LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU ỨNG DỤNG VÀO THƯƠNG HIỆU HONDA

52 1.4K 9
LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU ỨNG DỤNG VÀO THƯƠNG HIỆU HONDA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU ỨNG DỤNG VÀO THƯƠNG HIỆU HONDA Thành viên của nhóm 6 (lớp ĐH25MAR01 - Môn QTTH (sáng thứ 4) Lớp học phần : MG024_112_T01). • 1. Nguyễn Thị Thu Hà MSSV: 030325090167 • 2. Phạm Ứng Hoàng Minh MSSV: 030325090053 • 3. Trần Công Nghị MSSV: 030325090319 • 4. Nguyễn Thị Quỳnh Như MSSV: 030325090075 • 5. Đậu Ngọc Thạch MSSV: 030325090356 • 6. Phạm Lê Trung MSSV: 030325090376 (nhóm trưởng) • 7. Bùi Đức Tứ MSSV: 030325090393 Bảng đánh giá công việc Tên thành viên Mã số sinh viên Mô tả công việc Đánh giá chất lượng Đánh giá Thời gian 1. Tên: Phạm Lê Trung (nhóm trưởng) MSSV: 030325090376 1. Phân tích đề bài, làm dàn ý, tìm sẵn tài liệu cho các thành viên trong nhóm phân tích. 2. Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. 3. Tổng kết kết quả làm của cả nhóm và đánh giá thành viên trong nhóm. 2. Tên: Nguyễn Thị Thu Hà MSSV: 030325090167 1. Phân tích phần III dựa trên tài liệu đã có sẵn. 2. Tìm kiếm thêm thông tin cho phần III nếu có thể. 75% 100% 3. Tên: Phạm Ứng Hoàng Minh MSSV: 030325090053 1. Phân tích phần II và phần V dựa trên tài liệu đã có sẵn. 2. Tìm kiếm thêm thông tin cho phần II và phần V nếu có thể. 85% 90% 4. Tên: Trần Công Nghị MSSV: 030325090319 1. Phân tích phần I và phần IV dựa trên tài liệu đã có sẵn. 2. Tìm kiếm thêm thông tin cho phần I và phần IV nếu có thể. 85% 90% 5. Tên: Nguyễn Thị Quỳnh Như MSSV: 030325090075 1. Phân tích phần II và phần V dựa trên tài liệu đã có sẵn. 2. Tìm kiếm thêm thông tin cho phần II và phần V nếu có thể. 85% 90% 6. Tên: Đậu Ngọc Thạch MSSV: 030325090356 1. Phân tích phần III dựa trên tài liệu đã có sẵn. 2. Tìm kiếm thêm thông tin cho phần III nếu có thể. 80% 80% 7. Tên: Bùi Đức Tứ MSSV: 030325090393 1. Phân tích phần I và phần IV dựa trên tài liệu đã có sẵn. 2. Tìm kiếm thêm thông tin cho phần I và phần IV nếu có thể. 70% 70% Cách thức đánh giá : 1. Chất lượng : Tính theo % (số lượng bạn đưa ra / số lượng phần bạn được yêu cầu được trình bày trong bài cuối cùng nộp cô giáo) 2. Thời gian : Tính theo % (100% – 10% x số ngày bạn nộp muộn hơn so với yêu cầu ) 2 NỘI DUNG I. Khái niệm liên tưởng thương hiệu: 1. Khái niệm liên tưởng thương hiệu 2. Giới thiệu về công ty Honda II. Các dạng liên tưởng thương hiệu : 1. Liên tưởng về thuộc tính 2. Liên tưởng về lợi ích 3. Liên tưởng về thái độ III. Mức độ yêu thích của liên tưởng thương hiệu IV. Độ mạnh của liên tưởng thương hiệu : 1. Những lợi ích của thương hiệu mạnh - Nhìn từ góc độ doanh nghiệp 2. Những lợi ích của thương hiệu mạnh - Nhìn từ góc độ người tiêu dùng 3. Độ mạnh của liên tưởng thương hiệu Honda V. Sự độc đáo của liên tưởng thương hiệu : VI. Các dạng liên tưởng thương hiệu : 1. Thuộc tính sản phẩm 2. Thuộc tính vô hình 3. Lợi ích dành cho khách hàng 4. Giá tương đối ( Mức giá ) 5. Hoàn cảnh sử dụng 6. Cá tính và phong cách sống 7. Người sử dụng 8. Nhân vật nổi tiếng 3 9. Chủng loại sản phẩm 10. Đối thủ cạnh tranh 11. Khu vực địa lý VII. Các giá trị của liên tưởng thương hiệu : 1. Giúp xử lý / truy xuất thông tin từ trí nhớ 2. Tạo sự khác biệt giữa các thương hiệu 3. Tạo nên lý do mua sắm 4. Tạo ra cảm giác/ thái độ tích cực 5. Tạo ra cơ sở cho sự mở rộng thương hiệu VII. Giá trị cốt lõi và giá trị mở rộng và liên tưởng thương hiệu 1. Khái niệm 2. Các giá trị cốt lõi mà thương hiệu đem lại 3. Các giá trị mở rộng mà thương hiệu đem lại IX. Đo lường liên tưởng thương hiệu : 1. Cách tiếp cận trực tiếp 2. Cách tiếp cận gián tiếp X. Đo lường liên tưởng thương hiệu của một số thương hiệu : 1. Các bước để đo lường liên tưởng thương hiệu - Ứng dụng với nhãn hiệu thời trang Ninomaxx 2. Kết quả đo lường liên tưởng thương hiệu xe AirBlade của Honda tại thành phố Đà Nẵng 3. Mẫu câu hỏi để đo lường mức độ liên tưởng thương hiệu của BigC bằng cách tiếp cận trực tiếp 4 LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU ỨNG DỤNG VÀO THƯƠNG HIỆU HONDA I. Khái niệm liên tưởng thương hiệu 1. Khái niệm liên tưởng thương hiệu Sự liên tưởng thương hiệu: Là những cảm giác, niềm tin, và các hiểu biết về thương hiệu mà khách hàng hay người tiêu dùng biết tới. Sự liên tưởng thương hiệu này xuất phát từ những trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu đó, phù hợp cũng như thống nhất với việc định vị thương hiệu và phải được thực hiện trên cơ sở dị biệt hóa. Một liên tưởng thương hiệu là “bất cứ cái gì trong bộ nhớ của khách hàng mà được gắn với thương hiệu” (Aaker, 1991, tr. 109). Liên tưởng thương hiệu chứa đựng những ý nghĩa của thương hiệu đối với người tiêu dùng (Keller, 1993, tr. 3). 2.Giới thiệu về Honda Soichiro Honda sinh ngày 17/11/1906 tại Komyo, một ngôi làng ở miền trung Nhật Bản. Ngay từ khi còn nhỏ, Soichiro đã giúp cha sửa chữa xe đạp và năm lên 8 cậu bé này lần đầu tiên trông thấy một chiếc ô tô. Khi ấy, câu bé đã quả quyết sau này sẽ chế tạo những chiếc xe như vậy. Về sau, Soichiro đến Tokyo để học nghề trong một xưởng sửa chữ ô tô, tham gia chế tạo xe đua và trở thành một tay đua rất thành công, cùng với người anh trai lập kỷ lục tốc độ đua xe 120 km/h mà phải đến 20 năm sau mới bị phá ở Nhật Bản, nhưng rồi phải giải nghệ sau một lần bị tai nạn. Năm 1937, Honda thành lập công ty Tokai Seiki Heavy Industry Co. Ltd. chuyên sản xuất séc - măng cho động cơ ô tô. Ngày ấy, ngay đến hãng Toyota cũng là khách hàng của công ty. Ông tự học về luyện kim và gia công kim loại để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm 1946, Soichiro Honda thành lập “Honda Technical Research Institute” (Viện Nghiên cứu kỹ thuật Honda) - nghe kêu vậy nhưng thực tế chỉ là một ngôi nhà gỗ nhỏ. Đó là thời kỳ ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơ sở hạ tầng ở nước Nhật bị tàn phá, nước Nhật bị kiềm chế và kiểm soát bởi những thỏa thuận của phe đồng minh. Honda đã nhận ngay ra rằng, một trong những nhu cầu cấp thiết nhất đối với người Nhật là khả năng di chuyển và phương tiện vận tải đơn giản. Sau khi mua lại được 500 động cơ điện do quân đội thải ra, Honda có ngay ý tưởng kinh doanh đầu tiên đơn giản mà độc đáo, tính khả thi về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế rất cao, đó là cải tiến xe đạp thành xe đạp máy. Thương hiệu Honda phát tích từ ngôi nhà gỗ nhỏ ấy và ra đời cùng với sản phẩm đầu tiên ấy. Từ xe đạp máy, Honda nghiên cứu và chế tạo ra xe 5 máy động cơ hai kỳ, rồi xe máy động cơ bốn kỳ. Năm 1948, Honda thành lập công ty Honda Motor Co. Ltd cùng với Takeo Fujisawa với tổng số vốn 1 triệu Yên, liên kết cả công ty ban đầu của mình. Chỉ mấy năm sau, động cơ của Honda đã chiếm được 60% thị phần ở Nhật. Năm 1949, Honda cho ra xưởng chiếc xe máy đầu tiên của hãng, đồng thời cũng là chiếc xe máy đầu tiên được chế tạo và lắp ráp hoàn toàn ở Nhật Bản, đương nhiên với cái tên “Dream”. Năm 1955, Honda dẫn đầu thị trường Nhật Bản. Năm 1963, Honda chế tạo chiếc ô tô đầu tiên và là chiếc ô tô đua thể thao S500, mở ra thời kỳ mới. Từ đó là quá trình Honda vượt qua ranh giới nước Nhật để vươn ra thế giới, có thể cả những sản phẩm mới thuộc diện đỉnh cao của khoa học và công nghệ như máy bay hay người máy công nghiệp. Ước mơ cuộc đời của Soichiro Honda đã trở thành sự thật. 6 Những bí quyết thành công Lịch sử thương hiệu Honda là câu chuyện rất thành công của một hãng kỹ nghệ Nhật Bản. Bí quyết thành công trước hết và quan trọng nhất của thương hiệu này là đón bắt được xu hướng của thị trường. Phương châm của hãng này là nhắm vào những gì mà thị trường hiện đang và trong tương lai sẽ cần để phấn đấu vươn tới chứ không phải tung ra thị trường chỉ có những gì hiện có thể làm được. Honda lớn mạnh cùng với sự phát triển nhu cầu của người Nhật về phương tiện vận chuyển và đi lại, từ những cái đơn giản nhất như xe đạp máy đến những thành tựu sáng tạo phức tạp như người máy công nghiệp, máy bay hay ô tô sử dụng năng lượng mặt trời. Bí quyết thành công thứ hai của Honda là biết sử dụng triệt để các cuộc đua xe quốc tế để quảng cáo cho chính mình và đích để vươn tới. Tốc độ và tiện ích, an toàn và kiểu dáng được quảng cáo và tiếp thị hiệu quả nhất qua sự tham gia những cuộc đua mô tô và ô tô quốc tế cũng như qua những giải thưởng đạt được ở đó. Bí quyết thành công thứ ba của Honda là chú trọng ngay từ đầu việc không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ ở Nhật Bản. Tiết kiệm nhiên liệu và công suất thiết bị cao, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng và tiêu chuẩn thân thiện với môi trường mà thời thế đặt ra, vươn ra bên ngoài chinh phục thị trường ở các châu lục từ rất sớm, không cạnh tranh với các đại gia khác ở những mặt mạnh của họ mà nhằm vào những điểm yếu của họ… là những gì đã giúp Honda đạt được những điều mà những đại gia khác trên thế giới phải cần gấp đôi thời gian mới đạt được. Cũng vì thế mà xem ra ước mơ và khát vọng có vẻ như vẫn luôn ở phía trước đối với Honda. II. Các dạng liên tưởng thương hiệu Có ba kiểu liên tưởng thương hiệu là: 1. Liên tưởng về thuộc tính Thuộc tính (attribute) là những đặc điểm mang tính mô tả mà đặc trưng cho một hàng hoá hay dịch vụ. Đó là những đặc điểm mà người tiêu dùng nghĩ rằng một hàng hoá hay dịch vụ có được và đặc điểm đó có liên quan đến việc mua sắm và sử dụng sản phẩm. Các thuộc tính có thể được phân loại theo nhiều cách. Theo mức độ liên hệ chặt chẽ hay không chặt chẽ với sản phẩm, có thể chia thành: 7 1. Các thuộc tính liên quan trực tiếp đến sản phẩm: những thành phần thiết yếu để thực hiện chức năng của sản phẩm mà người tiêu dùng tìm kiếm. Chúng liên quan đến những đặc điểm vật chất của sản phẩm hay các yêu cầu đối với dịch vụ. 2. Các thuộc tính không liên quan trực tiếp đến sản phẩm: những khía cạnh bên ngoài của sản phẩm mà có liên quan đến việc mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm. Có bốn kiểu thuộc tính không liên quan trực tiếp là: * Thông tin về giá. * Các thông tin về bao bì hoặc vẻ ngoài của sản phẩm. * Hình ảnh của người sử dụng sản phẩm (tức là người sử dụng sản phẩm đó là người như thế nào). * Hình ảnh về việc sử dụng sản phẩm (sản phẩm đó được dùng trong điều kiện không gian và thời gian như thế nào, hoàn cảnh, với ai … ). 2 Liên tưởng về lợi ích Lợi ích là giá trị mang tính cá nhân mà người tiêu dùng gắn với thuộc tính của hàng hoá hay dịch vụ. Tức là, cái mà người tiêu dùng nghĩ rằng một hàng hoá hay một dịch vụ có thể đem lại cho họ. Lợi ích có thể được chia thành ba loại theo đặc điểm của động cơ mua sắm: (1) lợi ích chức năng; (2) lợi ích trải nghiệm và (3) lợi ích biểu tượng. - Lợi ích chức năng là những lợi điểm cốt lõi có được từ việc sử dụng sản phẩm và thường gắn với những thuộc tính có liên hệ trực tiếp với sản phẩm. Thí dụ như một loại kem đánh răng có fluor và can-xi đem lại lợi ích chức năng là không sâu răng (do fluor) và làm chắc răng (do can-xi). - Lợi ích trải nghiệm liên quan tới việc người tiêu dùng cảm giác như thế nào khi sử dụng sản phẩm và cũng thường gắn với những thuộc tính có liên hệ trực tiếp với sản phẩm. Chẳng hạn như là cảm giác dễ chịu thoải mái khi ngồi trong một nhà hàng hay cảm giác hưng phấn của trí não khi dùng một tách cà-phê. - Lợi ích biểu tượng là những lợi điểm không cốt lõi có được từ việc sử dụng sản phẩm. Lợi ích này thường gắn với những thuộc tính không liên hệ trực tiếp với sản phẩm, mà gắn với nhu cầu có được sự tán thành của xã hội và thể hiện cá nhân với bên ngoài như là sự sang trọng, tính độc đáo, tính thời trang. 3. Liên tưởng về thái độ Liên tưởng về thái độ được định nghĩa là sự đánh giá tổng thể của người tiêu dùng về thương hiệu (Wilkie 1986). Thái độ đối thương hiệu là rất quan trọng với nhà marketing vì chúng đặt cơ sở cho hành vi lựa chọn thương hiệu của người tiêu dùng. Mặc dù có nhiều mô hình khác nhau về thái độ đối với thương hiệu đã được đưa ra, nhưng mô hình được chấp nhận rộng rãi nhất là mô hình đa thuộc tính. Fishbein và Ajzen (1975 & 1980) đã đề xuất mô hình Thái độ hướng đối tượng 8 (Attitude Toward Object) và Thái độ hướng hành vi (Attitude Toward Behavior) trong đó coi thái độ đối với một thương hiệu là hàm tích của (1) những lợi ích nổi bật của các thuộc tính và (2) niềm tin về việc thương hiệu có sở hữu các thuộc tính đó. III. Mức độ yêu thích của liên tưởng thương hiệu Các liên tưởng thương hiệu khác nhau về mức độ ưa thích khi chúng được khách hàng đánh giá. Sự thành công của một chương trình marketing được phản ánh ở việc tạo ra được các liên tưởng thương hiệu ưa thích. Tức là, người tiêu dùng tin rằng thương hiệu có sở hữu những thuộc tính và những lợi ích mà thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ tới mức độ mà tạo ra được thái độ thân thiện hay tích cực đối với thương hiệu. Người tiêu dùng không có xu hướng xem một thuộc tính hay một lợi ích là tốt hay xấu nếu như họ không xem thuộc tính đó hay lợi ích đó là quan trọng. Sự yêu thích thương hiệu: làm cho người tiêu dùng yêu thích thương hiệu của bạn hơn các thương hiệu khác tại một nhóm hoặc phân nhóm hàng hoá có sẵn. - Xây dựng cảm tình thương hiệu trong lòng khách hàng khi họ đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau - Sự yêu thích thương hiệu liên quan đến những cải tiến mang lại giá trị gia tăng để thương hiệu trở nên hấp dẫn hơn hoặc đáng tin cậy hơn hoặc tiết kiệm hơn. Nhanh hơn, rẻ hơn, tốt hơn chính là chìa khoá thành công. 7 tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe mới tại Việt Nam. Nguồn: J.D.Power Asia Pacific 9 Theo đó, các hãng xe trong diện khảo sát được đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe mới dựa trên 7 yếu tố (sắp xếp theo mức độ quan trọng từ cao xuống thấp): quá trình giao xe; thời gian giao xe; quy trình bán hàng; thủ tục giấy tờ; nhân viên bán hàng; cơ sở vật chất tại đại lý; và sự thỏa thuận. * Năm 2010 Trong số 6 hãng được đưa vào khảo sát tại Việt Nam năm nay, Honda có điểm thỏa mãn khách hàng cao nhất - 871, tiếp đến là Toyota (858 điểm) và thứ 3 là Hyundai (847 điểm). Đây cũng là 3 hãng có đạt được sự thoả mãn của khách hàng Việt cao hơn mức trung bình ngành. Bảng xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng theo hãng xe năm 2010 (Dựa trên thang điểm 1.000) * Năm 2011 Kết quả, Hyundai đứng thứ nhất với 875 điểm. Tiếp sau là Honda Việt Nam với 869 điểm và thứ 3 là Toyota Việt Nam với 861 điểm. 10 [...]... nghiệm sử dụng sản phẩm hoặc đã đi nước ngoài.Theo Keller (1993) các liên tưởng thương hiệu chính là hình ảnh thương hiệu (brand image) trong tâm trí của khách hàng Hình ảnh của một thương hiệu là một tập hợp các liên tưởng tới thương hiệu đó trong tâm trí của khách hàng Các liên tưởng thương hiệu có bốn khía cạnh sau đây: - Kiểu liên tưởng thương hiệu - Mức độ ưa thích đối với liên tưởng thương hiệu -... tưởng thương hiệu - Độ mạnh của liên tưởng thương hiệu - Tính độc đáo của của liên tưởng thương hiệu VII Các giá trị của liên tưởng thương hiệu Các liên tưởng là cơ sở để đưa ra quyết định mua , để tạo ra lòng trung thành với thương hiệu, và cũng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho những khách hàng của nó Aaker (1991) đã liệt kê những giá trị của liên tưởng thương hiệu là: 1 Giúp xử lý / truy xuất... lưới kiến thức của người tiêu dùng về thương hiệu, thương hiệu là nút nhớ, còn các liên tưởng thương hiệu thể hiện những liên hệ hay liên tưởng rút ra từ nút nhớ này Độ mạnh của các liên tưởng phụ thuộc vào việc thông tin được mã hoá, tức là được đưa vào bộ nhớ của người tiêu dùng như thế nào và những thông tin đó được duy trì như thế nào Độ mạnh của liên tưởng thương hiệu là một hàm số của : - Số lượng... trọng của liên tưởng tới tên thương hiệu trong việc tạo lợi thế khác biệt đã được nhấn mạnh bởi Rio et al (2001) Các liên tưởng với sản phẩm và với tổ chức là hai loại liên tưởng hay được nhắc đến nhiều nhất theo hình mẫu liên tưởng theo (Chen, 2001) Người ta đã phân loại các liên tưởng thương hiệu thành 11 kiểu: 1 Thuộc tính của sản phẩm Liên tưởng tới một thuộc tính cụ thể của sản phẩm là liên tưởng. .. độ mạnh của liên tưởng sẽ giảm đi một cách rất chậm Những đặc điểm nổi bật của độ mạnh thương hiệu là : Khả năng nhận biết bởi khách hàng: thương hiệu mạnh thì phải có khả năng tạo ra nhiều hơn những cảm nhận của người tiêu dùng như: “đó là thương hiệu của tôi” hoặc “đây là thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của tôi” so với các thương hiệu yếu Tạo ra sự thu hút đối với thương hiệu: thương hiệu mạnh phải... các liên tưởng thương hiệu một cách gián tiếp 1 Liên tưởng tự do: liên tưởng từ ngữ, điền từ vào chỗ trống trong một câu chưa đầy đủ 2 Giải thích hình ảnh: yêu cầu khách hàng giải thích cảm nghĩ về một bức tranh 3 Xem thương hiệu như một con người: hình dung thương hiệu như là một con người, yêu cầu khách hàng mô tả đặc điểm của người đó 4 Xem thương hiệu như một con vật/đồ vật: hình dung thương hiệu. .. thường khó phân biệt các thương hiệu với nhau Trong những trường hợp đó, các liên tưởng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt Thí dụ như khi nghĩ đến một loại bia chất lượng cao, nhiều người Việt Nam nhớ đến thương hiệu Heineken Một liên tưởng thương hiệu mà tạo ra sự khác biệt là một lợi thế cạnh tranh chủ chốt của thương hiệu đó Khi một thương hiệu đã định vị vững chắc... dụng thương hiệu/ nhãn hiệu gì? - Tại sao bạn lại sử dụng thương hiệu này? - Khi sử dụng thương hiệu này, bạn có những suy nghĩ hay liên tưởng gì? - Những cảm tưởng của bạn khi sử dụng thương hiệu ra sao? - Bạn là ai? Bạn xem bản thân mình là người như thế nào? Ưu điểm của cách tiếp cận này là trong một số trường hợp, nhà nghiên cứu có thể có được câu trả lời cụ thể và nhanh chóng về những liên tưởng hay... không nhắc đến thương hiệu Honda Honda đã trở thành một phần của nước Nhật Những thông điệp từ biểu tượng thương hiệu Khi nói đến HONDA, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thương hiệu xe của Nhật: bền, kinh tế, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn khi sử dụng Những yếu tố trên là “cảm nhận” của khách hàng về thương hiệu HONDA Còn nhãn hiệu HONDA có thể thay đổi (về mặt hình ảnh hữu hình: biểu tượng, dấu hiệu, hình... sử dụng 4 Tạo thái độ tích cực trong sử dụng sản phẩm 24 Có những liên tưởng được nhiều người ưa thích và kích hoạt những cảm giác tích cực khi sử dụng sản phẩm Những nhân vật nổi tiếng, những biểu tượng ngộ nghĩnh, những khúc nhạc vui hay những khẩu hiệu ấn tượng đều có thể được sử dụng để gắn với thương hiệu vào tạo nên thái độ tích cực khi sử dụng sản phẩm 5 Tạo cơ sở để mở rộng thương hiệu Liên tưởng . độ liên tưởng thương hiệu của BigC bằng cách tiếp cận trực tiếp 4 LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU ỨNG DỤNG VÀO THƯƠNG HIỆU HONDA I. Khái niệm liên tưởng thương hiệu 1. Khái niệm liên tưởng thương hiệu Sự. liên tưởng thương hiệu: 1. Khái niệm liên tưởng thương hiệu 2. Giới thiệu về công ty Honda II. Các dạng liên tưởng thương hiệu : 1. Liên tưởng về thuộc tính 2. Liên tưởng về lợi ích 3. Liên tưởng. hiệu của một số thương hiệu : 1. Các bước để đo lường liên tưởng thương hiệu - Ứng dụng với nhãn hiệu thời trang Ninomaxx 2. Kết quả đo lường liên tưởng thương hiệu xe AirBlade của Honda tại thành

Ngày đăng: 09/04/2015, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. Đặc điểm khách hàng được điều tra

    • A.1 Đặc điểm về giới tính

    • A.3 Đánh giá yếu tố nhận biết thương hiệu Nino Maxx

    • B. Mức độ nhận biết thương hiệu Ninomaxx

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan