. Do điều kiện phát triển kinh tế cũng như nhận thức của những nước đang phát triển còn kém nên vấn đề bảo vệ môi trường nói riêng cũng như phát triển bền vững nói riêng là việc khá xa vời. Hơn nữa nếu có nhận thức được việc làm đó ảnh hưởng xấu đến môi trường thì những nước này cũng không có tiền để lựa chọn giải pháp khác và để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra. Đối với những nước đang trong quá trình chuyển đổi, do một thời kỳ lịch sử phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hiện nay đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Lo ngại sự tụt hậu về kinh tế so với thế giới cộng với những nhận thức sai lầm về hai khái niệm tăng trưởng và phát triển, các nước này vì thế khuyến khích khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất, tăng tốc độ tăng trưởng với hy vọng đuổi kịp các nước khác trong thời gian ngắn. 6 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. Ngoài ra những nước đang trong quá trình chuyển đổi cũng mắc phải những vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên giống như những nước đang phát triển khác. Với những sai lầm về nhận thức và những khó khăn đã dẫn tới nguồn tài nguyên thiên nhiên đến bên bờ của khủng hoảng cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, ngày nay khi mà mối quan hệ tương tác giữa các nước ngày càng phức tạp hơn và những tác động môi trường không chỉ xảy ra riêng với một quốc gia nào mà xảy ra trên toàn thế giới. Nhận thức về bảo vệ môi trường và các nước hiện có những hành động tích cực nhằm phát triển bền vững đang tăng lên. Các nước phát triển đã giúp đỡ các nước đang phát triển, các nước nghèo khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường và có những nỗ lực lớn trong việc nghiên cứu nguồn nguyên liệu sạch thay thế… Các nước đang phát triển đã sử dụng có chọn lọc công nghệ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Các nước đang trong quá trình chuyển đổi đã chuyển hướng từ mục tiêu tăng trưởng nhanh sang mục tiêu phát triển bền vững, hài hoà xã hội. 4. Nội dung của phát triển kinh tế bền vững 4.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển bền vững: Bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu chính: - Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực: vốn, lao động, năng suất lao động. Tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực kinh tế - xã hội. - Thứ hai, nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế của quốc gia: cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ là việc phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng có lợi thế so sánh, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của thế giới. - Thứ ba, nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. - Thứ tư, nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. - Thứ năm, nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế và giải quyết công bằng xã hội. - Thứ sáu, nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong đó, tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo 3 yếu tố: - (i): Mức tăng tương đối cao. - (ii): Tăng trưởng phải đảm bảo tính ổn định. - (iii): Tăng trưởng cần bảo đảm chất lượng cao. Việc đánh giá và đo lường mức độ phát triển kinh tế bền vững là rất phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên trong trường hợp không có hệ thống đầy đủ các chỉ tiêu phát triển bền vững thì có thể đánh giá qua hệ thống một số chỉ tiêu định lượng và định tính thông qua việc phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế bền vững. 7 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. Chất lượng tăng trưởng thể hiện trên nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tựu chung là ở chỗ người dân được thụ hưởng bởi kết quả tăng trưởng đó như thế nào. Do đó chất lượng tăng trưởng có mối quan hệ hữu cơ với phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng. Một chính sách phát triển bền vững thể hiện tính bền vững về các mặt xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị : - Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa xã hội công bằng, cuộc sống an bình. Sự phát triển bền vững cần đề phòng tai biến, không để có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội một nước không thể phát triển bền vững nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang quốc gia. Thế giới sẽ không có phát triển bền vững về mặt xã hội nếu cuộc sống hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, v…v Phát triển bền vững về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh. - Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, phục vụ con người một cách toàn diện, về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển bền vững về mặt kinh tế nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa bất cứ hàng hóa hoặc dịch vụ nào, tìm lợi nhuận tối đa trong mọi hoàn cảnh. Phát triển bền vững kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động và tăng trưởng sản xuất lên chất lượng cuộc sống, cứu xét xem có gì bị hư hại, bị phí phạm. - Phát triển bền vững về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Sau cùng, mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh. Yêu cầu bền vững về môi trường- môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế. Cần phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo vệ môi trường – môi sinh. - Về phương diện chính trị, phát triển bền vững có nghĩa hết hợp và dung hòa các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có căng thẳng, xáo trộn, có thể đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tắc dân chủ tự do. Tính quan liêu phải được xóa bỏ vì nó trói buộc con người, đè nén xã hội, cản trở mọi sự đổi thay, tiến bộ. Tôn trọng đạo lý cũng là một yêu cầu rất cần, gần như một bắt buộc. 4.2. Các điều kiện bảo đảm phát triển kinh tế bền vững Hoạch định chiến lược và kế hoạch 8 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. Về mặt lý thuyết, cương lĩnh, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đều là phương thức can thiệp của con người, cụ thể là nhà nước nhằm hạn chế những biểu hiện bất ổn của nền kinh tế để phát triển kinh tế bền vững, vừa bảo đảm các mục tiêu chung, vừa làm cho các mục tiêu đó thích ứng với yêu cầu của thời đại mới, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải có mục tiêu song không phải bất chấp những khó khăn trở ngại để đạt mục tiêu mà phải biết dừng khi chuyển dịch không có hiệu quả chuyển đổi sang mục tiêu khác hợp lý - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp, các địa phương và cơ sở, không thụ động, ỷ lại. Kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được hiểu là chính sách huy động và phân bổ các nguồn lực bằng tiền, tài sản vật chất và sức lao động. Kết cấu hạ tầng phát triển sẽ là điều kiện đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh, có khả năng cạnh tranh cao hơn trong kinh tế thị trường. Vốn cho đầu tư phát triển Vốn là yếu tố sản xuất cơ bản. Để tăng cường huy động nguồn vốn, đa dạng hoá hình thức huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trong đó đặc biệt là vốn đầu tư. Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Để tăng cường nguồn lực khoa học - công nghệ, cần thiết phải phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ mà trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ; chú trọng đào tạo và sử dụng nhân tài; đa dạng hoá các loại hình cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ; đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng; tăng cường chuyển giao công nghệ; nhập và nội địa hoá công nghệ từ bên ngoài. Phát triển nguồn nhân lực Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng, chính trong kinh tế tri thức, con người đi đến một xã hội có nguồn của cải dồi dào. Và chính sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ sức sản xuất cũng như lực lượng sản xuất phát triển không ngừng. Vấn đề thể chế và quản lý của Nhà nước Năng lực quản lý, điều hành của Nhà nước: là nhân tố rất quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn đối với việc bảo đảm tính bền vững. Theo các mô hình tăng trưởng nội sinh: "chính sách của Chính phủ có tác động đến tăng trưởng dài hạn". Để phát triển kinh tế bền vững cần có các điều kiện và môi trường cần thiết đảm bảo như: môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường văn hoá - xã hội v.v. 9 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 1. Kinh nghiệm tại một số nước 1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Là một nước thiệt hại lớn trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản ngày nay là một siêu cường kinh tế thứ hai của thế giới. Đạt được thành tựu đó, Nhật Bản đã thực thi các vấn đề như: chuyển đổi cơ cấu ngành liên tục, tốc độ tăng trưởng kinh tế được chú ý. Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số. Năm 1973, GNP của Nhật Bản chỉ còn bằng một phần ba của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới. Những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng của Nhật Bản trong thời kỳ này gồm: cách mạng công nghệ, lao động rẻ lại có kỹ năng, khai thác được lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, tỷ lệ để dành cao, đầu tư tư nhân cao, đồng yên Nhật được cố định vào dolla Mỹ với tỷ giá 360JPY/USD có lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, giá dầu lửa hãy còn rẻ, nguồn tài chính cho đầu tư ổn định nhờ chính sách của chính phủ giữ cho các ngân hàng khỏi bị phá sản, chính sách kinh tế vĩ mô (chủ yếu là chính sách tài chính) và chính sách công nghiệp được sử dụng tích cực, nhu cầu lớn từ Mỹ đối với hàng quân dụng do chiến tranh Việt Nam tạo ra. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh của Nhật Bản chấm dứt cùng với 2 cuộc khủng hoảng năm 1971(cú sốc Nixon làm đồng yên tăng giá làm giảm thặng dư cán cân thanh toán của Nhật Bản) và 1973 (cú sốc dầu lửa do bùng nổ chiến tranh Trung Đông lần thứ 4). Kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì chuyển đổi với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng thấp và không ổn định. Sau đó là giai đoạn bong bóng kinh tế và thời kì trì trệ kéo dài liên tục hơn 10 năm, tốc độ tăng trưởng GDP rất thấp, bình quân dưới 0,5% (1991 – 2000). Những bài học cả thành công và thất bại của Nhật Bản về những vấn đề này đều có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam chúng ta hiện nay. 1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Cho đến trước năm 1997 - Thái Lan là một trong số ít các quốc gia Đông Nam Á duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục với mức bình quân 7%/năm. Thái Lan thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành theo mô hình công nghiệp hoá rút ngắn. Thái Lan đã thực hiện nhiều giải pháp, nhất là điều chỉnh lại cơ cấu ngành kinh tế, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi năng động và thực tế, tự do hoá thương mại và giá cả 10 [...]... học • Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững 19 Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển KẾT LUẬN Phát triển kinh tế bền vững là một khái niệm tuy mới nhưng rất nhanh chóng trở thành một vấn đề được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu từ nhiều mặt, từ nhiều mối liên hệ với các khái niệm khác "Phát triển bền vững là sự phát triển. .. ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh” 18 Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển • Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí, rừng và đa dạng... 12 Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 1 Tám nguyên tắc chính cho phát triển bền vững của Việt Nam: Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong quá trình phát triển chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc chính sau đây: - Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh... rãi trong các ngành sản xuất Trước mắt, cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh 13 Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác - Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan,... tư Hòa nhập với cộng đồng quốc tế, trong quá trình đổi mới kinh tế và xã hội, phát triển bền vững, với những nội hàm phát triển toàn diện và có hiệu quả về kinh tế, đi đôi với 17 Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, luôn luôn là mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ kế hoạch của đất nước Đại hội Đảng lần thứ... trong và ngoài nước, có thể nhận thấy Việt Nam đang đối mặt với nhiều cơ hội cũng như nhiều khó khăn, thách thức để phát triển bền vững Tuy nhiên, với những sự nỗ lực, huy động mọi lợi thế, tiềm năng của đất nước, thực hiên tốt các nội dung của phát triển kinh tế bền vững, trong tương lai, Việt Nam sẽ đạt được các tiêu chí của nước phát triển bền vững 20 Phát triển bền vững Lý thuyết và thực tiễn tại các. .. bộ xã hội và đảm bảo môi trường môi sinh Từ đó thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường và thu nhập, giữ gìn và phát triển văn hoá, xã hội Đối với các nước đang phát triển, phát triển bền vững hay phát triển kinh tế bền vững là một vấn đề quan trọng Tại Việt Nam, từ thực tiễn quá trình phát triển kinh... cả lợi ích của các thế hệ tương lai Tóm lại, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là: - Phát triển bền vững, hài hoà xã hội và cải cách Chính phủ, hệ thống bảo hiểm xã hội, khu vực dịch vụ công - Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững - Bảo đảm mỗi cá nhân phát triển bền vững, chính là duy trì phát triển bền vững - Phát triển bền vững đòi hỏi sự quán triệt và thực thi của toàn... công bằng, dân ch và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển - Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài... cao” Để thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) Đây là chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn, làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân triển . phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. 3 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền. 4 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. 2. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững là con đường tất yếu, hợp với quy luật phát triển Phát triển bền. Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững. 19 Phát triển bền vững. Lý thuyết và thực tiễn tại các nước đang phát triển. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế bền

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

    • 1. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững

    • 2. Phát triển bền vững và phát triển kinh tế bền vững là con đường tất yếu, hợp với quy luật phát triển

    • 3. Vai trò của phát triển bền vững đối với các nước đang phát triển

    • 4. Nội dung của phát triển kinh tế bền vững

      • 4.1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển bền vững:

      • 4.2. Các điều kiện bảo đảm phát triển kinh tế bền vững

      • CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

        • 1. Kinh nghiệm tại một số nước

          • 1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

          • 1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

          • 1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

          • 2.4. Kinh nghiệm của Malaysia

          • 2. Bài học rút ra cho Việt Nam

            • 2.1. Vấn đề đặt ra

            • 2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

            • CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

              • 1. Tám nguyên tắc chính cho phát triển bền vững của Việt Nam:

              • 2. Đánh giá sơ lược về phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

                • 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

                • 1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

                • 1.3. Cơ cấu nền kinh tế

                • 1.4. Vấn đề xóa đói giảm nghèo

                • 3. Thách thức đối với phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

                • 4. Những định hướng và giải pháp cơ bản bảo đảm phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam

                • 5. Chương trình nghị sự 21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan