GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI : NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

4 1.1K 12
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI : NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiểu được tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 và ứng dụng của Al2(SO4)3 Biết cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng ion, nhận biết muối nhôm, oxit và hiđroxit 3. Tình cảm, thái độ: Có ý thức bảo quản và sử dụng các đồ vật bằng nhôm Yêu thích môn hóa học hơn

[GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI] LÊ THỪA TÂN TIẾT 50 - BÀI 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: • Hiểu được tính chất lưỡng tính của Al 2 O 3 , Al(OH) 3 và ứng dụng của Al 2 (SO 4 ) 3 • Biết cách nhận biết ion Al 3+ trong dung dịch 2. Kĩ năng: • Rèn luyện kĩ năng làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm, viết phương trình phản ứng ion, nhận biết muối nhôm, oxit và hiđroxit 3. Tình cảm, thái độ: • Có ý thức bảo quản và sử dụng các đồ vật bằng nhôm • Yêu thích môn hóa học hơn II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: • Các hóa chất: Dung dịch muối nhôm, dung dịch NH 3 , dung dịch HCl , dung dịch NaOH cho 4 tổ • Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, ống hút, kẹp ống nghiệm và giá ống nghiệm cho 4 tổ • Giáo án bài giảng kèm theo 2. Học sinh: • Ôn lại kĩ năng viết các phương trình phản ứng của oxit, bazơ với các chất III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC • Tính lưỡng tính của Al 2 O 3 và Al(OH) 3 IV. PHƯƠNG PHÁP • Thuyết trình, hoạt động nhóm, phát vấn, đàm thoại gợi mở, V. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Khởi động trước bài học: Ôn tập bài cũ theo trò chơi đàm thoại “Hỏi xoáy đáp xoay” (5 phút) GV yêu cầu 2HS lên bảng: 1HS nhìn lên màn hình có các đáp án và vận dụng kiến thức để hỏi; 1HS còn lại nhìn về phía HS dưới lớp vận dụng kiến thức để trả lời. Phần này có 5 câu tương ứng mỗi câu 2 điểm. 3. Bài mới Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung bài giảng Hoạt động 1: (10 phút) - HS đọc SGK và cho biết: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy? - HS nghiên cứu SGK trả lời. I. NHÔM OXIT (Al 2 O 3 ) 1- Tính chất vật lý Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ - NĂM 2014 TRANG 1 [GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI] LÊ THỪA TÂN - GV đưa cặp chất: a. Na 2 O và HCl b. Na 2 O và NaOH c. CO 2 và HCl d. CO 2 và NaOH e. Al 2 O 3 và HCl f. Al 2 O 3 và NaOH Hỏi HS phản ứng nào xảy ra. Yêu cầu HS viết PTHH (e) và (f) dưới dạng phân tử. Sau đó rút ra kết luận về tính chất hóa học? - GV yêu cầu HS cho biết dạng tồn tại của Al 2 O 3 và những ứng dụng quan trọng của nó. GV thông báo thêm. - HS trả lời và viết phương trình phản ứng: Al 2 O 3 + 6HCl → 2AlCl 3 + 3 H 2 O Al 2 O 3 + 6H + → 2Al 3+ + 3 H 2 O Al 2 O 3 +2NaOH→2NaAlO 2 +H 2 O Al 2 O 3 +2OH - → 2AlO 2 - + H 2 O - HS trả lời 2- Tính chất hóa học 2.a. Tác dụng với axit Al 2 O 3 + 6HCl → 2AlCl 3 + 3 H 2 O Al 2 O 3 + 6H + → 2Al 3+ + 3 H 2 O  Có tính chất của oxit bazơ. 2.b. Tác dụng với dung dịch kiềm Al 2 O 3 +2NaOH→2NaAlO 2 +H 2 O Al 2 O 3 +2OH - → 2AlO 2 - + H 2 O  Có tính chất của oxit axit. Vậy: Al 2 O 3 là một oxit lưỡng tính. 3- Ứng dụng Hoạt động 2: (14 phút) - GV hỏi HS làm thế nào để điều chế Al(OH) 3 . Yêu cầu HS làm các TN và nêu hiện tượng xảy ra: 1. Cho dung dịch NH 3 vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch muối nhôm AlCl 3 . bỏ bớt dung dịch lấy phần kết tủa trắng keo: Cho biết tính chất vật lý? GV thông báo thêm tính kém bền nhiệt của kết tủa Al(OH) 3 2. Yêu cầu HS làm tiếp: + Lấy ống thứ 1 cho phản ứng với dung dịch HCl + Lấy ống thứ 2 phản ứng với dung dịch NaOH Yêu cầu HS nhận xét và viết PTHH xảy ra. - GV thông báo cùng HS về tính axit yếu của Al(OH) 3 và có thể thu lại kết tủa Al(OH) 3 khi thổi khí CO 2 vào muối NaAlO 2 . - HS làm thí nghiệm, trả lời và viết PTHH xảy ra . - Kết tủa bị tan trong axit Al(OH) 3 + 3H + > Al 3+ + 3H 2 O - Kết tủa bị tan trong bazơ Al(OH) 3 + OH - > AlO 2 - + 2H 2 O II. NHÔM HIĐROXIT Điều chế: muối Al 3+ + dd NH 3 AlCl 3 + 3NH 3 + 3H 2 O > Al(OH) 3 + 3NH 4 Cl 1- Tính chất vật lý Al(OH) 3 trắng keo, không tan trong nước 2- Tính chất hóa học 2.a. Tác dụng với axit 3 HCl + Al(OH) 3 → AlCl 3 + 3 H 2 O 3 H + + Al(OH) 3 → Al 3+ + 3 H 2 O Thể hiện tính bazơ 2.b. Tác dụng với dung dịch kiềm Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 +2H 2 O Al(OH) 3 + OH - → AlO 2 - + 2H 2 O Thể hiện tính axit (HAlO 2 .H 2 O: Axit aluminic)(tính axit yếu hơn TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ - NĂM 2014 TRANG 2 [GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI] LÊ THỪA TÂN tính bazơ và yếu hơn axit cacbonic) Vậy: Al(OH) 3 là một hiđroxit lưỡng tính. Hoạt động 3: (5 phút) - GV giới thiệu cho HS biết phèn chua và yêu cầu HS cho biết thành phần và môi trường có tính gì? Vì sao? Nêu ứng dụng của nó trong đời sống - Phèn chua: KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O: dung dịch có tính axit (làm trong nước) III. NHÔM SUNFAT + Phèn nhôm: MAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O (M: K + , Li + , NH 4 + , Na + …) + Phèn chua : KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O: dung dịch có tính axit (làm trong nước) Ứng dụng: Phèn chua được dùng trong công nghiệp thuộc da, CN giấy, chất cầm màu, làm trong nước Hoạt động 4: (5 phút) - Yêu cầu HS tìm thuốc thử để nhận biệt muối AlCl 3 và NaCl. Viết PTHH xảy ra. - GV đưa công thức giải nhanh gợi ý cho HS giải nhanh bài tập về muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm:  n OH - = 3.n↓ nếu Al 3+ dư  n OH - = 4.n Al 3+ – n↓ nếu OH - dư - Thuốc thử: dung dịch NaOH - Hiện tượng: có kết tủa, kết tủa tan IV. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al 3+ TRONG DUNG DỊCH + Thuốc thử: dung dịch kiềm + Hiện tượng: Có kết tủa trắng keo, sau đó tan trong kiềm dư Al 3+ + 3OH - → Al(OH) 3 Al(OH) 3 + OH - (dư) → AlO 2 - + 2H 2 O 4. Củng cố: GV củng cố bài học cùng HS theo sơ đồ tu duy. HS nắm kiến thức và vận dụng vào 4 bài tập trắc nghiệm của GV đưa ra: (5 phút) Câu 1: Trong các chất sau đây, chất nào không có tính lưỡng tính? A. Al(OH) 3 . B. Al 2 O 3 . C. Al 2 (SO 4 ) 3 . D. NaHCO 3 . Câu 2: Nhôm hiđroxit thu được từ cách nào sau đây? A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat. B. Thổi khí CO 2 vào dung dịch natri aluminat. C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 . D. Cho Al 2 O 3 tác dụng với nước. Câu 3: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 . Hiện tượng xảy ra là: A. Có kết tủa keo trắng xuất hiện và có khí bay lên. B. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra. TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ - NĂM 2014 TRANG 3 [GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI] LÊ THỪA TÂN C. Chỉ có kết tủa keo trắng. D. Chỉ có khí bay lên. Câu 4: Cho từ từ 0,7 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1mol Al 2 (SO 4 ) 3 . Số mol kết tủa thu được là: A. 0,2. B. 0,15. C. 0,1. D. 0,15. HD: +Ta có: n OH - = 0,7 mol +Và: n Al 3+ = 0,2 mol +Theo tỷ lệ số mol Al 3+ và OH - tạo kết tủa là 1:3 như vậy: OH - dư +Vậy: n= 4. n Al 3+ – n OH - = 4.0,2 – 0,7 = 0,1 mol 5. Dặn dò về nhà: (1 phút) • Làm các bài tập còn lại SGK. • Chuẩn bị bài luyện tập : Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm • Ôn tập chương 6 chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. 6. Rút kinh nghiệm TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KỶ - NĂM 2014 TRANG 4

Ngày đăng: 09/04/2015, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan